You are on page 1of 5

Bài 2.

Tóm tắt văn bản cho dưới đây (trong vòng 7 câu):

Smart phone có thể đưa bạn lên mặt trăng không?

Đã gần nửa thế kỷ trôi qua, kể từ sau chuyến bay của con tàu Apollo 17 (1972), con người chưa
thực sự quay trở lại mặt trăng, dù công nghệ không ngừng phát triển. Điều này có vẻ khá bất
ngờ. Bởi hiện tại, chúng ta có những cỗ máy hiện đại và có khả năng tính toán hơn rất nhiều lần
so với những chiếc máy tính trên tàu Apollo. Thậm chí, ngay cả chiếc Smart phone trong túi của
bạn cũng mạnh hơn chúng.

Trên tàu Apollo 11, con tàu đã đưa Neil Armstrong lên Mặt trăng, có một chiếc một máy tính tên
là Apollo Guidance Computer. Nó có 2048 "word" trong bộ nhớ có thể lưu trữ kết quả tạm thời,
giúp dữ liệu không bị mất khi không có điện, mỗi "word" bao gồm 16 chữ số nhị phân (bit). Với
bộ nhớ RAM là 32.768 bit, máy tính trên tàu Apollo 11 rõ ràng không thể lưu trữ một bài viết dài
như bài viết này vì chúng ta cần tới 8 bit để lưu một chữ cái. So sánh điều đó với Smart phone
hoặc máy nghe nhạc MP3 ngày nay, bạn có thể nhận ra sự khác biệt khá lớn. Thiết bị trong túi
bạn có thể lưu trữ cả nghìn email, bài hát và ảnh. Cụ thể hơn, điện thoại thông minh ngày nay
thường có 4GB RAM, tương đương với 34.359.738.368 bit. Bộ nhớ RAM này nhiều hơn 1 triệu
lần so với máy tính trên tàu Apollo.

Nhưng đó chưa phải là điều quan trọng nhất. Máy tính Apollo thường có bộ xử lý chạy ở mức
0,043 MHz còn bộ xử lý mới nhất của Smart phone ước tính có thể chạy ở mức xấp xỉ 2490
MHz. Điều này có nghĩa là chiếc Smart phone nhỏ bé trong túi của bạn có sức mạnh xử lý hơn
100.000 lần so với chiếc máy tính đã giúp đưa con người lên Mặt trăng cách đây 50 năm.

Về giao diện, giao diện người dùng ngày đó chỉ là giao diện máy tính, các lệnh phải được nhập
bằng mã số. Còn giao diện máy tính ngày nay dễ sử dụng hơn rất nhiều. Khi phát sinh tình huống
đột ngột, điều này vô cùng quan trọng vì người điều khiển tàu vũ trụ có thể sử dụng các lệnh
vuốt trên màn hình cảm ứng để xử lý sự việc một cách nhanh chóng.

Duy nhất có một điều không thể thay đổi, đó là tốc độ giao tiếp với Trái đất. Thời gian thực
tế cần thiết để liên lạc trong ngày hôm nay vẫn sẽ giống như những năm 70 của thế kỷ XX,
tức là phải mất 1,26 giây để một tin nhắn được truyền từ Mặt trăng đến Trái đất. Mặc dù vậy,
ngày nay con người có thể truyền các tệp tin lớn hơn và công nghệ máy ảnh sẽ mang lại các
bức hình đẹp rõ nét, dù sẽ mất nhiều thời gian hơn để truyền tải.

“Smart phone có thể đưa bạn lên mặt trăng không?” rõ ràng chỉ là một câu hỏi vui. Nhưng
những so sánh nhỏ như vậy đã cho thấy sự phát triển thần kỳ của công nghệ trong nửa thế kỷ
qua cũng như sự phi thường của các nhà khoa học khi đưa con người lên mặt trăng thành công
vào năm 1969.

(Bảo Nam, mục Khoa học, Soha.vn, ngày 11/07/2019)


Yêu cầu:

- Bài tóm tắt cần có tiêu đề, câu mở bài, câu kết luận. (1 đ)

- Rút ngắn nội dung bài viết từ ngôi của tác giả bài viết (tránh nhầm sang lược thuật). (Nếu
nhầm: 0 đ)

- Mỗi câu cần làm nổi bật chủ thể của bài viết là “Smartphone”) (-> nên để Smartphone là
chủ ngữ trong các câu). (0.5 đ)

- Cần làm nổi bật chủ đề của bài viết là “tính năng vượt trội của Smartphone nói riêng và các
thiết bị điện tử ngày nay nói chung so với máy tính trên tàu Apollo”. (0.5 đ)

- Để làm bật chủ đề này, cần đảm bảo 4 ý: (1)sự vượt trội về bộ nhớ (2) sự vượt trội về sức
mạnh xử lý (3) sự vượt trội về giao diện (4) sự vượt trội về khả năng truyền tin (2đ, 0.5điểm
1 ý).

Chữa một số bài điển hình:

Bài 1:

Bài viết so sánh sự phát triển của lĩnh vực công nghệ và công trình vũ trụ giữa quá khứ
và hiện đại bằng câu hỏi mở đầu ”Smartphone có thể đưa bạn lên mặt trăng không? ”.
Sự bất ngờ khi nhận thấy con người đã không quay trở lại Mặt Trăng trong gần nửa thế
kỷ kể từ Apollo dù công nghệ không ngừng phát triển. So sánh sự khác biệt giữa máy
tính trên tàu Apollo với các thiết bị hiện đại ngày nay như: máy nghe nhạc MP3,
smartphone về khả năng lưu trữ và bộ xử lí. Nhận thức lớn về sự phát triển cấu hình và
hiệu suất của điện thoại thông minh ngày nay so với máy tính trên tàu apollo 17. Bên
cạnh đó, tác giả còn so sánh giao diện người dùng và khả năng sử dụng giữa máy tính
hiện đại và máy tính trên tàu apollo 17. Duy nhất có điều không thay đổi là tốc độ giao
tiếp với Trái Đất. Từ đó đưa ra kết luận về sự phát triển thần kì của công nghệ trong
nửa thể kỉ qua và thành tựu khi đưa con người lên mặt trăng vào năm 1969.
-> Nhầm sang thuật: 0đ. Ngoài ra, bài viết cũng có nhiều câu thiếu chủ ngữ, hoặc cả
CN lẫn VN (các câu cô bôi đỏ).
Bài 2:
Tóm tắt: Chính xác, sự tiến bộ trong công nghệ trong nửa thế kỷ qua đã làm cho chúng ta có
được các thiết bị vô cùng mạnh mẽ trong túi của mình. So sánh sự phát triển của máy tính và
thiết bị di động ngày nay với công nghệ của thập kỷ 1970 là điều ấn tượng. Mặc dù điện thoại
thông minh của bạn không thể đưa bạn lên mặt trăng, nhưng nó đã đưa chúng ta vào một thế
giới kỹ thuật số và giao tiếp dễ dàng hơn nhiều. Các nhà khoa học và kỹ sư đã đóng góp rất
nhiều cho sự tiến bộ này.

- Bài viết thiếu tiêu đề.


- Toàn bài không hề nhắc tới chủ thể của bài viết là “Smartphone”.
- Thiếu 3 ý (bộ nhớ, sức mạnh xử lý, khả năng truyền tin).
- Đưa ra thông tin không có trong bản gốc (câu bôi vàng).
- Mở đầu bài bằng câu trả lời “Chính xác, ...” là không phù hợp với câu hỏi “Smartphone có thể
đưa bạn lên mặt trăng không?”.
Điểm: 1.5 đ.
Bài 3:

Bài viết tương đối tốt. Tuy nhiên, ở phần mở bài nên giới thiệu ngay chủ thể của bài viết là
“Smartphone”(=> nên thay câu bôi xanh thành câu bên dưới “Ngay cả một chiếc
Smartphone ....” .Ở các câu tiếp theo, nên đặt Smartphone là chủ ngữ để làm nổi bật chủ thể
được nói tới. Ví dụ, câu 3 “So sánh những gì mà Apollo làm được với Smartphone...” có thể sửa
thành: “So với máy tính trên tàu Apollo 11, Smartphone có bộ nhớ RAM gấp 1 triệu lần. ...”
Điểm: 3.7/4
Bài 1. Chữa lỗi

Câu 1-5 mắc lỗi dùng từ, cụ thể là: lỗi lặp từ (màu vàng), lỗi dùng từ sai nghĩa (màu xanh lá cây),
lỗi dùng từ sai phong cách (màu xanh ngọc)

1. Covid-19 lan rộng trên toàn cầu khiến giá vàng tăng phi mã một cách nhanh chóng.
Bỏ “phi mã”, hoặc “nhanh chóng”.
2. Nhiều người đã bật khóc khi xem phim, tận mắt chứng kiến sự hy sinh thầm kín của các
anh.

thầm kín -> thầm lặng

3. Liệu lịch sử có lập lại và tổng thống Trump sẽ tái đắc cử?

lập lại -> lặp lại


4. Thời tiết trên biển xấu khiến tầm nhìn bị hạn chế, ảnh hưởng quá trình tìm kiếm các nạn
nhân.

ảnh hưởng -> ảnh hưởng đến


5. Mục đích của đề tài là làm thật rõ thực trạng ô nhiễm rác thải nhựa ở đôi ba thành phố lớn
trong khu vực miền Bắc.
(Khóa luận tốt nghiệp)

làm thật rõ -> làm rõ ; đôi ba -> những/ một số

----

Câu 6 - 15 mắc lỗi sai về câu, trong đó, các câu 6,8,10,11 (màu vàng) mắc lỗi thiếu chủ ngữ,
câu 13 (xanh lá cây) mắc lỗi thiếu vị ngữ; câu 7, 12 (xanh ngọc) mắc lỗi sai quan hệ ngữ pháp
giữa các thành phần trong câu; câu 9, 14, 15 mắc lỗi phi lô gic.

Cách chữa:
6. Ở các nước lục địa đen những năm gần đây đã bị nạn hạn hán hoành hành.

Bỏ “ở”.
7. Sở dĩ em đánh nhau với bạn là vì bạn bắt nạt các bạn nữ trong lớp nên em mới đánh.

Bỏ “nên em mới đánh”.


8. Với độ linh hoạt cao khi bay, với khả năng tăng tốc độ chớp nhoáng cùng trang bị hệ thống
điện tử và ra đa có chất lượng cao làm cho Tornado nhanh chóng trở thành flycam được ưa
chuộng nhất, chỉ sau 2 tháng ra mắt.

-> Chỉ sau 2 tháng ra mắt, Tornado đã nhanh chóng trở thành flycam được ưa chuộng nhờ độ
linh hoạt cao khi bay, khả năng tăng tốc chớp nhoáng cùng hệ thống điện tử và ra đa có chất
lượng cao.
9.Dù là đi chơi, khi bước ra ngõ gặp đàn bà là họ quay ngoắt trở lại. Nếu quyết đi thì một là
không có nhà, hai là bị chó cắn.

-> Dù là đi chơi, khi bước ra ngõ gặp đàn bà là họ quay ngoắt trở lại. Nếu quyết đi thì một là
người họ muốn thăm không có nhà, hai là chính họ bị chó cắn.
10. Với thành công của ca ghép tay này đã đánh dấu bước đột phá y học Việt Nam trong việc
ghép chi thể.

Bỏ “Với”.
11. Theo lãnh đạo Công ty Gốm sứ Thanh Hà khẳng định, công ty không có bất kỳ quan hệ
nào với nhóm đổ dầu thải xuống sông Đà.

Bỏ “theo”
12. Tưởng khói bốc lên từ tầng hầm, đó là khói nhang, một số cư dân vẫn bình thản
ngủ tiếp.

Bỏ ”, đó”
13. Những tuyến đường bị cấm trong dịp Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều như: cầu Nhật Tân
– đường Võ Chí Công – Bưởi – Kim Mã; Lý Thái Tổ - Tràng Tiền – Ngô Quyền.

“như” -> “là”


14. Lướt sóng, đạp gió, tàu nhổ neo ra khơi, thẳng tiến theo hướng đảo Hòn Ngư.

-> Tàu nhổ neo ra khơi, lướt sóng, đạp gió, thắng tiến theo hướng đảo Hòn Ngư.
15. Các thầy, các cô nên cố gắng thực hiện lời dạy “trồng người” vì lợi ích
trăm năm của Bác Hồ.

-> Các thầy, các cô nên cố gắng thực hiện lời dạy của Bác Hồ: “Vì lợi ích trăm năm thì phải
trồng người”.

You might also like