You are on page 1of 4

*Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp năm 1945 – 1954.

- Từ cơ sở thực tiễn đấu tranh ngày càng phong phú của khởi nghĩa vũ trang và chiến
tranh cách mạng lâu dài, đường lối quân sự của Đảng ngày càng có thêm những cơ sở
khoa học vững chắc, có tính chiến đấu cao nên ngày càng hoàn chỉnh và trở thành
ngọn cờ trăm trận trăm thắng của lực lượng vũ trang cách mạng Việt Nam và toàn dân
tộc Việt Nam. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng ta được hình
thành, bổ sung, phát triển qua thực tiễn cách mạng Việt Nam trong những năm từ
1945 đến 1947.

- Đường lối quân sự của Đảng là đường lối khởi nghĩa vũ trang toàn dân.

- Tính chất kháng chiến:

 “Cuộc kháng chiến của dân tộc ta là một cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân,
chiến tranh chính nghĩa, nó có tính chất toàn dân, toàn diện và lâu dài”. Cuộc kháng
chiến này sẽ hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc, mở rộng và củng cố chế độ
cộng hoà dân chủ Việt Nam và phát triển nó trên nền tảng dân chủ mới. Cho nên cuộc
kháng chiến của ta có tính chất dân tộc giải phóng và dân chủ mới.

 Tính chất dân chủ mới là trong quá trình kháng chiến , phải từng bước thực

hiện cải cách dân chủ và thực chất của vấn đề dân chủ lúc này là từng bước thực

hiện “người cày có ruộng”.

 Chiến tranh nhân dân , toàn dân đánh giặc là đánh giặc bằng bất cứ vũ khí gì

có trong tay, đánh giặc ở bất cứ nơi nào chúng tới.

- Nội dung của đường lối kháng chiến là: dựa trên sức mạnh toàn dân, tiến hành kháng
chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự giúp đỡ của quốc
tế.

 Đường lối kháng chiến đó được thể hiện trong nhiều văn kiện quan trọng của Đảng,
lời kêu gọi, bài viết, bài nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh và đồng chí Tổng Bí thư
Trường Chinh, trong đó tập trung ở các văn bản: Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc
(25/11/1945), Chỉ thị Tình hình và chủ trương (3/3/1946), Chỉ thị Hòa để tiến
(9/3/1946), Chỉ thị Toàn dân kháng chiến (12/12/1946), Lời kêu gọi toàn quốc kháng
chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/12/1946), tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng
lợi của đồng chí Trường Chinh (8/1947),...

- Mục đích kháng chiến: đánh đổ thực dân Pháp xâm lược; giành nền độc lập, tự do,
thống nhất hoàn toàn, vì nền tự do dân chủ và góp phần bảo vệ hòa bình thế giới...

- Nhiệm vụ kháng chiến: “Cuộc kháng chiến này chính là một cuộc chiến tranh cách

mạng có tính chất dân tộc độc lập và dân chủ tự do…nhằm hoàn thành nhiệm vụ

giải phóng dân tộc và phát triển dân chủ mới”.

- Phương châm tiến hành kháng chiến: tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, thực

hiện kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính.

 Kháng chiến toàn dân: là đem toàn bộ sức dân, tài dân, lực dân; động viên

toàn dân tích cực tham gia kháng chiến. Xây dựng sự đồng thuận, nhất trí của

cả nước, đánh địch ở mọi nơi, mọi lúc, “mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi

làng xã là một pháo đài, mỗi đường phố là một mặt trận”, "Bất kỳ đàn ông, không chia
tôn giáo, đảng phái, dân tộc, bất kỳ người già, người trẻ. Hễ là người Việt Nam đứng
lên đánh thực dân Pháp". Trong đó Quân đội nhân dân làm nòng cốt cho toàn dân
đánh giặc.

 Kháng chiến toàn diện: là đánh địch trên mọi lĩnh vực, mọi mặt trận không chỉ bằng
quân sự mà cả về chính trị, kinh tế, văn hóa, tư rưởng, ngoại giao, trong đó mặt trận
quân sự, đấu tranh vũ trang giữ vai trò mũi nhọn, mang tính quyết định. Cụ thể từng
lĩnh vực:

o Về chính trị: thực hiện đoàn kết toàn dân, tăng cường xây dựng Đảng,

chính quyền, các đoàn thể nhân dân; đoàn kết với Miên, Lào và các

dân tộc yêu chuộng tự do, hòa bình.

o Về quân sự: thực hiện vũ trang toàn dân đóng vai trò mũi nhọn, xây
dựng lực lượng vũ trang nhân dân, tiêu diệt địch, giải phóng nhân dân

và đất đai, thực hiện du kích chiến tiến lên vận động chiến, đánh chính

quy, là “triệt để dùng du kích, vận động chiến. Bảo toàn thực lực,

kháng chiến lâu dài… vừa đánh vừa võ trang thêm; vừa đánh vừa đào

tạo thêm cán bộ”.

o Về kinh tế: tiêu thổ kháng chiến, xây dựng kinh tế tự cấp, tập trung

phát triển nền nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp và công

nghiệp quốc phòng.

o Về văn hóa: xóa bỏ văn hóa thực dân phong kiến, xây dựng nền văn

hóa dân chủ theo ba nguyên tắc: dân tộc, khoa học, đại chúng.

o Về ngoại giao: thực hiện thêm bạn, bớt thù, biểu dương thực lực.

“Liên hiệp với dân tộc Pháp, chống phản động thực dân Pháp”, sẵn

sàng đàm phán nếu Pháp công nhận Việt Nam độc lập…

 Kháng chiến lâu dài (trường kì): là tư tưởng chỉ đạo chiến lược của Đảng nhằm

chống âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh của Pháp, để có thời gian phát huy

yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” của ta. Đồng thời, đây cũng là sự kế thừa và phát
huy truyền thống của dân tộc “lấy yếu chống mạnh”, “lấy ít địch nhiều”. Mặt khác, ta
kháng chiến lâu dài vì tương quan lực lượng ở những ngày đầu kháng chiến chênh
lệch: Pháp mạnh hơn ta vật chất, vũ khí nhưng ta mạnh hơn chúng về tinh thần, chính
nghĩa. Kháng chiến lâu dài để ta có thời gian chuẩn bị lực lượng, vừa đánh vừa phát
triển lực lượng, làm tiêu hao sinh lực địch, để lộ những điểm yếu và làm suy yếu điểm
mạnh của địch, khắc phục những điểm yếu và phát huy những điểm mạnh của ta.

 Kháng chiến dựa vào sức mình là chính: là sự kế thừa tư tưởng chiến lược trong chỉ
đạo sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, giành chính quyền của lãnh tụ Hồ Chí
Minh. Phải lấy nguồn nội lực của dân tộc, phát huy nguồn sức mạnh vật chất, tinh
thần vốn của trong nhân dân ta làm chỗ dựa chủ yếu, nguồn lực chủ yếu của cuộc
chiến tranh nhân dân – “đem sức ta mà giải phóng cho ta”. Trên cơ sở đó, để tìm
kiếm, phát huy cao độ và có hiệu quả sự ủng hộ, giúp đỡ tinh thần và vật chất của
quốc tế khi có điều kiện. Lấy độc lập, tự chủ về đường lối là yếu tố quan trọng hàng
đầu.

Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và đường lối kháng chiến của Đảng là hoàn toàn
đúng đắn, trở thành ngọn cờ dẫn đường, chỉ lối, động viên toàn Đảng, toàn quân, toàn
dân ta tiến lên. Đường lối đó được nhân dân ủng hộ, hưởng ứng trong suốt quá trình
kháng chiến và trở thành một nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định thắng lợi của
cuộc kháng chiến chống Pháp.

 Triển vọng kháng chiến: mặc dù lâu dài, gian khổ, khó khăn song nhất định

thắng cuộc.

*Tài liệu tham khảo:

https://bancanbiet.vn/duong-loi-khang-chien-chong-thuc-dan-phap-1945-1954/

Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

You might also like