You are on page 1of 64

HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ

Câu 1. Khái niệm hệ thống? Các đặc trưng của hệ thống? Các thành phần của hệ
thống?
 Khái niệm
Hệ thống là một tập hợp gồm nhiều phần tử tương tác, có các mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau
và cùng hoạt động hướng tới một mục tiêu chung thông qua chấp thuận các yếu tố đầu vào,
biến đổi có tổ chức để tạo kết quả đầu ra.
VD: hệ thống giao thông, hệ thống pháp luật, hệ thống truyền thông,…
- Trong một hệ thống, mỗi thành phần có thể có những chức năng riêng nhưng khi kết hợp lại
chúng có những chức năng đặc biệt
 Các đặc trưng của hệ thống
 Tính tổ chức:
Giữa các phần tử trong hệ thống phải có mối quan hệ nhất định, quan hệ có hai loại:
- Quan hệ ổn định: là quan hệ tồn tại lâu dài cần phải nghiên cứu khi xét đến mối quan hệ.
Quan hệ ổn định không có nghĩa là bất biến, nó có biến động nhưng vẫn giữ được mức ổn
định tương đối.
Ví dụ: Số công nhân trong một xí nghiệp là không ổn định nhưng khi xét đến số lượng nói
chung là ổn định, tức là sự tăng, giảm không đáng kể.
- Quan hệ không ổn định: là những quan hệ tồn tại tức thời. Ví dụ: Các chuyến công tác đột
xuất của nhóm nhân viên trong cơ quan, v.v...
 Tính biến động:
Bất kỳ một hệ thống nào cũng có tính biến động, tức là có sự tiến triển và hoạt động bên
trong hệ.
- Tiến triển là sự tăng trưởng hay suy thoái của hệ thống.
VÍ DỤ: Hệ thống kinh doanh của một công ty có thể có lúc lãi, lỗ v.v...
- Hoạt động: các phần tử của hệ thống có sự ràng buộc với nhau, quan hệ này được duy trì
nhằm đạt đến mục đích cao nhất là kinh doanh. Hoạt động của hệ thống nhằm biến
cái VÀO thành cái RA.
VÍ DỤ:

Gỗ thiên nhiên Vận dụng


HT sản xuất

trang trí nội thất

 Hệ thống phải có môi trường hoạt động:


Môi trường là tập hợp các phần tử không thuộc hệ thống nhưng có thể tác động vào hệ thống
hoặc bị tác động bới hệ thống. Hệ thống và môi trường không thể tách rời nhau. Ví dụ: Hệ
thống sản xuất / kinh doanh không thể tách rời với môi trường khách hàng.
 Hệ thống phải có tính điều khiển:
Cơ chế điều khiển nhằm phối hợp, dẫn dắt chung các phần tử của hệ thống để chúng không
trượt ra ngoài mục đích (tính hướng đích) của hệ thống (đây là nhiệm vụ của môn điều khiển
học).
Khi nói đến quan điểm hệ thống, ta cần nhìn ra mối quan hệ tổng thể với đích chung, hoạt
động chung thấy đâu là quan hệ ổn định, đâu là môi trường.
 Các thành phần của hệ thống
 Các phần cứng:
 Gồm các thiết bị/phương tiện kỹ thuật dùng để xử lý/lưu trữ thông tin. Trong đó chủ yếu
là máy tính, các thiết bị ngoại vi dùng để lưu trữ và nhập vào/xuất ra dữ liệu.
 Phần mềm:
 Gồm các chương trình máy tính, các phần mềm hệ thống, các phần mềm chuyên dụng,
thủ tục dành cho người sử dụng.
 Dữ liệu:
 Con người trong hệ thống thông tin.
Câu 2. Tổ chức là gì? Quản lý là gì? Cho ví dụ?
 Tổ chức:
Tổ chức là tập hợp nhóm bao gồm nhân lực và tài nguyên cùng hướng đến các mục tiêu
chung.
Một tổ chức là một hệ thống, nghĩa là nó có đầu vào, các quy trình xử lý, kết quả đầu ra và
thông tin phản hồi.
VD: Trường học là một tổ chức với mục đích cung cấp kiến thức cho người đi học.
 Mục tiêu:
 Mục tiêu lợi nhuận: Đặt ra trong các hđ kinh doanh. Vd: bán hàng, sản xuất,...
 Mục tiêu phi lợi nhuận: Đặt ra trong các hoạt động xh. Vd: hđ từ thiện, y tế,...
 Đặc điểm chung: do con người tạo ra và có sự tham gia của con người
 Quản lý:
Quản lý là một tiến trình bao gồm các bước lập kế hoạch, tổ chức phân công, điều khiển và
kiểm soát các nỗ lực của cá nhân, bộ phận và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vật chất
khác của tổ chức để đạt được mục tiêu đề ra.
Câu 3. Hệ thống tổ chức là gì? Phân loại? Cho ví dụ.
Hệ thống tổ chức là các hoạt động cần thiết để xác định cơ cấu, guồng máy của hệ thống,
xác định những công việc phù hợp với từng nhóm, từng bộ phận và giao phó các bộ phận cho
các nhà quản trị hay người chỉ huy với chức năng nhiệm vụ và quyền hạn nhất định để thực
hiện nhiệm vụ được giao.
Việc tổ chức này gọi là tổ chức bộ máy. Hoạt động tổ chức còn là việc bố trí sắp xếp việc
thực hiện các công việc trong một cơ cấu tổ chức như: Doanh nghiệp sản xuất (gọi là tổ chức
sản xuất), Dự án (gọi là tổ chức thực hiện dự án, trường hợp đặc thù là trong dự án xây
dựng gọi là tổ chức xây dựng (tổ chức thi công là một phần của nó) và tổ chức thi công (tức
tổ chức thực hiện xây dựng trên công trường).
 Phân loại: 3 loại
 Hành chánh sự nghiệp:
+ Mục tiêu: phi lợi nhuận, phục vụ cho điều hành nhà nước và nhân dân
VD: ủy ban nhân dân, hội đồng nhân dân, mặt trận...
 Xã hội:
+ Mục tiêu: phi lợi nhuận, các dịch vụ của tổ chức nhằm trợ giúp về tinh thần, vật chất cho
con người
VD: từ thiện (UNICEP), y tế, giáo dục,..
 Kinh tế:
+ Mục tiêu: lợi nhuận, hiệu quả kinh tế. Tạo ra giá trị hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho đời
sống con người.
VD: sản xuất sản phẩm, bán hàng, xuất nhập khẩu, ngân hàng, vận chuyển, điện thoại,..
Câu 4. Hệ thống quản lý là gì? Phân loại? Cho ví dụ.
Là bộ phận đảm nhận hoạt động quản lý của tổ chức bao gồm con người, phương tiện,
phương pháp và biện pháp để kiểm tra nhằm đưa hoạt động của tổ chức đi đúng mục tiêu.
Phân loại:
1. Phân loại theo cấp ứng dụng
Các HTTTQL trong mỗi tổ chức phục vụ các cấp: chiến lược, chiến thuật, chuyên gia và tác
nghiệp.

Hình 1.1. Các dạng HTTTQL theo cấp ứng dụng


 HTTTQL cấp tác nghiệp trợ giúp các cấp quản lý bậc thấp như trưởng nhóm, quản
đốc, các chuyên viên thuộc các phòng ban quản lý… trong việc theo dõi các giao dịch
và hoạt động cơ bản của tổ chức như bán hàng, hoá đơn, tiền mặt, tiền lương, hàng
tồn kho… Mục đích chính của các hệ thống này là để trả lời các câu hỏi thông thường
và giám sát lưu lượng giao dịch của tổ chức. Các hệ thống này đòi hỏi thông tin phải
được cập nhật thường xuyên, đầy đủ, chính xác và dễ sử dụng. Ví dụ về một số HTTT
cấp tác nghiệp: HTTT theo dõi giờ làm việc của công nhân; HTTT quản lý các khoản
tiền rút từ một máy rút tiền tự động ATM; HTTT tính lương của CBCNV; HTTT
quản lý thu học phí của sinh viên…
 HTTTQL cấp chuyên gia cung cấp kiến thức và dữ liệu cho những người nghiên
cứu và các lao động dữ liệu trong một tổ chức. Mục đích của hệ thống này là hỗ trợ
các tổ chức phát triển các kiến thức mới, thiết kế sản phẩm, phân phối thông tin và xử
lý các công việc hàng ngày trong tổ chức.
 HTTTQL cấp chiến thuật được thiết kế hỗ trợ điều khiển, quản lý, tạo quyết định và
tiến hành các hoạt động quản lý của các nhà quản lý cấp trung gian. Các hệ thống này
thường cung cấp các báo cáo định kỳ (hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng quí
hoặc hàng năm) hơn là thông tin chi tiết về các hoạt động, giúp các nhà quản lý đánh
giá được tình trạng làm việc có tốt hay không? Ví dụ hệ thống quản lý công tác phí
cung cấp thông tin về công tác phí của nhân viên các phòng ban trong một khoảng
thời gian nào đó, từ đó nhà quản lý nắm được các trường hợp chi phí thực vượt quá
mức cho phép.
 HTTTQL cấp chiến lược giúp các nhà quản lý cấp cao xử lý các vấn đề và đưa ra
các quyết định chiến lược và các xu hướng phát triển dài hạn. Mục tiêu của HTTT là
giúp tổ chức có khả năng thích ứng tốt nhất với những thay đổi từ môi trường. HTTT
hỗ trợ các nhà quản lý trả lời các câu hỏi như: Tổ chức cần tuyển thêm bao nhiêu lao
động trong 5 năm tới? Nên sản xuất sản phẩm gì sau 5 năm nữa?…
2. Phân loại theo mục đích phục vụ của thông tin đầu ra
Theo cách này có năm loại: HTTT xử lý giao dịch, HTTT phục vụ quản lý, Hệ thống trợ giúp
ra quyết định, HTTT hỗ trợ điều hành và Hệ thống chuyên gia.
a. Hệ thống xử lý giao dịch (Transaction Processing Systems, TPS)
Hệ thống TPS xử lý các giao dịch, các dữ liệu đến từ các giao dịch mà tổ chức thực hiện hoặc
với khách hàng, với nhà cung cấp, những người cho vay hoặc với nhân viên của tổ chức.
Chúng trợ giúp các hoạt động ở mức tác nghiệp. Có thể kể ra các hệ thống thuộc loại này
như: Hệ thống trả lương, lập đơn đặt hàng, làm hoá đơn, theo dõi khách hàng…
Các công việc chính của TPS là nhận dữ liệu (nhập dữ liệu hoặc nhận từ hệ thống xử lý tự
động khác), lưu dữ liệu vào CSDL, tính toán hoặc thao tác trên dữ liệu theo các quy tắc quản
lý và phát sinh các báo cáo thống kê. Các công việc nhập dữ liệu được thực hiện ngay khi có
một giao dịch phát sinh (bất kỳ lúc nào), và các báo cáo thống kê được phát hành theo định
kỳ (mỗi ngày, mỗi tháng,…).
Mục đích chính của các TPS là thực hiện tự động các công việc xử lý dữ liệu thường lặp lại
nhiều lần, và duy trì tính đúng đắn và tức thời (up-to-date) cho các hồ sơ (hoặc cơ sở dữ liệu)
về các tác vụ đã thực hiện. Chúng giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp dữ liệu cho các
hệ thống quản lý khác như HTTT phục vụ quản lý, hệ thống hỗ trợ ra quyết định.
Hệ thống TPS đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Sự cố của TPS
trong vài giờ đồng hồ có thể gây thiệt hại nặng nề cho tổ chức và ảnh hưởng tiêu cực đến các
tổ chức có liên quan.

Hình 1.2. Hệ thống phân phối bán hàng


Các hệ thống TPS dựa trên máy tính có các đặc tính chung như sau:
– Liên kết chặt chẽ với các chuẩn và quy trình chuẩn. Các xử lý tự động của TPS chỉ thực sự
hiệu quả khi chúng đã được tối ưu hóa và thống nhất trong tổ chức. Do đó, các xử lý này cần
phải dựa trên quy tắc và quy trình đã ban hành trong tổ chức, hoặc ngược lại, các quy tắc và
quy trình phải được thiết kế để tối ưu hóa cho các xử lý này.
 Thao tác trên dữ liệu chi tiết. Các mẩu tin được tạo ra từ TPS cần phải mô tả các hoạt
động của tổ chức một cách chi tiết để giúp tổ chức nhận thức được đầy đủ những gì đã
diễn ra và qua đó tổ chức có thể phát hiện và xác định vấn đề đang tồn tại.
 Dữ liệu trong TPS diễn tả đúng những gì đã xảy ra, không dự báo hoặc khuyến nghị.
 Chỉ cung cấp một vài thông tin quản lý đơn giản, như tổng doanh thu trong tháng,
mức tăng/giảm doanh thu tháng hiện tại so với tháng truớc. Các thông tin này được
tạo ra từ các công thức biến đổi dữ liệu đơn giản để tất cả mọi người dễ dàng hiểu và
sử dụng đúng.
Ví dụ về TPS có thể là hệ thống thanh toán trực tuyến của một ngân hàng, cho phép khách
hàng thực hiện các giao dịch như chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, mua bán chứng khoán, và
cập nhật thông tin tài khoản. Hệ thống này sẽ đảm bảo rằng các giao dịch được xử lý một
cách nhanh chóng và chính xác, và đảm bảo an toàn cho dữ liệu và tài khoản của khách hàng.
Ngoài ra, TPS cũng có thể là hệ thống bán hàng trực tuyến của một cửa hàng, cho phép khách
hàng đặt hàng và thanh toán trực tuyến. Hệ thống này sẽ giúp cửa hàng xử lý đơn hàng nhanh
chóng và hiệu quả, giảm thiểu thời gian giữa khi khách hàng đặt hàng và khi hàng đến tay
khách hàng, đồng thời cung cấp thông tin chi tiết về đơn hàng và tình trạng vận chuyển.
b. Hệ thống thông tin phục vụ quản lý (Management Information Systems, MIS)
HTTT phục vụ quản lý nhằm trợ giúp các hoạt động quản lý của tổ chức, các hoạt động này
nằm ở mức điều khiển tác nghiệp, điều khiển chiến thuật hoặc lập kế hoạch chiến lược.
Chúng dựa chủ yếu vào các CSDL được tạo ra bởi các hệ xử lý giao dịch cũng như từ các
nguồn dữ liệu ngoài tổ chức. Chúng tạo ra các báo cáo cho các nhà quản lý một cách định kỳ
hoặc theo yêu cầu, tóm lược tình hình về một mặt nào đó của tổ chức. Các báo cáo này
thường có tính so sánh, chúng làm tương phản tình hình hiện tại với một tình hình đã được dự
kiến trước, tình hình hiện tại với một dự báo, các dữ liệu hiện thời và các dữ liệu lịch sử.
Vì các HTTT phục vụ quản lý phần lớn dựa vào các dữ liệu sinh ra từ các hệ xử lý giao dịch,
do đó chất lượng thông tin mà chúng cho phụ thuộc rất nhiều vào việc vận hành tốt hay xấu
của hệ xử lý giao dịch. Hệ thống phân tích năng lực bán hàng, theo dõi chi tiêu, theo dõi năng
suất hoặc sự vắng mặt của nhân viên, nghiên cứu về thị trường… là các HTTT phục vụ quản
lý.
MIS hướng đến hỗ trợ thông tin toàn diện cho tất cả những ai cần và được phép sử dụng
thông tin của tổ chức.
Hình 1.3 mô tả một hệ thống MIS tổng hợp và lập báo cáo về các hoạt động cơ bản trong tổ
chức dựa trên các kênh thông tin hình thức. Nguồn cung cấp dữ liệu nội bộ cho MIS là từ các
hệ thống TPS. Các loại dữ liệu bán hàng, sản phẩm, thu chi từ các TPS được đưa vào CSDL
của MIS, và được chuyển đổi (phân tích, tổng hợp) thành thông tin cần thiết cho người quản
lý bằng các phần mềm cung cấp các chức năng báo cáo hoặc truy vấn.

Hình 1.3. Mô hình cấu trúc HTTT phục vụ quản lý trong nội bộ
VD: một ứng dụng web phân tích dữ liệu để đưa ra các lời khuyên về các chiến lược tiếp thị
cho một công ty bán lẻ. Hệ thống có thể sử dụng dữ liệu khách hàng, dữ liệu sản phẩm và
nhiều yếu tố khác để đưa ra các quyết định về giá cả, vị trí đặt hàng và chiến lược quảng cáo.
Các quyết định này được dựa trên một hệ thống thuật toán phân tích và được cập nhật liên tục
để đáp ứng các yêu cầu thị trường thay đổi. Những quyết định được đưa ra có thể giúp công
ty tối ưu hoá quy trình kinh doanh và tăng doanh số bán hàng. tổ chức
c. Hệ thống hỗ trợ ra quyết định (Decision Support Systems, DSS)
DSS là những hệ thống được thiết kế với mục đích rõ ràng là trợ giúp các hoạt động ra quyết
định. Quá trình ra quyết định thường được mô tả như là một quy trình được tạo thành từ ba
giai đoạn: Xác định vấn đề, xây dựng và đánh giá các phương án giải quyết, lựa chọn một
phương án. Về nguyên tắc, một hệ thống trợ giúp ra quyết định phải cung cấp thông tin cho
phép người ra quyết định xác định rõ tình hình mà một quyết định cần phải ban hành. Thêm
vào đó, nó còn phải có khả năng mô hình hoá để có thể phân lớp và đánh giá các giải pháp.
Nói chung đây là các hệ thống đối thoại có khả năng tiếp cận một hoặc nhiều CSDL và sử
dụng một hoặc nhiều mô hình để biểu diễn và đánh giá tình hình.
 Tuy DSS và MIS đều hướng đến việc hỗ trợ cho người quản lý ra quyết định, nhưng giữa
MIS và DSS có nhiều điểm khác biệt như sau:
 DSS hỗ trợ giải quyết vấn đề của mỗi cá nhân (hoặc một nhóm), trong khi MIS hỗ trợ
thông tin cho mỗi vai trò (chức danh, nhiệm vụ) trong hệ thống quản lý. Vấn đề mà
DSS giải quyết là trợ giúp cho mỗi người quản lý ra quyết định theo tình huống (bổ
nhiệm cho một chức vụ, chọn dự án để đầu tư, quyết định khuyến mãi,…), còn các
vấn đề mà MIS giải quyết là trợ giúp chung cho mỗi vai trò quản lý (phòng nhân sự,
phòng tài chính, phòng tiếp thị,..).
 DSS trợ giúp trực tiếp giải quyết vấn đề, MIS chỉ trợ giúp gián tiếp cho việc giải
quyết vấn đề; kết xuất của DSS là giải pháp, kết xuất của MIS là thông tin để tìm
phương án.
 DSS hỗ trợ người quản lý trong suốt quá trình giải quyết vấn đề, từ khi nhận thức vấn
đề cho đến khi có giải pháp hoàn chỉnh.
 DSS tập trung hỗ trợ giải quyết các bài toán bán cấu trúc, còn MIS giải quyết nhu cầu
sử dụng thông tin cho tất cả các loại bài toán.
Ví dụ về hệ thống MIS (Quản lý thông tin doanh nghiệp) của một công ty xây dựng như
sau:
1. Quản lý thông tin khách hàng: Hệ thống MIS cho phép công ty theo dõi và nhập thông tin
khách hàng mới, thông tin chi tiết về các dự án đã thực hiện và giữ liên lạc với khách hàng
xác định.
2. Quản lý thông tin dự án: Hệ thống MIS cho phép công ty theo dõi tiến độ dự án, quản lý
ngân sách và chi phí, quản lý tài liệu và báo cáo tiến trình dự án đến khách hàng.
3. Quản lý thông tin nhân viên: Hệ thống MIS cho phép quản lý thông tin nhân viên, tài
khoản lương và bảo hiểm, quản lý bảng xếp hạng hiệu suất và đảm bảo việc đánh giá thành
viên theo đúng tiêu chuẩn.
4. Quản lý thông tin tài chính: Hệ thống MIS cho phép quản lý tài liệu tài chính, bao gồm kế
toán và báo cáo tài chính, lập dự báo và dự trù ngân sách, giúp đảm bảo rằng việc quản lý tài
chính được thực hiện chính xác và liên tục.
5. Quản lý thông tin lưu trữ: Hệ thống MIS cho phép lưu trữ và quản lý thông tin của công ty,
bao gồm dữ liệu khách hàng, dự án, tài liệu nhân viên và tài chính, giúp đảm bảo rằng thông
tin luôn được bảo mật và dễ dàng truy cập.
d. Hệ thống hỗ trợ điều hành (Executive Support Systems, ESS)
Hệ thống ESS tạo ra một môi trường khai thác thông tin chung chứ không cung cấp bất cứ
ứng dụng hay chức năng cụ thể nào. ESS được thiết kế để tổng hợp dữ liệu bên ngoài (như
các quy định mới về thuế, động thái của các đối thủ cạnh tranh…) và các thông tin tổng hợp
từ hệ thống nội bộ MIS và DSS của tổ chức. Hệ thống sàng lọc, đúc kết và chỉ ra những dữ
liệu chủ chốt, giúp các nhà lãnh đạo nắm bắt các thông tin hữu ích một cách nhanh nhất.
ESS được thiết kế chủ yếu cho các cấp lãnh đạo cao nhất. Chúng thường sử dụng các phần
mềm đồ hoạ tiên tiến và có thể chuyển tải đồng thời nhiều biểu đồ và dữ liệu từ các nguồn
khác nhau đến các cấp lãnh đạo của tổ chức. ESS giúp trả lời các câu hỏi như: Doanh nghiệp
nên phát triển lĩnh vực kinh doanh nào? Các đối thủ cạnh tranh đang làm gì?…
ESS không những cung cấp thông tin toàn diện về hiệu quả và năng lực của tổ chức mà còn
phản ánh các hoạt động của các đối thủ cạnh tranh, thị hiếu của khách hàng và năng lực của
các nhà cung cấp. ESS thực hiện bằng cách theo dõi các sự kiện và diễn biến bên trong và
bên ngoài tổ chức và chuyển các thông tin này đến nhà điều hành dưới dạng thông tin tổng
quát.
Ví dụ: CEO sử dụng ESS để xem lướt qua các hoạt động buôn bán theo sản phẩm, khu vực,
tháng, thị trường của tổ chức lẫn các đối thủ cạnh tranh. Nếu phát hiện có vấn đề, CEO sẽ
dùng công cụ “Data drill down” (khai khoáng dữ liệu) để tìm hiểu chi tiết hơn. Dựa vào
phương tiện này, các vấn đề phát hiện ở mức khái quát sẽ được làm sáng tỏ dần ở từng mức
quản lý thấp hơn, giúp CEO xác định chính xác những vấn đề cụ thể nào cần phải giải quyết
ở từng mức quản lý. Khác với DSS, ESS chỉ cung cấp thông tin trợ giúp CEO định vị chính
xác những vấn đề cần giải quyết ở mỗi mức quản lý cấp thấp hơn mà không cần đưa ra giải
pháp chi tiết cho vấn đề.
Các đặc điểm chung của các hệ thống ESS là:
 Được sử dụng trực tiếp bởi các
 Diễn tả thông tin dạng đồ họa, bảng, hoặc văn bản tóm tắt (tính khái quát cao).
 Truy xuất thông tin trong phạm vi rộng cả bên trong lẫn bên ngoài tổ chức.
 Cung cấp công cụ chọn, trích lọc và lần theo vết các vấn đề quan trọng từ mức quản
lý cao xuống mức quản lý thấp.
e. Hệ thống chuyên gia (Expert Systems, ES)
ES hay hệ thống cơ sở trí tuệ nhân tạo có nguồn gốc từ nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo. Đó là
kết quả những cố gắng nhằm biểu diễn bằng các công cụ tin học những tri thức của một
chuyên gia về một lĩnh vực nào đó. Hệ thống chuyên gia được hình thành bởi một cơ sở trí
tuệ và một động cơ suy diễn.
ES là một dạng DSS đặc biệt chuyên dùng để phân tích thông tin quan trọng đối với hoạt
động của tổ chức và cung cấp các phương tiện hỗ trợ ra quyết định chiến lược cho những nhà
điều hành cấp cao nhất (CEO).
Một số hệ thống chuyên gia như:
 Hệ thống cung cấp tri thức (Knowledge Working System – KWS) hỗ trợ lao động tri
thức (là những nhân công có trình độ cao với nhiệm vụ là tạo ra những thông tin và
kiến thức mới). Các hệ thống KWS có thể kể đến là hệ thống hỗ trợ thiết kế kiến trúc
hay cơ khí (AutoCAD), hệ thống phân tích chứng khoán, hệ thống phát triển phần
mềm…
 Hệ thống tự động hoá văn phòng (Office Automated System – OAS) giúp ích cho lao
động dữ liệu. Các hệ thống OAS là những hệ thống ứng dụng được thiết kế nhằm hỗ
trợ các công việc phối hợp và liên lạc trong văn phòng, liên kết các lao động tri thức,
các đơn vị và bộ phận chức năng. Chúng giúp quản lý văn bản thông qua các chức
năng xử lý văn bản, chế bản điện tử, quản lý tập tin; quản lý thời gian biểu qua chức
năng lịch điện tử và giúp liên lạc thông qua thư điện tử hay các chức năng truyền
giọng nói và hình ảnh qua mạng…
 Hệ thống thông tin tăng cường khả năng cạnh tranh (Information System for
Competitive Advantage, ISCA) được sử dụng như một trợ giúp chiến lược.

Hình 1.4. Mối liên hệ giữa các hệ thống.


Ví dụ, một công ty muốn giám sát lưu lượng truy cập trên trang web của mình và tìm hiểu
hành vi của người dùng. Họ có thể sử dụng Elasticsearch để lưu trữ và phân tích dữ liệu lưu
lượng truy cập từ các nguồn khác nhau như máy chủ web và ứng dụng di động.
Họ có thể sử dụng Kibana để tạo biểu đồ và báo cáo về các thông số truy cập như thời gian
phản hồi, số lượng yêu cầu và trình duyệt được sử dụng. Họ có thể sử dụng các truy vấn
Elasticsearch để phân tích dữ liệu và tìm hiểu những người dùng truy cập trang web của họ.
Với Elasticsearch, họ có thể phát hiện các xu hướng và khó khăn trong trải nghiệm người
dùng và thực hiện các cải tiến để cải thiện trang web của họ.
3. Phân loại theo chức năng, nghiệp vụ
Các thông tin trong một tổ chức chia theo cấp quản lý và trong cấp quản lý chia theo nghiệp
vụ mà chúng phục vụ. Các HTTT theo cách phân loại này sẽ được gọi tên theo chức năng
nghiệp vụ mà chúng hỗ trợ trong cả cấp tác nghiệp, cấp chiến thuật và cấp chiến lược.
Bảng 1.2. Ví dụ về các HTTTQL trong một doanh nghiệp

HTTT Sả n HTTT Vă n phòng


HTTT Tài chính HTTT HTTT Quả n trị
xuấ t Kinh
Kế toán chiến Marketing Nhân lự c chiến
doanh chiến
lượ c chiến lượ c lượ c
lượ c

HTTT Tài chính HTTT HTTT Quả n trị HTTT Sả n


Kế toán chiến Marketing Nhân lự c chiến xuấ t Kinh
thuậ t chiến thuậ t thuậ t doanh chiến
thuậ t
HTTT Sả n
HTTT Tài chính HTTT HTTT Quả n trị
xuấ t Kinh
Kế toán tác Marketing tác Nhân lự c tác
doanh tác
nghiệp nghiệp nghiệp
nghiệp

HTTT xử lý giao dịch

Câu 5. Xu hướng phát triển của HTTTQL.


Trên thế giới cũng như tại Việt Nam, các tổ chức, doanh nghiệp đang có xu hướng đẩy mạnh
ứng dụng CNTT phục vụ công tác điều hành hoạt động SXKD. HTTTQL tin học hóa đang
dần dần trở thành một công cụ không thể thiếu trong công tác quản lý ở mọi cơ quan khác
nhau, từ các cơ quan hành chính sự nghiệp đến các tổ chức, doanh nghiệp trực tiếp tham gia
vào quá trình sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp đã cảm nhận được những lợi ích to lớn
của các HTTTQL trong việc khai thác, xử lý, lưu trữ và truyền đạt thông tin kinh tế nhằm
nâng cao hiệu quả của công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhiều tổ chức, doanh
nghiệp Việt Nam đã bắt đầu quan tâm đến việc tự động hoá công tác quản lý và điều khiển
sản xuất; đồng thời hướng đến tiêu chuẩn hoá công tác quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế ISO
9000.
Câu 6. Dữ liệu là gì? Thông tin là gì? So sánh hai khái niệm này. Cho ví dụ.
 Dữ liệu:
 Ký hiệu, biểu tượng, con số,.. là các giá trị mô tả các sự kiện, hiện tượng cụ thể phản ánh
một vấn đề nào đó của cuộc sống. Dữ liệu là những sự kiện hay những gì quan sát được
trong thực tế và chưa hề được biến đổi sữa chữa cho bất cứ một mục đích nào khác.
 Thông tin
 Thông tin là các dữ liệu đã được biến đổi thành dạng dễ hiểu, mang lại hiểu biết về một
sự vật, hiện tượng, dữ liệu có ý nghĩa được rút ra sau khi so sánh và đánh giá, có ích cho
người sử dụng thông tin.
 So sánh

Dữ liệu Thông tin

Dữ liệu là các số liệu hoặc các tài liệu thu Thông tin có dạng như sản phẩm hoàn
thập được chưa qua xử lý, chưa được biến chỉnh thu được sau quá trình xử lý dữ liệu,
đổi cho bất cứ một mục đích nào khác. là những dữ liệu đã được xử lý sao cho nó
thực sự có ý nghĩa đối với người sử dụng.
Ví dụ: các cuộc điều tra dân số sẽ cung cấp
nhiều dữ liệu về số nhân khẩu của từng hộ Ví dụ : Bộ Lao động – Thương binh–Xã hội
gia đình, họ tên, tuổi, giới tính, nghề có thể dựa vào dữ liệu điều tra dân số để
nghiệp…của từng thành viên trong mỗi thống kê số người theo độ tuổi, theo giới
hộ… tính…
Khi một doanh nghiệp bán được một lô
hàng nào đó sẽ sinh ra các dữ liệu về số Các doanh nghiệp dựa vào dữ liệu bán hàng
lượng hàng hoá đã bán, giá bán, địa điểm để tính tổng doanh thu, số lượng hàng đã
bán hàng, thời gian bán hàng, hình thức
thanh toán, giao nhận hàng…
Các dữ liệu này sẽ được lưu trữ trên các bán trong một giai đoạn nào đó (ngày, tuần,
thiết bị tin học và chịu sự quản lý của một tháng, …)
chương trình máy tính phục vụ cho nhiều
người dùng với các mục đích khác nhau

VÍ DỤ

Dữ Liệu Thông Tin

Một ví dụ về thông tin có thể là thông tin về


một sản phẩm mới trên thị trường. Thông tin
này bao gồm chi tiết về sản phẩm, giá cả, đặc
Ví dụ về dữ liệu là bảng danh sách học sinh
tính kỹ thuật, cách sử dụng và đặc điểm phân
gồm tên, tuổi, giới tính, điểm trung bình của
biệt nó với các sản phẩm tương tự khác. Thông
các học sinh trong một lớp học. Các thông tin
tin này có thể được cung cấp qua các kênh như
này được nhập vào máy tính và lưu trữ dưới
trang web, tạp chí, quảng cáo trên TV hoặc
dạng dữ liệu để phân tích và sử dụng để đánh
chiến dịch quảng cáo trực tuyến. Khách hàng
giá tiến bộ học tập của học sinh.
có thể sử dụng thông tin này để quyết định
mua sản phẩm hoặc không, và để so sánh với
các sản phẩm khác trên thị trường.

Câu 7. Các đặc tính của thông tin.


 Độ tin cậy:
Độ tin cậy thể hiện độ xác thực và độ chính xác. Thông tin có độ tin cậy thấp sẽ gây cho
doanh nghiệp những hậu quả tồi tệ. chẳng hạn hệ thống lập hóa đơn bán hàng có nhiều sai
sót, sẽ gây ra sự phàn nàn từ phía khách hàng. Việc đó sẽ dẫn đến giảm số lượng khách hàng
và doanh nghiệp.
 Tính đầy đủ:
tính đầy đủ của thông tin thể hiện sự bao quát các vấn đề đáp ứng yêu cầu của nhà quản lý.
Nhà quản lý sử dụng một thông tin không đầy đủ có thể dẫn đến các quyết định và hành động
không đáp ứng được những đòi hỏi cảu tình hình thực tế. điều đso sẽ làm hại daonh nghiệp.
 Tính thích hợp và dễ hiểu:
Trong một số trường hợp, nhiều nàh quản lý đã không sử dụng một số báo cáo mặc dù chúng
có liên quan tới những hoạt động thuộc trách nhiệm của họ. nguyên nhân chủ yếu là do chúng
chưa thích hợp và khó hiểu. có thể là do nhiều thông tin không thích ứng cho người nhận,
thiếu rõ ràng, sử dụng quá nhiều từ viết tắt hoặc đã nghĩa, hoặc sự bố trí chưa hợp lý của các
phần tử thông tin. Điều đó dẫn đến hoặc là tổn phí tạo ra những thông tin không dùng, hoặc là
ra các quyết định sai vì hiểu sai thông tin.
 Tính an toàn:
Thông tin là nguồn lực quý báu cảu tổ chức cũng như vốn và nguyên vật liệu. hiếm cao
doanh nghiệp nào mà bất kỳ ai cũng có thể tiếp cận được bảo vệ và chỉ những người được
quyền mới được phép tiếp cận được bảo vệ và chỉ những người được quyền mới được phép
tiếp cận tới thông tin. Sự thiếu an toàn về thông tin cũng có thể gây ra những thiệt hại lớn cho
tổ chức.
 Tính kịp thời:
Thông tin cần được gửi tới cho người sử dụng vào đúng lúc cần thiết.
Câu 8. Phân loại các dạng thông tin? Cho ví dụ.
 Thông tin chiến lược:
 Những chính sách lâu dài của một doanh nghiệp.
 Nó là mối quan tâm chủ yếu của các nhà quản lý cao cấp.
Ví dụ:
 Chính phủ:
 Nghiên cứu về dân cư
 Những nguồn lực có giá trị đối với quốc gia
 Số liệu thống kê về cán cân thu chi và đầu tư nước ngoài,…
 Doanh nghiệp:
 Tiềm năng thị trường
 Cách thức thâm nhập thị trường
 Chi phí cho nguyên vật liệu
 Phát triển sản phẩm
 Thay đổi về năng suất lao động …
- Thông tin chiến thuật:
Câu 9. Kiến trúc thông tin trong một doanh nghiệp?
Kiến trúc thông tin trong doanh nghiệp:
 Ứng dụng cho các chức năng trong kinh doanh:
 Hệ thống chiến lược
 Hệ thống quản lý
 Hệ thống kiến thức
 Hệ thống điều hành
 Cơ sở hạ tầng:
 Phần cứng
 Phần mềm
 Dữ liệu và công nghệ lưu trữ
 Mạng.
Câu 10. Hệ thống thông tin là gì? Các cách phân loại hệ thống thông tin? Cho ví dụ.
Hệ thống thông tin là hệ thống có nhiệm vụ thu thập xử lý lưu trữ và truyền thông tin trợ giúp
các hoạt động trong tổ chức và doanh nghiệp.
Hệ thống thông tin là một hệ thồng chức năng thực hiện nhiệm vụ thu thập xử lý lưu trữ và
cung cấp thông tin hỗ trợ việc ra quyết định phối hợp kiểm soát đồng thời giúp nhà quản lý.
Phân tích các vấn đề và các tình huống phức tạp.
 Các cách phân loại hệ thống thông tin:
 Phân loại theo ứng dụng :
 HTTT cấp tác nghiệp
 HTTT cấp chuyên gia
 HTTT cấp chiến thuật
 HTTT cấp chiến lược
 Phân loại theo mục đích đầu ra :
 Hệ thống xử lý giao dịch
 Hệ thống thông tin phục vụ quản lý
 Hệ thống hỗ trợ ra quyết định
 Hệ thống hỗ trợ điều hành
 Hệ thống chuyên gia
 Hệ thống cung cấp tri thức
 Hệ thống tự động văn phòng
VÍ DỤ: cửa hàng bán xỉ , bán lẻ các loại nước ngọt , nước suối , rượi bia ,…đối tượng mà
cửa hàng giao tiếp là khách hàng mua các loại nước ngọt giải khát , nhà cung cấp (các công
ty sản suất nước giải khát) cung cấp các loại nước giải khát cho cửa hàng và ngân hàng giao
tiếp với cửa hàng thông qua việc gửi rút và thanh toán tiền mặt cho nhà cung cấp.
Câu 11. Vai trò, sự cần thiết của hệ thống thông tin đối với doanh nghiệp?
 Làm trung gian giữa doanh nghiệp với môi trường xã hội :
HTTT hiện nay đóng vai trò trung gian giữa các thương giệu của doanh nghiệp với môi
trường xã hội nó có vai trò quyết định giúp cho quá trình thu thập xữa lý cung cấp thông tin
thuận tiện bậc nhất .
 Đối với bên ngoài doanh nghiệp :
HTTT có vai trò quan trọng trong việc thu thập các dữ liệu và thông tin từ môi trường bên
ngoài. Sau đó đưa thông tin từ doanh nghiệp cung cấp ra bên ngoài.
Các thông tin đó bao gồm : giá cả, sức lao động, thị hiếu , nhu cầu mặt hàng , lạm phát…
 Đối với mặt nội bộ (bên trong):
HTTT có vai trò như cầu nối giúp liên kết các bộ phận bên trong doanh nghiệp một các hệ
thống và có tổ chức với nhau .Nó còn có thể thu thập cung cấp thông tin cho nhiểu đơn vị cần
thiết với nhiều mục đích khác nhau của doanh nghiệp.
Câu 12. Các chức năng của hệ thống thông tin?
 Thu thập thông tin
 Truyền thông tin
 Lưu trữ
 Phục hồi
 Xử lý
 Hiển thị
Câu 13. Hệ thống thông tin quản lý là gì?
Hệ thống thông tin quản lý là hệ thống thông tin cung cấp các thông tin chính xác kịp thời
cho các nhà quản lý đưa ra các quyết định kinh doanh giải quyết các vấn đề kinh doanh giám
sát hoạt động và theo dõi các hoạt động kinh doanh.
Câu 14. Vai trò của hệ thống thông tin quản lý trong doanh nghiệp?
 Hỗ trợ cải thiện khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp
 Hỗ trợ việc ra quyết định cho doanh nghiệp
 Hỗ trợ nghiệp vụ hoạt động kinh doanh
Câu 15. Các thành phần trong một hệ thống thông tin quản lý?
Một hệ thống thông tin quản lý được cấu trúc các thành phần cấu thành bao gồm 4 hệ thống
con :
 Hệ thống ghi chép nội bộ: đảm bảo cung cấp số liệu hiện thời nhiều tổ chức đã phát
triển nhiểu hệ thống ghi chép nội bộ có sử dụng máy tính để cung cấp thông tin nhanh
và đầy đủ hơn.
 Hệ thống tình báo: cung cấp cho nhà quản lý những thông tin hàng ngày tình hình
diễn biến môi trường bên ngoài.
 Hệ thống nghiên cứu thông tin: thu thập những thông tin liên quan đến vấn đề cụ thể
đặt trước tổ chức đặc điểm của nghiên cứu thông tin là tốt là có phương pháp khoa
học ,sử dụng nhiều phương pháp xây dựng mô hình lượng định tỷ lệ chi phí lợi nhuận
giá trị của thông tin.
 Hệ thống hỗ trợ quyết định: sử dụng cho công tác điều hành tổ chức hàng ngày và
phục vụ cho người giám sát hoạt động tác nghiệp của tổ chức.
Câu 16. Một số dạng HTTT quản lí phổ biến? cho VD?
 Hệ xử lý dữ liệu (DBS)
 Cập nhật DL định kỳ, xử lý DL cục bộ
 Hệ xử lý điểm cho GV, hệ xếp thời khóa biểu
 HTTT quản lý (MIS)
 Xử lý dữ liệu có tính thống kê, phục vụ cho nhà quản lí
 Hệ xử lý điểm cho giáo viên cho phép thống kê lực học của sinh viên
 Hệ trợ giúp quyết định(DSS)
 Phục vụ nhà quản lý cấp cao
 Dựa trên hệ phân tích dự báo
 Hệ chuyên gia( ES)
 Đóng vai trò là chuyên gia lĩnh vực
Câu 17. Các nguyên tắc nhận biết nguy cơ và rủi ro đối với một HTTT?
 Tìm hiểu về hệ thống thông tin: Hiểu rõ hoạt động của hệ thống thông tin, cách thức
lưu trữ, truy xuất, và chia sẻ thông tin.
 Xác định các nguy cơ và rủi ro: Đưa ra một danh sách các nguy cơ và rủi ro tiềm ẩn
có thể xảy ra với hệ thống thông tin. Các nguy cơ và rủi ro có thể bao gồm tin tặc, mã
độc, lỗi hệ thống, vấn đề về an ninh thông tin,...
 Xác định giá trị của thông tin: Đánh giá giá trị của thông tin để xác định số tiền và tài
sản phải bảo vệ.
 Quản lý các nguy cơ và rủi ro: Thiết lập các biện pháp bảo mật để giảm thiểu các
nguy cơ và rủi ro trong hệ thống thông tin. Điều này có thể bao gồm cài đặt các phần
mềm bảo mật, giám sát và quản lý truy cập thông tin, đào tạo người dùng,...
 Đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật: Đặc biệt là những quy định về bảo mật
thông tin cần phải được tuân thủ. Điều này bao gồm luật về bảo vệ thông tin cá nhân,
luật về an ninh mạng, và các quy định liên quan khác.
 Kiểm tra định kỳ và đánh giá lại các biện pháp bảo mật: Xác định các vấn đề mới,
thay đổi, hoặc tiêu cực có thể xảy ra và đánh giá lại các phương thức bảo vệ hiện có.
Cập nhật và cải thiện các biện pháp bảo mật để đảm bảo hệ thống thông tin luôn an
toàn và bảo mật.
Câu 18. Các giải pháp đảm bảo cho sự an toàn cho 1 HTTT?
 Đặt mật khẩu mạnh
Đảm bảo rằng các tài khoản trên mạng xã hội, website, ứng dụng của bạn cần đặt mật khẩu
mạnh. Mật khẩu nên chứa dấu gạch dưới hoặc @, số, ký tự chữ. Cá nhân nên tránh đặt những
mật khẩu dễ như 123456, 123456789, iloveyou, tên + ngày sinh,…
 Mã hóa dữ liệu
Đối với những thông tin quan trọng, mật thiết, chúng ta nên mã hóa trước khi gửi đi.Mục đích
của việc mã hóa thông tin là tránh khỏi sự nhòm ngó, tấn công của Hacker.
 Cập nhật phần mềm
Một trong những giải pháp tránh mất thông tin hiệu quả là cài đặt phần mềm. Bạn có thể cài
phần mềm diệt virus, phần mềm cảnh báo tấn công, phần mềm giám sát hệ thống..
 Cài đặt phần mềm diệt virus
Cài đặt phần mềm chống virus xâm nhập cũng là một giải pháp được các chuyên gia
khuyến cáo. Lưu ý, người dùng nên quét virus trước khi tải phần mềm về máy. Một số
công cụ online giúp kiểm tra mã độc online như: virus total, 6scan security, sitecheck.
 Sử dụng phần mềm có nguồn gốc rõ ràng
Đảm bảo rằng mọi phần mềm, ứng dụng trên thiết bị của bạn có nguồn gốc rõ ràng sẽ giúp
hạn chế nguy cơ làm mất attt.
 Kiểm soát quyền trên thiết bị
Hãy phân chia quyền thật rõ ràng cho các thành viên, người thân trên thiết bị của bạn.

 Tắt các kết nối Wifi, Bluetooth, NFC khi không sử dụng
Hãy nhớ sau khi vào mạng, bạn phải tắt các kết nối Wifi, bluetooth, NFC để tránh nguy cơ bị
rò rỉ mật khẩu, tài liệu và thông tin cá nhân.
Câu 19. Mã hóa thông tin là gì?Giai mã thông tin là gì? Vd?
Mã hóa là quá trình dùng để biến thông tin từ dạng này sang dạng khác và ngăn những người
không phận sự tiếp cận vào thông tin đó. Bản thân việc mã hóa không ngăn chặn việc thông
tin bị đánh cắp, có điều thông tin đó lấy về cũng không xài được, không đọc được hay hiểu
được vì đã được làm biến dạng đi rồi.

Câu 20. quy trình mã hóa và giải mã thông tin? sơ đồ , giải thích
 Định nghĩa.
Mã hóa là quá trình chuyển đổi các thông tin từ dạng này sang dạng khác, làm cho thông tin
khó đọc hơn.
Giải mã là quá trình ngược lại của mã hóa, giúp đọc được thông tin.
 Mã hóa yêu cầu:
 Confidentiality: Bí mật. Chỉ chia sẻ thông tin cho những người được phép.
 Integrity: Toàn vẹn. Thông tin không bị thay đổi.
 Authentication: Xác thực. Bên nhận (bên gửi) cần phải xác định được thông tin nhận
(gửi ) đúng người.
 Non – Repudiation: Không chối bỏ. Bên gửi không chối bỏ được thông tin đã gửi.
 Non – Repeat: Không lặp lại. Thông tin không được sao chép từ bên thứ 3.
 Các thuật toán.
Quá trình chuyển đổi thông tin từ dạng này sang dạng khác chính là quá trình sử dụng các
thuật toán để mã hóa thông tin.
1. Khóa đối xứng.
Khi dữ liệu được mã hóa thì khóa dùng để mã hóa hoặc khóa giải mã cần phải được chia sẻ bí
mật cho bên nhận, để bên nhận có thể giải mã lấy được thông tin. Khóa đối xứng là thuật toán
mà trong đó khóa dùng để mã hóa và giải mã có quan hệ rõ ràng với nhau.( hoặc là giống
nhau, hoặc là có thể dễ dàng tìm được 1 khóa nếu biết khóa kia.)
 Một số thuật toán tiêu biểu:
 DES (Data Encryption Standard): Là thuật toán mã hóa có chiều dài khối là 64bit,
chiều dài khóa là 56bit.
 3-DES (Triple-DES): Là thuật toán mã hóa DES được thực hiện 3 lần, chiều dài khóa
sẽ gấp 3 lần trong mã hóa DES.
 AES (Advanced Encryption Standard): Là thuật toán mã hóa có chiều dài khối là
128bit, chiều dài khóa là 128, 192, 256 bit.
2. Khóa công khai. (Khóa bất đối xứng.)
Thay vì sử dụng khóa để mã hóa, giải mã như khóa đối xứng, khóa công khai sử dụng một
cặp: khóa public và khóa private. Khóa public dùng để mã hóa, còn khóa private dùng để giải
mã.
VD: Khi Bob gửi thông tin tới Alice.
 Bước 1: Cả Bob và Alice đều phải tạo ra cặp khóa của riêng mình:
- Khóa công khai .( key public)
- Khóa bí mật. (key private)
Tạo cặp khóa trong mã hóa công khai

 Bước 2: Chia sẻ khóa công khai của mỗi người.

Chia sẻ khóa công khai

 Bước 3: Quá trình mã hóa bên phía gửi là Bob.

Quá trình mã hóa trong mã hóa công khai

 Bước 4: Quá trình giải mã bên phía nhận là Alice.


Quá trình giải mã trong mã hóa công khai

 Thuật toán phổ biến:


 RSA: Thuật toán lấy 3 chữ cái đầu của tên của 3 tác giả: Ron Rivest, Adi Shamir
và Len Adleman
3. Hàm băm.
Là giải thuật nhằm sinh ra các giá trị băm tương ứng với mỗi khối dữ liệu đầu vào.

 Một số hàm băm thông dụng:


 MD5 (Message Digest Algorithm 5): là hàm băm được sử dụng với giá trị hash là
128bit.
 SHA (Secure Hash Algorithm): Có SHA1 trả về kết quả 160bit, SHA224 – kết
quả 224bit, SHA256 – kết quả 256bit, SHA384 – kết quả 384bit, SHA512 – kết
quả 512bit.
 Cách 2
1. Mình sử dụng một thuật toán mã hóa, cộng với khóa của mình để mã hóa file (cách
tạo khóa tạm thời không bàn đến, chủ yếu là dùng các giải thuật ngẫu nhiên).
2. Bằng cách nào đó, mình giao cho bạn một khóa giống với mình, có thể là giao
trước hoặc sau khi mã hóa tập tin đều được.
3. Khi bạn nhận tập tin, bạn sẽ dùng khóa này để giải mã ra tập tin gốc có thể đọc
được.

 Vấn đề ở đây, đó là mình phải làm sao để chuyển khóa cho bạn một cách an toàn.
Nếu khóa này bị lộ ra thì bất kì ai cũng có thể xài thuật toán nói trên để giải
mã tập tin, như vậy thì tính bảo mật sẽ không còn nữa.
 Quy trình mã hóa bất đối xứng như sau:
1. Bên nhận sẽ tạo ra một cặp public + private key. Người này giữ lại private key cho
riêng mình và cất cẩn thận, còn public key thì chuyển cho bên gửi (dưới hình thức
email, copy qua USB, v.v) hoặc post đâu đó lên mạng.
2. Bên gửi sử dụng public key để mã hóa dữ liệu, sau đó gửi file đã mã hóa lại cho
bên nhận.
3. Bên nhận lúc này sẽ xài private key đã lưu khi nãy để giải mã dữ liệu và sử dụng.
Một nhược điểm của mã hóa bất đối xứng đó là tốc độ giải mã chậm hơnso với mã hóa đối
xứng, tức là chúng ta phải tốn nhiều năng lực xử lý của CPU hơn, phải chờ lâu hơn, dẫn đến
“chi phí” cao hơn. Khoảng thời gian lâu hơn là bao nhiêu thì còn tùy vào thuật toán mã hóa,
cách thức mã hóa và key.
Chính vì thế mà hiện tại ít ai mã hóa cả một file bằng phương pháp bất đối xứng. Thay vào
đó, họ xài phương pháp bất đối xứng để mã hóa chính cái key dùng trong mã hóa đối
xứng (hoặc tạo ra key đó bằng cách tổng hợp public và private key của bên gửi và nhận).
Như đã nói ở trên, mã hóa đối xứng có nhược điểm là key bị lộ là coi như xong đời, vậy thì
giờ chúng ta mã hóa luôn cái key đó cho an toàn và có thể gửi key thoải mái hơn. Một khi đã
giải mã bất đối xứng để ra key gốc rồi thì tiến hành giải mã thêm lần nữa bằng phương pháp
đối xứng để ra file ban đầu.
Câu 21. Quy trình xử lý thông tin? (Vẽ sơ đồ và giải thích)
 Khái niệm:
Là hệ thống thông tin cung cấp các thông tin chính xác, kịp thời cho các nhà quản lý đưa ra
các quyết định trong kinh doanh, giải quyết vấn đề kinh doanh, giám sat hoạt động và theo
dõi tiến độ kinh doanh
 Quy trình xử lí thông tin:
 Thu thập thông tin
 Xử lí thông tin
 Lưu trữ thông tin
 Truyền đạt thông tin
Câu 22. Vai trò của thông tin và dữ liệu trong hoạt động của tổ chức?

 Chiến lược:
 Hỗ trợ các chiến lược lợi thế cạnh tranh: Hệ thống thông tin giúp doanh nghiệp điều
hành hiệu quả hơn, cắt giảm chi phí làm giảm giá thành, từ đó giúp tăng tính cạnh
tranh cho sản phẩm được bán ra. Hơn nữa, hệ thống thông tin cũng giúp rút ngắn và
liên kết khoảng cách giữa doanh nghiệp với khách hàng, nhà cung cấp.
 Chiến thuật:
 Hỗ trợ quyết định kinh doanh: Một hệ thống thông tin đầy đủ sẽ giúp cho các nhà
quản trị của doanh nghiệp có bức tranh toàn cảnh về tình hình sản xuất, kinh doanh,
tài chính… của doanh nghiệp, từ đó có thể ra những quyết định kinh doanh phù hợp,
đúng đắn và có hiệu quả
 Tác nghiệp:
 Hỗ trợ các quy trình nghiệp vụ và các hoạt động kinh doanh: Hệ thống thông tin cho
phép lưu trữ một khối lượng lớn thông tin cần thiết như thông tin về khách hàng, nhà
cung cấp, thông tin về sản phẩm, giá bán, nhãn mác, chi phí,… giúp cho việc thực
hiện nghiệp vụ và các hoạt động kinh doanh diễn ra trơn tru và tiết kiệm thời gian
 Ngoài ra, còn có các vai trò khác như:
 Giúp quá trình điều hành của doanh nghiệp trở nên hiệu quả hơn: cắt giảm chi phí,
tăng chất lượng sản phẩm, hoàn thiện quá trình phân phối
 Tăng ưu thế cạnh tranh bằng cách xây dựng mối liên kết chặt chẽ với khách hàng và
nhà cung cấp đầu vào
 Tạo điều kiện khuyến khích quá trình phát triển các sản phẩm mới, cơ hội kinh doanh
mới
Câu 23. Khi nào doanh nghiệp cần phát triển một hệ thống thông tin?
- Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, các doanh nghiệp mọc lên ngày càng
nhiều. Điều này đã tạo ra cho các doanh nghiệp những áp lực cạnh tranh cực kỳ lớn.
Chính vì vậy, doanh nghiệp luôn cần phải nắm bắt chính xác và kịp thời xu hướng,
dòng chảy của xã hội để tránh bị thụt lùi, lạc hậu. Trong đó, hệ thống thông tin đóng
một vai trò rất lớn vào việc giúp doanh nghiệp phát triển và tạo được vị thế trên thị
trường.
- Thay đổi nghiệp vụ cơ cấu nhân sự
- Khi mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp tăng cao
Câu 24. Chu kỳ sống của một hệ thống thông tin?

 Một hệ thống thông tin (HTTT) được phát triển qua những giai đoạn như sau:
 Giai đoạn 1: Khảo sát dự án
Khảo sát hiện trạng là giai đoạn đầu tiên trong quá trình phát triển một hệ thống thông tin.
Nhiệm vụ chính trong giai đoạn này là tìm hiểu, thu thập thông tin cần thiết để chuẩn bị cho
việc giải quyết các yêu cầu được đặt ra của dự án. Giai đoạn khảo sát được chia làm hai bước:
 Bước 1:
 Khảo sát sơ bộ: tìm hiểu các yếu tố cơ bản (tổ chức, văn hóa, đặc trưng, con người,...)
tạo tiền đề để phát triển HTTT phù hợp với dự án và doanh nghiệp.
 Khảo sát chi tiết: thu thập thông tin chi tiết của hệ thống (chức năng xử lý, thông tin
được phép nhập và xuất khỏi hệ thống, ràng buộc, giao diện cơ bản, nghiệp vụ) phục
vụ cho việc phân tích và thiết kế.
 Bước 2: Đặt ra các vấn đề trọng tâm cần phải giải quyết, như:
 Thông tin đưa vào hệ thống phải như thế nào?
 Dữ liệu hiển thị và xuất ra khác nhau ở những điểm nào?
 Ràng buộc giữa các đối tượng trong hệ thống cần xây được dựng ra sao?
 Chức năng và quy trình xử lý của hệ thống phải đảm bảo những yêu cầu nào?
 Cần sử dụng những giải pháp nào? Tính khả thi của từng giải pháp ra sao?
- Từ những thông tin thu thập được và vấn đề đã đặt ra trong giai đoạn khảo sát, nhà
quản trị và các chuyên gia sẽ chọn lọc những yếu tố cần thiết để cấu thành hệ thống
thông tin riêng cho doanh nghiệp.
 Giai đoạn 2: Phân tích hệ thống
Mục tiêu của giai đoạn là xác định các thông tin và chức năng xử lý của hệ thống, cụ thể như
sau:
 Xác định yêu cầu của HTTT gồm: các chức năng chính - phụ; nghiệp vụ cần phải xử
lý đảm bảo tính chính xác, tuân thủ đúng các văn bản luật và quy định hiện hành; đảm
bảo tốc độ xử lý và khả năng nâng cấp trong tương lai.
 Phân tích và đặc tả mô hình phân cấp chức năng tổng thể thông qua sơ đồ BFD
(Business Flow Diagram), từ mô hình BFD sẽ tiếp tục được xây dựng thành mô hình
luồng dữ liệu DFD (Data Flow Diagram) thông qua quá trình phân rã chức năng theo
các mức 0, 1, 2 ở từng ô xử lý.
 Phân tích bảng dữ liệu. Cần đưa vào hệ thống những bảng dữ liệu (data table) gồm
các trường dữ liệu (data field) nào? Xác định khóa chính (primary key), khóa ngoại
(foreign key) cũng như mối quan hệ giữa các bảng dữ liệu (relationship) và ràng buộc
(constraint) dữ liệu cần thiết.
Ở giai đoạn này, các chuyên gia sẽ đặc tả sơ bộ các bảng dữ liệu trên giấy để có cái nhìn
khách quan. Qua đó, xác định các giải pháp tốt nhất cho hệ thống đảm bảo đúng các yêu cầu
đã khảo sát trước khi thực hiện trên các phần mềm chuyên dụng.
 Giai đoạn 3: Thiết kế
Thông qua thông tin được thu thập từ quá trình khảo sát và phân tích, các chuyên gia sẽ
chuyển hóa vào phần mềm, công cụ chuyên dụng để đặc tả thiết kế hệ thống chi tiết. Giai
đoạn này được chia làm hai bước sau:
 Bước 1: Thiết kế tổng thể
 Trên cơ sở các bảng dữ liệu đã phân tích và đặc tả trên giấy sẽ được thiết kế dưới
dạng mô hình mức ý niệm bằng phần mềm chuyên dụng như Sybase PowerDesigner,
CA ERwin Data Modeler. Bằng mô hình mức ý niệm sẽ cho các chuyên gia có cái
nhìn tổng quát nhất về mối quan hệ giữa các đối tượng trước khi chuyển đổi thành mô
hình mức vật lý.
 Bước 2: Thiết kế chi tiết
 Thiết kế cơ sở dữ liệu (Database): Với mô hình mức vật lý hoàn chỉnh ở giai đoạn
thiết kế đại thể sẽ được kết sinh mã thành file sql.
 Thiết kế truy vấn, thủ tục, hàm: thu thập, xử lý thông tin nhập và đưa ra thông tin
chuẩn xác theo đúng nghiệp vụ.
 Thiết kế giao diện chương trình đảm bảo phù hợp với môi trường, văn hóa và yêu cầu
của doanh nghiệp thực hiện dự án.
 Thiết kế chức năng chương trình đảm bảo tính logic trong quá trình nhập liệu và xử lý
cho người dùng.
 Thiết kế báo cáo. Dựa trên các yêu cầu của mỗi doanh nghiệp và quy định hiện hành
sẽ thiết kế các mẫu báo cáo phù hợp hoặc cho phép doanh nghiệp tư tạo mẫu báo cáo
ngay trên hệ thống.
 Thiết kế các kiểm soát bằng hình thức đưa ra các thông báo, cảnh báo hoặc lỗi cụ thể
tạo tiện lợi và kiểm soát chặt chẽ quá trình nhập liệu với mục tiêu tăng độ chính xác
cho dữ liệu.

 Tóm lại, thiết kế là việc áp dụng các công cụ, phương pháp, thủ tục để tạo ra mô
hình hệ thống cần sử dụng. Sản phẩm cuối cùng của giai đoạn thiết kế là đặc tả hệ
thống ở dạng nó tồn tại thực tế, sao cho nhà lập trình và kỹ sư phần cứng có thể dễ
dàng chuyển thành chương trình và cấu trúc hệ thống.
 Giai đoạn 4: Thực hiện
- Đây là giai đoạn nhằm xây dựng hệ thống theo các thiết kế đã xác định. Giai đoạn này
bao gồm các công việc sau:
 Lựa chọn hệ quản trị cơ sở dữ liệu (SQL Server, Oracle, MySQL, …) và cài đặt cơ sở
dữ liệu cho hệ thống.
 Lựa chọn công cụ lập trình để xây dựng các modules chương trình của hệ thống
(Microsoft Visual Studio, PHP Designer,...).
 Lựa chọn công cụ để xây dựng giao diện hệ thống (DevExpress, Dot Net Bar,...).
- Viết tài liệu hướng dẫn sử dụng, tài liệu kỹ thuật hoặc clip hướng dẫn.
 Giai đoạn 5: Kiểm thử
- Trước hết phải lựa chọn công cụ kiểm thử.
- Kiểm chứng các modules chức năng của hệ thống thông tin, chuyển các thiết kế thành
các chương trình (phần mềm).
- Thử nghiệm hệ thống thông tin.
- Cuối cùng là khắc phục các lỗi (nếu có).
- Viết test case theo yêu cầu.

 Kết quả cuối cùng là một hệ thống thông tin đạt yêu cầu đặt ra.
 Giai đoạn 6: Triển khai và bảo trì
- Lắp đặt phần cứng để làm cơ sở cho hệ thống.
- Cài đặt phần mềm.
- Chuyển đổi hoạt động của hệ thống cũ sang hệ thống mới, gồm có: chuyển đổi dữ
liệu; bố trí, sắp xếp người làm việc trong hệ thống; tổ chức hệ thống quản lý và bảo
trì.
- Phát hiện các sai sót, khuyết điểm của hệ thống thông tin.
- Đào tạo và hướng dẫn sử dụng.
- Cải tiến và chỉnh sửa hệ thống thông tin.
- Bảo hành.
- Nâng cấp chương trình khi có phiên bản mới.
Câu 25. Mô hình tổng quát của hệ thống thông tin?

Câu 26. Các hoạt động tác nghiệp phổ biến liên quan đến hệ thống thông tin?
Câu 27. Các thành phần trong một hệ thống thông tin?
Hệ thống thông tin thông thường được cấu thành bởi:
 Các phần cứng: Gồm các thiết bị/phương tiện kỹ thuật dùng để xử lý/lưu trữ thông
tin. Trong đó chủ yếu là máy tính, các thiết bị ngoại vi dùng để lưu trữ và nhập
vào/xuất ra dữ liệu.
 Phần mềm
 Gồm các chương trình máy tính, các phần mềm hệ thống, các phần mềm chuyên
dụng, thủ tục dành cho người sử dụng.
 Các hệ mạng: để truyền dữ liệu.
 Dữ liệu: Con người trong hệ thống thông tin.
Câu 28. Phần cứng máy tính là gì? bao gồm những thành phần nào?

Phần cứng (Hardware) là những thiết bị bên trong và bên ngoài máy tính mà chúng ta có
thể cầm được, nhìn thấy được. Phần cứng máy tính chính là các bộ phận tạo thành một chiếc
máy tính. Các bộ phận đó bao gồm:
 Phần bên ngoài: Màn hình máy tính, tai nghe headphone, bàn phím keyboard, chuột
máy tính mouse, máy in, máy chiếu, loa, USB,..
 Phần bên trong: bộ nguồn, chip CPU, bo mạch chủ mainboard, Modem, quạt tản
nhiệt, RAM, ROM, card âm thanh, card màn hình, một số Drive như: Bluray, CD-
ROM, DVD, ổ cứng, ổ đĩa mềm,…
Câu 29. Phần mềm máy tính là gì? Phân loại phần mềm máy tính?
Phần mềm (Software) có thể hiểu là một tập hợp các tập tin có mối liên hệ chặt chẽ với nhau,
đảm bảo thực hiện một số nhiệm vụ, chức năng nào đó trên thiết bị điện tử. Các tập tin này có
thể bao gồm: các file mã nguồn viết bằng một hoặc nhiều ngôn ngữ lập trình, các file dữ liệu
(thư viện), các file hướng dẫn.
Theo phương thức hoạt động
- Phần mềm hệ thống dùng để vận hành máy tính nói riêng và các thiết bị điện tử nói
chung. Ví dụ: hệ điều hành máy tính Windows, Linux, Unix; Các trình điều khiển
(driver), phần sụn (firmware) và BIOS. Hệ điều hành di dộng iOS, Android,
Windows Phone,…
- Phần mềm ứng dụng : Các phần mềm văn phòng (Microsoft Office, OpenOffice), trò
chơi điện tử (game), các công cụ & tiện ích khác,.v.v..
- Phần mềm dịch mã (trình dịch) gồm trình biên dịch và trình thông dịch, cụ thể là
chúng dịch các câu lệnh từ mã nguồn của ngôn ngữ lập trình sang dạng ngôn ngữ máy
sao cho thiết bị thực thi có thể hiểu được.
Nền tảng ứng dụng: như ASP.NET – nền tảng ứng dụng web của Microsoft, cái này hỗ trợ
việc tạo ra các ứng dụng web, dịch vụ web (web service).
Theo khả năng hay quyền hạn can thiệp vào mã nguồn
- Phần mềm mã nguồn đóng (closed source software): Là phần mềm mà mã nguồn của
nó không được công bố. Để sử dụng phần mềm nguồn đóng phải được cấp bản quyền
(mua, tặng là tùy).
- Phần mềm mã nguồn mở (open source software): Là phần mềm mà mã nguồn của nó
được công bố rộng rãi, công khai và cho phép mọi người tiếp tục phát triển phần mềm
đó. Thường thì loại phần mềm này miễn phí.
Câu 30. Nếu không có máy tính và phần mềm thì có hệ thống thông tin hay không?
Có.
Nếu không có máy tính và phần mềm, hệ thống thông tin vẫn có thể tồn tại và hoạt động bằng
cách sử dụng các phương tiện truyền thông khác như giấy tờ, bảng thông tin, điện thoại, thư
điện tử, v.v.
Câu 31. Mạng máy tính là gi?Internet gì?Viễn thông là gì?
*Mạng máy tính: Mạng máy tính là một tập hợp các máy tính được nối với nhau bởi đường
truyền theo một cấu trúc nào đó và thông qua đó các máy tính trao đổi thông tin qua lại cho
nhau.
*Internet : Internet là một hệ thống chia sẻ thông tin toàn cầu, là một cộng đồng các máy tính
được liên kết, dựa trên một giao thức liên mạng đã được chuẩn hóa quốc tế (giao thức IP hay
gọi là IP protocol). Hệ thống Internet bao gồm hàng triệu mạng máy tính nhỏ hơn của các
Công ty, tổ chức, của các trung tâm nghiên cứu khoa học, các trường đại học, các chính phủ
trên thế giới và hàng tỷ người dùng cá nhân
*Viễn thông: là việc truyền dẫn thông tin giao tiếp qua một khoảng cách đáng kể để về địa
lý.
Câu 32. Vẽ sơ đồ minh họa khái niệm mạng máy tính và internet.

INTERNET

WIFI ROUTER ROUTER SERVER

SWITCH
IPHO
SWITCH
NE

PC PC

DESTOP DESTOP
RING PC PC

PC
PC PC

Sơ Đồ Mạng Máy Tính Và Interner

Câu 33. Công nghệ thông tin có giúp tạo ra ưu thế cạnh tranh cho doanh nghiệp hay
không?
 Các hoạt động đầu tư CNTT trong doanh nghiệp nhằm phục vụ mục tiêu của doanh
nghiệp hỗ trợ các hoạt động của doanh nghiệp đặc biệt là tao ưu thế cạnh tranh ,đầu tư
để biến đổi doanh nghiệp tạo lợi thế cạnh tranh quốc tế tức là phải đầu tư CNTT vào
các sản phẩm và dịch vụ để tạo ưu thế về giá tạo nên sự khác biệt sản phẩm với các
sản phẩm khác phù hợp với chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp . Cụ thể CNTT
giúp kết nối và chia sẻ có lựa chọn các nguồn thông tin với đối tác và nhà cung cấp
khách hàng …để dụng internet để hình thành các quan hệ TMĐT vì vậy CNTT là
công cụ đắc lực để doanh nghiệp tạo lợi thế cạnh tranh và thực thi chiến lược kinh
doanh
Câu 34. Ứng dụng công nghệ thông tin như thế nào để tạo ra ưu thế cạnh tranh cho
doanh nghiệp.
 Mô hình đầu tư CNTT trong doanh nghiệp được tổng hợp theo 4 giai đoạn kế thừa
nhau:
 Đầu tư cơ sở về CNTT; tăng cường ứng dụng điều hành, tác nghiệp; Ứng dụng toàn
diện nâng cao năng lực quản lý và sản xuất; Đầu tư để biến đổi doanh nghiệp và tạo
lợi thế cạnh tranh quốc tế.
Tại mỗi giai đoạn đều có những mục tiêu cụ thể và tuân theo các nguyên tắc cơ sở của đầu tư
CNTT là: đầu tư phải phù hợp với mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp; đầu tư phải đem
lại hiệu quả; đầu tư cho con người đủ để sử dụng và phát huy các đầu tư cho công nghệ.

Câu 35. Phân biệt hệ thống thông tin và công nghệ thông tin
 Hệ thống thông tin.
a. Hệ thống.
Trong cuộc sống con người, chúng ta nhắc nhiều đến các hệ thống, như hệ thống triết học, hệ
thống kinh tế, hệ thống giáo dục, hệ thống pháp luật….cho đến các hệ thống to lớn như hệ
mặt trời, hệ ngân hà…Như vậy hệ thống là gì : Hệ thống là tập hợp các vật chất và phi vật
chất như máy móc, thiết bị, con người, các hành tinh, các hệ mặt trời…, các quy tắc ứng xử,
trao đổi, các phương pháp, quy trình xử lý….Trong hệ thống các thành phần tương tác, trao
đổi với nhau cùng hoạt động vì một mục đích tồn tại chung. Như vậy ta có thể nói gọn lại hệ
thống bao gồm tập hợp các thành phần của hệ thống và các quy tắc tương tác lẫn nhau của
các thành phần tồn tại vì một mục đích chung.
b. Thông tin.
Thông tin là sự phản ánh sự vật, sự việc, hiện tượng của thế giới khách quan và các hoạt động
của con người trong đời sống xã hội. Điều cơ bản là con người thông qua việc cảm nhận
thông tin làm tăng hiểu biết cho mình và tiến hành những hoạt động có ích cho cộng đồng.
Thông tin được lưu trữ trên nhiều dạng vật liệu khác nhau như được khắc trên đá, được ghi
lại trên giấy, trên bìa, trên băng từ, đĩa từ… Thông tin chính là tất cả những gì mang lại hiểu
biết cho con người. Con người luôn có nhu cầu thu thập thông tin bằng nhiều cách khác nhau:
đọc báo, nghe đài, xem truyền hình, giao tiếp với người khác…Thông tin làm tăng hiểu biết
của con người, là ngườn gốc của nhận thức và là cơ sở của quyết định
c. Hệ thống thông tin.
Hệ thống thông tin là một hệ thống mà mục tiêu tồn tại của nó là thu thập, truyền tải, lưu trữ
và xử lý thông tin. Ngày nay có thể hiểu là một hệ thống sử dụng công nghệ thông tin, với
các thành phần là các phần mềm, phần cứng, con người và hệ thống mạng để thu thập, lưu
trữ, xử lý và biểu diễn thông tin.
 Hệ thống thông tin phát triển qua bốn loại hình:
1. Hệ xử lý dữ liệu: lưu trữ và cập nhật dữ liệu hàng ngày, ra các báo cáo theo định kỳ
(Ví dụ: Các hệ thống tính lương).
2. Hệ thống thông tin quản lý (Management Information System – MIS): gồm cơ sở dữ
liệu hợp nhất và các dòng thông tin giúp con người trong sản xuất, quản lý và ra quyết
định.
3. Hệ trợ giúp quyết định: Hỗ trợ cho việc ra quyết định (cho phép nhà phân tích ra
quyết định chọn các phương án mà không phải thu thập và phân tích dữ liệu).
4. Hệ chuyên gia: Hỗ trợ nhà quản lý giải quyết các vấn đề và làm quyết định một cách
thông minh.
 Hệ thống thông tin thông thường được cấu thành bởi:
1. Các phần cứng
2. Phần mềm
3. Các hệ mạng
4. Dữ liệu
5. Con người trong hệ thống thông tin

 Nhiệm vụ Hệ thống thông tin có 2 nhiệm vụ chủ yếu là:


1. Trao đổi thông tin với môi trường ngoài
2. Thực hiện việc liên lạc giữa các bộ phận và cung cấp thông tin cho các hệ tác nghiệp
và hệ quyết định.
 Công nghệ thông tin.
a. Công nghệ là gì ?
 Là một hoạt động nhằm giải quyết một vấn đề hoặc một lớp vấn đề về kỹ thuật, Công
nghệ là một cơ thể kiến thức
 Là một hoặc một số giải pháp để giải quyết một số vấn đề kỹ thuật
 Toàn bộ kiến thức được chuyển vào hệ thống, bất kể từ nguồn nào để luận cứ cho sự
phát triển.
 Công nghệ là một phương tiện.
 Công nghệ bao gồm 4 phần:
 Phần kỹ thuật
 Phần thông tin
 Phần con người
 Phần tổ chức
b. Công nghệ thông tin là gì ?
Như vậy ta có thể nói Công nghệ thông tin(CNTT) là một công nghệ về thông tin. Nó là toàn
bộ các giải pháp, phương tiện, kỹ thuật chủ yếu dựa vào kỹ thuật máy tính và viễn thông để
thu thập, lưu trữ, xử lý và truyền tải thông tin.
 Phân biệt hệ thống công nghệ thông tin và công nghệ thông tin.
Như vậy ta có thể thấy, các kỹ thuật xử lý thông tin thì có thể có sớm hơn, với các mức độ từ
đơn giản đến phức tạp, cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, máy tính đã ra đời
và cùng với nó là sự ra đời của công nghệ thông tin, một bước tiến quan trọng trong lịch sử
loài người trong việc thu thập, lưu trữ và xử lý thông tin.
Các hệ thống thông tin có từ rất lâu, cùng với sự phát triển của loại người, với các mức độ
đơn giản đến phức tạp, từ lưu trữ trên văn bia, các bản vẽ trên vách đá, đến lưu trữ trên da các
loại động vật, sự ra đời của giấy viết cũng đánh dấu một bước tiến quan trọng của loài người
trong việc lưu trữ, xử lý và truyền tải thông tin. Nhưng cho đến khi máy tính ra đời thì công
việc xử lý thông tin mới thực sự thăng hoa, phát triển trở thành công nghệ thông tin và trở
thành bùng nổ như chúng ta thấy ngày nay. Công nghệ thông tin đã tham gia vào mọi hoạt
động, sinh hoạt của loài người.
Ta có thể thấy công nghệ thông tin là khái niệm bao gồm khái niệm hệ thống thông tin. Công
nghệ thông tin không thể có nếu không tồn tại một hệ thống thông tin được xây dựng hoàn
chỉnh.
Câu 36. Hệ thống thông tin có thể hoạt động mà không cần sự trợ giúp của máy tính
không
Đúng, với khả năng tính toán và xử lý thông tin của con người, hệ thống thông tin có thể
hoạt động được mà không cần sự trợ giúp của máy tính.
Câu 37. Vai trò nguồn tài nguyên dữ liệu , nguồn tài nguyên con người trong hệ thống
thông tin?
Trong hệ thống thông tin, vai trò của nguồn tài nguyên dữ liệu là quan trọng nhất vì chúng
cung cấp thông tin để xử lý, phân tích và đưa ra quyết định. Nguồn tài nguyên con người
cũng rất quan trọng trong hệ thống thông tin, bao gồm những người sử dụng hệ thống, những
người quản lý và vận hành hệ thống, và những người cung cấp dịch vụ và hỗ trợ kỹ thuật.
Những nguồn tài nguyên này cùng đóng góp vào việc xây dựng và duy trì hệ thống thông tin
hiệu quả.
Câu 38. Con người quan trọng nhất trong hệ thống thông tin quản lý bởi vì .
 Con người đóng vai trò vừa là người điều hành vừa là người sử dụng hệ thống thông
tin quản lý
 Con người đóng vai trò là người điều hành khi họ là những người lập trình viên , phân
tích viên hệ thống , kỹ sư bảo hành máy là những người xây dựng và bảo trì hệ thống
thông tin.
 Con người đóng vai trò là người sử dụng hệ thống thông tin quản lý khi họ là những
người quản lý, kế toán , nhân viên các phòng ban .

 Vì vậy con người đóng vai trò cực kì quan trọng trong hệ thống thông tin quản lý
vì nếu không có con người thì hệ thống thông tin quản lý không tồn tại .
Câu 39. Yêu cầu đối với nguồn nhân lực chất lượng cao trong hệ thống thông tin quản
lý.
- Có hiểu biết chuyên sâu về công nghệ thông tin
- Có trách nhiệm đạo đức đối với xã hội
- Sử dụng thành thạo các công cụ trong hệ thống thông tin
- Tư duy tốt
- Làm việc khoa học
- Khả năng phân tích tốt
Câu 40. Tại sao nói đào tạo nguồn nhân lực là nhiệm vụ cấp thiết khi doanh nghiệp
muốn áp dụng hệ thống thông tin?
Hệ thống thông tin là một tập hợp các phần cứng, phần mềm, hệ mạng truyền thông được xây
dựng và sử dụng để thu thập, tạo, tái tạo, phân phối và chia sẻ dữ liệu, thông tin và tri thức
nhằm phục vụ các mục tiêu của tổ chức. Hệ thống thông tin thực chất là việc tin học hóa tất
cả mọi hoạt động của doanh nghiệp.
 Nguồn nhân lực bao gồm 2 nhóm:
 Những người sử dụng hệ thống thông tin trong công việc hằng ngày của mình như:
các nhà quản lý kế toán, nhân viên các phòng ban.
 Phân tích viên hệ thống, lập trình viên, kỹ sư bảo hành máy, tức là người xây dựng và
bảo trì hệ thống thông tin kiểm tra và quản lý.
 Muốn áp dụng hệ thống thông tin thì cần có Công nghệ thông tin, hệ thống máy tính
và phải sử dụng được phần mềm.
 Con người là yếu tố quan trọng trong Công nghệ thông tin. Nếu nguồn nhân lực
không đảm bảo về chất lượng thì dù hệ thống có tốt đến đâu cũng không mang lại
hiệu quả cao.

 Đào tạo nguồn nhân lực là nhiệm vụ cấp thiết khi doanh nghiệp muốn áp dụng hệ
thống thông tin.
Câu 41. Vai trò của đào tạo công nghệ thông tin trong ứng dụng hệ thống thông tin?
 Công nghệ thông tin là cơ sở cho hệ thống thông tin bao gồm các công nghệ cần thiết
cho hệ thống vận hành.
 Công nghệ thông tin có thể hỗ trợ mọi doanh nghiệp cải thiện hiệu quả và hiệu suất
của quy trình nghiệp vụ kinh doanh, quản trị ra quyết định, cộng tác nhóm làm việc,
qua đó tăng cường vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong một thị trường biến đổi
nhanh.
 Những hệ thống thông tin trên nền Internet đã trở thành một thành phần rất cấp thiết
để kinh doanh thành công trong một môi trường toàn cầu năng động hiện nay.
 Công nghệ thông tin đóng vai trò ngày càng lớn dần trong kinh doanh.
Câu 42. Câu 42. Thực tế hiện nay về nguồn nhân lực chất lượng trong hệ thống thông
tin tại các doanh nghiệp?
Chất lượng nguồn nhân lực là mức độ đáp ứng về khả năng làm việc của người lao động với
yêu cầu công việc của tổ chức và đảm bảo cho tổ chức thực hiện thắng lợi mực tiêu cũng như
thỏa mãn cao nhất nhu cầu của người lao động.
 *Thực tế:
 Trong điều kiện xã hội phát triển như ngày nay, các doanh nghiệp muốn tồn tại phải
chú trọng đến việc đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao hàm lượng chất xám có
trong một sản phẩm, nhằm tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm nhưng vẫn
đảm bảo chất lượng. Làm được điều này đòi hỏi phải có đội ngũ với nhân viên năng
động, luôn bám sát nhu cầu thị hiếu của khách hàng, kịp thời đáp ứng nhanh nhất theo
sự thay đổi đó.
 Mặt khác ngày nay khoa học kỹ thuật thay đổi rất nhanh chóng, vòng đời công nghệ
cũng như các sản phẩm có xu hướng ngày càng bị rút ngắn. Bởi vậy doanh nghiệp
luôn phải đảm bảo có đội ngũ nhân viên đáp ứng kịp thời với sự thay đổi đó.
 Muốn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phải kết hợp được đồng thời hiệu quả của
3 quá trình : Thu hút, sử dụng và đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong đó đặc biệt
coi trọng công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực.
Câu 43. Thực tế và hướng khắc phục tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ của
hệ thống thông tin hiện nay tại các doanh nghiệp ở nước ta?
 Thực tế :
Cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ của hệ thống thông tin là một trong những vấn đề hàng
đầu mà nhà đầu tư quan tâm khi quyết định thực hiện đầu tư. Thực tế hiện nay cơ sở vật chất
kỹ thuật, công nghệ của hệ thống thông tin đã có nhiều bước phát triển, đáp ứng phần nào yêu
cầu phát triển kinh tế xã hội nói chung và khẳng định được vai trò của lĩnh vực này đối với
quá trình thu hút vốn đầu tư Doanh Nghiệp.
Theo Nghiên cứu, gần 90% các doanh nghiệp lớn được khảo sát tin rằng cơ sở hạ tầng CNTT
là nhân tố thúc đẩy chiến lược kinh doanh và mang lại các giá trị kinh doanh, nhưng có chưa
tới 10% doanh nghiệp có đầy đủ cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại để sẵn sàng để
theo kịp và hỗ trợ được sự phổ biến của các thiết bị di động, mạng xã hội, công nghệ phân
tích dữ liệu và điện toán đám mây.
Cơ sở hạ tầng quyết định đến sự thành công trong kinh doanh của doanh nghiệp hiện nay:
 Hướng khắc phục:
 Cơ sở hạ tầng phù hợp có ba đặc điểm sau:
 Được thiết kế dành cho dữ liệu lớn
 Được định nghĩa bằng phần mềm và được thiết kế dành cho điện toán đám mây
 Mang tính mở và cộng tác
Một cơ sở hạ tầng phù hợp sẽ tạo điều kiện cho các tổ chức, doanh nghiệp đón nhận các tải
công việc mới, đảm bảo việc ra quyết định theo thời gian thực và kết hợp trôi chảy giữa các
nhóm nghiệp vụ, từ đó thúc đẩy đổi mới, sáng tạo.
Việc phát triển cơ sở hạ tầng CNTT giàu tính bảo mật sẽ là giải pháp ưu việt giúp điều chỉnh
được những thay đổi không thể đoán trước. Điều này có nghĩa rất quan trọng trong nền kinh
doanh đầy tính cạnh tranh như hiện nay. Bởi lẽ, nếu hệ thống không đáp ứng được khả năng
này thì có thể dẫn tới việc không chỉ làm mất doanh số kinh doanh, mà còn bị tác động tiêu
cực đến thương hiệu, hệ quả là mất khách hàng vào tay các đối thủ khác.
Câu 44. Nguyên nhân thành công hay thất bại của một hệ thống thông tin?
 Thành công.
Một trong những yếu tố quyết định sự thành công của một hệ thống thông tin là tập thể và cá
nhân tham gia vào quá trình phát triển hệ thống. Phải hội tụ đầy đủ ở 3 phương diện là:
 Lực lượng lãnh đạo
 Con người sử dụng và trang thiết bị được đưa vào sử dụng
 Các phương pháp khoa học và các thủ tục ứng dụng.
 Thất bại:
 Sai lầm về thiết kế: không hiểu biết đầy đủ các yêu cầu thông tin của tổ chức. Nhiều
chức năng của tổ chức không được đáp ứng. Giao diện người máy nghèo nàn, khó sử
dụng. Cấu trúc rối rắm, phức tạp khó bảo trì và hạn chế công việc phát triển. Chương
trình không mềm dẻo. Nguyên nhân của sai lầm này thực chất là do việc phân tích
không đầy đủ về hệ thống.
 Sai lầm về dữ liệu: Dữ liệu trong hệ thống không thống nhất, không đầy đủ hoặc
không thích hợp cho mục đích của hệ thống, đôi khi còn sai lệch vô nghĩa.
 Hoạt động yếu kém: hệ thống hoạt động không hiệu quả, làm mất nhiều thời gian để
bảo trì sửa chữa, chưa đáp ứng chức năng của một hệ hỗ trợ ra quyết định. Không đạt
được yêu cầu các chuẩn về thông tin, người dùng không muốn sử dụng.
 Không bảo đảm tính năng hoàn vốn đầu tư: hệ thống hoạt động với chi phí cao, tốn
kém nhân lực. Đôi khi không sử dụng hệ thống còn tốt hơn, nhanh hơn.
Câu 45. Những khó khăn trong ứng dụng hệ thống thông tin ở Việt Nam?
Nhu cầu thực tiễn về đào tạo các kỹ sư, cử nhân có khả năng phân tích, thiết kế, xây dựng và
điều hành hoạt động của các hệ thống thông tin đang ngày càng bức thiết. Đặc biệt là trong
thời đại bùng nỗ thông tin hiện nay, nhu cầu xây dựng, phát triển và quản lý các hoạt động
của chính phủ điện tử, thương mại điện tử, giáo dục điện tử, ... đang ngày càng đòi hỏi những
chuyên gia giỏi về hệ thống thông tin máy tính tại Việt nam”. Điều đó cho thấy trong tương
lai khi mà xu hướng hội nhập ngày càng sâu rộng, MIS sẽ trở thành lĩnh vực đầy tiềm năng
và đắt giá. (Thiếu nguồn nhân lực chất lượng).

Câu 46. Để phát triển một hệ thống thông tin hiệu quả thì doanh nghiệp cần phải làm
gì?
 Đánh giá được tầm quan trọng và những lợi ích mà HTTT mang lại (Vai trò của
hệ thống thông tin trong doanh nghiệp).
 Hỗ trợ các quy trình nghiệp vụ và các hoạt động kinh doanh đây là hoạt động thấp
nhất là nhiều nhất.
 Hỗ trợ việc ra quyết định kinh doanh.
 Hỗ trợ các chiến lược lợi thế cạnh tranh.
 Phải có nhà phân tích hệ thống để tư vấn cho doanh nghiệp hướng phát triển HTTT
phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp.
 Mời chuyên gia thiết kế về HTTT về làm việc.
 Đào tạo nguồn nhân lực có kế hoạch đặc biệt đội ngũ kĩ thuật để duy trì và phát triển
HTTT.
Câu 47. Sự cần thiết của tổ chức dữ lệu là gì? Cho ví dụ và giải thích.
 Đối với các hệ thống cũ, những khó khăn bao gồm:
 Những người tham gia tổ chức dữ liệu không còn làm việc trong công ty
 Một số hệ thống hoạt động trên máy tính lớn, dữ liệu lưu trữ ở 1 nơi khó khăn cho
việc khai thác phân bố ở nhiều nơi khác nhau
 Một số hệ thống xây dựng các cở sở dữ liệu cũ hay các tập tin đã lỗi thời có sư gia
tăng lớn về sự trùng lắp dữ liệu
Số lượng dữ liệu sẵn có của các công ty đơn vị ngày càng lớn và gia tăng theo thời gian. Bên
cạnh đó, nhu cầu khai thác ngày càng nhiều nên việc tổ chức dữ liệu sao cho tối ưu, khai thác
nhanh chóng, dễ dàng và hiệu quả là rất cần thiết nhằm giảm thiểu thời gian, chi phí và nhân
lực
Câu 48. Cho biết thuận lợi, khó khăn của việc tổ chức dữ liệu? Cho ví dụ và giải thích.
 Thuận lợi:
 Tăng tính hiệu quả khi khai thác dữ liệu
 Giảm thiểu rủi ro trong tương lai
 Tận dụng các tri thức đã tích lũy trong hệ thống cũ
 Khó khăn:
 Vấn đề chi phí để xây dựng, vận hành, mua thiết bị…
 Đòi hỏi nhân sự có trình độ tin học cao
 Đối với các hệ thống cũ, nếu thay đổi cách tiếp cận khi phân tích, thiết kế nhằm phục vụ
cho việc tổ chức dữ liệu thì gần như xây dựng lại từ đầu
 Đào tạo nhân sự tiếp cận công nghệ mới…
Câu 49. Nêu các phương pháp tổ chức dữ liệu và cho biết phương pháp nào sử dụng
nhiều nhất.
1. Phương pháp thủ công
2. Phương pháp bán tự động
3. Phương pháp tự động
 Phương pháp được sử dụng nhiều nhất là phương pháp bán tự động vì: phục vụ các
hoạt động hằng ngày của doanh nghiệp. Chúng ta có in ấn, báo cáo, bán hàng trực
tuyến cần người trực
Câu 50. Cho biết ưu điểm, hạn chế của việc tổ chức, lưu trư dự liệu theo dạng tập tin,
thư mục.
 Ưu điểm:
 Dễ thao tác và thực hiện, không cần người có trình độ tin học cao
 Hạn chế:
 Xảy ra hiện trạng dư thừa, không nhất quán dữ liệu
 Khó khăn khi truy xuất
 Mức độ bảo mật kém
 Dễ xảy ra sự cố khi nhiều người truy xuất đồng thời
 Hạn chế việc chia sẻ tập tin trên mạng
 Phụ thuộc vào phần mềm khi truy xuất

Câu 51. Những ưu điểm và hạn chế của việc tổ chức, lưu trữ dữ liệu theo dạng tập tin,
thư mục?
 Ưu điểm:
- Việc lưu dữ liệu này giúp ta lưu lập tức vì thế có khả năng triển khai nhanh.
- Giúp những người không có kiến thức về công nghệ thông tin cũng có thể đọc hiểu được.
 Khuyết điểm:
- Dữ liệu không đồng nhất, nhiều người sử dụng chung một file và làm file bị ghi đè nhiều
lần.
- Dữ liệu trùng lặp quá nhiều.
- Dữ liệu không được chia sẻ tối ưu.
 Hầu hết mọi người đang sử dụng cách lưu dữ liệu giống như trên, có thể nói nó là
cách phổ biến mà mọi người đang dùng. Nhưng khi phải làm việc với khối dữ liệu lớn
thì cách lưu trữ này gặp rất nhiều hạn chế, việc truy xuất dữ liệu chậm và quản lý
khó khăn làm cho chúng ta cảm thấy mệt mỏi.
Câu 52. Cơ sở dữ liệu là gì? Hệ cơ sở dữ liệu là gì?
 Cơ sở dữ liệu (Database):
Là một tập các dữ liệu có tổ chức, thường được lưu trong các hệ thống máy tính. Cơ sở
dữ liệu cho phép người sử dụng chúng nhập, truy cập và thống kê dữ liệu nhanh chóng,
dễ dàng. Cơ sở dữ liệu được thiết kế để lưu trữ, truy xuất và quản lý thông tin theo định
hướng tài liệu hoặc bán cấu trúc.
 Hệ cơ sở dữ liệu (Database Management System – DBMS)
Là một phần mềm, một hệ thống được thiết kế với mục đích lưu trữ và truy xuất dữ liệu
người dùng với hiệu quả cao nhất và được áp dụng các biện pháp bảo mật thích hợp. Hệ
quản trị cơ sở dữ liệu thường sẽ thao tác với các dữ liệu của chính DBMS.
Câu 53. Phân loại hệ cơ sở dữ liệu? Cho ví dụ.
 Hệ cơ sở dữ liệu có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau, tuy nhiên,
phân loại phổ biến nhất là:
 Hệ CSDL quan hệ (Relational Database Management System - RDBMS): Đây là hệ cơ sở
dữ liệu phổ biến nhất và phù hợp với các ứng dụng doanh nghiệp. Các bảng trong hệ
thống này được liên kết với nhau thông qua các khóa chính và khóa ngoại. Hệ thống
RBDMS này giúp cho việc truy xuất và sử dụng dữ liệu trở nên dễ dàng hơn.
VD: Một ví dụ về hệ cơ sở dữ liệu quan hệ là cơ sở dữ liệu của một công ty bán lẻ.
 Bảng sản phẩm:
| Product ID | Product Name | Price | Category |
| ---------- | ------------ | ----- | -------- |
| 1 | T-shirt | 15 | Clothing |
| 2 | Jeans | 50 | Clothing |
| 3 | Sneakers | 80 | Footwear |
 Bảng khách hàng:
| Customer ID | First Name | Last Name | Email | Phone |
| ----------- | ---------- | --------- | ----- | ----- |
| 1 | John | Smith | john.smith@example.com | 123-456-7890 |
| 2 | Jane | Doe | jane.doe@example.com | 987-654-3210 |
 Bảng đơn hàng:
| Order ID | Order Date | Customer ID |
| -------- | ---------- | ----------- |
| 1 | 2021-05-01 | 1 |
| 2 | 2021-05-15 | 2 |
 Bảng chi tiết đơn hàng:
| Order Detail ID | Order ID | Product ID | Quantity | Price |
| --------------- | -------- | ----------- | -------- | ----- |
| 1 | 1 | 1 | 2 | 30 |
| 2 | 2 | 2 | 1 | 50 |
Trong ví dụ này, có ba bảng: sản phẩm, khách hàng và đơn hàng. Bảng sản phẩm chứa thông
tin về các sản phẩm được bán, bao gồm ID sản phẩm, tên sản phẩm, giá và danh mục. Bảng
khách hàng chứa thông tin về khách hàng, bao gồm ID khách hàng, tên và thông tin liên lạc.
Bảng đơn hàng lưu thông tin về các đơn hàng, bao gồm ID đơn hàng, ngày đặt hàng và ID
khách hàng. Bảng chi tiết đơn hàng lưu thông tin chi tiết về các sản phẩm đã được đặt hàng
trong mỗi đơn hàng.
Thông qua việc sử dụng các truy vấn SQL, các bảng này có thể được liên kết với nhau để lấy
ra thông tin cần thiết như các đơn đặt hàng của một khách hàng cụ thể và các sản phẩm trong
mỗi đơn đặt hàng đó.
 Hệ CSDL đối tượng (Object Database Management System - ODBMS): Hệ thống này đưa
dữ liệu vào các đối tượng, như là object trong các ngôn ngữ lập trình đối tượng, ví dụ như
Java hay C#. Hệ thống này được sử dụng cho các hệ thống sử dụng ứng dụng đối tượng
và đòi hỏi truy xuất nhanh và hiệu quả dữ liệu.
VD: Hệ thống quản lý một trường học.
Cơ sở dữ liệu của trường học có thể được thiết kế để lưu trữ thông tin về các sinh viên, giảng
viên, khoá học và các phòng học.
Đối tượng "sinh viên" có thể chứa các thuộc tính như tên, ngày sinh, địa chỉ, email và số điện
thoại. Đơn giản hơn, đối tượng "giảng viên" có thể chứa các thuộc tính như tên, email, và mã
số.
Mỗi đối tượng có thể liên kết với nhau với các quan hệ để tạo thành một cơ sở dữ liệu đầy đủ.
Ví dụ, mỗi khoá học có thể liên kết với một hoặc nhiều sinh viên, và mỗi giảng viên có thể
liên kết với nhiều khoá học. Các quan hệ này có thể được mô tả dưới dạng đối tượng và thuộc
tính, tùy thuộc vào cách thiết kế cơ sở dữ liệu.
Hệ cơ sở dữ liệu đối tượng cho phép các ứng dụng và hệ thống truy xuất thông tin một cách
hiệu quả và có tổ chức. Chúng cung cấp các tính năng khác nhau như đa luồng, hỗ trợ đối
tượng, và quản lý dữ liệu phân tán. Nói chung, việc sử dụng hệ cơ sở dữ liệu đối tượng có thể
giúp tăng tính bảo mật và minh bạch và giảm thiểu sự cố gián đoạn và lỗi hệ thống.
 Hệ CSDL hướng đối tượng quan hệ (Object-Relational Database Management System -
ORDBMS): Hệ thống này là sự kết hợp của cả hai loại hệ thống trên, RDBMS và
ODBMS, nó cho phép truy xuất đến các đối tượng thông qua các bảng liên quan, và cả
hai kiểu dữ liệu đối tượng và quan hệ.
VD: Hệ thống quản lý cửa hàng bán lẻ, nơi mà những đối tượng như Khách hàng, Sản phẩm
và Hóa đơn sẽ được lưu trữ trong các bảng tương ứng trong cơ sở dữ liệu.
 Trong đó, các bảng có thể được sắp xếp theo mối quan hệ giữa chúng.
Ví dụ, bảng Khách hàng có thể có mối quan hệ một-nhiều với bảng Hóa đơn, do đó mỗi
khách hàng sẽ có nhiều hóa đơn được liên kết với tài khoản của họ.
Bảng Sản phẩm có thể có mối quan hệ n-n với bảng Hóa đơn, do đó mỗi hóa đơn có thể chứa
nhiều sản phẩm và mỗi sản phẩm có thể xuất hiện trong nhiều hóa đơn khác nhau.
Hơn nữa, thông tin về các trường như tên khách hàng, tên sản phẩm và giá cả có thể được lưu
trữ trong các đối tượng tương ứng với các bảng, cho phép chúng ta truy xuất thông tin một
cách dễ dàng và hiệu quả.
 Hệ CSDL không quan hệ (Non-Relational Database Management System): Hệ thống này
cho phép lưu trữ các kiểu dữ liệu khác nhau mà không phải tuân theo các quy tắc quan hệ
cơ bản của bảng và liên kết giữa các bảng. Các hệ thống này thường được sử dụng cho
các loại dữ liệu phi cấu trúc như dữ liệu văn bản, tài liệu và hình ảnh.
VD: Hệ thống lưu trữ tệp (File System).
Hệ thống lưu trữ tệp cho phép người dùng lưu trữ, truy cập và quản lý dữ liệu trong các tệp.
Điều này đơn giản hóa việc lưu trữ và truy cập dữ liệu, nhưng nó không kết nối dữ liệu với
nhau.
Ví dụ, khi một hệ thống lưu trữ tệp được sử dụng để quản lý thông tin khách hàng cho một
doanh nghiệp, thông tin của mỗi khách hàng sẽ được lưu trữ trong một tệp riêng biệt. Tuy
nhiên, nếu doanh nghiệp muốn tìm kiếm tất cả khách hàng đã mua sản phẩm trong một
khoảng thời gian nhất định, họ sẽ phải thực hiện công việc này bằng tay, kiểm tra từng tệp
khách hàng để tìm kiếm thông tin liên quan. Điều này rất tốn thời gian và rất dễ sai sót.
 Hệ CSDL phân tán (Distributed Database Management System - DDBMS): Hệ thống này
cho phép lưu trữ và truy xuất dữ liệu trên nhiều máy chủ, trên một mạng máy tính đồng
nhất. Các hệ thống này thường được sử dụng cho các ứng dụng như các trang web và các
ứng dụng phát trực tuyến.
VD: Hệ thống đăng ký đại học phân tán.
Hệ thống này có thể được triển khai ở nhiều trường đại học trên toàn quốc hoặc trên thế giới,
mỗi trường có một máy chủ cơ sở dữ liệu riêng. Mỗi máy chủ chứa thông tin về các sinh
viên, giảng viên, khóa học, lịch học và các hoạt động đăng ký khác. Tất cả các máy chủ này
được kết nối lại với nhau để đảm bảo các thông tin được cập nhật và chia sẻ đồng thời giữa
các trường. Nhờ hệ thống này, các sinh viên và giảng viên có thể dễ dàng truy cập và quản lý
các thông tin của mình trên mọi địa điểm, giúp tăng tính linh hoạt và hiệu quả trong quản lý
đại học.
Câu 54. Những ưu điểm và hạn chế của việc lưu trữ dữ liệu trong cơ sở dữ liệu?
 Ưu điểm
Giảm sự trùng lặp thông tin xuống mức thấp nhất và do đó đảm bảo được tính nhất quán và
toàn vẹn dữ liệu (Cấu trúc của cơ sở dữ liệu được định nghĩa một lần. Phần định nghĩa cấu
trúc này gọi là meta-data, và được Catalog của HQTCSDL lưu trữ).
Đảm bảo sự độc lập giữa dữ liệu và chương trình ứng dụng (Insulation between programs and
data): Cho phép thay đổi cấu trúc, dữ liệu trong cơ sở dữ liệu mà không cần thay đổi chương
trình ứng dụng.
Trừu tượng hoá dữ liệu (Data Abstraction): Mô hình dữ liệu được sử dụng để làm ẩn lưu trữ
vật lý chi tiết của dữ liệu, chỉ biểu diễn cho người sử dụng mức khái niệm của cơ sở dữ liệu.
Nhiều khung nhìn (multi-view) cho các đối người dùng khác nhau: Đảm bảo dữ liệu có thể
được truy xuất theo nhiều cách khác nhau. Vì yêu cầu của mỗi đối tượng sử dụng CSDL là
khác nhau nên tạo ra nhiều khung nhìn vào dữ liệu là cần thiết.
Đa người dùng (multi-user): Khả năng chia sẻ thông tin cho nhiều người sử dụng và nhiều
ứng dụng khác nhau.
 Khuyết điểm:
 Tính chủ quyền của dữ liệu: Do tính chia sẻ của CSDL nên chủ quyền của CSDL dễ
bị xâm phạm.
 Tính bảo mật và quyền khai thác thông tin của người sử dụng: Do có nhiều người
được phép khai thác CSDL nên cần thiết phải có một cơ chế bảo mật và phân quyền
hạn khai thác CSDL.
 Tranh chấp dữ liệu: Nhiều người được phép cùng truy cập vào CSDL với những
mục đích khác nhau: Xem, thêm, xóa hoặc sửa dữ liệu. Cần phải có cơ chế ưu tiên
truy cập dữ liệu hoặc giải quyết tình trạng xung đột trong quá trình khai thác cạnh
tranh. Cơ chế ưu tiên có thể được thực hiện bằng việc cấp quyền (hay mức độ) ưu tiên
cho từng người khai thác.
 Đảm bảo dữ liệu khi có sự cố: Việc quản lý dữ liệu tập trung có thể làm tăng nguy
cơ mất mát hoặc sai lệnh thông tin khi có sự cố mất điện đột xuất hoặc đĩa lưu trữ bị
hỏng. Một số hệ điều hành mạng có cung cấp dịch vụ sao lưu ảnh đĩa cứng (cơ chế sử
dụng đĩa cứng dự phòng - RAID), tự động kiểm tra và khắc phục lỗi khi có sự cố. Tuy
nhiên, bên cạnh dịch vụ của hệ điều hành, để đảm bảo an toàn cho CSDL, nhất thiết
phải có một cơ chế khôi phục dữ liệu khi có sự cố xảy ra.
Câu 55. Các loại hình hệ thống thông tin ứng dụng trong doanh nghiệp?
Có nhiều loại hệ thống thông tin ứng dụng trong doanh nghiệp như sau:
 Hệ thống Xử lý giao dịch (Transaction processing system - TPS)
 Hệ thống Thông tin quản lý (Management information system - MIS)
 Hệ thống Quản trị quan hệ khách hàng (CRM)
 Hệ thống Quản lý kiến thức (Knowledge Management System - KMS)
 Hệ thống quản trị nguồn nhân lực (Human resource management - HRM)
Câu 56. Khái niệm, đặc điểm của hệ thống xử lý giao dịch (TPS)?
Hệ thống xử lý giao dịch (TPS) là một lớp các hệ thống thông tin tạo thuận lợi và quản lý
các ứng dụng hướng giao dịch, điển hình cho việc nhập dữ liệu và xử lý giao dịch.
Hệ thống này có đặc điểm là xử lý các giao dịch ngắn, đơn giản và tốc độ cao. Nó được sử
dụng trong các ứng dụng như bán hàng, quản lý kho, thanh toán trực tuyến và các ứng dụng
ngân hàng. TPS có khả năng xử lý hàng ngàn giao dịch mỗi giây.

Câu 57. Cấu trúc, cách thức vận hành của hệ thống xử lý giao dịch (TPS)? Cho ví dụ.
 Cấu trúc của hệ thống TPS bao gồm các thành phần như sau:
 Giao diện người dùng: Đây là phần liên lạc giữa người dùng và hệ thống TPS. Giao
diện người dùng có thể được thiết kế dưới dạng các ứng dụng trên điện thoại hoặc
máy tính để bàn.
 Hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu: Đây là phần quan trọng nhất của hệ thống TPS. Nó
lưu trữ tất cả các dữ liệu liên quan đến giao dịch như thông tin khách hàng, thông tin
sản phẩm và số tiền giao dịch.
 Hệ thống bảo mật: Hệ thống bảo mật được thiết kế để bảo vệ các thông tin liên quan
đến giao dịch và đảm bảo tính bảo mật của hệ thống TPS.
 Hệ thống xử lý giao dịch: Hệ thống xử lý giao dịch là một phần khác quan trọng của
TPS, nó được thiết kế để xác minh tính hợp lệ của các giao dịch và thực hiện chuyển
tiền từ tài khoản khách hàng đến tài khoản người bán.
 Hệ thống phân tích dữ liệu: Hệ thống phân tích dữ liệu sẽ cung cấp các báo cáo và
thống kê về các hoạt động giao dịch trong hệ thống.
 Cách thức vận hành của hệ thống TPS có các bước sau:
 Bước đầu tiên là nhận đầu vào: Hệ thống TPS nhận các thông tin về giao dịch, bao
gồm các chi tiết về người giao dịch, số tiền giao dịch và các thông tin khác liên quan
đến giao dịch tài chính.
 Các thông tin giao dịch được kiểm tra: Hệ thống TPS sẽ kiểm tra các thông tin giao
dịch để đảm bảo tính chính xác và đầy đủ. Nếu có bất kỳ lỗi hoặc thiếu sót nào, hệ
thống sẽ thông báo cho người dùng để sửa đổi.
 Chuyển các thông tin giao dịch đến hệ thống quản lý giao dịch: Sau khi kiểm tra
chính xác, các thông tin giao dịch được chuyển đến hệ thống quản lý giao dịch để xử
lý. Hệ thống này sẽ tiến hành phân tích các thông tin và quyền hạn của người tham gia
giao dịch.
 Giao dịch được xử lý: Hệ thống TPS sẽ tiến hành xử lý giao dịch, bao gồm việc giảm
bớt số dư chính tài khoản của người gửi và tăng số dư chính tài khoản của người
nhận.
 Tạo báo cáo và lưu trữ thông tin: Sau khi hoàn tất xử lý giao dịch, hệ thống TPS sẽ
tạo báo cáo và lưu trữ thông tin giao dịch. Các báo cáo này rất quan trọng trong việc
kiểm tra và phân tích các số liệu kinh doanh và quản lý rủi ro.
 Gửi thông báo cho người dùng: Hệ thống TPS sẽ gửi thông báo cho người dùng về
các thông tin giao dịch đã được xử lý thành công.
VD: câu 4
Câu 58. Khái niệm, đặc điểm của hệ thống tự động hóa văn phòng (OAS)?
Hệ thống tự động hóa văn phòng (OAS) là một hệ thống dựa trên máy tính nhằm thu
thập, xử lý lưu trữ và gửi thông báo, tin nhắn, tài liệu và các dạng truyền tin khác giữa các
cá nhân, các nhóm làm việc và các tổ chức khác nhau.
Đặc điểm của hệ thống tự động hóa văn phòng (OAS) là không giấy hóa. Có nghĩa là mọi
thông tin đều không cần ghi ra giấy, có thể nạp vào trong máy tính và mỗi một nhân viên
công tác đều có thể sử dụng máy tính để phân tích, xử lí thông tin đã có được.
Câu 59. Các chức năng của hệ thống tự động hóa văn phòng (OAS)? Cho ví dụ.
Hệ thống tự động hóa văn phòng (OAS) bao gồm các hoạt động
 lưu trữ thông tin
 trao đổi
 quản lý dữ liệu.

 Nó giúp cho việc quản lý tài liệu và thông tin trở nên dễ dàng hơn, giảm thiểu thời
gian tìm kiếm và tăng hiệu quả công việc.
Ví dụ về các chức năng của hệ thống tự động hóa văn phòng bao gồm: quản lý tài liệu,
quản lý thông tin khách hàng, quản lý thông tin nhân viên, quản lý hợp đồng và các tài
liệu pháp lý khác.
Câu 60. Những ưu và nhược điểm của hệ thống tự động hóa văn phòng (OAS)?
 Ưu điểm của hệ thống OAS:
 Giúp đánh giá và đánh giá hiệu quả của các hoạt động quản lý tài sản.
 Tự động hóa các nhiệm vụ liên quan đến tài sản, giúp tiết kiệm thời gian và công sức.
 Tăng cường tính chính xác và độ chính xác trong quản lý tài sản.
 Cải thiện khả năng quản lý tài sản và hỗ trợ quyết định nhanh hơn về việc bảo trì, sửa
chữa và thay thế tài sản.
 Cung cấp thông tin trực tiếp và chính xác về tình trạng và bảo trì của tài sản.
 Tăng tính minh bạch và tính liên kết trong các phòng ban và hoạt động tài sản liên
quan.
 Nhược điểm của hệ thống OAS:
 Đòi hỏi khối lượng dữ liệu lớn và việc cập nhật dữ liệu thường xuyên, tạo nên chi phí
cao và mất thời gian của nhân viên.
 Để đảm bảo tính bảo mật, hệ thống OAS yêu cầu sự chuyên nghiệp và kỹ thuật cao
trong quản lý và bảo vệ thông tin.
 Cần phải có khả năng kết nối với các hệ thống với các hệ thống khác trong doanh
nghiệp để đảm bảo đầy đủ thông tin.
 Hệ thống OAS cũng đòi hỏi sự tương tác chặt chẽ và phối hợp giữa các phòng ban
khác nhau, việc này có thể mang lại sự khó khăn trong việc triển khai và sử dụng hệ
thống.
Câu 61. Khái niệm, đặc điểm của hệ thống quản lý tri thức (KWS)?
 Khái niệm:
Hệ thống quản lý tri thức (KWS) là các hệ thống được thiết kế để hỗ trợ việc chia sẻ kiến
thức hơn là chia sẻ thông tin.
 Đặc điểm:
Hệ thống này hỗ trợ việc phân loại dữ liệu và thông tin, kiểm soát, thiết kế, lập kế hoạch và
lịch hành động, tạo ra các giải pháp khác nhau để giải quyết cho một vấn đề cụ thể cho doanh
nghiệp
Câu 62. Vai trò của hệ thống thông tin quản lý tri thức (KWS) đối doanh nghiệp?
Hệ thống thông tin quản lý tri thức (KWS) là một hệ thống được thiết kế để hỗ trợ việc chia
sẻ kiến thức hơn là chia sẻ thông tin. Hệ thống này có vai trò rất quan trọng đối với doanh
nghiệp bởi nó giúp cho việc lưu trữ tri thức trong doanh nghiệp phục vụ cho quá trình mở
rộng, nâng cao hệ tri thức nhân sự và nâng cao trải nghiệm của khách hàng khi làm việc, tiếp
xúc với mọi thành viên trong công ty.
Tuy nhiên, để hiệu quả hơn trong việc áp dụng KWS vào doanh nghiệp, cần phải có một quy
trình quản trị tri thức trong doanh nghiệp. Quy trình này bao gồm các bước như nhận dạng,
thu nhận và chuyển tải những thông tin và tri thức mà con người có thể sử dụng để sáng tạo,
cạnh tranh và hoàn thiện.
Câu 63. Những yêu cầu đối với hệ thống quản lý tri thức (KWS)?
Hệ thống quản lý tri thức (KWS) cần đáp ứng các yêu cầu như thiết lập, thực hiện, duy trì,
xem xét và cải tiến hệ thống quản lý tri thức hiệu quả trong tổ chức.
Tiêu chuẩn TCVN ISO 30401:2020 qui định các yêu cầu và cung cấp hướng dẫn cho việc
thiết lập, thực hiện, duy trì, xem xét và cải tiến hệ thống quản lý tri thức hiệu quả trong tổ
chức.
Câu 64. Các ứng dụng của hệ thống quản lý tri thức (KWS)? Cho ví dụ.
Các ứng dụng của hệ thống quản lý tri thức (KWS) bao gồm giới thiệu nhân viên, cho phép
mọi nhân viên có quyền truy cập vào các câu trả lời chính xác và thông tin quan trọng.
Hệ thống quản lý tri thức được thiết kế để hỗ trợ việc chia sẻ kiến thức hơn là chia sẻ thông
tin. Ngoài ra, thực tiễn quản lý tri thức đã thành công trong các ứng dụng cụ thể.
VD:
 Ứng dụng trong công nghiệp: KWS có thể được sử dụng để tạo các hệ thống tự động
hoá trong các dây chuyền sản xuất. Với sự kết hợp của các giải thuật học máy, hệ
thống có thể tự động tối ưu quy trình sản xuất và giảm thiểu lỗi trong quá trình sản
xuất.
 Ứng dụng trong y tế: KWS có thể giúp đặt chẩn đoán cho các bệnh nhân bằng cách
phân tích dữ liệu tri thức từ các tài liệu y tế, hồ sơ bệnh án, kết quả xét nghiệm và
triệu chứng. Hệ thống này có thể cung cấp cho các bác sĩ những thông tin quan trọng
để hỗ trợ quá trình chẩn đoán và đề xuất phương pháp điều trị hiệu quả.
 Ứng dụng trong lĩnh vực giáo dục: KWS có thể giúp các sinh viên và học viên có thể
học tập hiệu quả hơn thông qua các hệ thống hỗ trợ học tập trực tuyến. Hệ thống này
có thể cung cấp cho học viên các câu hỏi và bài tập phù hợp với trình độ của họ và
đưa ra phản hồi cho đến khi họ đạt được mục tiêu học tập của mình.
 Ứng dụng trong lĩnh vực thương mại điện tử: KWS có thể giúp các nhà bán lẻ tự
động hóa quy trình đặt hàng và phục vụ khách hàng. Điều này có thể được thực hiện
bằng cách sử dụng các giải thuật học máy để phân tích dữ liệu khách hàng và đưa ra
các gợi ý sản phẩm phù hợp với sở thích và nhu cầu của họ.
Câu 65. Khái niệm, đặc điểm của hệ thống chuyên gia (ES)?
 Khái niệm:
Hệ thống chuyên gia (ES) là một loại hệ thống thông minh tổng hợp các kiến thức chuyên
môn và kinh nghiệm từ các chuyên gia trong lĩnh vực cụ thể. ES sử dụng các qui trình và luật
để suy luận ra quyết định hoặc giải quyết các vấn đề phức tạp mà yêu cầu bậc thầy chuyên đề
trong lĩnh vực đó.
 Các đặc điểm của hệ thống chuyên gia:
 Tính giải quyết vấn đề: ES có khả năng giúp giải quyết các vấn đề phức tạp bằng cách
áp dụng kiến thức chuyên môn được chuyên gia trong lĩnh vực đó tích lũy và thừa
hưởng.
 Tính đa dạng: ES có thể được sử dụng ở nhiều lĩnh vực, từ y tế đến tài chính và sản
xuất.
 Tính tự động hóa: ES có khả năng thực hiện các chức năng mà trước đây phải được
chuyên gia thực hiện. Vì vậy, các hệ thống chuyên gia có thể tiết kiệm thời gian và
chi phí.
 Tính khả chuyển: ES là một công cụ linh hoạt và có thể được dễ dàng điều chỉnh, cập
nhật để đáp ứng các thay đổi trong lĩnh vực chuyên môn.
 Tính khả diễn giải: ES có khả năng giải thích các quyết định và lý do của chúng để
người dùng có thể hiểu.
 Tính tương tác: ES có khả năng tương tác với người dùng thông qua giao diện người
dùng và hỗ trợ người dùng trong quá trình giải quyết vấn đề.
Câu 66. Cách thức vận hành của hệ thống chuyên gia (ES)? Cho ví dụ.
 Cách thức vận hành của hệ thống chuyên gia (ES) bao gồm các bước sau:
1. Thu thập dữ liệu: Hệ thống sẽ thu thập dữ liệu từ nguồn bên ngoài để đưa vào phân
tích và đưa ra quyết định.
2. Xây dựng mô hình: Dữ liệu sẽ được xử lý và những mẫu dữ liệu sẽ được tạo ra để
phân loại. Từ đó, mô hình của hệ thống sẽ được xây dựng.
3. Kiểm tra và đánh giá: Mô hình của hệ thống sẽ được kiểm tra và đánh giá để đảm bảo
tính chính xác và hiệu quả của nó.
4. Tích hợp dữ liệu: Hệ thống sẽ tiếp tục thu thập và tích hợp dữ liệu mới để cập nhật mô
hình của nó.
5. Cải tiến và điều chỉnh: Từ các kết quả đánh giá, hệ thống sẽ cải tiến và điều chỉnh để
tối ưu hóa quy trình và hiệu quả của nó.

Ví dụ về ES là phần mềm hỗ trợ chẩn đoán bệnh tim mạch của bệnh viện. Hệ thống sẽ tự
động phân tích dữ liệu của bệnh nhân, bao gồm kết quả xét nghiệm, thông tin lâm sàng và
phương pháp điều trị. Sau đó, hệ thống sẽ đưa ra những khuyến nghị về chẩn đoán và
phương pháp điều trị phù hợp. Từ đó, ES sẽ giúp tăng tính chính xác của quy trình chẩn
đoán và giúp giảm thiểu những sai sót có thể xảy ra nếu chỉ dựa trên kinh nghiệm của các
bác sĩ.
Câu 67. Những ưu và nhược điểm của hệ thống chuyên gia (ES)?
 Ưu điểm của hệ thống ES:
 Tính linh hoạt: Hệ thống ES có thể được thiết kế và cấu hình để chuyên biệt phục vụ
cho các mục đích cụ thể của một tổ chức hoặc doanh nghiệp.
 Tăng cường hiệu suất: ES giúp cải thiện hiệu suất và tăng tốc quy trình với việc tự
động hóa các tác vụ, giảm thời gian và chi phí cho quá trình tái cấu trúc quy trình hoạt
động.
 Tăng khả năng phân tích: ES giúp phân tích thông tin một cách hiệu quả và nhanh
chóng để đưa ra quyết định, giám sát và kiểm soát các hoạt động của một tổ chức.
 Tăng khả năng đưa ra dự đoán: ES đưa ra dự đoán và kỳ vọng của các sự kiện, nhiệm
vụ hoặc hiện tượng với độ chính xác cao, giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định và
kế hoạch kinh doanh theo hướng chính xác.
 Tăng cường sức mạnh cho hệ thống kinh doanh: Hệ thống ES giúp ứng dụng khai
thác dữ liệu và tổng hợp thông tin một cách nhanh chóng, hiệu quả giúp cho doanh
nghiệp đạt được sự nhanh nhạy, tinh tế hơn trong quyết định.
 Nhược điểm của hệ thống ES:
 Chi phí đầu tư ban đầu cao: Hệ thống ES yêu cầu một khoản đầu tư lớn để triển khai
và cấu hình, do đó, một số doanh nghiệp có nguồn lực hạn chế sẽ không thể đầu tư
cho hệ thống này.
 Khó khăn trong việc tích hợp: Triển khai hệ thống ES tương đối phức tạp do nó phải
tích hợp với các hệ thống hiện có của doanh nghiệp.
 Yêu cầu kĩ năng chuyên môn: Tính chuyên môn cao của hệ thống ES vì vậy, không
phải ai cũng có khả năng cài đặt truy vấn cho hệ thống này.
 Phải đào tạo cho nhân viên và tối ưu hóa liên tục: Để đảm bảo hệ thống hoạt động tốt
nhất, quản lý cần đào tạo cho nhân viên xử lý dữ liệu và tối ưu hóa liên tục tới hệ
thống để đảm bảo khả năng hoạt động của nó.
 Tính phụ thuộc vào hệ thống: Sự cố xảy ra trong hệ thống sẽ ảnh hùng đến khả năng
hoạt động của cả doanh nghiệp, vì vậy, đảm bảo việc sửa chữa và bảo trì hệ thống
được thực hiện đúng thời gian là rất quan trọng.
Câu 68. Những ứng dụng của hệ thống chuyên gia (ES)? Cho ví dụ
 Các lĩnh vực ứng dụng
- Phân loại
- Chuẩn bệnh
- Điều khiển
- Kiểm soát các quá trình
- Thiết kế
- Lập kế hoạch và lịch trình
- Tạo các lựa chọn
VD:
Một ví dụ về ứng dụng của hệ thống chuyên gia ES là việc giúp các bác sĩ chẩn đoán và điều
trị bệnh nhân. Hệ thống chuyên gia ES có thể được lập trình để làm việc với dữ liệu bệnh
nhân và lịch sử bệnh án để tạo ra các khuyến nghị về chẩn đoán và điều trị. Hệ thống có thể
phát hiện các triệu chứng đặc biệt và gợi ý đến các bác sĩ các phương pháp chẩn đoán và điều
trị mới nhất và hiệu quả nhất. Điều này có thể giúp nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe
và giảm thiểu các lỗi chẩn đoán.
Câu 69. Khái niệm, đặc điểm của hệ thống thông tin quản lý (MIS)?
 Khái niệm :
Là hệ thống bao gồm con người; thiết bị; các dữ liệu, thông tin và các thủ tục quản lý/tổ chức
nhằm cung cấp những thông tin cần thiết, kịp thời, chính xác cho các nhà quản lý ra quyết
định.
 Đặc điểm
 Hỗ trợ TPS trong xử lý và lưu trữ giao dịch;
 MIS sử dụng CSDL hợp nhất và hỗ trợ cho nhiều chức năng trong tổ chức;
 MIS đủ mềm dẻo để có thể thích ứng được với những nhu cầu về thông tin của tổ
chức;
 MIS tạo được lớp vỏ an toàn cho hệ thống và phân quyền cho việc truy nhập hệ
thống;
 MIS cung cấp thông tin theo thời gian cho các nhà quản lý chủ yếu là các thông tin có
cấu trúc;
Câu 70. So sánh sự khác biệt và mối quan hệ giữa TPS và MIS
 So sánh
- CSDL hợp nhất của MIS cho phép cung cấp thông tin linh hoạt hơn cho nhà quản lý
so vs các tập tin của TPS
- MIS hợp nhất đc nhiều chức năng trong tổ chức, trong khi TPS có khuynh hướng chỉ
hỗ trợ cho 1 chức năng
- MIS cung cấp thông tin cho nhà quản lý các cấp, trong khi TPS chỉ cung cấp thông tin
ở mức tác nghiệp
Câu 71. Các thành phần của hệ thống thông tin quản lý (MIS)?
1. Đối tượng sử dụng: Nhà quản lý cấp trung là người chịu trách nhiệm chính trong quản
lý và sử dụng MIS.
2. Dữ liệu: DL MIS sử dụng là DL có cấu trúc. Gồm: - Từ Hệ thống xử lý giao dịch –
TPS - Từ Nhà quản lý
3. Thủ tục: Các thông tin của MIS đều ởdạng có cấu trúc và được thể hiện dưới cácdạng
báo cáo.
4. Công nghệ thông tin: là một trong bayếu tố cấu thành nên hệ MIS, bao gồm phần
mềm và phần cứng.
Câu 72. Các giai đoạn vận hành của một hệ thống thông tin quản lý (MIS)?
Một hệ thống thông tin quản lý (MIS) được thiết kế cấu trúc tốt gồm bốn hệ thống con, đó là
các hệ thống ghi chép nội bộ, hệ thống tình báo, hệ thống nghiên cứu và hệ thống hỗ trợ
quyết định.
Các giai đoạn vận hành của một hệ thống thông tin quản lý bao gồm:
 Thu thập dữ liệu
 Xử lý dữ liệu
 Lưu trữ dữ liệu
 Phân phối thông tin.
Câu 73. Các chức năng chính của hệ thống thông tin quản lý (MIS)?
1. Quản lý thông tin: Hệ thống MIS giúp tổ chức quản lý và lưu trữ thông tin về các hoạt
động kinh doanh như sản xuất, kế toán, nhân sự, marketing, v.v. Các thông tin này được cập
nhật liên tục và có thể được truy cập bởi các bộ phận trong tổ chức.
2. Quản lý sản xuất: Hệ thống MIS hỗ trợ quản lý dòng sản phẩm và quá trình sản xuất. Nó
giúp theo dõi các mặt hàng trong quá trình sản xuất, đảm bảo chất lượng và tiến độ.
3. Quản lý tính toán tài chính: Hệ thống MIS cung cấp công cụ để tính toán các chỉ tiêu tài
chính như doanh thu, lợi nhuận, chi phí, và tiền lương. Những con số này được đưa vào hệ
thống để giúp nhân viên quản lý tài chính, đưa ra quyết định kinh doanh.
4. Quản lý nhân sự: Hệ thống MIS giúp quản lý thông tin nhân sự, bao gồm thông tin liên
quan đến tiền lương, chấm công, và thông tin liên quan đến kỹ năng và khả năng của nhân
viên. Nhân viên có thể sử dụng hệ thống MIS để đăng ký tham gia các khóa học đào tạo,
nâng cao kỹ năng của mình.
5. Quản lý việc hợp đồng và kế toán: Hệ thống MIS hỗ trợ quản lý việc hợp đồng và kế toán.
Nó cung cấp công cụ để quản lý thông tin hợp đồng, lưu trữ thông tin hóa đơn và phiếu
thu/chi, tạo báo cáo tài chính, và thực hiện các hoạt động kế toán khác.
6. Quản lý marketing: Hệ thống MIS cung cấp công cụ để quản lý thông tin về khách hàng và
thị trường, đưa ra các chiến lược marketing hiệu quả và đưa ra quyết định để tăng cường việc
quảng bá sản phẩm và dịch vụ của tổ chức.
Câu 74. Khái niệm Quyết định là gì? Hệ thống hỗ trợ ra quyết định (DSS) là gì? Cho ví
dụ
 Khái niệm quyết định:
Quyết định là quá trình chọn lựa và lựa chọn một hành động, phương pháp hoặc lựa chọn
một con đường nhất định để đạt được mục tiêu hoặc giải quyết một vấn đề cụ thể. Nó liên
quan đến việc xác định các tùy chọn có sẵn, ước lượng các hậu quả khác nhau của mỗi
tùy chọn và quyết định chọn lựa tùy chọn tốt nhất. Quyết định có thể được đưa ra bởi cá
nhân, tổ chức hoặc quốc gia, và có thể được hỗ trợ bằng các phương pháp phân tích quyết
định và các công cụ hỗ trợ quyết định.
 Hệ thống hỗ trợ ra quyết định
 Hệ hỗ trợ ra quyết định là hệ thống thông tin tương tác cung cấp thông tin, các mô
hình , và các công cụ xử lý dữ liệu hỗ trợ cho quá trình ra các quyết định có tính nửa
cấu trúc và không có cấu trúc.
 Hệ thống hỗ trợ quyết định là sự kết hợp giữa tri thức của con người với khả năng của
máy tính nhằm cải thiện chất lượng quyết định.
VD: - Kmart: đánh giá về giá cả sản phẩm
- United Airlines: lập kế hoạch các chuyến bay
- Công ty vốn Equico: đánh giá đầu tư
Câu 75. Các thành phần chính của hệ thống hỗ trợ ra quyết định (DSS)?
 Các thành phần chính:
 CSDL: tập hợp các dữ liệu được tổ chức sao cho dễ truy cập
 Các mô hình cơ sở: các mô hình phân tích và toán học giải đáp (VD: mô hình nếu - thì
và các dạng phân tích dữ liệu khác)
 Hệ thống phần mềm hỗ trợ ra quyết định: cho phép người sử dụng can thiệp vào
CSDL và cơ sở mô hình
Câu 76. Các đặc điểm của hệ thống hỗ trợ ra quyết định (DSS)?
 Một số đặc điểm của DSS:
 Tính linh động
 Tính tương tác
 Tính dự báo
 Hướng về kết quả
Câu 77. Các dạng hệ thống thông tin hỗ trợ ra quyết định (DSS)? Cho ví dụ
 Quyết định có cấu trúc: những quyết định có thể đưa ra thông qua một loạt các thủ tục
thực hiện được xác định trước, thường có tính lặp lại và theo hệ thống
VD: xác định số lượng đặt hàng, thời điểm mua nguyên vật liệu

 Máy tính hóa hoàn toàn (HTTT xử lý giao dịch)


 Quyết định bán cấu trúc: các nhà quản lý ra quyết định mottj phần dựa trên kinh
nghiệm đã có, ít có tính lặp lại
VD: dự báo bán hàng, dự trù ngân sách, phân tích rủi ro

 Con người ra quyết định với sự hỗ trợ của máy tính


 Quyết định phi cấu trúc: nhà quản lý phải tự đánh giá, và hiểu rõ các vấn đề được đặt
ra, thường không có tính lặp lại.
VD: thăng tiến cho nhân sừ, giới thiệu công nghệ mới

 Con người ra quyết định, máy tính có thể hỗ trợ một số phần việc
Câu 78. Khái niệm hệ hỗ trợ lãnh đạo (ESS)?
 Khái niệm
 Hệ hỗ trợ lãnh đạo (ESS): là một hệ thống thông tin cho các nhà quản trị cấp cao
(chiến lược) nhằm mục đích hoạch định và kiểm soát chiến lược
 Hệ thống thông tin hỗ trợ lãnh đạo: một hệ thống tương tác cao cho phép truy cập
thông tin từ các kết quả kiểm soát và tình trạng chung của doanh nghiệp
 Hệ thống thông tin hỗ trợ lãnh đạo là môi trường là môi trường khai thác thông tin
tổng thể trong và ngoài doanh nghiệp phục vụ việc ra quyết định đòi hỏi suwjj đánh
giá, suy xét và không có quy trình thống nhất
Câu 79. Mục tiêu, vai trò của hệ hỗ trợ lãnh đạo (ESS)?
 Phục vụ nhu cầu cung cấp thông tin cho ban lãnh đạo
 Sử dụng cả thông tin bên trong và thoogn tin cạnh tranh
 Có khả năng đi từ vấn đề khái quát đến các chi tiết
 Được thiết kế cho những nhu cầu riêng của các nhà quản lý (CEO)
 Có khả năng lọc, nén và tìm kiếm những dữ liệu và thông tin quan trọng
 Có khả năng cung cấp chi tiết thông tin đằng sau những số liệu, đồ thị
 Có khả năng theo dõi, giám sát đúng lúc và hiệu quả
VD:
 ROYAl BANK OF CANADA: Hệ thống theo dõi các danh mục đầu tư cung cấp các
thông tin về rủi ro
 US GENERAL SERVICES ADMINISTRATION: Nhanh chóng, dễ dàng xem các tài
sản
Câu 80. Mô hình, cách thức vận hành của hệ hỗ trợ lãnh đạo (ESS)?
 Cách thức vận hành:
1. Thu thập thông tin: Hệ thống sẽ thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như các
báo cáo, dữ liệu, thông tin từ nhân viên,... và xử lý chúng để phân tích và đưa ra những
thông tin quan trọng.
2. Phân tích và đưa ra quyết định: Hệ thống sẽ phân tích thông tin được thu thập để đưa ra
các quyết định hợp lý nhất cho lãnh đạo. Đồng thời, nó cũng có thể đưa ra các kịch bản
hoặc báo cáo để giúp lãnh đạo đưa ra quyết định chính xác hơn.
3. Giao tiếp và giám sát: Hệ thống sẽ giúp lãnh đạo giao tiếp với các đơn vị, bộ phận hoặc
cá nhân khác trong tổ chức. Nó cũng giúp giám sát và đánh giá hoạt động của các bộ phận
để đưa ra các giải pháp phù hợp.
4. Đào tạo và phát triển nhân viên: Hệ thống cũng có thể giúp lãnh đạo đào tạo và phát
triển nhân viên thông qua các chương trình đào tạo hoặc đánh giá kỹ năng.
5. Quản lý dữ liệu: Hệ thống cũng giúp lãnh đạo quản lý dữ liệu và thông tin của tổ chức
một cách hiệu quả và an toàn.
6. Đưa ra cảnh báo: Hệ thống sẽ cảnh báo và đưa ra các biện pháp khắc phục khi những
vấn đề phát sinh trong tổ chức.
7. Tối ưu hoá hoạt động: Hệ thống có thể đánh giá hiệu quả các hoạt động của tổ chức và
đưa ra các giải pháp tối ưu hoá hoạt động.
Câu 81. Đặc điểm của hệ hỗ trợ lãnh đạo (ESS)?
 Đặc điểm
 ESS dựa trên các thông tin được tạo ra từ TPS, MIS và các thông tin bên ngoài tổ
chức giúp các nhà quản lý cao cấp giải quyết những vấn đề không có cấu trúc bằng
cách tạo ra một môi trường giúp họ suy nghỉ về các vấn đề chiến lược một cách thấu
đáo.
 Khác với DSS, ESS chỉ cung cấp những thông tin trợ giúp các nhà quản lý cao cấp
định vị chính xác những vấn đề cần giải quyết mà không đủa ra giải pháp chi tiết cho
vấn đề.
Câu 82. Các thành phần của hệ hỗ trợ lãnh đạo (ESS)?
Thành phần Đặc điểm

Nhà quản lý cấp cao (top-managers). Người


Đối tượng sử dụng sử dụng thường có nhiều hiểu biết hạn chế
về CNTT

- Dữ liệu trong (TPS/MIS/DSS)

Dữ liệu - Dữ liệu bên ngoài (tình hình nghiên cứu


thị trường, số liệu thống kê, mạng dịch vụ
thông tin,...)

- Có tính tổng hợp cao


Thủ tục
- Giao diện thân thiện (đồ thị,...)

- Phần mềm: thường thiết kế riêng


CNTT
- Phần cứng: cấu hình mạnh

Câu 83. Mối quan hệ giữa các hệ thống thông tin ESS, DSS, TPS, MIS, KWS, OAS?
Các hệ thống thông tin ESS (Executive Support Systems), DSS (Decision Support Systems),
TPS (Transaction Processing Systems), KWS (Knowledge Work Systems) và OAS (Office
Automation Systems) có mối quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình cung cấp thông tin
và hỗ trợ quản lý và vận hành doanh nghiệp:

1. ESS liên quan đến các quyết định chiến lược và quản lý cấp cao của doanh nghiệp, bao
gồm việc đánh giá hiệu quả và thực hiện kế hoạch chiến lược. ESS sử dụng dữ liệu từ các hệ
thống khác như DSS, TPS và KWS để cung cấp cho người quản lý thông tin cần thiết để đưa
ra quyết định.
2. DSS là hệ thống hỗ trợ quyết định, sử dụng dữ liệu và thông tin từ các hệ thống khác để
cung cấp cho người sử dụng các công cụ để đưa ra quyết định. DSS có thể sử dụng dữ liệu từ
TPS hoặc KWS để giúp người dùng phân tích thông tin và đưa ra quyết định.
3. TPS là hệ thống xử lý giao dịch, chịu trách nhiệm cho việc theo dõi các giao dịch kinh
doanh hàng ngày của doanh nghiệp. Dữ liệu được nhập vào TPS và sau đó được truyền vào
các hệ thống khác như ESS và DSS để sử dụng cho mục đích quản lý và đưa ra quyết định.
4. KWS là hệ thống hỗ trợ công việc thông tin, bao gồm việc tổ chức thông tin, truy cập
thông tin và chia sẻ thông tin. KWS có thể tích hợp dữ liệu từ TPS và được sử dụng bởi ESS
và DSS để đưa ra quyết định và quản lý thông tin.
5. OAS là hệ thống tự động hóa văn phòng, giúp người dùng quản lý tài liệu, trao đổi thông
tin và thực hiện các thao tác văn phòng. OAS có thể tích hợp với các hệ thống khác như ESS,
DSS, TPS và KWS để cung cấp thông tin và hỗ trợ cho quá trình quản lý và vận hành doanh
nghiệp.
Rõ ràng, sự kết hợp giữa các hệ thống này đem lại lợi ích khá lớn vì thông tin có thể lưu
chuyển dẽ dàng giữa các bộ phận khác nhau của doanh nghiệp, và cùng một dữ liệu không
phải nhập nhiều lần vào các hệ thống khác nhau. Tuy nhiển, việc tích hợp hệ thống rất phức
tạp, chi phí cao và mất thời gian. Do vậy, mỗi doanh nghiệp cần phải cân nhắc kỹ giữa nhu
cầu tích hợp hệ thống của mình và những khó khăn sẽ nảy sing khi đáp ứng nhu cầu đó.
Câu 84. Các giai đoạn phát triển của các loại hình hệ thống thông tin ứng dụng?
 Giai đoạn 1 : Giai đọan điều tra hệ thống .
 Là giai đoạn tìm hiểu , thu thập thông tin cần thiết để chuẩn bị cho việc giải quyết
các yêu cầu được đặt ra.
 Giai đoạn 2 : Giai đoạn phân tích hệ thống :
 Mục tiêu của giai đoạn này là xác định các thông tin và chức năng xử lí của hệ thống.
 Giai đoạn 3 : Giai đoạn thiết kế :
 Thông qua thông tin dược thu thập từ quá trình khảo sát và phân tích ( thiết kế tổng
thể, thiết kế chi tiết).
 Giai đoạn 4 : giai đoạn môi trường :
 Giai đoạn này nhằm xây dựng hệ thống theo các thiết kế đã xác định.
 Giai đoạn 5 : giai đoạn kiểm thử :
 Kiểm thử tát cả các hệ thống thông tin xem đã đạt yêu cầu hay chưa.
 Giai đoạn 6 : Giai đoạn đào tạo và chuyển giao :
 Đào tạo nguồn nhân lực và chuyển giao công việc cho bộ phận liên quan.
 Giai đoạn 7 : Giai đoạn hoạt động và bảo trì :
 Lắp đặt ,cài đặt,chuyển đổi hoạt động , phát hiện sai sót ,đào tạo ,hướng dẫn ,cải
tiến ,bảo hành và nâng cấp.
 Giai đoạn 8 : Giai đoạn đánh giá
Câu 85. Phân loại các hệ thống thông tin theo chức năng? Cho ví dụ.
 Các loại hệ thống thông tin theo chức năng :
Chức năng tài chính, chức năng sản xuất, chức năng nhân sự , chức năng marketing.
Ví dụ :

Chức Năng Hệ thống Mô tả Cấp tổ chức

Tài chính Xử lí đặt hàng Nhập dữ liệu,xử lí, Tác nghiệp


theo dõi đặt hàng
Sản Xuất Định vị khu máy móc Quyết định khu vực Chiến lược
sản xuất sx mới ở đâu

Nhân sự Phân tích chế độ đãi Điều khiển phạm vi Tác thuật
ngộ và phân tích lương
phù hợp

Marketing Dự báo chiều hướng Chuẩn bị kế hoạch 5 Chiến lược


dân số năm dự báo dân số

Câu 86. Khái niệm, đặc điểm hệ thống thông tin tài chính?
 Khái niệm :
Là tất cả các thông tin lien quan đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp , xứ lí số liệu trong
quá trình giao dịch , báo cáo hoạt động tài chính và tổng hợp kế toán .
 Đặc điểm :
- Là các quan hệ tài chính trong phân phối sản xuất kinh doanh
- Phản ánh tổng hợp các mối kinh tế
- Giá cả ảnh hưởng đến xu thế kinh tế
Câu 87. Các chức năng của hệ thống thông tin tài chính ?
- Các chức năng : kiểm soát , phân tích tài chính doanh nghiệp , quản trị hệ thống kế
toán ,quản trị quá trình lập ngân sách ,dự toanms vốn ,quản trị công nợ khách
hàng ,quản lí tiền mặt doanh nghiệp ,Tính và chi trả lương ,quản lí tài sản và thuế của
doanh nghiệp
Câu 88. Các loại hình hệ thống thông tin tài chính? Cho ví dụ.
 Các loại hình hệ thống thông tin tài chính bao gồm:

 Hệ thống xử lý giao dịch (Transaction processing system - TPS) cho phép các công ty
có nhiều cách để điều chỉnh, sửa đổi, lưu trữ, thu thập, xử lý và hủy bỏ các giao dịch.
 Hệ thống thông tin quản lý tài sản (Asset management information system - AMIS)
giúp quản lý tài sản của doanh nghiệp.
 Hệ thống thông tin quản lý rủi ro tài chính (Financial risk management information
system - FRMIS) giúp doanh nghiệp đánh giá và quản lý rủi ro tài chính.
 Hệ thống thông tin quản lý chi phí (Cost management information system - CMIS)
giúp doanh nghiệp quản lý chi phí và tối ưu hóa chi phí.

 Ví dụ về các loại hình hệ thống thông tin tài chính bao gồm:
 Hệ thống thông tin quản lý rủi ro tài chính (FRMIS) được sử dụng để đánh giá và quản lý
rủi ro tài chính trong các ngân hàng.
 Hệ thống thông tin quản lý tài sản (AMIS) được sử dụng để quản lý tài sản của các công
ty bảo hiểm.
Câu 89. Khái niệm, đặc điểm hệ thống thông tin sản xuất?
 Khái niệm
Hệ thống thông tin sản xuất (Manufacturing Information System - MIS) là một hệ thống
thông tin toàn diện được thiết kế để quản lý quy trình sản xuất, từ khâu nghiên cứu phát triển,
đến sản xuất, quản lý hàng hóa và dịch vụ. Hệ thống này cung cấp cho công ty các công cụ để
tổ chức dữ liệu và thông tin, quản lý việc sản xuất, tối ưu hóa quy trình, nâng cao hiệu quả và
tăng cường giá trị sản phẩm.
 Các đặc điểm của hệ thống MIS bao gồm:
1. Rộng: Hệ thống MIS phải áp dụng cho nhiều lĩnh vực khác nhau như sản xuất, quản lý tồn
kho, bán hàng, tài chính, kế toán,...
2. Có tính kết nối: Hệ thống MIS phải được tích hợp với các hệ thống khác trong công ty như
ERP, CRM, SCM... để tạo ra một hệ thống duy nhất.
3. Tính linh hoạt: Hệ thống MIS cần chịu được thay đổi để đáp ứng nhu cầu kinh doanh và
công nghệ mới.
4. Tính bảo mật mạnh mẽ: Hệ thống MIS phải đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin sản xuất
của công ty.
5. Khả năng hỗ trợ quản lý quy trình sản xuất: Hệ thống MIS cung cấp cho quản lý các thông
tin cần thiết để giám sát, điều hành và tối ưu hóa quy trình sản xuất.
6. Tính chính xác và đồng bộ: Hệ thống MIS đảm bảo thông tin được cập nhật đồng bộ và
chính xác, giúp tránh được sai sót do thông tin không đồng bộ.
7. Tính khả đoán: Hệ thống MIS cung cấp các dữ liệu và thông tin dự báo, dự đoán để giúp
quản lý đưa ra quyết định kinh doanh chính xác và hiệu quả.
 Đặc điểm:
Câu 90. Các chức năng của hệ thống thông tin sản xuất?
 Các chức năng :
- Cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố khác
- Kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu
- Tìm kiếm nguồn nhân lực phù hợp
- Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu, nhân công, thiết bị, sản xuát sản phẩm
- Các dịch vụ kiểm tra chất lượng và sản phẩm , dịch vụ ,đầu ra kiểm tra theo dõi sử
dụng , chi phí nguồn nhân lực.
Câu 91. Các loại hình hệ thống thông tin sản xuất? Cho ví dụ.
 Các loại hình hệ thống thông tin sản xuất bao gồm:

 Hệ thống thông tin quản lý sản xuất (Manufacturing Execution System - MES) giúp quản
lý các hoạt động sản xuất và cung cấp thông tin về các quy trình thiết kế sản phẩm và tiến
trình sản xuất.
 Hệ thống thông tin quản lý dữ liệu sản xuất (Manufacturing Data Management System -
MDMS) giúp quản lý dữ liệu sản xuất và cung cấp thông tin về các quy trình thiết kế sản
phẩm và tiến trình sản xuất.
 Hệ thống thông tin quản lý chất lượng (Quality Management System - QMS) giúp quản lý
chất lượng sản phẩm và cung cấp thông tin về các quy trình kiểm tra chất lượng.

 Ví dụ về các loại hình hệ thống thông tin sản xuất bao gồm:
 Hệ thống thông tin quản lý sản xuất (MES) được sử dụng để quản lý các hoạt động sản
xuất trong các nhà máy.
 Hệ thống thông tin quản lý chất lượng (QMS) được sử dụng để quản lý chất lượng sản
phẩm trong các nhà máy.

Câu 92. Khái niệm đặc điểm của hệ thống thông tin marketing?

HTTT marketing thu thập,phân tích và xử lý dữ liệu bên trong và bên ngoài nhằm cung cấp
cho các nhà quản lí những thông tin cần thiết trong nghiên cứu marketing phục vụ cho việc ra
quyết định về mục tiêu, chiến lược, kế hoạch marketing….nhằm đưa lại dịch vụ thuận tiện
nhất cho khách hàng
Câu 93. Chức năng của HTTT marketing?
 Nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch
 Phát triển sp mới: QC, khuyến mại, bán hàng
 Lưu kho
 Phân phối hàng hóa và dịch vụ
Câu 94. Các loại hình HTTT marketing? Cho VD?
 -HTTT marketing chiến lược: lập KH và phát triển sp mới, tiến hành dự báo dài
hạn
 Dự báo bán hàng
 Lập KH và phát triển sp
 Nghiên cứu thị trường
 Theo dõi cạnh tranh
 - HTTT marketing chiến thuật:
 Quản lí bán hàng
 Định giá hàng hóa
 QC và khuyech trương sp
 Phân phối
 HTTT marketing tác nghiệp: các hệ thống hỗ trợ bán hàng hóa và dịch vụ:
 HTTT KH tiềm năng
 HT liên hệ KH
 HT bán hàng từ xa
 HTTT trực tiếp
 HT cung cấp Sp
 HTTT phân phối
Câu 95. Khái niệm, đặc điểm HTTT nhân lực?
 Khái niệm:
HTTT quản trị nhân lực bao gồm toàn bộ các thông tin về nguồn nhân lực, về sử dụng,tuyển
chọn và bồi dưỡng nhân lực trong DN
 Đặc điểm:
 HTTT nhân lực chiến lược:
 Hệ thống dự báo cầu nguồn nhân lực
 Hệ thống dự báo cung nguồn nhân lực
 HTTT nhân lực sách lược:
 HTTT phân tích thiết kế công việc
 HTTT tuyển chọn nhân lực
 HTTT quản lí lương thưởng và bảo hiểm trợ cấp
 HTTT đào tạo và phát triên nguồn nhân lực
 HTTT nhân lực tác nghiệp:
 HTTT quản lí lương
 HTTT quản trị vị trí làm việc
 HTTT quản lí người lao động
 HT đánh giá tình hình thực hiệnvà con người
 HT thông tin báo cáo lên cấp trên
 HT tuyển chọn nhân viên và sắp xếp công việc
Câu 96. Các chức năng của hệ thống thông tin nhân lực
Phần mềm Thông tin nhân sự đó sẽ có đủ 9 chức năng cốt lõi sau:
 Cơ sở dữ liệu chính xác và tập trung
Với cơ sở dữ liệu tự động thu thập, lưu trữ và hiển thị thông tin cập nhật, nhất quán về nhân
sự, chính sách và quy trình trong một tổ chức, các nhà quản trị nhân sự cuối cùng cũng có thể
loại bỏ bảng tính và giấy tờ, tài liệu.
Lưu trữ tất cả thông tin bí mật trong Phần mềm Thông tin nhân sự HRIS dựa trên công nghệ
đám mây tập trung sẽ mang lại những tiện lợi sau:
 Phần mềm Thông tin nhân sự thúc đẩy tính đồng bộ của dữ liệu
 Phần mềm Thông tin nhân sự cắt giảm nhiều thủ tục và các dữ liệu dư thừa
 Phần mềm Thông tin nhân sự nâng cao năng suất
 Phần mềm Thông tin nhân sự nâng cao hiệu quả cho các nhân viên và lãnh đạo phòng
nhân sự
 Phần mềm Thông tin nhân sự giảm thiểu nhiều chi phí cho doanh nghiệp
Một cơ sở dữ liệu tập trung được tích hợp liền mạch với các mô-đun nhân sự khác sẽ không
chỉ tạo điều kiện ứng dụng công nghệ thực tế ảo mà còn cung cấp khả năng tiếp cận tuyệt vời
cho tất cả người dùng cuối. Bất kỳ cập nhật hoặc thay đổi nào được thực hiện cho cơ sở dữ
liệu chính sẽ phản ánh ngay lập tức trên tất cả các mô-đun, tiết kiệm một lượng thời gian và
công sức đáng kể so với quá trình nhân viên nhân sự đưa dữ liệu và phải sao chép tất cả cho
từng mô-đun theo cách thủ công.
 Biên chế lương thưởng
Một số doanh nghiệp vừa và nhỏ đã sử dụng một hệ thống độc lập để quản lý quy trình trả
lương của họ. Và, không ai muốn chuyển nó sang một phần mềm khác như phần mềm thông
tin nhân sự HRIS. Bên cạnh đó còn một số vấn đề rằng liệu tính năng tính lương được tích
hợp vào phần mềm Thông tin nhân sự có xử lý tất cả dữ liệu một cách toàn diện như hệ thống
bảng lương chuyên dụng hay không.
Tuy nhiên, một trong số yếu tố cốt lõi của một Hệ thống thông tin nguồn nhân lực HRIS đó
chính là quản lý quy trình trả lương từ đầu đến cuối với nhiều tính năng:
 Phần mềm Thông tin nhân sự HRIS tự động hóa quy trình xuất chi
 Phần mềm Thông tin nhân sự HRIS tự động tính thuế
 Phần mềm Thông tin nhân sự HRIS đảm bảo tuân thủ luật định
 Phần mềm Thông tin nhân sự HRIS cung cấp lời nhắc tự động
 Phần mềm Thông tin nhân sự HRIS mở rộng tùy chọn tự phục vụ của nhân viên
Ngoài ra, một Phần mềm Thông tin nhân sự HRIS cần tích hợp hoàn hảo với module kế toán
và hệ thống điểm danh. Vì vậy, quá trình đối chiếu thủ công được loại bỏ, giảm khả năng xảy
ra lỗi thủ công và các vấn đề tuân thủ pháp luật / tài chính do chúng gây ra.
 Chức năng phân quyền đến từng nhân viên
Các doanh nghiệp thường khó cập nhật dữ liệu thông tin cá nhân của mỗi nhân sự. Chức năng
phân quyền để nhân viên có thể tự mình cập nhật hay cung cấp những thông tin của mình là
một cách hiệu quả để giải quyết vấn đề này. Cho phép nhân viên truy cập để xem và quản lý
thông tin cá nhân của họ (hồ sơ, thời gian nghỉ, lợi ích hoặc bảng lương) có thể giảm thời
gian nhân viên nhân sự dành cho các nhiệm vụ văn thư thủ công, mất nhiều thời gian mà vẫn
không đảm bảo được độ chính xác tuyệt đối.
Bằng cách mở rộng tùy chọn phân quyền cho nhân viên của mình truy cập trong phần mềm
Thông tin nhân sự HRIS, các tổ chức, doanh nghiệp có thể nhận ra những lọi ích tuyệt vời
sau
 Phần mềm Thông tin nhân sự HRIS trao thêm quyền cho nhân viên
 Phần mềm Thông tin nhân sự HRIS giảm nhiệm vụ văn thư
 Phần mềm Thông tin nhân sự HRIS giảm thời gian quản trị
 Phần mềm Thông tin nhân sự HRIS cải thiện sự tham gia của nhân viên
 Phần mềm Thông tin nhân sự HRIS giảm giấy tờ, lưu trữ tài liệu nhân sự
Khi sự cố xảy ra, nhân viên không phải vướng vào một cuộc trao đổi bằng email dài dòng để
lấy lại số dư hoặc tiền lương của họ. Với một cổng thông tin từ phần mềm Thông tin nhân sự,
mọi quy trình quản trị nhân sự từ thông tin nhân viên đến báo cáo sẽ trở nên hiệu quả hơn.
Nếu Phần mềm Thông tin nhân sự HRIS có khả năng truy cập đa kênh, nhân viên còn có thể
xem, chỉnh sửa và truy xuất tất cả thông tin liên quan đến công việc ngay từ điện thoại di
động của họ.
 Quản lý thời gian và lịch làm việc
Quản lý bảng chấm công, theo dõi lịch trình làm việc một cách thủ công có thể tiêu tốn một
lượng lớn thời gian và công sức của nhân viên và nhà quản lý nhân sự. Kiểm tra email yêu
cầu nghỉ việc và theo dõi sự vắng mặt của nhân viên đồng thời phải hoàn thành một lịch trình
để quản lý những thay đổi trong khối lượng công việc là một thử thách rất lớn cho bất kỳ nhà
quản lý nhân sự nào. Ngoài ra, việc xuất tất cả dữ liệu liên quan đến chấm công, ngày nghỉ
vào hệ thống bảng lương khá tốn thời gian và tẻ nhạt.
Một phần mềm Thông tin nhân sự HRIS thông minh sẽ giải quyết các vấn đề liên quan đến
nghỉ phép và quản lý thời gian với một bộ tính năng toàn diện như:
 Phần mềm Thông tin nhân sự HRIS tự động chụp và gửi các mục thời gian
 Phần mềm Thông tin nhân sự HRIS thực hiện theo kế hoạch, lịch trình đã cài đặt
 Phần mềm Thông tin nhân sự HRIS quản lý, theo dõi lịch vắng mặt, đi làm, đi họp
của từng nhân sự
 Phần mềm Thông tin nhân sự HRIS phân tích chi tiết và truy vấn ngược
 Phần mềm Thông tin nhân sự HRIS tích hợp với bảng lương, kế toán, v.v.
Nếu không được xử lý đúng cách, bảng chấm công và yêu cầu nghỉ phép có thể đem đến rất
nhiều rắc rối và nhầm lẫn cho các nhà quản trị nhân sự. Không thể hồi đáp tất cả các yêu cầu
trong thời hạn hoặc xử lý công việc sai có thể để lại ấn tượng xấu về văn hóa doanh nghiệp và
giảm sự hài lòng của nhân viên. Vì vậy, hợp lý hóa bảng chấm công và lịch nghỉ với phần
mềm Thông tin nhân sự HRIS có thể kiểm soát các lỗi thủ công và ngăn ngừa các sự cố có
thể xảy ra.
 Quản lý những cá nhân tài năng
Nhân sự là nguồn lực quý giá nhất trong bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào. Tuy nhiên, quá
trình quản lý nhân tài,thu hút, tuyển dụng, phát triển và giữ chân những cá nhân tài năng là
một quá trình phức tạp. Một phần mềm Thông tin nhân sự HRIS với hệ thống quản lý tài
năng độc quyền sẽ giúp các nhà quản lý nhân sự chăm sóc nhân viên tốt hơn.
 Tuyển dụng
Tính năng này cung cấp một hệ thống theo dõi ứng viên hoàn chỉnh với một công cụ phân
tích các xu hướng và mô hình trong tuyển dụng. Nó cũng tích hợp liền mạch với các cổng
công việc, trang web nội bộ và các nhà cung cấp dịch vụ việc làm để giảm sự hỗn loạn trong
quá trình tuyển dụng.
 Nhân viên mới ( Employee Onboarding)
Với một cổng thông tin được phân quyền, nhân viên được kết nối với cơ sở dữ liệu dựa trên
công nghệ đám mây sẽ loại bỏ các giấy tờ không cần thiết. Nhân viên có thể hoàn thành quy
trình nhập môn cho nhân viên mới (onboarding) bằng cách sử dụng các tài liệu được quét,
quy trình làm việc tự động, danh sách kiểm tra được xác định trước và các biểu mẫu kỹ thuật
số dễ sử dụng trong 15 phút.
( Chú thích: Onboarding dịch nôm na là nhập môn cho nhân viên mới. Nhập môn là quá trình
giúp nhân viên gia nhập và điều chỉnh cho hài hòa với vị trí mới, kể cả phương diện kết quả
công việc hay phương diện văn hóa doanh nghiệp. Trong quá trình đó, nhân viên mới sẽ học
được thái độ, kiến thức, kỹ năng và hành vi cần thiết với vị trí công việc. Họ hòa nhập càng
nhanh thì kết quả công việc càng tốt và thành tựu đóng góp cho doanh nghiệp cũng nhiều
hơn.
Quy trình onboarding của các doanh nghiệp cũng có nhiều khác biệt, chủ yếu do quy mô
tuyển dụng và thủ tục ở từng doanh nghiệp có sự khác nhau. Cũng đôi khi, nó phụ thuộc vào
sự sẵn lòng giúp đỡ của nhân viên hiện tại. Nhiều doanh nghiệp ưa thích quy trình nghiêm
ngặt với hệ thống rõ ràng – điều này có thể khó khăn nếu bạn tuyển số lượng người lớn. Cũng
có các doanh nghiệp onboarding theo cách giao việc cho nhân viên mới để họ tự nỗ lực và
khám phá ra đâu là thứ họ cần biết. Dù là theo quy trình nào đi chăng nữa thì hãy cứ triển
khai một quy trình, bởi nếu bạn không hề đả động tới onboarding cho người mới, họ sẽ bị bối
rối không biết nên thể hiện bản thân mình như thế nào và làm sao để biết hết các quy tắc tại
nơi làm việc.)
 Đào tạo
Một module đào tạo được tích hợp trong phần mềm Thông tin nhân sự HRIS có thể cho phép
các tổ chức cung cấp kinh nghiệm đào tạo cho nhân viên để cải thiện sự cam kết, nhiệt huyết
và sự hài lòng trong công việc. Họ cũng có thể lập kế hoạch, theo dõi và đo lường tác động
của các chương trình đào tạo của doanh nghiệp để đánh giá, kiểm soát và đảm bảo kết quả
đầu ra cũng như đo lường sự hiệu của một chương trình.
 Kế hoạch kế nhiệm:
Module đặc biệt trong phần mềm Thông tin nhân sự HRIS này cho phép các tổ chức lập bản
đồ xếp hạng năng lực, kinh nghiệm, kỹ năng của các nhân sự. Khi các vị trí quan trọng được
xác định, sẽ dễ dàng tạo ra các kế hoạch phát triển dành riêng cho nhân viên.
Câu 97. Các loại hình hệ thống thông tin nhân lực? Cho ví dụ
 5 mô hình quản trị nhân lực hiện đại
 Mô hình quản trị nhân lực Michigan

Đây là mô hình quản trị nhân sự hiện đại được rất nhiều các doanh nghiệp sử dụng.
 Chức năng:
- Tuyển dụng nhân lực
- Đánh giá nhân lực
- Định mức lương bổng
- Phát triển nhân lực
 Cơ sở mô hình
- Thành tích trong công việc
- Kiểm tra lại các chiến lược và hệ thống cơ cấu tổ chức để quản lý con người cho tốt.
- Chỉ tuyển chọn các nhân viên đáp ứng được yêu cầu công việc của tổ chức.
- Ghi nhận thành quả lao động của nhân viên trong quá trình đánh giá thực hiện công việc.
- Xác định mức khen thưởng với kết quả đánh giá nhân viên.
 Mô hình quản trị nhân lực hiện đại Harvard
Với mô hình này thì người lao động sẽ bị chịu tác động bởi 3 yếu tố: Chế độ làm việc, các
dòng di chuyển nhân lực và mức lương bổng.
Với tiêu chí của mô hình quản trị nhân sự Harvard là đặt con người ở trung tâmlấy con người
làm trung tâm, mang sự hài lòng của nhân lực làm nền tảng để làm việc và phát triển. Bởi vì
con người chính là nhân tố ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống phát triển của tổ chức. Con người
có thể làm mọi thứ nếu nhận được sự khích lệ hợp lý.
 Mô hình quản trị nhân lực hiện đại ở nước Nhật
 Gồm có 3 nhân tố:
- Công nhân là người cần có kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ cao.
- Đồng thời cần nghiên cứu chất lượng và hạ giá sản phẩm của mình so với thị trường.
- Tạo sự thống nhất giữa người lao động và doanh nghiệp.
 Nội dung của mô hình được biểu hiện trong các lĩnh vực:
- Chính sách tuyển dụng.
- Thăng tiến và thù lao.
- Chính sách làm việc và đào tạo.
- Tham gia trực tiếp vào công việc quản trị nhân lực ở các doanh nghiệp,... trên thế giới.
 Mô hình quản trị nhân lực tổng thể định hướng trong tương lai
Đây là một trong những mô hình rất hiện đại được các công ty, doanh nghiệp, tổ chức,.. sử
dụng để quản trị nguồn nhân sự.
Mô hình này ra đời nhằm giúp cho bạn có thể đưa ra một hệ thống chính sách và biện pháp
quản trị nhân sự hướng tới hình ảnh trong tương lai gắn với sự phát triển của doanh nghiệp,...
của bạn.
 Mô hình quản trị nhân lực hiện đại ở nước ta
Hòa cùng với nền kinh tế thế giới thì nước ta cũng xây dựng 3 mô hình quản trị nhân lực: Đó
là ở các khu vực hành chính sự nghiệp; trong các doanh nghiệp, công ty,... nhà nước; và mở
rộng hơn ra các khu vực không thuộc sự sở hữu của nhà nước.
Câu 98. Khái niệm Hệ thống thông tin tích hợp là gì?
Trong kỹ thuật, hiểu theo một cách dễ hình dung nhất, tích hợp hệ thống (System Integration
– SI) là gắn kết một chuỗi các hệ thống con với những tính năng khác nhau vào một hệ thống
lớn, đảm bảo tất cả được kết hợp chặt chẽ với nhau như cấu tạo sống hoàn chỉnh. Vận hành
hoàn hảo theo mục đích riêng có của từng doanh nghiệp. Là giải pháp đáp ứng những đòi hỏi
cao nhất về vấn đề công nghệ một cách thông minh, hơn nữa là tùy biến theo nhu cầu.
Trong công nghệ thông tin, “Tích hợp hệ thống” giúp kết nối các hệ thống con rời rạc, các
phần mềm ứng dụng khác nhau bằng việc sử dụng các kỹ thuật kết nối như mạng máy tính,
tích hợp ứng dụng, quản lý quy trình, lập trình... Tích hợp hệ thống cũng là quy trình giúp gia
tăng giá trị và năng lực của hệ thống mẹ nhờ hợp lực tương tác giữa các hệ thống con.
Câu 99. Phân loại các hệ thống thông tin tích hợp? Cho ví dụ?
Các hệ thống thông tin tích hợp các chức năng được ứng dụng phổ biến trong DN:
 Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP)
Một ví dụ về hệ thống ERP là SAP ERP. Đây là một giải pháp phần mềm toàn diện được
thiết kế để quản lý và tích hợp tất cả các hoạt động kinh doanh của một công ty, bao
gồm: tài chính, kế toán, sản xuất, quản lý chuỗi cung ứng, quản lý dự án và nhiều chức
năng khác. SAP ERP cho phép các phòng ban trong công ty có thể truy cập thông tin liên
quan đến hoạt động của nhau, từ đó giúp tăng hiệu quả và đáp ứng nhanh chóng với các
yêu cầu kinh doanh.
 Hệ thống quản lý chuỗi cung ứng (SCM)
Ví dụ về SCM có thể là khi một công ty sản xuất điện thoại thông minh cần các linh kiện
từ nhiều nhà cung cấp khác nhau, từ vi cảnh, vô cảnh cho đến CPU và màn hình. Quản lý
chuỗi cung ứng (SCM) là quá trình quản lý và tối ưu hóa phân phối và sản xuất của chiếc
điện thoại thông minh này, từ việc đặt hàng tới phân phối linh kiện và sản xuất sản phẩm
cuối cùng. Mục tiêu của SCM là giảm thiểu thời gian, chi phí và tăng cường hiệu quả của
chuỗi cung ứng.
 Hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CRM)
VD: Hệ thống này tích hợp các thông tin về khách hàng từ nhiều nguồn khác nhau, bao
gồm thông tin khách hàng, lịch sử mua hàng, lịch sử tương tác với khách hàng, hồ sơ
kinh doanh, và báo cáo về hiệu suất kinh doanh.
CRM được tích hợp với các ứng dụng khác để tạo ra một hệ thống thông tin toàn diện
hơn như hệ thống bán hàng, hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu, hệ thống thông báo bán hàng
và hệ thống cha mẹ. Nhờ vậy, các nhân viên có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin khách
hàng, tạo ra các chiến lược marketing và bán hàng phù hợp hơn, và đưa ra các quyết
định kinh doanh dựa trên dữ liệu chính xác.
 Chuyển đổi dữ liệu điện tử (EDI)
Một ví dụ về EDI là khi một nhà sản xuất gửi đơn đặt hàng thông qua hệ thống EDI của
họ đến nhà phân phối của họ. Nhà phân phối sử dụng EDI để xác nhận đơn hàng và gửi
thông tin về việc lấy hàng và vận chuyển nó tới các cửa hàng. Các cửa hàng sử dụng EDI
để xác nhận việc nhận hàng và gửi thông tin về số lượng sản phẩm còn lại trong kho.
Quá trình này diễn ra tự động, giảm thiểu việc phải dùng giấy tờ và thời gian xử lý thông
tin thủ công.
Câu 100. Khái niệm, đặc điểm hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP)?
 Khái niệm:
Là một hệ thống phần mềm được triển khai cho các doanh nghiệp để có thể quản lý các loại
thông tin khác nhau trong từng bộ phận chức năng.
 Đặc điểm:
Hệ thống có thể hoạch định, thu nhận, xử lý, tính toán, cung cấp, thống kê các thông tin liên
quan đến các khâu hoạt động chính theo kiểu trực tuyến ứng với các nghiệp vụ của doanh
nghiệp.
 Các “module” có khả năng hoạt động độc lập nhưng phải được tích hợp chặt chẽ với
nhau.
 Có khả năng tích hợp, tổng hợp thông tin (consolidate) tự động.
 Có khả năng phân tích thông tin đa chiều
 Thiết kế theo chuẩn mở (Open System)
Câu 101. Các giai đoạn phát triển hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP)?
Phương pháp này gồm 5 giai đoạn: phân tích và lập kê hoạch, thiết kế, chuyển đổi dữ liệu,
chạy thử, chuyển giao.
 Bước 1: Phân tích và lập kế hoạch
Mục tiêu: Đưa ra và thống nhất với khách hàng tài liệu yêu cầu của DN. Một tình hình phổ
biến ở nước ta là các DN (thành công) đều phát triển nhanh và rất năng động, mô hình hoạt
động, sản phẩm và cơ cấu tổ chức của DN biến đổi từng ngày. Khi đưa ra và thống nhất về
yêu cầu của DN nói chung DN đều cố gắng tiên liệu những phát triển của họ trong thời gian
một vài năm tới, nhưng thực tế cho thấy nhiều khi những tiên liệu này cũng thay đổi liên tục.
Trong những dự án tương đối dài (trên sáu tháng) một vấn đề xẩy ra là khi dự án đến những
giai đoạn cuối DN lại yêu cầu thay đổi lớn về chức năng hệ thống dẫn đến kết quả là phải làm
lại, dự án không kết thúc được.
Các công đoạn gồm:
– Thiết lập đội dự án và phòng dự án.
– Thiết lập các thủ tục quản trị dự án.
– Đặt ra và thống nhất các mục tiêu của dự án.
– Đặt ra và thống nhất kế hoạch dự án.
– Cài đặt hệ thống ERP lên hệ thống máy chủ và các máy trạm.
– Thiết kế các mẫu thử cho các nghiệp vụ chính.
 Bước 2: Thiết kế
Các công đoạn gồm:
– Đưa ra các quy trình nghiệp vụ.
– Thiết kế các đầu vào, ra của dữ liệu và các giao diện.
– Thiết lập và thử cấu hình hệ thống.
– Huấn luyện người dùng.
 Bước 3: Chuyển đối dữ liệu
Các công đoạn gồm:
– Định nghĩa yêu cầu về chuyển đổi dữ liệu.
– Đưa ra phương pháp và thủ tục chuyển đối.
– Chuyển đổi dữ liệu từ hệ thống cũ sang hệ thống mới.
– Kiểm tra xác nhận dữ liệu trên hệ thống.
 Bước 4: Chạy thử
Các công đoạn gồm:
– Chạy thử để kiểm tra
– Điều chỉnh lần cuối.
 Bước 5: Bàn giao
Công đoạn gồm:
– Chạy chính thức.
– Kiểm toán hệ thống và đánh giá chất lượng.
– Chuyển sang cho bộ phận hỗ trợ.
Câu 102. Khái niệm, đặc điểm hệ thống quản lý chuỗi cung ứng (SCM)?
SCM là sự phối kết hợp nhiều thủ pháp nghệ thuật và khoa học nhằm cải thiện cách thức các
công ty tìm kiếm những nguồn nguyên liệu thô cấu thành sản phẩm/dịch vụ, sau đó sản xuất
ra sản phẩm/dịch vụ đó và phân phối tới các khách hàng. Điều quan trọng đối với bất kỳ giải
pháp SCM nào, dù sản xuất hàng hoá hay dịch vụ, chính là việc làm thế nào để hiểu được sức
mạnh của các nguồn tài nguyên và mối tương quan giữa chúng trong toàn bộ dây chuyền
cung ứng sản xuất.
Về cơ bản, SCM sẽ cung cấp giải pháp cho toàn bộ các hoạt động đầu vào của doanh nghiệp,
từ việc đặt mua hàng của nhà cung cấp, cho đến các giải pháp tồn kho an toàn của công ty.
Trong hoạt động quản trị nguồn cung ứng, SCM cung cấp những giải pháp mà theo đó, các
nhà cung cấp và công ty sản xuất sẽ làm việc trong môi trường cộng tác, giúp cho các bên
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và phân phối sản phẩm/dịch vụ tới khách hàng. SCM
tích hợp hệ thống cung ứng mở rộng và phát triển một môi trường sản xuất kinh doanh thực
sự, cho phép công ty của bạn giao dịch trực tiếp với khách hàng và nhà cung cấp ở cả hai
phương diện mua bán và chia sẻ thông tin.
Câu 103. Vai trò của hệ thống quản lý chuỗi cung ứng (SCM)
Việc quản lý chuỗi cung ứng SCM có vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất,
xây dựng, kinh doanh khi cạnh tranh thị trường ngày càng cao, giá bán, giá thu mua cũng bị
quản lý chặt chẽ hơn. Quản trị chuỗi cung ứng SCM có tác động rất lớn đến sự tín nhiệm của
khách hàng, chiếm lĩnh thị trường, khả năng vươn xa của DN. Chuỗi cung ứng cũng là một
trong các yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh của một DN so với đối thủ cùng ngành. Các
tập đoàn lớn như Wal-Mart hay Dell đã thu được rất nhiều lợi nhuận so với đối thủ khi quản
trị chuỗi cung ứng hiệu quả. Ngoài ra, quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả còn mang lại những
lợi ích như: · Giảm chi phí cho chuỗi cung ứng từ 25-50% · Giảm lượng hàng tồn kho từ 25-
60% · Tăng độ chính xác trong công tác dự báo sản xuất từ 25-80% · Cải thiện vòng cung
ứng đơn hàng 30-50% · Tăng lợi nhuận sau thuế khoảng 20%.
Câu 104. Các thành phần của hệ thống quản lý chuỗi cung ứng (SCM)
Các mô hình dây chuyền cung ứng được sắp xếp từ đơn giản đến phức tạp. Một công ty sản
xuất sẽ nằm trong “mô hình đơn giản”, khi họ chỉ mua nguyên vật liệu từ một nhà cung cấp,
sau đó tự làm ra sản phẩm của mình rồi bán hàng trực tiếp cho người sử dụng. Ở đây, bạn chỉ
phải xử lý việc mua nguyên vật liệu rồi sản xuất ra sản phẩm bằng một hoạt động và tại một
địa điểm duy nhất (single-site). Trong mô hình phức tạp, doanh nghiệp sẽ mua nguyên vật
liệu từ các nhà cung cấp (đây cũng chính là thành phẩm của đơn vị này), từ các nhà phân phối
và từ các nhà máy “chị em” (có điểm tương đồng với nhà sản xuất). Ngoài việc tự sản xuất ra
sản phẩm, doanh nghiệp còn đón nhận nhiều nguồn cung cấp bổ trợ cho quá trình sản xuất từ
các nhà thầu phụ và đối tác sản xuất theo hợp đồng. Trong mô hình phức tạp này, hệ thống
SCM phải xử lý việc mua sản phẩm trực tiếp hoặc mua qua trung gian, làm ra sản phẩm và
đưa sản phẩm đến các nhà máy “chị em” để tiếp tục sản xuất ra sản phẩm hoàn thiện. Các
công ty sản xuất phức tạp sẽ bán và vận chuyển sản phẩm trực tiếp đến khách hàng hoặc
thông qua nhiều kênh bán hàng khác, chẳng hạn như các nhà bán lẻ, các nhà phân phối và các
nhà sản xuất thiết bị gốc (OEMs). Hoạt động này bao quát nhiều địa điểm (multiple-site) với
sản phẩm, hàng hóa tại các trung tâm phân phối được bổ sung từ các nhà máy sản xuất. Đơn
đặt hàng có thể được chuyển từ các địa điểm xác định, đòi hỏi công ty phải có tầm nhìn về
danh mục sản phẩm/dịch vụ đang có trong toàn bộ hệ thống phân phối. Các sản phẩm có thể
tiếp tục được phân bổ ra thị trường từ địa điểm nhà cung cấp và nhà thầu phụ. Sự phát triển
trong hệ thống quản lý dây chuyền cung ứng đã tạo ra các yêu cầu mới cho các quy trình áp
dụng SCM. Chẳng hạn, một hệ thống SCM xử lý những sản phẩm được đặt tại các địa điểm
của khách hàng và nguyên vật liệu của nhà cung cấp lại nằm tại công ty sản xuất.

Câu 105. Khái niệm, đặc điểm của hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CRM)?
 Khái niệm:
Là mô hình triển khai rộng rãi trong việc quản lý các tương tác giữa công ty với khách hàng
đang có và khách hàng tiềm năng.
 Đặc điểm:
 CRM là một "phương pháp" vì đó là một cách thức tìm kiếm, tổ chức và xử lý các
mối quan hệ khách hàng. Cũng có thể nói CRM là một chiến lược, bởi vì CRM nó bao
gồm cả một kế hoạch rõ ràng và chi tiết. Quả thực, chiến lược CRM có thể được coi là
chiến lược căn bản cho mọi chiến lược khác của tổ chức. Bất kỳ chiến lược nào của tổ
chức không đáp ứng cho việc tạo ra, duy trì và mở rộng mối quan hệ với khách hàng
mục tiêu của tổ chức đều được xem là không nhằm đáp ứng cho tổ chức đó.
 Thứ hai, CRM là một phương pháp "toàn diện" là bởi CRM không phải dành cho
riêng hoạt động kinh doanh và marketing hay cũng không phải được chịu trách nhiệm
chính bởi bộ phận chăm sóc khách hàng trong tổ chức hoặc phòng IT. Từng phòng
ban tương ứng với từng chức năng riêng trong công ty đều có liên quan đến chiến
lược CRM. Nói cách khác CRM là một chiến lược hay phương pháp được đưa ra và
thực hiện có liên quan đến tất cả các phòng ban, bộ phận của công ty. Trong trường
hợp CRM không có liên quan đến một phòng ban nào đó, lấy ví dụ như phòng IT, thì
chất lượng quan hệ khách hàng sẽ bị giảm. Hay cũng như thế, khi bất kỳ một bộ phận
nào trong tổ chức đứng ngoài kế hoạch CRM thì tổ chức đó sẽ gặp phải rủi ro lớn
trong quá trình thực hiện quản lý mối quan hệ khách hàng của mình.
 Thứ ba, chúng ta nói tới cụm từ "tạo ra, duy trì và mở rộng". Điều này có nghĩa CRM
có liên quan đến toàn bộ chu kỳ và hành vi mua hàng của một khách hàng (trước –
đang – và sau khi mua hàng), cũng như gắn kết chặt chẽ với quy trình kinh doanh của
tổ chức (marketing – kinh doanh – và chăm sóc sau bán hàng). Khi bạn thực hiện một
chiến lược CRM bạn phải có được và phân tích dữ liệu về khách hàng mục tiêu của
mình và hành vi mua hàng của họ. Từ nguồn thông tin chất lượng này bạn có thể hiểu
và dự đoán được hành vi mua hàng của khách hàng tốt hơn.
Câu 106. Lợi ích của hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CRM)?
 Lợi ích:
 Tăng doanh thu bán hàng nhờ vào việc chọn đúng thời điểm, do dự đoán được nhu
cầu khách hàng dựa vào các xu hướng đã được xác định trước đó.
 Xác định được nhu cầu của khách hàng một cách hiệu quả hơn nhờ vào những hiểu
biết về yêu cầu của từng nhóm khách hàng.
 Có thể thuyết phục được khách hàng mua những sản phẩm khác liên quan (Cross-
selling) nhờ việc thương hiệu đã được họ nhận biết, và ta có thể đưa ra nhiều sản
phẩm thay thế hoặc những sản phẩm cải tiến. Xác định những khách hàng nào có thể
mang lại lợi nhuận cho công ty.

You might also like