You are on page 1of 22

CÂU HỎI THẦY HIỆP:

1) Trình bày đối tượng nghiên cứu và nhiệm vụ của chuyên ngành Hóa Dược.
- Đối tượng: Nghiên cứu các Hóa dược phẩm (nguyên liệu hóa chất dùng làm thuốc hay hóa
chất dược dụng)
- Nhiệm vụ:
Điều chế và nghiên cứu các chất làm thuốc.
Kiểm nghiệm và tiêu chuẩn hóa thuốc mới (nguyên liệu làm thuốc).
Hướng dẫn sử dụng thuốc.
2) Vì sao thuốc hóa dược có bước phát triển nhảy vọt từ đầu thế kỉ XX?
- Thuốc là nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống: thiên nhiên không đủ đáp ứng, trong
khi đó việc tổng hợp thu được hiệu suất cao hơn, chủ động hơn và dễ đổi mới.
- Nguồn nguyên liệu trung gian phong phú: do sự phát triển của kỹ nghệ hóa dầu, khí đốt,
than, gỗ, dược liệu, khoáng chất…..
- Phương pháp tổng hợp mới: thời gian tổng hợp ngắn, tiết kiệm nguyên liệu, hạ giá thành.
- Sự phát triển của công nghệ sinh học (sinh tổng hợp): tạo hàng loạt nguyên liệu trung gian
cho công nghiệp hóa dược.
- Tiếp thu nhiều thành tựu khoa học và các tiến bộ kỹ thuật sản xuất trang thiết bị (nhiều
thiết bị mang tính vạn năng, công nghệ sản xuất luôn đổi mới).
- Lợi nhuận của sản xuất thuốc là một yếu tố quan trọng kích thích tốc độ phát triển của sản
xuất hóa dược.
(Thuốc là một hàng vô giá vì sức khỏe và tính mạng con người)
(Đầu tư nghiên cứu lớn để tạo ra thuốc mới - độc quyền sản xuất phân phối sẽ tạo ra lợi
nhuận lớn).
3) Liệt kê 5 hoạt chất thuốc là alkaloid được chiết xuất từ dược liệu và cho biết nhóm
dược lý của các hoạt chất này.

Morphin Thuốc giảm đau gây ngủ: Fentanyl

Quinin Thuốc chống sốt rét-Hạ sốt: Chloroquine

Cafein Thuốc kích thích thần kinh trung ương: Theophylline

Cocain Thuốc gây tê: Lidocain

Pilocarpin Thuốc cường đối giao cảm


4) Liệt kê 5 hoạt chất được tổng hợp hoặc bán tổng hợp hóa học, chúng được nghiên
cứu phát triển từ các chất khởi nguồn nào?

Aniline
Benzol Phenacetin p-Aminophenol Paracetamol
Acetanilide

5) Liệt kê sơ lược nội dung giai đoạn nghiên cứu tiền lâm sàng đối với một thuốc mới?
- Nghiên cứu hóa học.
- Sàng lọc dược lý:
Thử tính an toàn trước mắt và lâu dài của thuốc.
Thử tác dụng dược lý chính và phụ.
- Nghiên cứu dược động học.
- Lập hồ sơ xin phép thử lâm sàng.
6) Nghiên cứu lâm sàng đối với một thuốc mới được chia làm mấy kỳ? Trình bày sơ
lược nội dung nghiên cứu trong kỳ 2?
➢ Gồm 4 kỳ:
KỲ 1: Nghiên cứu trên người khỏe mạnh tình nguyện:
KỲ 2: Nghiên cứu tác dụng của thuốc trên bệnh:
- Xác định hiệu lực của thuốc mới.
- Liều lượng thích hợp trong điều trị.
- Chọn cách dùng và dạng dùng tiện lợi nhất.
KỲ 3: Thử lâm sàng trên số đông bệnh nhân:
KỲ 4 (thử lâm sàng): Theo dõi các tác dụng phụ bất ngờ. Các phản ứng có hại của thuốc
khi thuốc đã được lưu hành.
7) Trong nghiên cứu lâm sàng kỳ 2 và 3, tại sao phải chia mẫu nghiên cứu thành
nhóm thử, nhóm chứng, nhóm giả dược (placebo)?
Chia mẫu nghiên cứu thành nhóm thử, nhóm chứng và nhóm giả dược để so sánh tác
dụng điều trị của thuốc mới ở nhóm thử với thuốc hiện hành ở nhóm chứng và so sánh giữa
điều trị tiêu chuẩn kết hợp với giả dược, và điều trị tiêu chuẩn kết hợp với điều trị mới từ
đó đánh giá được hiệu quả của thuốc mới so với thuốc hiện hành.
8) Chất khởi nguồn trong nghiên cứu thuốc mới là gì?
Là chất được tìm ra từ việc nghiên cứu các bài thuốc dân gian, sản phẩm tự nhiên từ
thực vật, vi sinh vật, động vật, nọc độc, các chất trung gian trong cơ thể, ngân hàng các
chất đã được tổng hợp, thuốc hiện đang có (nghiên cứu phát triển các chỉ định mới, giảm
các tác dụng phụ không mong muốn).
9) Phân biệt thử nghiệm invitro và invivo ?
- Các nghiên cứu in vitro, “thử trong ống nghiệm”, là thử nghiệm trên các thành phần được
phân lập từ một sinh vật sống (tế bào,…).
- Ngược lại, các nghiên cứu được thực hiện trên sinh vật sống (vi sinh vật, động vật, người
hoặc thực vật) được gọi là in vivo.
- IN VITRO : được tiến hành trong các máy móc móc thiết bị và có sự điều chỉnh tương
quang điều kiện thử nghiệm với INVIVO (làm cơ sở cho thử nghiệm IN VIVO)
- IN VIVO được thực hiện trên người hoặc động vật sống với điều kiện thực tế để đánh giá
tác dụng thực của sản phẩm cần đánh giá.
10) Cho ví dụ về một thuốc có đồng phân quang học R và S cho tác dụng dược lý khác
nhau.
- Dạng S-ketamin là thuốc tê.
- Dạng R-ketamin có rất ít tác động gây tê, là thuốc an thần.
11) Trình bày định nghĩa thuốc.
Thuốc là những chất hoặc hỗn hợp chất dùng cho người, có chức nưng phòng bệnh,
chữa bệnh, chẩn đoán bệnh, thuốc cũng có chức năng phục hồi, điều chỉnh các chức năng
của cơ thể, làm mất cảm giác một phần hay toàn bộ cơ thể, tác động lên quá trình sinh sản
và có thể làm thay đổi hình dáng cơ thể.
12) Thuốc khác với mỹ phẩm như thế nào?
Mỹ phẩm: là sản phẩm dùng để bôi, thoa vào cơ thể người nhằm tẩy sạch, tô điểm,
tăng cường độ thu hút hoặc thay đổi diện mạo mà không ảnh hưởng đến cấu trúc hoặc chức
năng của cơ thể.
Thuốc Mỹ Phẩm
- Có tác dụng điều trị bệnh - Tác dụng chỉ hỗ trợ làm đẹp da, không có
tác dụng điều trị bệnh
- Dưới sự chỉ định của bác sĩ, dược sĩ - Người dùng tự mua ở các siêu thị, cửa
hàng hoặc nhà thuốc
- Cần có đơn thuốc - Không kê đơn
- Nghiên cứu lâm sàng khoa học đầy đủ, - Không thử nghiệm lâm sàng, không kiểm
kiểm tra nghiêm ngặt. vì ảnh hưởng chức nghiệm nghiêm ngặt vì không ảnh hưởng
năng bộ phận cơ thể. đến chức năng của cơ thể, chỉ ảnh hưởng
đến bề mặt da.

13) Thuốc khác với thực phẩm chức năng như thế nào?
Thực phẩm chức năng: là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng cở thể con người, tạo
cho cơ thể tình trặng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh, bao gồm
thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học.

Thuốc Thực phẩm chức năng


- Có tác dụng chữa trị, phòng ngừa, - Tác dụng hỗ trợ các chức năng của cơ
chuẩn đoán và điều hòa thể nâng cao sức đề kháng không có tác
dụng chữa bệnh
- Cần có sự chỉ định của bác sĩ, dược sĩ - Người dùng có thể tự mua ở các cửa
khi sử dụng theo toa hoặc theo đơn hàng, siêu thị…không cần kê đơn.
- Nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo - Nguồn gốc tự nhiên
- Sản phẩm thuốc được kiểm tra, thử - Không cần thử nghiệm lâm sàng cũng
nghiệm lâm sàng rất nghiêm ngặt trước như kiểm nghiệm quá nghiêm ngặt như
khi đưa ra thị trường. Dựa trên xác thực, thuốc. Dựa trên giá trị tiềm năng suy luận.
khoa học.

14) Thuốc y học cổ truyền (đông dược) và thuốc dược liệu khác nhau như thế nào?
- Thuốc dược liệu: là những thuốc có thành phần từ dược liệu và dựa trên bằng chứng
nghiên cứu khoa học.
- Thuốc y học cổ truyền: cũng có thành phần từ dược liệu, được chế biến và bào chế theo lý
luận và phương pháp của YHCT, theo kinh nghiệm dân gian với những chế phẩm dưới
dạng bào chế hoặc hiện đại.
Thuốc y học cổ truyền Thuốc dược liệu
- Thường là các loại thảo mộc bản địa có - Được nghiên cứu và tổng hợp từ nhiều loại
chức năng chữa bệnh nhẹ dược liệu cũng như thành phần khác nhau
- Tác dụng của từng loại thuốc được đúc kết - Nghiên cứu khoa học và thử nghiệm lâm
theo kinh nghiệm từ đời này sang đời khác. sàn đầy đủ để chứng minh kết quả của
- Thường không biết chính xác hết các thuốc.
thành phần trong thuốc - Biết chính xác thành phần có trong thuốc.
- Thường có tác dụng chậm hơn thuốc dược
liệu và thường dùng cho các bệnh nhẹ - Thường có tác dụng nhanh, có thể dùng
- Có tác dụng phụ ít hơn thuốc dược liệu trong cấp cứu.
- Thường có nhiều tác dụng phụ hơn thuốc y
học cổ truyền.

15) Protein có cấu trúc gồm mấy bậc? Trình bày sơ lược về các bậc có cấu trúc của
Protein?
- Protein có cấu trúc gờm 4 bậc:
- Bậc I: là cấu trúc dạng mạch thẳng, biểu thị trình tự của các acid amin trong chuỗi
polypeptide, các aa nối với nhau bởi liên kết peptide hình thành chuỗi polypeptide.
- Bậc II: biểu thị sự xoắn của chuổi polypeptide, hình thành các liên kết hydro nội phân tử
làm cho chuỗi mạch thẳng cuộn xoắn tạo nên cấu trúc bậc II. Phổ biến gồm dạng xoắn 
và dạng gấp nếp  .
- Bậc III: biểu thị sự xoắn và gắp khúc của chuỗi polypeptide. Đây là cấu trúc không gian 3
chiều của protein. Liên kết disulfide đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cấu trúc bậc
III.
- Bậc IV: biểu thị sự kết hợp của nhiều chuổi polypeptide có cấu trúc bậc III trong phân tử
protein.
16) Vùng hoạt hóa (active site) của enzyme là gì?
- Vùng hoạt hóa của enzyme nầm trên bề mặt của enzyme, thường có hình dạng là một rãnh,
một hốc trống hoặc hình lòng máng, cho phép cơ chất gắn và sâu bên trong. Có tính kỵ
nước hơn các bề mặt còn lại của enzyme.
- Các aa tại vùng hoạt hóa đặc trưng cho loài.
- Các aa tại vùng hoạt hóa liên quan đến việc gắn cơ chất vào vùng hoạt hóa và tham gia vào
cơ chế tác động của cơ chất.
17) Vùng liên kết (allosteric binding site) của enzyme là gì?
Là vùng nằm trên bề mặt của enzyme (khác với vùng hoạt hóa) cho phép chất ức chế
enzyme gắn vào làm thay đổi hình dạng của vùng hoạt hóa và do đó cơ chất không thế gắn
lên enzyme để xúc tác phản ứng.
18) Trình bày sơ lược về hoạt động của enzyme theo thuyết chìa khóa và ổ khóa theo
Fisher.
Giữa enzyme và cơ chất có sự tương ứng giống như “ổ khóa và chìa khóa”. Cả 2 có cấu trúc
khá cứng nhắc không thay đổi và cơ chất gắn vừa khít vào vùng hoạt hóa giống như chiếc
chìa khóa tra vừa vào ổ khóa. Theo thuyết chìa khóa và ổ khóa thì enzyme nào xúc tác cho
đúng cơ chất đó.
19) Trình bày sơ lược về hoạt động của enzyme theo thuyết về phù hợp do cảm ứng
(induce fit) theo Koshland.
Theo thuyết mô hình cảm ứng: vùng hoạt hóa của enzyme có tính mềm dẻo và linh động,
nên có thể biến đổi về cấu hình không gian trong quá trình tương tác với cơ chất sao cho
phù hợp với cấu hình không gian của cơ chất và cơ chất cũng thay đổi để phù hợp với vùng
hoạt hóa. Thuyết này giải thích hiện tượng 1 enzyme xúc tác phản ứng cho nhiều cơ chất
khác nhau.

20) Cho ví dụ một số nhóm thuốc ức chế enzyme theo kiểu cạnh tranh thuận nghịch và
không thuận nghịch?
Nhóm thuốc ức chế theo kiểu cạnh tranh thuận nghịch:
- Thuốc ức chế men chuyển,
- Kháng sinh nhóm sulfamid,
- Thuốc hạ lipid nhóm starin,
- Các thuốc kháng cholinesterase thuận nghịch…
Nhóm thuốc ức chế theo kiểu cạnh tranh không thuận nghịch:
- Penicillin với enzyme transpeptidase của vi khuẩn,
- Thuốc trừ sâu hữu cơ nhóm phospho,
- Các khí độc thần kinh…
21) Receptor liên kết ADN là gì? Cho 1 ví dụ về thuốc tác động thông qua receptor liên
kết ADN.
- Recepter liên kết AND còn được gọi recepter nội bào là những recepter hoạt động bên
trong tế bào có vai trò điều hòa sao chép tế bào. Recepter loại này được chia thanh 2 loại
lớn: recepter của steroid và recepter của tuyến giáp.
VD: Vitamin D3 (theo Dinh), Cortison acetat, Hydrocortison (theo Chun)…
22) Trình bày sơ lược về receptor tạo kênh chuyển ion. Cho 1 ví dụ về thuốc tác động
thông qua receptor tạo kênh chuyển ion.
- Recepter tạo kênh chuyển ion còn được gọi là còn gọi là recepter hướng ion: protein của
recepter loại này tạo thành kênh vận chuyển các ion K-, Na-, Ca2- trên màng tế bào. Trạng
thái nghỉ kênh đóng, khi ligand gắn vào recepter sẽ làm thay đổi cấu trúc protein và kênh
mở cho các ion đi qua và làm thay đổi điện thế màng sau synape. Tốc độ tác động nhanh.
VD: Recepter nicotinic acetylcholin, receptor glutamat, receptor GABA.(đây là receptor)
Atropin, Hyocin (đây là thuốc)
23) Trình bày sơ lược về receptor kết dính protein G. Cho 1 ví dụ về thuốc tác động
thông qua receptor kết dính với protein G.
- Receptor kết dính protein G: receptor loại này liên kết vơi protein G, ở trạng thái nghỉ
protein G có dạng trimer gồm 3 tiểu phân α, β và 𝛾. Dạng trimer bất hoạt, khi liên kết với
ligand chuổi Gα sẽ tách ra và gắn vào GTP, phức hợp Gα-GTP sẽ hoạt hóa hay bất hoạt
các protein đích và cho tác dụng sinh học. Sau đó GDP bị thủy phân thành GDP và Gα kết
hợp với các tiểu phân còn lại và trở về dạng G-protein bất hoạt ban đầu.
VD: Các receptor α-adrenergic, receptor β-adrenergic…(đây là receptor)
Adrenalin, Noradrenalin, Dopamin (đây là thuốc)

24) Trình bày sơ lược về receptor kết dính với protein kinase. Cho 1 ví dụ về thuốc tác
động thông qua receptor kết dính với protein kinase.
- Recepter kết dính protein kinase là một protein có kích thước lớn nằm xuyên màng tế bào.
Cấu tạo gồm 3 phần: phần ngoài là phần liên kết với ligand, phần xuyên màng là một đoạn
xoắn α (α-helix) và phần trong có hoạt tính kinase. Khi dược hoạt hóa 2 tiểu phân của
recepter gắn lại và tạo thành 1 loại enzyme hoạt hóa phản ứng phosphoryl hóa để tạo liên
kết phosphoester và cho tác dụng sinh học.
VD: Insuline,… (theo Quốc)
25) Hãy kể tên 2 nhóm thuốc có tính ức chế cạnh tranh thuận nghịch receptor.
- Nhóm thuốc kháng sinh
- Thuốc chống ung thư,….
26) Hãy kể tên 2 nhóm thuốc có tính ức chế cạnh tranh không thuận nghịch receptor.
- Nhóm thuốc có chứa idoacetate
- Nhóm thuốc có chứa di-isopropylflourophosphate,…
27) Hãy nêu các đặc điểm của ligand đóng vai trò chủ vận trên receptor. Cho 1 ví dụ về
ligand đóng vai trò chất chủ vận.
-Gần giống các chất truyền tin tự nhiên, hki tạo phức với receptor sẽ hoạt hóa receptor và
cho tác dụng sinh học.
-Khi nghiên cứu thuốc đóng vai trò chủ vận trên receptor cần lưu ý:
- Các nhóm liên kết trong công thức được dự đoán dựa vào sự nghiên cứu các chất truyền tin
trong tự nhiên.
- Vị trí của các nhóm liên kết: cần quan tâm đến các đồng phân quang học, đồng phân hình
học của các nhóm liên kết, nhiều trường hợp 2 chất có cùng công thức cấu tạo nhưng khác
nhau về dạng đồng phân quang học lại cho tác dụng hoàn toàn trái ngược nhau. (VD:
dextromethorphan và levomethorphan)
- Hình dạng và kích thước của ligand phải phù hợp với vùng liên kết.
VD: chất chủ vận receptor β-adrenergic có tác dụng chữa bệnh hen suyễn, chất chủ vận
receptor cholinergic chữa bệnh glaucom và nhược cơ,….
chất chủ vận dopaminergic chữa bệnh Parkinson (theo Chun)
28) Hãy nêu đặc điểm của các ligand đóng vai trò chất đối vận trên receptor. Cho ví dụ
về ligand đóng vai trò chất đối vận.
-Tạo phức với receptor nhưng không làm thay đổi hoặc làm thay đổi sai hình dạng của
receptor và do đó không hoạt hóa receptor nên không cho ra tác dụng sinh học
(VD: thuốc kháng histamin H1 với receptor của histamin)
-Vị trí gắn của chất đối vận có thể cùng vị trí gắn với chất chủ vận khi đó sự đối kháng có
tính cạnh tranh.
-Một số trường hợp chất đối vận không gắn với chất chủ vận nhưng làm thay đổi hình dạng-
của receptor khiến receptor không thể liên kết hoặc tạo liên liên kết không chặt chẽ với
chất chủ vận nên cũng không tạo hoạt tính sinh học. Trường hợp này là đối kháng không
cạnh tranh.
-Khi thiết kế thuốc đối vận thường cũng xuất phát từ chất chủ vận tự nhiên sau đó thay đổi
cấu trúc sau cho chất mới này vẫn gắn được với receptor nhưng không tạo sự hoạt hóa
receptor.
VD: Nhóm thuốc β-blocker trị bệnh tim mạch là sự biến đổi cấu trúc hóa từ các
catecholamin tự nhiên.
CÂU HỎI CÔ LIÊN
THUỐC TÁC ĐỘNG LÊN HỆ CHOLINERGIC
1. Hãy cho biết về 2 loại thụ thể của hệ cholinergic? Thụ thể nào chịu trách nhiệm
cho hoạt động các loại cơ trơn.
- Thụ thể muscarinic: tìm thấy ở ngoại vi, sau synap đối giao cảm trên những tuyến và cơ
trơn; những hạch tự trị.
Tác động: đáp ứng dược lý tùy thuộc vào mô và cơ quan mà ở đó các receptor được định
vị.
- Thụ thể nicotinic ngoại biên: tìm thấy sau synap trên màng sợi cơ vân và ở tất cả các hạch
tự trị.
Tác động: làm khử cực và gây co thắt cơ xương.
➔ Thụ thể muscarinic chịu trách nhiệm chohoạt động các loại cơ trơn.
2. Hãy cho biết các tác động của chất chủ vận lên receptor muscarinic.
Các tác động của chất chủ vận lên receptor muscarinic:
- Co thắt cơ trơn.Sự giãn mạch của hệ mạch máu. Gia tăng sự tiết của các tuyến ngoại tiết.
Sự thu hẹp đồng tử. Sự giảm nhịp tim và lực co thắt của tim.
3. Hãy cho biết các tác động của chất đối vận lên receptor muscarinic.
Các tác động của chất đối vận lên receptor muscarinic:
- Giảm sự co thắt cơ trơn dạ dày ruột và hệ tiết niệu. Giãn đồng tử. Giảm sự tiết dịch ở dạ
dày và giảm sự tiết nước bọt.
4. Hãy trình bày nhưng ảnh hưởng của việc biến đổi trên nhóm amoni bậc IV đến
tác dụng của acetylcholine.
- Chỉ những hợp chất có điện tích dương trên nguyên tử ở vị trí N mới có tác dụng
muscarinic đáng kể.
- Những hợp chất trong đó ba nhóm methyl thế trên N được thay thế bằng những nhóm
alkyl lớn hơn không có hoạt tính chủ vận cholinnergic
- Khi ba nhóm methyl được thay thế bằng ba nhóm ethyl sẽ thu được chất đối vận
cholonergic.
5. Hãy trình bày những ảnh hưởng của việc biến đổi trên cầu nối etylen của
acetylcholine đến tác dụng chọn lọc receptor muscarinic. Cho ví dụ minh họa.
- Không nên có nhiều hơn 5 nguyên tử giữa N và nguyên tử H tận cùng để có được cường
độ muscarinic tối đa.
- Khi đưa một nhóm methyl vào carbon 𝛽 có được acetyl- 𝛽-methyl choline
(methacholine). Methacholine có tác dụng loại muscarine hầu như tương đương với
acetylcholine; chất này chọn lọc hơn trên receptor muscarinic.
VD: Methacholine được dùng bằng đường hít để chẩn đoán bệnh suyễn. Sự co thắt phế
quản sẽ được làm giảm bởi những chất giãn phế quản.

Methacholin clorid

6. Hãy trình bày nhưng ảnh hưởng của việc biến đổi trên nhóm acyloxy đến tác dụng
của acetylcholine.
- Ester của acid carbamic với choline: chất chủ vận cholinergic mạnh có tác dụng
muscarinic lẫn nicotinic, ít bị thủy giải trong hẹ dạ dày ruột.
- Ester carbamat của acetyl-methylcholine: chất chủ vận muscarinic mạnh, không có hoạt
tính nicotinc.
7. Tại sao bethanechol có tác dụng kéo dài hơn acetylcholine.
- Vì bethanechol đã được thay thế nhóm chức acetyloxy (kém bền) bằng nhóm đề kháng sự
thủy giải. Thay thế bằng nhóm tạo sự ester của acid carbamic với choline, ít bị thủy giải
bời enzyme của dạ dày và ruột. Cấu trúc amid ( dạng esther của acid carbamic) bền về mặt
hóa học hơn so với cấu trúc ester acetyl.
8. Tại sao bethanechol có thể dùng theo đường uống? Phân tích lí do bethanechol
không được dùng theo đường tiêm chích. Hãy so sánh và giải thích tác dụng của
bethanechol trên 2 loại receptor muscarinic và nicotinic.
- Bethanechol có thể dùng theo đường uống vì có nhóm NH2 đề kháng với sự thủy giải.
- Không được dùng bethanechol theo đường tiêm chích vì nó gây tác động muscarine trầm
trọng.
- Chất chủ vận muscarine mạnh. Ít có hoạt tính trên nicotinic.
Giải thích:
Sự tạo esther của acid carbamic với choline tạo nên chất chủ vận cholinergic mạnh, có
tác dụng muscarinic lẫn nicotinic. Nhóm methyl ở vị trí carbon-𝛽, nên có tác dụng chọn
lọc trên receptor muscarinic, do đó chủ yếu tác dụng trên muscarinic hơn nicotinic.

9. Hãy trình bày phương pháp định lượng acetylcholine. Vẽ sơ đồ giải thích cho
phương pháp định lượng acetylcholine (định lượng thừa trừ).
- Thủy phân chế phẩm bằng một lượng thừa chính xác NaOH 0,1N. Chuẩn độ lượng kiềm
thừa bằng H2SO4 0,1N
- Sơ đồ:
acetylcholine

NaOH thừa

H2SO4
10. Hãy trình bày công dụng của chất đối vận muscarinic.
(câu 3)
11. Tại sao Atropine được chỉ định trong các trường hợp ngộ độc thuốc sâu.
Atropine là chất kháng cholinergic. Thuốc trừ sâu thuộc nhóm kháng cholinesterase
không thuận nghịch (alkylphosphat).
12. Hãy cho biết cơ chế tác dụng của Neostigmine.
Khi ức chế acetyl cholinesterase → giảm thủy phân acetylcholine → tăng nồng độ
actylcholine trong synap → đáp ứng kiểu muscarine hoặc nicotine.
13. Hãy giải thích lí do Neostigmin được gọi là chất chủ vận gián tiếp trên receptor
muscarinic.
- Thuốc này ức chế enzym cholinesterase, do đó làm cho acetylcholine được giải phóng ra
chậm bị phân huỷ, kết quả là tác dụng của acetylcholine lên cơ quan đáp ứng được kéo dài
THUỐC TÁC ĐỘNG TRÊN HỆ GIAO CẢM (ADRENERGIC)
14. Hãy cho biết những ảnh hướng của các thay đổi trên nhóm amin đến tác động của
các thuốc cường giao cảm nhóm phenylethylamine.
- Nhóm amine béo bậc một hoặc bậc hai cách vòng benzen hai nguyên tử carbon là tối thiểu
cần thiết cho hoạt tính chủ vận adrenergic. Amin bậc ba, bậc bốn ít có hoạt tính.
15. Hãy cho biết những ảnh hướng của các thay đổi trên nhóm thế R1 trên nitrogen
amino đến tác động của các thuốc cường giao cảm nhóm phenylethylamine.
R1 tăng kích thước dẫn đến giảm hoạt tính trên thụ thể  và tăng hoạt tính trên thụ thể 
16. R1 là nhóm thế nào sẽ cho tác dụng chọn lọc trên receptor 𝜷.
- Khi R1 là tert-butyl, tính chọn lọc trên thụ thể  gia tăng (terbutalin, salbutamol).
- R1 là isopropyl, lúc ấy chỉ còn hoạt tính trên thụ thể  .
17. Hãy cho biết vai trò của nhóm thế R2 đối với các thuốc cường giao cảm.
Nhóm thế R2
- Thường là những nhóm alkyl nhỏ.
- Làm chậm chuyển hóa bởi MAO.
- Sự kháng lại tác động của MAO quan trọng hơn đối với những phenylethylamine
noncatechol.
18. Tại sao adrenaline và nor-adrenaline phải dùng theo đường tiêm chích.
Vì R4 là vòng benzen thế 3’, 4’ hydroxy:
- Có hoạt tính tốt trên cả hai thụ thể  và 
- Sinh khả dụng đường uống kém nên dùng theo đường tiêm chích.
19. Hãy cho biết lí do adrenaline và nor-adrenaline không có chỉ định đường uống?
Nhóm chức nào chịu trách nhiệm cho đặc điểm này.
- Vòng benzen thế 3’, 4’ hydroxyl hiện diện trong norepinephrine làm cho tác nhân này có
hoạt tính tốt trên cả hai thụ thể 𝛼 và 𝛽, nhưng những hợp chất chứa catechol như thế có
sinh khả dụng đường uống kém và thời gian tác động ngắn, ngay cả khi sử dụng bằng
đường tiêm, bởi vì chúng chuyển hóa nhanh chống bởi COMT.
(Catechol-O-Methyl Transferase)
- Nhóm R4
20. Hãy trình bày phương pháp tách hai đối quang của adrenaline.
Phân ly tiêu triền
D, L adrenalin

D acid tartric/CH3OH

D tartrat L adrenalin D tartrat D adrenalin


(ít tan/CH3OH) (tan/CH3OH)

Alcol HCl / t0
NH4OH

L adrenalin D.L adrenalin HCl


21. Hãy cho biết tính chất hóa học nổi bật của adrenaline và nor-adrenaline, nhóm
chức nào chịu trách nhiệm cho đặc tính này? Cho ví dụ minh họa đặc tính khử của
hai chất trên.
- Tính khử mạnh do nhóm diphenol
Vd: - Phản ứng Vulpian:

Dd catecholamine - FeCl3 → màu xanh lục ⎯+⎯ ⎯ ⎯→ màu đỏ


NH 4OH

- Phản ứng với iod ở pH 3,5:


pH =3,5
Dd catecholamine - I2 - Na2S2O3thừa ⎯⎯⎯→ dd màu
Adrenaline và Isoprenaline: đỏ nâu hoặc tím
Nor-adrenaline: không phản ứng
22. Mô tả phản ứng phân biệt Nor-adrenaline và Adrenaline.
- Nếu có sự hiện diện của Nor-adrenaline, noradrenaline naphtoquinon sulfonat sẽ phản ứng
trước tiên với muối amino bậc 4 cho một chất màu, tan trong toluen và có thể phát hiện
được.
23. Tại sao nor-adrenaline không được chỉ định đường tiêm bắp.
- Không được tiêm bắp hoặc dưới da do làm co mạch kéo dài dễ gây hoại tử nơi tiêm.
- Nor-adrenaline tác dụng chủ yếu trên thụ thể  gây co thắc mạch máu kéo dài hơn
adrenaline tác dụng chủ yếu trên  ,  (gây co mạch ở một số vùng, giãn mạch ở vùng
khác)
24. Tại sao nor-adrenaline không được phối hợp với thuốc gây tê bề mặt.
Không được phối hợp nor-adrenaline với thuốc gây tê bề mặt vì Nor-adrenaline gây co thắc
mạch máu kéo dài dễ gây hoại tử.
25. Để cấp cứu ngưng tim nên dung thuốc nào trong nhóm catecholamine, giải thích lí
do của lự chọn này.
- Dùng adrenaline. Vì trên tim, adrenalin làm tim đập nhanh, mạnh, nên làm tăng huyết áp
tối đa và không làm thay đổi huyết áp tối thiểu, còn nor-adrenaline tác động chủ yếu trên
thụ thể  nên không có tác dụng nhiều trên tim.
26. Tại sao phenylpropanolamine không gây kích thích thần kinh trung ương như
ephedrine.
- Do mất nhóm N-methyl làm giảm tính thân dầu → không khuếch tán vào thần kinh trung
ương.
27. Tại sao phenylpropanolamine gần như không có tác động trên thụ thể 𝜷𝟐 .
- Do sự mất nhóm N-methyl → không tác động trên thủ thể  2
THUỐC GÂY TÊ
28. Cho công thức cocaine.
D

B C A

Hãy chú thích các cấu trúc quan trọng đối với hoạt tính gây tê của thuốc.
A. Nhóm benzoyl rất quan trọng, khi loại đi thì mất gần hết tác dụng gây tê, đây là phần
thân dầu trong phân tử.
B. Nhóm amine: là phần thân nước trong phân tử.
C. Nhân tropan: không cần thiết, năm 1898 Merling đã tổng hợp một số dẫn chất piperidine
và đã chứng minh rằng các chất này vẫn có tác dụng gây tê như eucain B đã từng được
dùng làm thuốc gây tê tại chỗ.
D. Nhóm carboxyl metyl: không ảnh hưởng đến tác dụng gây tê vì tropacocaine vẫn có tác
dụng gây tê.
29. Trình bày phân loại thuốc gây tê theo chuỗi trung gian. Cho ví dụ tên thuốc để
minh họa.
Dựa vào chuỗi trung gian trong phân tử
- ether: pramocaine, quinisocaine.
- ester: amylocaine, benzocaine, procaine, tetracaine.
- amide: prilocaine, lidocaine, mepivacaine, bupivacaine.
30. Tại sao procaine không được dùng gây tê bề mặt?
- Do bị vô hoạt hóa nhanh hơn sự xâm nhập của nó qua da hoặc màng nhày.
- Thuốc khuếch tán nhanh và mau hết tác dụng
31. Hãy cho biết các chỉ định của lidocaine.
- Gây tê bề mặt (có thể kết hợp với adrenaline hoặc không)
- Gây tê tiêm ngấm
- Gây tê dẫn truyền
- Gây tê tủy sống
- Khoa tim mạch dùng để đề phòng và chống loạn nhịp tim trong trường hợp cấp tính nhồi
máu cơ tim, phẩu thuật và thâm dò tim.
32. Tại sao lidocaine thường gây tác dụng phụ trên thần kinh trung ương như: co giật,
ảo giác?
- Do các sản phẩm chuyển hóa của lidocain ở gan là monoethylglycin xylidid và glycin
xylidid là những chất độc với thần kinh.
33. Bupivacaine là thuốc tê thuộc nhóm thuốc nào?
- Bupivacaine là thuốc tê thuộc nhóm thuốc dẫn chất amide.
34. Hãy phân tích lí do bupivacaine có cường độ gây tê mạnh hơn và thời gian tác
dụng dài hơn procaine.
- Vì bupivacaine có liên kết amide còn procain là liên kết esther.
- Phần thân dầu của bupivacaine mạnh hơn procaine.
HORMON THƯỢNG THẬN
35. Trong cấu trúc các corticoide, nhóm chức nào không thể thiếu đối với vai trò
kháng viêm của các thuốc?
Nhóm C=O ở vị trí C3
36. Tại sao cortison có hoạt tính kém hơn hydrocortison?
- Vì hydrocortison có nhóm OH ở C11 linh động hơn so với nhóm cetone ở C11 của
corticoide.
37. Tại sao khi dùng corticoide lâu dài dễ bị loãng xương có thể làm dễ gãy xương?
- Vì corticoide làm ức chế quá trình tạo xương, đồng thời làm giảm hấp thu canxi ở ruột và
làm tăng quá trình hủy xương.
38. Kể tên một số chất có nguồn gốc từ động vật dùng làm nguyên liệu bán tổng hợp
các corticoide (3 chất).
- Acid mật: acid desoxycholic, acid cholic, acid hydrodesoxycholic,…
- Các dẫn xuất sterol: ergosterol, stigmasterol, cholesterol,…
39. Kể tên một số chất có nhiều trong cây họ cà Solanaceae dùng làm nguyên liệu đầu
bán tổng hợp các corticoide.
− Solasodin, diosgenin,…
40. Tại sao khi sử dụng corticoide ngoài da kéo dài dễ bị teo bì?
- Do gây lắng động mô mỡ, rối loạn da-cơ, làm tiêu hủy collagen dưới da, lớp thượng bì teo
mỏng.
41. Tại sao khi sử dụng kem dưỡng da có thành phần corticoide lâu ngày dễ bị nổi mụn
trứng cá?
Nếu dùng thường xuyên sẽ gây dãn mạch máu, teo da, rạn da, viêm nang lông, giảm sức đề
kháng của da dẫn đến tình trạng gây mụn.
41. Tại sao các thuốc nhóm corticoide cần thận trọng khi dùng cho người bệnh đái
tháo đường?
- Các thuốc này không trực tiếp làm tăng đường huyết nhưng gián tiếp ảnh hưởng lên sự bài
tiết insuline nên cũng làm đường huyết tăng. Nguyên nhân là do glucocorticoide không
những làm tăng tổng hợp glucose mà còn làm tăng đề kháng insuline.
- Làm mức độ máu cao hơn ngưỡng bình thường (tăng đường huyết)
42. Hãy trình bày tác dụng dược lực của dexamethason.
- Chống viêm hay ức chế miễn dịch.
- Ít tác dụng mineralocorticoide.
- Dùng trong chứng phù não vì có thể thâm nhập vào hệ thần kinh trung ương.
- Mạnh hơn 20-30 lần hydrocoricoide và 5-7 lần prednison.
HORMON TUYẾN GIÁP – THUỐC KHÁNG GIÁP
43. Hãy cho biết vai trò của L-thyroxin và D-thyroxin trong điều trị.
❖ Đồng phân D thyroxin (dextrothyroxin):
- Thuốc uống tiêu lipid.
- Làm giảm nồng độ lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) ở bệnh nhân tăng lipid huyết.
❖ Đồng phân L thyroxin (levothyroxin):
- Thuốc trị thiểu năng giáp:
. Do bẩm sinh (chứng đần độn).
. Do tuyến yên hay dưới đồi.
- Levothyroxin khử thyrotropin trong bướu giáp và có thể dùng phối hợp với thuốc kháng
giáp đề phòng sự phát triển của thiểu năng giáp hay bướu cổ.
44. Hãy trình bày các lưu ý khi dùng L-thyroxin cho phụ nữ mang thai.
- Tăng liều khi dùng cho phụ nữ mang thai.
- Nồng độ TSH ở phụ nữ có thai cần phải xác định từng quý.
45. Hãy trình bày các cơ chế tác động của thuốc kháng giáp.
- Ức chế sự gắn iod vào thyroxin
- Ức chế sự kết hợp 2 iodothyroxin thành iodothyroxin
- Ức chế enzyme peroxydase do ức chế sự oxy hóa ion iodide và iodothyrosyl thành dạng
hoạt hóa.
46. Pharmacophore của nhóm thuốc kháng giáp là gì.
- Đều có nhóm (S=C=N-) isothiocyanate
47. Hãy trình bày chỉ định của propyl thiouracil.
- Dùng trong bệnh Basedow và chuẩn bị phẩu thuật tuyến giáp. Đây là thuốc kháng giáp
trạng dùng phổ biến ở Mỹ.
48. Hãy vẽ công thức của propyl thiouracil.

49. Hãy trình bày chỉ định của methimazol.


- Cường giáp, nhiễm độc giáp.

50. Hãy vẽ công thức của methimazol.

HORMON TUYẾN TỤY – THUỐC LÀM HẠ ĐƯỜNG HUYẾT


51. Insuline làm giảm lượng đường trong máu do nguyên nhân.
Chuyển hóa hydratcarbon
- Xúc tác quá trình chuyển hóa glucose ở tế bào.
- Kích thích chuyển glucose thành glycogen ở gan.
52. Trình bày phương pháp điều chế insuline triển vọng nhất hiện nay.
Phương pháp có triển vọng nhất hiện nay là kỹ thuật cấy gen.
Có 2 phương pháp được sử dụng:
- Đưa gen sinh chuỗi A hoặc B vào E. Coli sau đó gắn 2 chuỗi lại với nhau.
- Đưa gen sinh proinsuline vào E. Coli sau đó tách chuỗi C bằng enzyme.
53. Tại sao trước đây dùng insuline của lợn trong điều trị.
- Vì insuline lợn chỉ khác insuline người ở acid amin cuối chuỗi là alanine thay vì
threonine, do đó insuline lợn là nguyên liệu tốt nhất để tổng hợp insuline người.
54. Định nghĩ đơn vị quốc tế (IU) của insuline.
- Insuline thường được tính bằng đơn vị quốc tế (IU), đó là lượng insuline cần thiết làm hạ
đường huyết của một con thỏ nặng 2 kg lúc đói xuống còn 0,045%. 1mg insuline bằng 22
IU.
55. Chỉ định của glipzid/glyburid.
- Tiểu đường không phụ thuộc insuline (NĐIM) khi không có hiệu quả chế độ ăn kiêng.
56. Hãy vẽ công thức metformin.

57. Cơ chế tác dụng của các dẫn chất thiazolidinedion là gì?
- Chống tăng đường huyết do cải thiện sự đề kháng insuline.
- Không gây hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường hay người thường.
- Giảm nồng độ insuline huyết tương và tiếp theo là giảm nồng độ glucose do một hiệu ứng
của thuốc làm giảm sự đề kháng insuline ở gan, cơ xương, mô mỡ.
58. Hãy cho biết cơ chế tác dụng của acabose.
Acabose tác động bằng cách ứng chế cạnh tranh men  -glucosidase, làm giảm quá
trình thất thoát carbonhydrat monosaccharide là dạng có thể hấp thu được. Do đó acabose
làm đường huyết sau ăn không tăng insulin huyết không gây đề kháng insulin bảo vệ tế bào
 giảm nồng độ HbA1c, triglyceride và giảm các biến chứng do tiểu đường.
59. Tại sao việc sử dụng đường glucose làm giảm tác dụng điều trị của acarbose?
- Vì acabose ức chế các  -glucosidase ở ruột non làm chậm hấp thu hydratcarbon
- Acabose ức chế sucrase, enzyme chuyển hóa saccharose thành fructose và glucose, ức chế
glucoamylase, maltase và isomaltase làm chậm phân hủy tinh bột.
 Nếu sử dụng đường glucose thì sẽ hạn chế ức chế của acabose làm giảm tác dụng điều trị
của nó.
60. Trình bày sự khác nhau trong tác động làm giảm đường huyết của các dẫn chất
thiazolidinedion và thuốc ức chế 𝜶-glucosidase.

Dẫn chất thiazolidinedion Thuốc ức chế 𝜶-glucosidase

➢ Gồm: ciglitazon, piglitazon ➢ Gồm: Acarbose

➢ Các thuốc này chống tăng đường Acarbose là oligosaccharide có tác dụng
huyết do cải thiện sự đề kháng insuline chống tiểu đường không phụ thuộc insuline
Không gây hạ đường huyết ở bệnh Thuốc ức chế 𝛼-glucosidase thích hợp cho
nhân tiểu đường hay người thường những bệnh nhân đường huyết cao nhẹ tới
vừa và những bệnh nhân có nguy cơ tụt
đường huyết hay nhiễm acid lactic. Cũng
được dùng trong trường hợp tiểu đường type
1 với những bệnh nhân chậm hấp thu
insuline

Ciglitazon làm giảm nồng độ glucose,➢ Acarbose ức chế 𝛼


insuline và lipid sau khi uống ở động vật
thử nghiệm.

Sự giảm nồng độ insuline huyết tương


và tiếp theo là giảm nồng độ glucose
điều này là do một hiệu ứng của thuốc
làm giảm sự kháng insuline ở gan, cơ
xương, mô mỡ.

CÂU HỎI CÔ HƯƠNG:


THUỐC KÍCH THÍCH HÔ HẤP
1) Trình bày phương pháp định lượng doxapram.
Phương pháp acid-kiềm thừa trừ:
- Hòa tan chế phẩm trong một lượng thừa chính xác acid hydrochloric 0,1N;
- Chuẩn độ phần acid dư bằng dung dịch natri hydroxyd 0,1N.
2) Liệt kê các trường hợp không được dùng doxapram.
- Không dùng cho bệnh nhân bị động kinh, không dùng chung với các thuốc IMAO.
- Không dùng cho trẻ em dưới 12 tuổi và trẻ sơ sinh.
- Không được dùng cùng lúc với việc thông khí quản bằng các phương pháp cơ học.
3) Nêu các phương pháp định tính pentylen tetrazol.
- Phổ IR, Sắc ký lớp mỏng, so sánh chất chuẩn; Phản ứng ion chlorid.
4) Liệt kê các nguyên liệu dùng điều chế nikethamid
- Nicotic acid, Diethylamin
5) Trình bày phương pháp định lượng nikethamid.
Phương pháp môi trường khan:
- Dùng acid acetic băng làm dung môi, chuẩn độ bằng dung dịch acid pechloric 0,1N.
THUỐC GIÃN CƠ TRƠN PHẾ QUẢN
6) Liệt kê các chỉ định của salbutamol sulfat.
- Là chất dãn phế quản do tác động chọn lọc trên thụ thể 2
- Được sử dụng trong các trường hợp hen suyễn
- Còn được dùng trong sản khoa (các TH đe dọa sinh non) đo tác động làm giảm tần suất
và cường độ co thắt tử cung.
7) Trình bày các phương pháp định tính salbutamol sulfat.
- Phổ IR, phổ UV.
- Sắc ký lớp mỏng.
- Phản ứng màu với kaliferriccyanid dưới sự hiện diện của aminopyrazolon (tạo phức màu
đỏ cam tan trong CH2Cl2).

8) Liệt kê ít nhất 3 tác dụng phụ của salbutamol sulfat.


- Làm nặng thêm hen suyễn và lạm dụng thuốc 2: Sự dung nạp 2 giảm hoạt tính và số
lượng receptor 2.
- Rối loạn tiêu hóa: có thể bị khi dùng dạng uống, nôn.
- Rối loạn thần kinh: không nguy hiểm bằng theophyllin.
- Tim mạch: Tim đập nhanh, thường gặp khi tiêm IV.
- Run rẩy đầu chi: thường bị khi dùng uống và IV, dường như không xảy ra khi dùng khí
phun.
9) Kể tên các nguyên liệu dùng điều chế theophyllin.
N,N’-dimethylurea.
Ethyl cyanoacetate.
(Anhydrid acetic, formamide, NaOH, HNO2, Na2SO4) (một số phụ chất)
10) Ipratropium được chống chỉ định cho các đối tượng nào?
- Bệnh nhân nhạy cảm với alkaloid benladon.
- Bệnh glaucom khép góc hay phì đại tuyến tiền liệt.
- Phụ nữ có thai (3 tháng đầu thai kỳ), đang cho con bú.
11) Cromoglycat dinatri có các cơ chế tác dụng như thế nào?
- Ức chế chuyên biệt sự phóng thích histamin và leucotrien tại tế bào mast.
- Không đối kháng được với các chất trung gian hóa học khi chúng đã phóng thích ra.
- Không có tác dụng kháng viêm và làm giãn phế quản trực tiếp.
12) Zafirlukast được chỉ định trong những trường hợp nào?
- Tiền trị liệu ở người bị hen suyễn, nhờ khả năng ức chế sự co thắt khí phế quản.
- Dùng trong phòng và trị hen suyễn. Chỉ sử dụng trị hen suyễn ở thời kỳ nhẹ đến trung
bình. Không dùng cho bệnh nhân trong cơn kịch phát cấp tính.

THUỐC GIẢM HO – THUỐC ĐIỀU HÒA DỊCH TIẾT PHẾ PHẢN


13) Dextromethorphan được định lượng bằng những phương pháp nào?
- Chuẩn độ theo phương pháp acid-base (do có gốc HBr trong chế phẩm)
- Chuẩn độ theo phương pháp môi trường khan (do tính kiềm của N)
14) Hãy kể các tác dụng phụ của dextromethorphan.
- Rối loạn tiêu hóa hoặc buồn ngủ nhẹ.
- Ít phản ứng phụ, ít trầm trọng như codein.
- Ngộ độc xảy ra ở trẻ em được đặc trưng bởi trạng thái lơ mơ rối loạn vận động, nhưng sẽ
phục hồi nhanh sau khi nôn.
- Hiện nay khuyến cáo có thể gây ức chế hô hấp (thận trọng khi dùng cho trẻ em).
15) Các phương pháp nào được sử dụng để định tính noscarpin.
- Phổ IR, Sắc ký lớp mỏng phù hợp với chất chuẩn.
- Phổ tử ngoại của phế phẩm ở 230-350 nm có 2 cực đại hấp thu tại 291 và 310 nm.
- Điểm chảy: 174-177oC.
16) Những bệnh nhân nào được chỉ định sử dụng codethyllin?
- Dùng trị ho do các nguyên nhân khác nhau.
- Ngoài ra, codethyllin còn có tác dụng gây tê, chống xung huyết tại chỗ, dùng trong nhãn
khoa để gây tê niêm mạc mắt.
17) Hãy liệt kê các cơ chế tác dụng của eprazinon.
- Ức chế trung tâm ho.
- Gây tê niêm mạc đường hô hấp.
- Tác dụng kháng histamin.
- Làm long đàm, giảm độ nhầy của đàm (cắt đoạn các sợi muco-polysaccharide).
18) Kể tên hai tạp chất liên quan trong kiểm nghiệm acetylcystein.
- L-cystein, L-cystin, , N,S-diacetyl L-cystein.
19) Acetylcystein tương tác với các thuốc khác như thế nào trong quá trình lúc sử
dụng?
- Giảm hoạt tính các kháng sinh bao gồm tất cả các -Lactamin.
20) Nêu các tác dụng chủ yếu của bromhexin hydroclorid.
- Phân giải muco-polysaccharide, làm loãng đờm.
- Còn có tác dụng tăng cường việc vận chuyển chất nhầy.
21) Liệt kê các nguyên liệu dùng tổng hợp guaifenesin.
Guaiacol, 3-Chloropropane-1,2-diol trong mtr kiềm.
22) Terpin hydrat được điều chế bằng phương pháp nào?
Hydrat hóa α và β-pinen trong nhựa thông với xúc tác acid vô cơ mạnh
23) Mô tả các tác dụng của terpin hydrat.
Phụ thuộc liều dùng:
- Uống: <600mg/ngày => long đàm, dịu ho, lợi tiểu nhẹ.
- Uống: >600mg/ngày => đàm đặc, khó tiểu.
Thường phối hợp với các thuốc giảm ho khác để điều trị: viêm phế quản mãn, ho khan
hoặc ho đàm đặc.
24) Liệt kê các chỉ định của ambroxol.
Dùng trong các bệnh phế quản phổi cấp và mãn tính liên quan đến sự tiết chất nhầy bất
thường, sự vận chuyển chất nhầy bị suy giảm.

You might also like