You are on page 1of 8

Câu 1.

Phong trào nào diễn ra quy mô rộng lớn, thu hút đông đảo nông dân tham
gia trong cao trào kháng Nhật cứu nước
A. Vận động nhân dân tham gia các hội Cứu quốc ở Cao – Bắc – Lạng.
B. Phong trào phá kho thóc, giải quyết nạn đói ở Bắc Kì và Bắc Trung Kì.
C. Khởi nghĩa ở Quảng Ngãi dưới sự lãnh đạo của tù chính trị ở nhà lao Ba Tơ.
D. Phong trào Việt Minh ở Mĩ Tho, Hậu Giang
Câu 2. Trong cách mạng tháng Tám năm 1945, thời cơ cách mạng xuất hiện khi
nào?
A. Phát xít Nhật liên tiếp thua trận.
B. Phát xít Nhật đầu hàng quân Đồng minh không điều kiện.
C. Pháp phản công quân Nhật để chiếm lại Đông Dương.
D. Nhật đảo chính Pháp, quân Pháp chống cự yếu ớt rồi mau chóng đầu hàng.
Câu 3. Nguyên nhân quyết định thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 là?
A. Dân tộc ta có truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất.
B. Đảng Cộng sản Đông Dương, đứng đầu là Hồ Chí Minh lãnh đạo.
C. Tập hợp được khối đoàn kết toàn dân trong mặt trận Việt Minh.
D. Đảng biết chớp thời cơ khách quan thuận lợi.
Câu 4. Sau khi Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945), Đảng Cộng sản Đông Dương đề
ra khẩu hiệu nào sau đây?
A. “Đánh đổ phong kiến”.
B. “Đánh đuổi phản động thuộc địa”.
C. “Đánh đuổi thực dân Pháp”.
D. “Đánh đuổi phát xít Nhật”.
Câu 5. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tiến trình khởi nghĩa giành chính
quyền của nhân dân Việt Nam trong năm 1945?
A. Giành chính quyền từng phần rồi tiến lên giành chính quyền toàn quốc.
B. Giành chính quyền ở các vùng nông thôn rồi tiến vào thành thị.
C. Giành chính quyền ở các đô thị lớn rồi tỏa về các cùng nông thôn.
D. Giành chính quyền đồng thời ở cả hai địa bàn nông thôn và thành thị.
Câu 6. Những quyền gì được nói đến trong Bản yêu sách của nhân dân An Nam?
A. Độc lập, tự do, bình đẳng và quyền tự quyết.
B. Tự do, dân chủ, độc lập và quyền tự quyết.
C. Tự do, dân chủ, quyền bình đẳng và quyền tự quyết.
D. Tự do, dân chủ, độc lập và quyền bình đẳng.
Câu 7. Hành động của Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế
Cộng sản và thành lập Đảng Cộng sản Pháp có ý nghĩa như thế nào?
A. Nguyễn Ái Quốc trở thành chiến sĩ cộng sản đầu tiên.
B. Nguyễn Ái Quốc đã kết nối cách mạng nước ta với phong trào cộng sản thế
giới.
C. Nguyễn Ái Quốc quyết định đi theo con đường cách mạng tư sản.
D. Nguyễn Ái Quốc hoạt động rất hăng hái trong tổ chức cộng sản.
Câu 8. Sự kiện nào đánh dấu việc Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường
yêu nước đúng đắn?
A. Gửi bản yêu sách đến hội nghị Véc-xai (18-6-1919).
B. Đọc sơ thảo luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin.
C. Viết bài và làm chủ nhiệm cho báo Người cùng khổ.
D. Tham dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ năm (1924).
Câu 9. Sự kiện nào đánh dấu bước ngoặt trong hoạt động cách mạng của Nguyễn
Ái Quốc từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác – Lênin?
A. Gửi bản yêu sách đến hội nghị Véc-xai (18-6-1919).
B. Đọc sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc
địa của Lê-nin.
C. Bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế thứ ba và tham gia sáng lập Đảng Cộng
sản Pháp(12/1920).
D. Tham dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ năm (1924).
Câu 10. Trong những năm 1923 – 1924, Nguyễn Ái Quốc hoạt động ở đâu?
A. Pháp.
B. Trung Quốc.
C. Liên Xô.
D. Việt Nam.
Câu 11. Năm 1919, bản Yêu sách của nhân dân An Nam đã được Nguyễn Ái Quốc
gửi đến hội nghị quốc tế nào?
A. Hội nghị Véc- xai
B. Hội nghị Oasinhtơn
C. Hội nghị Pari
D. Hội nghị Pốtxđam
Câu 12. Công lao to lớn đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc đối với lịch sử dân tộc Việt
Nam là gì?
A. Khẳng định con đường cứu nước mới theo khuynh hướng vô sản.
B. Chuẩn bị về tư tưởng chính trị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
C. Chuẩn bị điều kiện về tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
D. Thống nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 13. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng những hoạt động yêu nước,
cách mạng của Nguyễn Ái Quốc giai đoạn 1919 – 1925?
A. Thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên
B. Viết bài cho các báo Nhân đạo, Đời sống công nhân
C. Gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam tới hội nghị Véc-xai
D. Thống nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng cộng sản Việt Nam.
Câu 14. Con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có điểm gì mới so với Phan
Bội Châu là:
A. đi sang phương Tây tìm đường cứu nước
B. đi sang châu Mĩ tìm đường cứu nước
C. đi sang châu Phi tìm đường cứu nước
D. đi sang phương Đông tìm đường cứu nước
Câu 15. Từ việc bản “Yêu sách của nhân dân An Nam” không được Hội nghị
Vécxai (1919) chấp nhận, Nguyễn Ái Quốc rút ra kết luận: muốn được giải phóng,
các dân tộc (thuộc địa)
A. phải dựa vào sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa.
B. phải liên hệ mật thiết với phong trào công nhân quốc tế.
C. chỉ có thể đi theo con đường cách mạng vô sản.
D. chỉ có thể trông cậy vào lực lượng của bản thân mình.
Câu 16. Trong thời gian hoạt động ở Pháp, Nguyễn Ái Quốc là chủ nhiệm kiêm
chủ bút tờ báo nào?
A. Đời sống công nhân.
B. Người cùng khổ (Le Paria).
C. Nhân đạo.
D. Sự thật.
Câu 17. Năm 1929, trong nội bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã có sự
phân hóa thành các tổ chức cộng sản nào?
A. Đông Dương Cộng sản liên đoàn, An Nam Cộng sản đảng
B. Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng
C. Đông Dương Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn
D. Đông Dương Cộng sản đảng, Tân Việt Cách mạng đảng
Câu 18. Tổ chức cộng sản nào không tham dự hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng
sản ở Cửu Long (Trung Quốc) đầu năm 1930?
A. Đông Dương cộng sản đảng
B. An Nam cộng sản đảng
C. Đông Dương cộng sản liên đoàn
D. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
Câu 19. Tại hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản năm 1930 có sự tham gia của
các tổ chức cộng sản nào?
A. Đông Dương cộng sản đảng, An Nam cộng sản đảng
B. Đông Dương cộng sản đảng, An Nam cộng sản đảng và Đông Dương cộng
sản liên đoàn
C. Đông Dương cộng sản đảng, Đông Dương cộng sản liên đoàn
D. An Nam cộng sản đảng, Đông Dương cộng sản liên đoàn
Câu 20. Cương lĩnh chính trị (2-1930) của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định giai
cấp lãnh đạo cách mạng là
A. Nông dân.
B. Tư sản dân tộc.
C. Công nhân.
D. Tiểu tư sản trí thức
Câu 21. Tư tưởng cốt lõi thể hiện trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930) là
A. Tự do và dân chủ
B. Độc lập và tự do
C. Ruộng đất dân cày
D. Đoàn kết với cách mạng thế giới
Câu 22. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt
Nam vì đã chấm dứt
A. Vai trò lãnh đạo của giai cấp tư sản
B. Thời kì khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo
C. Vai trò lãnh đạo của giai cấp phong kiến Việt Nam
D. Hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên
Câu 23. Nguyễn Ái Quốc đóng vai trò như thế nào tại hội nghị thành lập Đảng (1-
1930)?
A. Chủ trì và thông qua Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
B. Góp phần thống nhất các tổ chức cộng sản.
C. Tham gia hội nghị với tư cách đại biểu của Quốc tế cộng sản.
D. Là đại biểu của một trong các tổ chức cộng sản của Việt Nam.
Câu 24. Sự kiện nào đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam hoàn toàn chuyển
sang đấu tranh tự giác?
A. Sự thành lập Công hội năm 1920
B. Cuộc bãi công của công nhân Ba Son tháng 8 - 1925
C. Phong trào vô sản hóa cuối năm 1928
D. Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập đầu năm 1930
Câu 25. Ba tổ chức cộng sản hợp nhất năm 1929 lấy tên là gì?
A. Đảng Cộng Sản
B. Đảng Cộng Sản Việt Nam.
C. Đảng Việt Nam Cộng sản
D. Đảng Cộng sản nhân dân Việt Nam
Câu 26. Kết quả của Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản là
A. Đề ra đường lôi cách mạng Việt Nam.
B. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
C. Các đại biểu đều nhất trí hợp nhất.
D. Cách mạng Việt Nam giành tháng lợi.
Câu 27. Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản diễn ra ở đâu?
A. Liên Xô
B. Pháp
C. Trung Quốc
D. Nhật Bản
Câu 28. Ngày 19/8/1945, nơi đâu đã giành được chính quyền?
A. Hà Nội.
B. Thanh Hóa.
C. Bắc Giang
D. Thái Nguyên.
Câu 29. Lực lượng trong cách mạng tháng Tám bao gồm?
A. Công nhân – nông dân.
B. Toàn dân tộc.
C. Công – nông – binh.
D. Giai cấp nông dân.
Câu 30. Những tỉnh nào dưới đây giành được chính quyền sớm nhất trong Tổng
khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam.
A. Bắc Giang, Hòa Bình, Hà Nội, Lạng Sơn.
B. Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang.
C. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam.
D. Bắc Ninh, Hà Nội, Nghệ An, Quảng Ngãi.
Câu 31. Địa phương nào giành chính quyền muộn nhất trong Tổng khởi nghĩa
tháng Tám năm 1945?
A. Hà Giang.
B. Hà Nội.
C. Hà Tiên.
D. Hà Nam.
Câu 32. Tuyên ngôn độc lập của nước ta do ai soạn thảo?
A. Nguyễn Ái Quốc.
B. Võ Nguyên Giáp.
C. Lê Duẩn.
D. Trần Phú.
Câu 33. Ngày 30/8/1945, vua Bảo Đại thoái vị đánh dấu
A. Chế độ thực dân – phát xít kết thúc.
B. Chế độ phong kiến hoàn toàn sụp đổ.
C. Sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân và hệ thống thuộc địa của nó.
D. Cách mạng tháng Tám thắng lợi.
Câu 34. Thành quả to lớn nhất của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là:
A. đánh đuổi được thực dân Pháp.
B. lật đổ phong kiến.
C. giành được độc lập.
D. đóng góp vào cuộc đấu tranh chống phát xít.
Câu 35. Cương lĩnh chính trị là do ai soạn thảo?
A.Trần Phú
B. Nguyễn Ái Quốc.
C. Lê Hồng Phong.
D. Nguyễn Văn Cừ.
Câu 36. Năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về đâu để chuẩn bị cho việc thành lập Đảng
Cộng sản Việt Nam?
A. Việt Nam.
B. Trung Quốc.
C. Hồng Kông.
D. Thái Lan.
Câu 37. Sự kiện thể hiện tinh thần đoàn kết của nhân dân ta quyết tâm khởi nghĩa
giành chính quyền khi thời cơ khách quan thuận lợi là:
A. Hội nghị Diên Hồng
B. Đại hội Quốc dân Tân Trào
C. Cao trào kháng Nhật cứu nước.
D. Thông qua 10 chính sách lớn của Việt Minh.
Câu 38. Ngày 2/9/1945 đã diễn ra sự kiện gì?
A. Hà Nội giành được chính quyền.
B. Kỉ niệm ngày Quốc khánh của nước ta.
C. Hồ Chủ tịch đọc Tuyên ngôn độc lập.
D. Hồ Chí Minh viết Tuyên ngôn độc lập.
Câu 39. Hình thức đấu tranh giành chính quyền trong cách mạng tháng Tám năm
1945 ở nước ta là:
A. Đấu tranh chính trị.
B. Đấu tranh vũ trang.
C. Đấu tranh công khai.
D. Chính trị kết hợp vũ trang.
Câu 40. Mặt trận nào đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của cách mạng
tháng Tám năm 1945 ở nước ta:
A. Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
B. Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
C. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
D. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.

You might also like