You are on page 1of 6

Cân bằng oxi hóa-khử

I.Các phương pháp cân bằng phản ứng oxi hoá khử
❖ Phương pháp 1: Phương pháp cân bằng đại số đơn giản
- Nguyên tắc khi cân bằng: Số nguyên tử của mỗi nguyên tố nằm ở hai vế luôn bằng
nhau.

- Quy trình cân bằng: Đặt ẩn số là các hệ số hợp thức. Dùng định luật bảo toàn khối
lượng để cân bằng nguyên tố và lập phương trình đại số.

-Ví dụ:
a FeS2 + b O2→ c Fe2O3 + d SO2
Ta có: Fe : a = 2c

S : 2a = d

O : 2b = 3c + 2d
11
Chọn c = 1 thì a=2, d=4, b =
2

Nhân tất cả hai vế với 2 ta được phương trình mới :

4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2

❖ Phương pháp 2: Sử dụng theo phương pháp cân bằng electron

- Nguyên tắc: dựa vào sự bảo toàn số electron nghĩa là tổng số electron của chất
khử cho luôn luôn bằng tổng số electron chất oxi hóa nhận.

- Các bước cân bằng cân bằng phản ứng oxi hoá khử

+ Bước 1: Hoàn thành sơ đồ phản ứng với các nguyên tố có sự thay đổi số oxi hóa.
+ Bước 2: Hoàn thiện các quá trình: khử (cho electron), oxi hóa (nhận electron).

+ Bước 3:Cân bằng electron: nhân hệ số để:

Tổng số electron cho = tổng số electron nhận.

(tổng số oxi hóa giảm = tổng số oxi hóa tăng).

+ Bước 4: Cân bằng nguyên tố không thay đổi số oxi hoá :

o kim loại (ion dương):


o gốc axit (ion âm).
o môi trường (axit, bazơ).
o nước (cân bằng H2O để cân bằng hiđro).
+ Bước 5: Kiểm soát số nguyên tử oxi ở 2 vế (phải bằng nhau).

-Ví dụ:

Fe + H2SO4 đặc nóng → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O


Fe0 → Fe+3 + 3e
2Fe0 - 6e → 2Fe+3 x 1 ( Quá trình khử )
S+6 + 2e → S+4 x 3 ( Quá trình oxi hóa)
3 x 2e = 6e ( Số e nhường = số e nhận )
2Fe + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H20

II.Bài tập
Bài 1. Cân bằng phương trình

1) FeSO4 + K2Cr2O7 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + K2SO4 + Cr2(SO4)2 + H2O.

2) Na2SO3 + KMnO4 + H2O → Na2SO4 + MnO2 + KOH

3) Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O


4) Cu + HNO3→ Cu(NO3)2 + NO + H2O

5) C + HNO3 → CO2 + NO + H2O

6) H2SO4 + H2S → S + H2O

7) C + HNO3 → CO2 + NO + H2O

8) Fe + HNO3 → Fe(NO3)3 + N2O + H2O

9) Mg + HNO3 → Mg(NO3)3 + NH4NO3 + H2O

Bài 2. Chọn đáp án đúng

1) Chất khử là chất:

A. Cho điện tử (electron), chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng.

B. Cho điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng.

C. Nhận điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng.

D. Nhận điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng.

2) Chất oxi hoá là chất

A. Cho điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng.
B. Cho điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng.

C. Nhận điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng.

D. Nhận điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng.

3) Trong phân tử NH4NO3 thì số oxi hóa của 2 nguyên tử nitơ là :

A. +1 và +1. B. –4 và +6. C. –3 và +5. D. –3 và +6.

4) Cho quá trình : Fe2+ → Fe3++ 1e. Đây là quá trình :

A. Oxi hóa. B. Khử .

C. Nhận proton. D. Tự oxi hóa – khử.

5) Số mol electron dùng để khử 1,5 mol Al3+ thành Al là :

A. 0,5. B. 1,5.

C. 3,0. D. 4,5.

6) Trong phản ứng Zn + CuCl2 → ZnCl2 + Cu, một mol Cu2+ đã

A. Nhận 1 mol electron. B. Nhường 1 mol e.

C. Nhận 2 mol electron. D. Nhường 2 mol electron.

7) Phát biểu nào dưới đây không đúng ?

A. Phản ứng oxi hoá – khử là phản ứng luôn xảy ra đồng thời sự oxi hoá và sự khử.
B. Phản ứng oxi hoá – khử là phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của tất
cả các nguyên tố hóa học.

C. Phản ứng oxi hoá – khử là phản ứng trong đó xảy ra sự trao đổi electron giữa
các chất.

D. Phản ứng oxi hoá – khử là phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của một
hay một số nguyên tố hóa học.

8) Phản ứng giữa các loại chất nào sau đây luôn luôn là phản ứng oxi hóa –
khử ?

A. oxit phi kim và bazơ. B. oxit kim loại và axit.

C. kim loại và phi kim. D. oxit kim loại và oxit phi kim.

9) Trong phản ứng nào dưới đây HCl thể hiện tính oxi hoá?

A. HCl+ AgNO3 → AgCl+ HNO3

B. 2HCl + Mg → MgCl2+ H2

C. 8HCl + Fe3O4 → FeCl2 +2FeCl3 +4H2O

D. 4HCl + MnO2 → MnCl2+ Cl2 + 2H2O

10) Trong phản ứng dưới đây, vai trò của HCl là: MnO2 + 4HCl →
MnCl2 +Cl2+ 2H2O

A. oxi hóa. B. chất khử. C. tạo môi trường. D. chất khử và môi trường.

11) Cho các phản ứng

Ca(OH)2 + Cl2 → CaOCl2 + H2O


2H2S + SO2 → 3S + 2H2O

2NO2 + 2NaOH → NaNO3 + NaNO2 + H2O

4KClO3 → KCl + 3KClO4.

Số phản ứng oxi hóa – khử là:

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4.

You might also like