You are on page 1of 6

ĐỀ TÀI SINH HOẠT HỌC THUẬT CẤP BỘ MÔN

Tên đề tài: Xu hướng biến động của giai cấp công nhân trên thế giới hiện nay

1)Những biến động của gia cấp công nhân thế giới hiện nay
a).Xu hướng trí thức hóa công nhân
- Giai cấp công nhân hiện nay đang có xu hướng trí tuệ hóa (còn được gọi là “trí
tuệ hóa”, “tri thức hóa”) trong bối cảnh cách mạng khoa học - công nghệ và kinh tế
tri thức có những bước tiến dài. Khoa học đạt được nhiều thành tựu, đổi mới công
nghệ với chu kỳ ngắn và nhanh; cùng với cạnh tranh khốc liệt trên thị trường thế
giới đã khiến cho lực lượng sản xuất, sức lao động của công nhân phải thường
xuyên trí tuệ hóa, tri thức hóa... Kinh tế tri thức là một trình độ mới của sản xuất
hiện đại trong đó vai trò của tri thức, công nghệ ở một số lĩnh vực sản xuất đang tỏ
rõ vị thế quan trọng. “Tri thức là một động lực cơ bản cho việc gia tăng năng suất
lao động và cạnh tranh toàn cầu. Nó là yếu tố quyết định trong quá trình phát minh,
sáng kiến, và tạo ra của cải xã hội”.
- Xu thế hướng tới kinh tế tri thức là xu thế chung của thế giới để đổi mới cơ cấu
kinh tế từ phát triển theo bề rộng sang phát triển theo chiều sâu. Điều này đặc biệt
rõ ở những nước phát triển. Năng suất lao động phụ thuộc chủ yếu vào công nghệ,
tri thức, tay nghề của người lao động. Sản xuất và dịch vụ hiện đại đòi hỏi người
lao động phải có hiểu biết sâu rộng cả về tri thức và kỹ năng nghề nghiệp. Theo
đó, tốc độ “trí thức hóa” công nhân đang diễn ra khá nhanh và công nhân tri thức
đã dần chiếm tỷ lệ cao - tới 40% trong tổng số lao động xã hội ở các nước phát
triển.
b). Xu hướng trung lưu hóa về thu nhập
- Một số nghiên cứu hiện đại về công nhân ở các nước phát triển cho biết hiện nay
“trung lưu hóa” là hiện tượng khá phổ biến. Theo Michel Zweig, ở Mỹ sự phân
tầng diễn ra như sau: “giai cấp lao động” chiếm 62%; các nhà doanh nghiệp hay
“giai cấp tư bản” chỉ chiếm 2%. Nằm giữa 2 giai cấp này là “tầng lớp trung lưu”
(chiếm 36% lực lượng lao động Mỹ).” “Tầng lớp trung lưu là các chuyên gia, chủ
doanh nghiệp nhỏ và nhân viên quản lý giám sát. Họ không chỉ là tầng lớp trung
gian về phân phối thu nhập, mà là những người sống ở giữa hai giai cấp ở hai cực
trong xã hội tư bản. Trải nghiệm của họ có một số khía cạnh giống với giai cấp lao
động và một số giống với doanh nhân.”
- Thu nhập và mức sống ở “quãng giữa tư sản và công nhân” là đặc thù để nhận
biết nhóm xã hội trung lưu. “Đặc điểm của các thành viên thuộc tầng lớp trung lưu
là họ có một công việc ổn định, được trả lương.” “Nhiều nghiên cứu xuyên quốc
gia đã chỉ ra rằng tầng lớp trung lưu có những giá trị chính trị khác so với người
nghèo: họ coi trọng dân chủ hơn, muốn tự do cá nhân nhiều hơn, bao dung các lối
sống khác hơn, v.v.”
F.Fukuyama nhận thấy: “Các nhà kinh tế học có xu hướng định nghĩa giai cấp
trung lưu dựa vào thu nhập. Một cách thường thấy là chọn những người có thu
nhập gấp 0,5 đến 1,5 lần thu nhập trung bình. Điều này làm cho định nghĩa về giai
cấp trung lưu phụ thuộc vào sự giàu có trung bình của một xã hội và vì vậy, không
thể so sánh giữa các quốc gia; vì giai cấp trung lưu ở Brazil có mức chi tiêu thấp
hơn ở Hoa Kì. Để tránh vấn đề này, một vài nhà kinh tế học chọn một mức độ
tuyệt đối về chi tiêu, từ mức thấp 5 USD/1 ngày hay 1.800 USD/ mỗi năm tính
theo sức mua tương đương, hoặc mức thu nhập từ 6000 USD – 31.000 USD thu
nhập hàng năm.”
Tùy theo mức sống của từng quốc gia mà nhóm này có thể có những mức thu
nhập khác nhau. Chẳng hạn ở Mỹ, thu nhập từ trên 20.000 USD đến dưới 200.000
USD/ năm, có thể được xếp vào nhóm xã hội trung lưu. Nhưng ở các nước khác có
thể không đạt được mức đó. “Ngân hàng Thế giới (WB) đặt tầng lớp trung lưu của
các nước phát triển vào một vành đai trong đó có thu nhập từ 2 đến 13 USD/ngày;
ngưỡng thứ nhất đại diện cho ngưỡng nghèo của Ngân hàng Thế giới, còn ngưỡng
thứ hai đánh dấu chuẩn nghèo ở Mỹ”. Nhìn chung đó là “một tầng lớp trung lưu
đầy mơ hồ” vì họ là tập hợp của nhiều giai cấp.
Hiện tượng công nhân gia nhập vào nhóm xã hội trung lưu cũng khác nhau về tỷ lệ
theo các quốc gia phát triển. Thông thường, tỷ lệ công nhân đạt tới mức sống trung
lưu xê dịch từ 25% đến gần 40%/ tổng số lao động. Tuy vậy quá trình “hữu sản
hóa” này (có cổ phiếu, có bảo hiểm lao động và có lương hưu trí) thường khá
mong manh và xu hướng lớn hơn là công nhân trung lưu lại rơi trở lại về nhóm
nghèo.
Cũng có những nhận định coi sự phát triển nhóm xã hội trung lưu là “xu thế
của thế kỷ XXI” và theo đó, dường như có sự thay thế mục tiêu đấu tranh của giai
cấp công nhân. “Một quan niệm đã đang định hình thế kỷ XXI với tư cách là thời
đại của tầng lớp trung lưu toàn cầu. Những công nhân của thế kỷ XX đã bị trục
xuất khỏi ký ức; một dự án giải phóng toàn cầu do giai cấp vô sản lãnh đạo đã
được thay thế bằng khát vọng toàn cầu hướng tới địa vị trung lưu.”
Đánh giá về nhóm xã hội trung lưu cũng có những quan niệm khá khác biệt. Họ có
cổ phiếu, đa số là trí thức chuyên viên, có địa vị nghề nghiệp khá tốt, sống ổn định,
lạc quan, tự tin, coi trọng ổn định xã hội và nhiều người đã không tự nhận là giai
cấp công nhân theo quan niệm truyền thống nữa. Ở châu Âu, nhóm trung lưu được
coi là “cái neo xã hội để con tàu chính trị bớt chòng trành” và là nhóm cử tri cần
được tranh thủ khi bầu cử.
Ở các nước đang phát triển, đang chuyển đổi, công nhân trung lưu là sự hiện thực
hóa giấc mơ xóa đói nghèo để “cùng khá giả” ở Trung Quốc, Đông Nam Á hoặc
Mỹ Latinh... F.Fukuyama cho rằng: “Một tầng lớp trung lưu mạnh với một số tài
sản và giáo dục có nhiều khả năng tin tưởng vào sự cần thiết của quyền sở hữu và
trách nhiệm dân chủ. Họ muốn bảo vệ giá trị tài sản của mình khỏi những chính
phủ cướp bóc hoặc không đủ năng lực, và có thể dành thời gian để tham gia vào
chính trị (hoặc yêu cầu quyền được tham gia) bởi vì thu nhập cao hơn đảm bảo
mức tốt hơn cho sự sống còn của gia đình. Nhiều nghiên cứu xuyên quốc gia đã chỉ
ra rằng tầng lớp trung lưu có những giá trị chính trị khác so với người nghèo: họ
coi trọng dân chủ hơn, muốn tự do cá nhân nhiều hơn, bao dung các lối sống khác
hơn, v.v.”
Nhưng mặt khác, cũng có quan điểm coi nhóm xã hội trung lưu, trong đó có công
nhân, là “vật hy sinh đầu tiên” trong khủng hoảng kinh tế. “Người ta có thể mô tả
họ là những người chiếm một vị trí của giai cấp công nhân ổn định, hơn là thuộc về
một tầng lớp trung lưu đầy mơ hồ. Chính phủ Brazil có xu hướng nhấn mạnh tình
trạng dễ bị tổn thương của tầng lớp trung lưu, được cho là luôn có nguy cơ rơi trở
lại vào tình trạng nghèo đói...”
Trung lưu hóa còn là sự điều chỉnh của chủ nghĩa tư bản để xoa dịu tình cảnh bất
công mà Eddi McCabe nhận xét: “Một giai cấp đa số người lao động làm hầu hết
công việc và tạo ra tất cả của cải, nhưng được sở hữu rất ít, và một giai cấp thiểu số
của những người làm rất ít công việc và không tạo ra sự giàu có, nhưng sở hữu hầu
như tất cả của cải.” Lý luận trung lưu hóa thậm chí còn bị coi là “vô đạo đức, ám
ảnh nặng nề về vật chất và không nhạy cảm về mặt xã hội” là vì như vậy.
Không thể phủ nhận những ý nghĩa thực tế nhất định đối với mục tiêu cải thiện đời
sống của người lao động từ quá trình trung lưu hóa. Tuy vậy cần nhận thấy, bản
chất của lý luận “công nhân trung lưu hóa” là thay thế ý thức giai cấp bằng chủ
nghĩa tiêu dùng, lấy chủ nghĩa cá nhân thực dụng thay cho chủ nghĩa xã hội. Theo
xu hướng “trung lưu hóa” trong phong trào công nhân hiện đại đang là một thực tế
khá phức tạp và cần được lưu ý trong nghiên cứu về giai cấp công nhân hiện nay
c). Xu hướng toàn cầu hóa về nhân lực
- Toàn cầu hóa về nhân lực với các nội dung như: dòng lao động và sức lao động
có thể dịch chuyển đến nhiều quốc gia; đào tạo công nhân ngày càng được chuẩn
mực hóa theo các tiêu chuẩn chung (chẳng hạn ISO); nhà sử dụng lao động lớn
nhất thế giới hiện nay là các công ty xuyên quốc gia - TNC “với các tiêu chuẩn sản
xuất và điều kiện làm việc của công nhân giống hệt nhau.” Matt Vidal (2018) nhận
xét: “Ngày nay, 170 năm sau khi xuất bản Tuyên ngôn, nhà máy Volkswagen
Wolfsburg ở Đức đã có hơn 73.000 và khu phức hợp Foxconn 1,4 dặm vuông (2
km2) ở Long Hoa, Thâm Quyến, sản xuất các sản phẩm của Apple có khoảng
400.000 công nhân. Trong khi đó, các tập đoàn lớn trong lĩnh vực dịch vụ tuyển
dụng đến hàng trăm nghìn công nhân (McDonald’s, Amazon, Tesco), đôi khi hơn
một triệu công nhân (Walmart) trong điều kiện làm việc giống hệt nhau.” Rõ ràng,
như Mác từng nhận định: “Giai cấp tư sản đang tạo ra một thế giới theo hình ảnh
của nó” và “giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của nó là một hiện tượng hoàn
toàn xa lạ với tính địa phương”, “lịch sử ngày càng trở thành lịch sử thế giới”...
Tuy vậy, quá trình sản xuất hiện nay với những yêu cầu quy định khá phức tạp
về vốn, công nghệ, thị trường và nhiều yếu tố ngoài kinh tế khác, người ta nhận
thấy sự phát triển của giai cấp công nhân vẫn bị phân hóa, phân biệt rõ nét.
Chênh lệch về trình độ công nghệ, phần được hưởng của công nhân ở từng quốc
gia khi hội nhập là những khác biệt mà nhiều nghiên cứu đã nói tới. Điều đáng
quan tâm ở đây là nguyên nhân của những phân hóa, khác biệt ấy không phải chỉ là
do khác biệt về trình độ công nghệ mà chủ yếu là do tính ích kỷ của quan hệ sản
xuất tư bản chủ nghĩa; cùng với đó là những điều kiện, ràng buộc trong bối cảnh
toàn cầu hóa mang đậm tính chất tư bản chủ nghĩa hiện nay.
Theo đó sự phát triển của giai cấp công nhân và tiến trình thực hiện sứ mệnh
lịch sử của nó đang diễn ra theo xu hướng: vừa toàn cầu hóa lại vừa phân hóa và
hiện nay đang tương tác với nhau khá phức tạp.

2.Giai cấp công nhân Việt Nam


a) Số lượng, chất lượng và cơ cấu ( Tích cực và hạn chế)

- Sau hơn 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, giai cấp công nhân nước ta có sự
phát triển rất nhanh cả về số lượng và chất lượng, đa dạng về cơ cấu, lĩnh vực,
ngành nghề; vị trí và vai trò của giai cấp công nhân càng ngày được khẳng định.
Hàng năm đóng góp của giai cấp công nhân Việt Nam lên tới 60% tổng sản phẩm
trong nước và 70% ngân sách nhà nước. Công nhân trong doanh nghiệp ngoài nhà
nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phát triển nhanh, ngược lại, công
nhân trong doanh nghiệp nhà nước ngày càng giảm về số lượng. Về trình độ học
vấn và trình độ chuyên môn nghề nghiệp, có khoảng 70% tổng số công nhân có
trình độ trung học phổ thông, 27% có trình độ trung học cơ sở và 3% có trình độ
tiểu học. Công nhân có trình độ trung cấp chiếm 18%, trình độ cao đẳng chiếm 7%,
trình độ đại học chiếm 17%; công nhân được đào tạo, đào tạo lại tại doanh nghiệp
chiếm 48%.
- Tuy vậy, trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập
quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay, giai cấp công nhân nước ta còn nhiều hạn
chế, yếu kém. “Sự phát triển của giai cấp công nhân chưa đáp ứng được yêu cầu về
số lượng, cơ cấu và trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp của sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế; thiếu nghiêm
trọng các chuyên gia kỹ thuật, cán bộ quản lý giỏi, công nhân lành nghề; tác phong
công nghiệp và kỷ luật lao động còn nhiều hạn chế; đa phần công nhân từ nông
dân, chưa được đào tạo cơ bản và có hệ thống”.
+ Trình độ văn hóa và tay nghề của công nhân thấp đã ảnh hưởng không tốt đến
việc tiếp thu khoa học - kỹ thuật, đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm.
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới về chất lượng lao động được tính theo
thang điểm 10, thì chất lượng lao động Việt Nam chỉ đạt 3,79 điểm, xếp thứ 11/12
nước Châu Á tham gia xếp hạng của WB. Trong khi đó, Hàn Quốc đạt 6,91 điểm,
Ấn Độ là 5,76 điểm, Malaysia là 5,59 điểm, Thái Lan 4,94 điểm... Còn theo kết
quả khảo sát của Tổ chức Lao động quốc tế, năng suất lao động của công nhân Việt
Nam thuộc vào nhóm thấp nhất của khu vực, chỉ bằng 1/5 Malaysia, 2/5 Thái Lan,
1/15 Singapore, 1/11 Nhật Bản, 1/10 Hàn Quốc. Trong số các nước ASEAN, năng
suất lao động của công nhân Việt Nam chỉ cao hơn Campuchia và Lào.
+ Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, với tốc độ tăng năng suất lao động như hiện nay,
thì phải đến năm 2038 năng suất lao động của công nhân Việt Nam mới bắt kịp
Philippines, năm 2069 chúng ta mới bắt kịp được Thái Lan, do đó, chúng ta cần có
đối sách để nâng cao chất lượng nhân lực, góp phần nâng cao năng suất lao động
trong quá trình cạnh tranh thời hội nhập.
+ Nguồn lực lao động qua đào tạo của nước ta vừa thiếu lại vừa thừa, hệ quả là tỷ
lệ thất nghiệp của những người đã qua đào tạo ngày càng cao. Trong số gần 11
triệu người lao động đã qua đào tạo có chứng chỉ, văn bằng hiện nay, thì trình độ
đại học trở lên có 4,5 triệu người (chiếm 41%), trình độ cao đẳng có 1,6 triệu
người (chiếm 15%), trình độ trung cấp 2,9 triệu người (chiếm 27,11%), trình độ sơ
cấp có 1,8 triệu người (chiếm 16,4%). Theo đó, trình độ đại học/cao đẳng/trung
cấp/sơ cấp tương ứng theo tỷ lệ: 1/0,35/0,65/0,4. Điều này cảnh báo về sự mất cân
đối trong cơ cấu lao động qua đào tạo giữa các bậc ở nước ta.
b)Giải pháp
Để xây dựng GCCN Việt Nam ngày càng lớn mạnh, đáp ứng yêu cầu của công
cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế, cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:
Thứ nhất, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân lao động, đặc biệt là
người lao động ở các KCN, KCX. Bao gồm:
+ Từng bước thực hiện chính sách tiền lương bảo đảm đời sống cho người lao
động và có tích lũy từ tiền lương; đồng thời, mở rộng cơ hội cho công nhân mua cổ
phần trong doanh nghiệp, nhằm góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn
định và tiến bộ, giảm thiểu tranh chấp lao động và đình công trong doanh nghiệp.
Các cơ quan chức năng nhà nước và tổ chức công đoàn cần tăng cường công tác
kiểm tra, thanh tra để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao
động, xử lý nghiêm các doanh nghiệp vi phạm quyền lợi của người lao động. Xây
dựng và thực hiện tốt các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất
nghiệp đối với người lao động.
+ Có chính sách cụ thể giải quyết nhà ở cho người lbao động. Khi phê duyệt các
KCN, KCX, cần yêu cầu dành quỹ đất tương xứng để xây dựng nhà ở và các công
trình thuộc kết cấu hạ tầng xã hội cho công nhân. Cần có chính sách ưu đãi thích
đáng cho doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở tại các KCN như chính sách ưu đãi
về tiền sử dụng đất, miễn giảm thuế, vay vốn ưu đãi, hỗ trợ hạ tầng…
+ Nâng cao chất lượng đời sống tinh thần cho công nhân. Nhà nước cần thể chế
hóa các quy định, xác định trách nhiệm rõ ràng đối với các cấp chính quyền, các
doanh nghiệp trong việc chăm lo xây dựng đời sống văn hóa cho người lao động.
Có các chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư xây dựng các dịch vụ văn hóa, thể
thao, chăm sóc sức khỏe cho người lao động.
- Thứ hai, nâng cao chất lượng đào tạo nghề, phát triển đội ngũ công nhân có trình
độ cao, làm chủ được khoa học công nghệ, có kỹ năng lao động, tác phong công
nghiệp, ý thức kỷ luật. Cần kịp thời bổ sung, sửa đổi, xây dựng chính sách đào tạo
và đào tạo lại công nhân; tạo điều kiện cho họ tự học tập nâng cao trình độ; điều
chỉnh, bổ sung quy hoạch mạng lưới các cơ sở dạy nghề gắn với các ngành, các
vùng kinh tế trọng điểm. Khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần
kinh tế dành kinh phí thích đáng và thời gian cho đào tạo, đào tạo lại công nhân.
- Thứ ba, xây dựng và thực hiện nghiêm hệ thống chính sách, pháp luật liên quan
đến việc đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân. Xây dựng,
hoàn thiện các chính sách, pháp luật về lao động, việc làm, đời sống, nâng cao thể
chất cho công nhân. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Nhà nước, tổ chức
công đoàn và các tổ chức chính trị - xã hội khác trong doanh nghiệp, có chế tài xử
lý nghiêm các tổ chức và cá nhân vi phạm chính sách, pháp luật. Khuyến khích, tạo
điều kiện cho người lao động chủ động học tập nâng cao nhận thức, nắm bắt những
quy định cơ bản về quyền và nghĩa vụ của mình trong quan hệ lao động, giúp họ tự
bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng trong trường hợp cần thiết.
- Thứ tư, tăng cường vai trò của các cấp uỷ Đảng, Đoàn Thanh niên và đặc biệt là
của Công đoàn trong việc nâng cao đời sống, đảm bảo quyền lợi cho công nhân
nhất là công nhân ở các KCN, KCX. Tăng tỷ lệ tham gia của công nhân trong cơ
cấu tổ chức chính trị - đoàn thể ở doanh nghiệp, nhất là tổ chức Công đoàn để tăng
cường tính đại diện cho lợi ích của công nhân.

You might also like