You are on page 1of 4

SỞ GD&ĐT TỈNH ĐỒNG THÁP KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2022 - 2023

TRƯỜNG THCS VÀ THPT Môn: HÓA HỌC - Lớp: 12


HOÀ BÌNH Thời gian: 50 phút (không kể thời gian phát đề)
_______________
Ngày kiểm tra: 19 /4/ 2023
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề gồm có 4 trang)

Đề gốc 2
Họ và tên học sinh :.................................................................... Lớp: ...................
Cho biết H=1; C=12; N=14; O=16; Cl=35,5;S=32; Al=27; Mg=24; Na=23; K=39;Cu=64;
Fe=56; Ag=108; Cr=52; Zn=65; Ba=137
Các khí đều đo ở cùng điều kiện tiêu chuẩn

Câu 1: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm?


A. K. B. Ba. C. Al. D. Ca.
Câu 2: Chất nào sau đây là muối axit?
A. NaNO3. B. CuSO4. C. NaH2PO4. D. Na2CO3.
Câu 3: Thành phần chính của đá vôi là canxi cacbonat. Công thức của canxi cacbonat là
A. CaSO3. B. CaCl2. C. CaCO3. D. Ca(HCO3)2.
Câu 4: Cặp chất nào sau đây gây nên tính cứng tạm thời của nước?
A. Na2SO4, KCl. B. NaCl, KCl.
C. Na2SO4, K2SO4. D. Mg(HCO3)2, Ca(HCO3)2.
Câu 5: Cho 10 gam CaCO3 tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thu được V lít khí CO 2. Giá trị của
V là
A. 4,48. B. 3.36. C. 1,12. D. 2,24.
Câu 6: Kim loại Al không tan được trong dung dịch nào sau đây
A. NaOH. B. BaCl2. C. HCl. D. Ba(OH)2.
Câu 7: Nhôm hiđroxit thu được từ phản ứng nào sau đây
A. Cho dư dung dịch HCl vào dung dịch natri aluminat.
B. Thổi dư khí CO2 vào dung dịch natri aluminat.
C. Cho dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3.
D. Cho Al2O3 tác dụng với nước.
Câu 8: Hoà tan hết 1,62 gam Al trong dung dịch NaOH, thu được V ml khí H 2 (đktc). Giá trị của
V là
A. 896. B. 672. C. 2016. D. 1344.
Câu 9: Hòa tan hoàn toàn m gam bột Al và dung dịch HNO 3 dư chỉ thu được 8,96 lít hỗn hợp khí
X gồm NO và N2O (đktc) có tỉ lệ mol là 1: 3. Giá trị của m là
A. 24,3. B. 42,3. C. 25,3. D. 25,7.
Câu 10: Sắt (III) hiđroxit là chất rắn màu nâu đỏ. Công thức của sắt(III) hidroxit là
A. FeCO3. B. Fe(OH)3. C. Fe3O4. D. Fe(OH)2.
Câu 11: Sắt có số oxi hóa +3 trong hợp chất nào dưới đây?
A. Fe2O3. B. FeO. C. Fe(OH)2. D. Fe(NO3)2.
Câu 12: Khi đun nóng, sắt tác dụng với lưu huỳnh sinh ra muối nào sau đây?
A. FeSO4. B. FeSO3. C. Fe2(SO4)3. D. FeS.
Câu 13: Chất nào sau đây phản ứng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng sinh ra khí SO2?
A. Fe(OH)3. B. FeCl3. C. Fe2O3. D. FeO.
Câu 14: Cho các chất sau : FeCO3, Fe3O4, FeS, Fe(OH)2. Nếu hòa tan cùng số mol mỗi chất vào
dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư) thì chất tạo ra số mol khí lớn nhất là
A. Fe3O4. B. Fe(OH)2. C. FeS. D. FeCO3.
Câu 15: Cho bột Fe vào dung dịch HNO3 loãng dư ,phản ứng kết thúc. Dung dịch thu được sau
phản ứng là
A. Fe(NO3)3. B. Fe(NO3)3, HNO3.
C. Fe(NO3)2. D. Fe(NO3)2 ,Fe(NO3)3.
Câu 16: Cho phản ứng: a FeO + b HNO3 ⃗ c Fe(NO3)3 + d NO + e H2O.
Các hệ số a, b, c, d, e là những số nguyên, đơn giản nhất. Số phân tử HNO3 tạo muối là
A. 9. B. 10. C. 1. D. 3.
Câu 17: Thí nghiệm nào sau đây thu được muối sắt (II) khi kết thúc phản ứng?
A. Đốt cháy Fe trong bình chứa Cl2 dư. B. Cho Fe(OH)2 vào dung dịch HCl.
C. Cho Fe2O3 vào dung dịch HCl. D. Cho Fe vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư.
Câu 18: Cho 2,24 gam Fe tác dụng hết với dung dịch Cu(NO 3)2 dư, thu được m gam kim loại Cu.
Giá trị của m là
A. 3,20. B. 6,40. C. 5,12. D. 2,56.
Câu 19: Hòa tan hoàn toàn m gam Fe bằng HCl dư, thu được 2,24 lít khí H 2 (đktc). Giá trị của m

A. 11,2. B. 5,6. C. 2,8. D. 8,4.
Câu 20: Dẫn khí CO dư qua ống sứ đựng 11,6 gam bột Fe 3O4 nung nóng, thu được hỗn hợp khí X.
Cho toàn bộ X vào nước vôi trong dư, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra
hoàn toàn. Giá trị của m là:
A. 20,0. B. 5,0. C. 6,6. D. 15,0.
Câu 21: Cho 36 gam FeO phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa a mol HCl. Giá trị của a là
A. 1,00. B. 0,50. C. 0,75. D. 1,25.
Câu 22: Để 4,2 gam sắt trong không khí một thời gian thu được 5,32 gam hỗn hợp X gồm sắt và
các oxit của nó. Hòa tan hết X bằng dung dịch HNO 3, thấy sinh ra 0,448 lít khí NO (đktc, sản
phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y. Vậy khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung
dịch Y là
A. 13,5 gam. B. 15,98 gam. C. 16,6 gam. D. 18,15 gam.
Câu 23: Khử a gam một oxit sắt bằng cacbon oxit ở nhiệt độ cao, người ta thu được 14,56 gam sắt
và 8,736 lít khí CO2. Xác định công thức oxit sắt.
A. FeO. B. Fe2O3. C. Fe3O4. D. FeO hoặc Fe3O4.
Câu 24: Crom có số oxi hóa +6 trong hợp chất nào sau đây?
A. CrO. B. K2Cr2O7. C. KCrO2. D. Cr2O3.
Câu 25: Crom(VI) oxi có màu gì?
A. Màu vàng. B. Màu đỏ thẫm. C. Màu xanh lục. D. Màu da cam.
Câu 26: Phản ứng nào sau đây không đúng
A. 2Cr3+ + Zn → 2Cr2+ + Zn2+.
B. 2CrO2- + 3Br2 + 8OH- → 2CrO42- + 6Br- + 4H2O.
C. 2Cr3+ + 3Fe → 2Cr + 3Fe2+.
D. 2Cr3+ + 3Br2 + 16OH- → 2CrO42- + 6Br- + 8H2O.
Câu 27: Khi cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch kali đicromat, câu nào sau đây nêu đúng
hiện tượng?
A. Dung dịch chuyển từ màu da cam sang màu vàng.
B. Dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu da cam.
C. Dung dịch không đổi màu.
D. Dung dịch bị mất màu.
Câu 28: Muốn điều chế 6,72 lít khí clo (đkc) thì khối luợng K2Cr2O7 tối thiểu cần dùng để tác dụng
với dung dịch HCl đặc, dư là
A. 29,4 gam. B. 27,4 gam. C. 24,9 gam. D. 26,4 gam.
Câu 29: Cho 11,7 gam hỗn hợp Cr và Zn phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, đun nóng thu
được dung dịch X và 4,48 lít H2 (đktc). Khối lượng muối trong X là
A. 29,45 gam. B. 33,00gam. C. 18,6 gam. D. 25,9 gam.
Câu 30: Khi núi lửa hoạt động có sinh ra khí hidro sunfua gây ô nhiễm không khí. Công thức của
hidro sunfua là
A. H2S. B. SO2. C. NH3. D. NO2.
Câu 31: Có thể dùng chất nào dưới đây để phân biệt các dung dịch riêng biệt chứa các cation: Na +;
Mg2+; Al3+
A. BaCl2. B. HCl. C. NaOH. D. K2SO4.
Câu 32: Ở điều kiện thường, chất X ở thể khí, tan rất ít trong nước, không duy trì sự cháy và sự hô
hấp. Ở trạng thái lỏng, X dùng để bảo quản máu. Phân tử X có liên kết ba. Công thức của X

A. NH3. B. NO2. C. N2. D. NO.
Câu 33: Loại phân bón cung cấp photpho cho cây dưới dạng ion photphat, cần thiết cho cây ở thời
kì sinh trưởng, thúc đẩy quá trình sinh hóa, trao đổi chất và trao đổi năng lượng của cây là
A. phân phức hợp. B. phân đạm. C. phân lân. D. phân kali.
Câu 34: Lạm dụng rượu bia quá nhiều là không tốt, gây nguy hiểm cho bản thân, gánh nặng cho
gia đình và toàn xã hội. Hậu quả của sử dụng nhiều rượu, bia là nguyên nhân chính của rất
nhiều căn bệnh. Những người sử dụng nhiều rượu, bia có nguy cơ mắc bệnh ung thư nào sau
đây
A. Ung thư vú. B. Ung thư gan.
C. Ung thư phổi. D. Ung thư vòm họng.
Câu 35: Cho một số nhận định về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí như sau:
(a) Do hoạt động của núi lửa.
(b) Do khí thải công nghiệp, khí thải sinh hoạt.
(c) Do khí thải từ các phương tiện giao thông.
(d) Do khí sinh ra từ quá trình quang hợp của cây xanh.
(e) Do nồng độ cao của các ion kim loại: Pb2+, Hg2+, Mn2+, Cu2+ trong các nguồn nước.
Số nhận định đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 36: Cho dãy các kim loại: Na, Ca, Cu, Be, K, Fe Số kim loại trong dãy tác dụng với H 2O tạo
dung dịch bazơ là
A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.
Câu 37: Cặp dung dịch chất nào sau đây phản ứng với nhau tạo ra chất khí?
A. NH4Cl và AgNO3. B. NaOH và H2SO4.
C. Ba(OH)2 và NH4Cl. D. Na2CO3 và KOH.
Câu 38: Thực hiện các thí nghiệm sau
(a) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường.
(b) Cho Fe3O4 vào dung dịch HCl loãng (dư).
(c) Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư).
(d) Hòa tan hết hỗn hợp Cu và Fe2O3 (có số mol bằng nhau) vào dung dịch H2SO4 loãng (dư).
(e) Sục khí CO2 dư vào dung dịch Ca(OH)2.
Trong các thí nghiệm trên, sau phản ứng, số thí nghiệm tạo ra hai muối là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.
Câu 39: Cho sơ đồ các phản ứng sau:
(1) Al2O3 + H2SO4 X + H2O
(2) Ba(OH)2 + X Y+Z
(3) Ba(OH)2 (dư) + X Y + T + H2O
Các chất X, Z thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là
A. Al2(SO4)3, Al(OH)3. B. Al2(SO4)3, BaSO4.
C. Al2(SO4)3, Ba(AlO2)2. D. Al(OH)3, BaSO4.
Câu 40: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho hỗn hợp Na và Al (tỉ lệ mol 1 : 1) vào nước (dư).
(b) Cho hỗn hợp Cu và Fe2O3 (tỉ lệ mol tương ứng 2 : 1) vào dung dịch HCl (dư).
(c) Cho hỗn hợp Ba và NH4HCO3 vào nước (dư).
(d) Cho hỗn hợp Cu và NaNO3 (tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2) vào dung dịch HCl (dư).
(e) Cho hỗn hợp BaCO3 và KHSO4 vào nước (dư).
Khi phản ứng trong các thí nghiệm trên kết thúc, có bao nhiêu thí nghiệm không thu được
chất rắn?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
------ HẾT ------
Chú ý: Thí sinh không đươc sử dụng tài liệu, cán bộ coi kiểm tra không giải thích gì thêm.

You might also like