You are on page 1of 3

HS hoàn thiện phiếu học tập cá nhân sau khi xem sản phẩm thuyết trình của các

nhóm
PHIẾU HỌC TẬP 1
BÀI HỌC: CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ
Họ và tên: …Hoàng Phước Trà My... Lớp: …11A8…
Yêu cầu: Hoàn thành các nội dung còn thiếu sau đây:
Câu 1: Kể tên các nhân vật chính trong tác phẩm: Viên quản ngục, thầy thơ và Huấn Cao.
Bằng 1 câu/cụm từ, anh/chị thâu tóm tính cách/tài năng/số phận của từng nhân vật đó?
- Viên quản ngục: biết trân trọng cái đẹp, tâm hồn nghệ sĩ, quý trọng nhân tài, nghĩa khí
/bản tính tốt đẹp /canh giữ ngục tù.
- Huấn Cao: hiên ngang, bất khuất, khinh thường danh lợi, xem trọng những người yêu
quý cái đẹp /viết chữ đẹp/ chịu án tử tù.
- Thầy thơ: run khi bưng chậu mực, thể hiện thái độ chân thành khiến người ta có cảm
tình.
Câu 2: Câu nói "Ông Huấn Cao là người viết chữ "rất nhanh và rất đẹp"
Ai nói? ........Viên quản ngục..............Nói với ai? ...Thầy thơ..........................
- Trong tác phẩm còn lời đánh giá tương đồng như trên không? (Trích dẫn nếu có)
... “cái sở nguyện của viên quan coi ngục này là có một ngày kia được treo ở nhà riêng
mình một đôi câu đối do tay ông Huấn Cao viết. Chữ ông đẹp lắm, vuông lắm”, “Có được
chữ ông Huấn mà treo là có một vật báu trên đời”.................................................................
Câu 3: Viết tiếp nhận xét về viên quản ngục:
Trong hoàn cảnh đề lao người ta sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc, tính cách dịu dàng và
lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quan coi ngục này là một thanh âm
trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ. Với tất cả sự từng
trải cùng “tính cách dịu dàng” quản ngục đã trở thành một nhân vật đặc biệt giữa chốn lao
tù, khác hẳn với những bọn “sống bằng tàn nhẫn bằng lừa lọc” nơi đây. Nhưng tính cách
đó, con người đó lại bị đặt trong hoàn cảnh đề lao chỉ có lừa dối, tàn nhẫn. Hoàn cảnh sống
và phẩm chất của nhân vật hoàn toàn trái ngược nhau: quản ngục tâm điền tốt và thẳng
thắn nhưng lại phải ăn ở đời đời, kiếp kiếp với một lũ cặn bã. Đó chính là bi kịch của cuộc
đời ông.
Câu 4: Theo em vì sao có cảnh cho chữ ?
.....Theo em vì: ............... .............................. .............. ............... ................ ............... ........
- Không gian và thời gian rất đặc biệt (nơi ngục tù bẩn thỉu, tường đầy mạng nhện, đất bừa
bãi phân chuột, phân gián; cảnh diễn ra vào lúc đêm khuya trong nhà ngục tối tăm).
- Người cho chữ trong cảnh “cổ đeo gông, chân vướng xiềng”; ngày mai lại phải vào kinh
chịu án tử hình.
- Vị thế các nhân vật bị đảo ngược (tử tù thành thần tượng, ân nhân của cai ngục; cai ngục
thành người ngưỡng mộ, chịu ơn tử tù). Ngục tù sụp đổ, cái đẹp của nghệ thuật thư pháp
và tài hoa, thiên lương thăng hoa. Ánh sáng chiến thắng bóng tối; cái đẹp lên ngôi chiến
thắng cái thấp hèn..
- Huấn Cao xúc động lớn trước tấm lòng của viên quản ngục. Từ xúc động của cái Tâm,
ông đã dùng cái Tài để thực hiện. Huấn Cao đồng ý cho chữ viên quản ngục.
→ Cái Tâm và cái Tài đang chuyển hoá sang nhau để sinh thành cái Đẹp............................
Câu 5: Điều cốt yếu nào tạo nên cảnh tượng “xưa nay chưa từng có” ấy? (trả lời ngắn gọn
bằng một từ/cụm từ/một câu)
- Điều cốt yếu tạo nên cảnh tượng “xưa nay chưa từng có” là cái Đẹp..................................
- Tất cả các nhân vật đều đang sống theo tiếng gọi của cái Đẹp. Họ đang đem tất cả những
gì đẹp đẽ nhất cao cả, cao quí nhất để dành cho nhau. Không còn ngục quan, không còn tử
tù chỉ còn những người tri âm tri kỉ đang qui tụ, quây quần bên cái đẹp của tình người và
nghệ thuật. => Sức mạnh của cái Đẹp có thể phá tan mọi gông cùm xiềng xích, phá tan
mọi cánh cửa nhà lao, phá vỡ những bức rào ngăn cách để đưa những tấm lòng đến với
nhau. => Cuộc kì ngộ đã thành cuộc hạnh ngộ........................................................................
Câu 6: Viết tiếp câu chuyện: Hôm sau, cả Viên Quản Ngục và Huấn Cao đều bị đem pháp
trường ra xử tử vì việc cho chữ đêm qua đã bị bọn tay sai lính phát hiện và nói lên cấp
trên. Khi biết được Ngục Quan đối xử biệt đãi với tù nhân, bọn cầm đầu đã hạ lệnh bắt ông
và hành hình chung với Huấn Cao. Trước khi lưỡi kiếm của người đao phủ tiễn họ sang
thế giới bên kia, trên gương mặt của họ hiện lên một nụ cười rạng rỡ, nụ cười đó như là
chìa khóa để mở ra cánh cửa đón họ đi về cõi bất tử, nơi mà họ dùng cả đời mình để bảo
vệ...........................................................................................................................................

BÀI TẬP ĐỌC HIỂU


Thầy thơ lại rút chiếc hèo hoa ở giá gươm, phe phẩy roi, đi xuống phía trại giam tối om.
Nơi góc chiếc án thư cũ đã nhạt màu vàng son, một cây đèn đế leo lét rọi vào một khuôn
mặt nghĩ ngợi. Ngục quan băn khoăn ngồi bóp thái dương. Tiếng trống thành phủ gần đấy
đã bắt đầu thu không. Trên bốn chòi canh, ngục tốt cũng bắt đầu điểm vào cái quạnh quẽ
của trời tối mịt, những tiếng kiểng và mõ đều đặn thưa thớt. Lướt qua cái thăm thẳm của
nội cỏ đẫm sương, vẳng từ một làng xa đưa lại mấy tiếng chó cắn ma. Trong khung cửa sổ
có nhiều con song kẻ những nét đen thẳng lên nền trời lốm đốm tinh tú, một ngôi sao Hôm
nhấp nháy như muốn trụt xuống phía chân trời không định. Tiếng dội chó sủa ma, tiếng
trống thành phủ, tiếng kiểng mõ canh nổi lên nhiều nhiều. Bấy nhiêu thanh âm phức tạp
bay cao lần lên khỏi mặt đất tối, nâng đỡ lấy một ngôi sao chính vị muốn từ biệt vũ trụ.
Câu 1. Đoạn văn trên mô tả cảnh tượng gì?
…Đoạn văn mô tả tâm trạng sầu uất của viên quản ngục qua một loạt chi tiết miêu tả cảnh
( buồn) trong đêm tối..…………………………………… …………………………………
Câu 2. Tại sao ngục quan lại “băn khoăn ngồi bóp thái dương”?
… Ngục quan lại “băn khoăn ngồi bóp thái dương” vì trong lòng viên quản ngục có một
tâm sự kín đáo. Ngục quan cảm thấy tiếc cho số phận Huấn Cao khi phải chịu án tử hình:
có sự xuất hiện của Huấn Cao trong nhà ngục có nghĩa là một kẻ tài hoa sắp phải chịu án
tử hình……………………………………………………………………………………….
Câu 3. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ở đoạn văn trên?
…Biện pháp nghệ thuật: Liệt kê (“Tiếng dội chó sủa ma, tiếng trống thành phủ, tiếng
kiểng mõ canh nổi lên nhiều nhiều.”) ………………………………………………………
Câu 4. Hình ảnh “ngôi sao chính vị muốn từ biệt vũ trụ” gợi liên tưởng đến nhân vật nào
trong truyện? Tại sao anh/chị lại có liên tưởng như thế?
... Hình ảnh “ngôi sao chính vị muốn từ biệt vũ trụ” gợi liên tưởng đến nhân vật Huấn Cao
trong truyện. Tôi có liên tưởng như thế vì Huấn Cao là một người có tài có võ, là một
người tài giỏi mà phải chịu án tử hình. Đây chính là ẩn dụ cho cái “thiêng lương” cao đẹp
của Huấn Cao với màn đêm u tối của xã hội đương thời. “Thiêng lương” ấy dù sáng, dù
đẹp nhưng vẫn không đủ sức để thay đổi được cái bóng đêm bất công, giả dối, tàn nhẫn
trong cuộc sống.............................

You might also like