You are on page 1of 3

Nội dung trích phim “Bố già” :

*Tình huống: Ông Sang được chuẩn đoán bị suy thận giai đoạn cuối và buộc phải ghép thận.
Quắn yêu cầu được dùng thận của mình để chữa cho cha nhưng ông Sang từ chối và lấy lí do
cậu bị bệnh tim. Cùng đường, Quắn tìm đến anh chị em của ông Sang nhờ giúp đỡ nhưng chỉ
có người em út tên Quý bằng lòng giúp. Không may, trước ngày phẫu thuật Quý lại bị những
tên xã hội đen cho vay nặng lãi giết. Sau đó tranh cãi nổ ra giữa ông Sang và Quắn về việc ghép
thận.
*Tâm lý người con – Quắn:
- “Thận người ta thì được, thận con mình thì không. SAO BA ÍCH KỈ VẬY ?”
+ Cử chỉ : hành động đứng lên rời khỏi ghế, trán cau có rồi sát vào tai ba nói “SAO BA ÍCH
KỈ VẬY ?’
—> Câu hỏi SAO BA ÍCH KỈ VẬY cho thấy người con hiểu ba mình vì con cái mà chấp nhận
1 lần ích kỉ cũng không muốn dùng thận con mình.
- “Con không dám làm gì ba hết. Sao làm lại ba?”
+ Cử chỉ: gật gật liên tục giơ hai cách tay lên xong rồi nhún vai một cái
—> Một loạt hành động đều cho thấy Quắn thực sự bất lực và không muốn hiểu tại sao ba
lúc nào cũng cứ chỉ biết lo cho người khác mà không lo cho bản thân mình
 Trách mắng người ba: “Ba làm cái gì ba cũng lợi cho gan ba không”
- “Ba chỉ quan tâm đến mong muốn của ba chứ không bao giờ quan tâm đến cảm xúc của
những người ở đây”
+ Cử chỉ đưa tay lên chỉ vào ba và chỉ vào từng người
—>trách cha không thử đặt mình vào những người ngồi ở đây thử xem họ nghĩ
như thế nào. Liệu rằng sự hi sinh quên mình cứng nhắc của người ba có khiến người thân cảm
thấy tốt hơn không, hay nó đơn giản chỉ là điều thừa thãi.
- “Tui đã nói với ba rồi, MỖI NGƯỜI MỘT CUỘC SỐNG, MẠNH AI NẤY SỐNG, bớt
sống dùm cuộc đời của người ta lại”
+ Cử chỉ: chỉ tay vào người ba và cách nói nhấn mạnh từng từ một cách gay gắt
 Thái độ bất cần với sự hi sinh của ba
 Mệt mỏi, bất lực khi ông Sang cứ hết lần này tới lần khác sống cho người khác mà không
nghĩ đến bản thân.
- “ Thằng con mình nó hư, chửi nó. Thằng con mình mất dạy, tán vô mặt nó. Còn thằng con
mình có con, ok để nó nuôi, để đời dạy cho nó một bài học.”
+ Cử chỉ: chỉ vào bản thân sau đó chỉ vào ba
 Không đồng ý với cách nuôi dạy con chỉ với sự hi sinh giống như ông Sang đã làm.
- “Ba ơi, thằng con của ba nó cho thận ba mà tại sao ba phải sợ nó chết mà ba không sợ là bà
chết, hả ba?”
 Gương mặt cau có, nhấn mạnh từ “ba” nhiều lần với thái độ khó hiểu, bởi theo lẽ thường
con người ta sẽ nghĩ đến sống chết của mình trước tiên.
- “mà nó cho thận thì nó cũng cho ba nó chứ cho ai, nó có bị gì thì kệ mẹ nó”
+ Cử chỉ: giọng điệu đương nhiên, hành động đạp mạnh vào cầu thang và hét lên
 Tâm trạng rất tức giận nhưng không có chỗ phát tiết nên chỉ có thể đạp đổ cầu thang
 Quắn luôn đặt sức khỏe của ba lên trên bản thân mình.
- Lẩm bẩm và lặp đi lặp lại “chỉ có ba thương tui còn tui không thương ba”
+ hành động đập tay liên tục vào cái kệ
 Bất lực vì chỉ ông Sang có thể hi sinh cho mình còn mình không thể hi sinh lại cho ba. Sự
khó hiểu cùng với tức giận khi tình thương của người con với ba vốn là điều hiển nhiên lại
không được người cha của mình hiểu và đón lấy.

*Tâm lý người cha – Ông Sang:


- “ Ừ tao ích kỉ vậy rồi sao, giờ tới thận con tao tao hèn tao không lấy rồi sao?”
+ Cử chỉ: gật đầu, vung tay, liên tcụ cau mày và giọng nói đôi khi run —> Người ba dù chấp
nhận là mình ích kỉ, chấp nhận bản thân hèn cũng quyết không muốn nhận thận từ con mình.
- “Mẹ, tao là người người nhận thận tao muốn nhận gì tao nhận, QUYỀN CỦA TAO, rồi mày
làm gì TAO?”
+ Cử chỉ: gân cổ, to tiếng nhấn mạnh 2 lần “TAO”
—> Cố chấp, nói với một giọng điệu thách thức
 Khi lý lẽ bị dồn tới đường cùng, ông chỉ đành cãi cùn, cãi cố rằng dù gì thì quyết định có
nhận thận hay không cũng là nằm ở ông.
- Hành động đập vỡ ấm chén, bàn ghế rồi bất lực khóc: “Nhưng mà, đụ má tao thương mày mà,
tao thương con tao mà.”
 Tiếng khóc vỡ òa cảm xúc, như thể đang trách cứ rằng tại sao người con lại không hiểu ý
của ông, lại không hiểu tình thương ông dành cho nó.
 Tình thương lúc này đã được diễn tả trực tiếp qua lời nói chứ không còn là hành động, rằng
ông thương con nên không muốn con vì mình mà làm chuyện nguy hiểm đến tính mạng.
- Khi Quắn dùng tay đập liên tục vào kệ thì ông dùng cả sức lực và thân mình để ôm lấy người
con. Khi thấy con hành động như vậy ông là một trong những người đầu tiên cản con mình lại
và hét to: “Quắn ơi Quắn, tao lạy mày Quắn ơi, mày muốn làm gì cũng được, mày muốn cái gì
cũng được.”
 Khóc nghẹn lại, vô cùng đau đớn khi thấy con tự làm tổn thương chính mình nên ông đành
thỏa hiệp vì lo sợ nếu cứ tiếp tục tranh cãi con sẽ xảy ra chuyện.
 Mệt mỏi, bất lực, gần như gục ngã trước tình cảnh hiện tại.

(Suy ra: người cha thương con, lo lắng cho con khi con quyết định cho thận. Sợ rằng chuyện
không hay sẽ xảy ra nên ông kiên quyết từ chối thận con mình dù cho nó có liên quan tới sức
khỏe mình.
Ông luôn hi sinh mọi thứ và dường như chỉ nhìn nhận mọi thứ theo ý mình mà quên nghĩ cho
mọi người xung quanh, quên đi việc mọi thứ không thể chỉ đặt mình vào mà cần đặt suy nghĩ,
cảm xúc của người khác. Không phải tất cả mọi người đều suy nghĩ và có những cảm xúc giống
nhau.
Ông thương con mình nhưng lại quên nghĩ rằng con ông cũng thương ông. Cũng muốn ông có
thể khỏe mạnh và sống tiếp)

You might also like