You are on page 1of 2

Đầu tiên, để ghi nhớ chữ Hán ta phải hiểu được đặc điểm của tiếng Trung, hiểu

được bản chất vấn


đề mới có thể giải quyết được vấn đề. Nguồn gốc tiếng Hán là từ việc quan sát các hiện tượng tự
nhiên và mô phỏng lại bằng hình vẽ sau đó qua quá trình phát triển thành chữ Hán hiện đại như hôm
nay. Vì thế ta có thể lợi dụng đặc điểm đó để ghi chép và ghi nhớ chữ Hán.
- Luyện viết thật nhiều lần và nhớ đặc điểm chữ Hán giúp tăng nhận diện mặt chữ nhưng đặc biệt khi
viết cần phải đặt câu, lấy ví dụ cũng như đọc và hiểu được nghĩa của từ mới.

- Ngoài viết một từ nhiều lần ta có thể dùng phương pháp nghe chép chính tả, hoặc cũng có thể chép
lại có bài khoá đã học giúp ta ghi nhớ chữ Hán.
- Mỗi lần học bài mới, cần phải kiểm tra lại những từ đã học ở bài cũ, làm như thế vừa giúp kiểm tra
lại những từ chưa nhớ và cũng giúp ghi nhớ lâu hơn.
- Để tăng vốn từ vựng cũng như ghi nhớ lâu, cần học từ theo từng tình huống ngữ nghĩa, tuyệt đối
không học từ đơn
- Có thể học từ theo cụm từ đồng nghĩa trái nghĩa

- Làm nhiều bài tập liên quan tới các từ đang học
- Có thể dịch đoạn văn tiếng Trung sang tiếng Việt và ngược lại, sau đó so sánh lại với đáp án để chữa
những lỗi mình mắc phải
- Phân tích chữ Hán theo từng nhóm dựa trên đặc điểm chung, chủ đề. VD: ta có bộ 彳 có thể kết
hợp được thành các chữ
- Phân tích theo bộ thủ của chữ Hán, sau đó đặt câu với từ vừa học. VD: chữ 教授 nghĩa là hiệu
trưởng thì ta có thể phân tích được như sau

Có thể đặt câu với chữ 教: Để giáo dục một người trở nên có hiếu (孝), đôi khi cũng phải đánh(攵)
Còn chữ 授: Muốn truyền dạy cho ai, phải chỉ tận tay ( 扌) mới thụ nhận (受) được.

You might also like