You are on page 1of 4

Thứ Sáu ngày 08 tháng 03 năm 2024

PHIẾU TỰ HỌC MÔN TIẾNG VIỆT

- TUẦN 26 -
Họ và tên: Lớp: 2
Nhận xét của giáo viên:
I. ĐỌC ĐOẠN VĂN SAU

Những chiếc gai nhím

Nhím con có những chiếc gai sắc nhọn quanh mình. Một hôm, thỏ con chạy tới hỏi mượn
nhím một cái gai và nói: “Tớ muốn dùng nó để doạ một cậu chó con hay bắt nạt tớ.”. Nhím con
lắc đầu, nói: “Không nên làm thế!”.

Thỏ con vừa về thì chó con chạy tới, nói với nhím: “Có một con cáo hay bắt nạt tớ, bạn
cho tớ mượn gai để chống lại cậu ta đi.”. Nhưng nhím con cũng không đồng ý.

Một hôm, thấy cáo bắt nạt chó con, nhím liền chạy ra ngăn lại. Nhìn thấy những chiếc gai
sắc nhọn của nhím, cáo sợ hãi lùi bước. Nhím nhẹ nhàng khuyên bảo cáo. Cáo hiểu ra không nên
cậy sức mạnh để bắt nạt người yếu hơn mình. Cáo liền xin lỗi chó con. Chó con tha lỗi cho cáo
và trong lòng cũng có cảm thấy có lỗi với thỏ, liền chạy đi xin lỗi thỏ.

Khi hiểu đầu đuôi câu chuyện, thỏ liền chạy đến tìm nhím và nói: “Cảm ơn những chiếc
gai của bạn.”. Nhím lắc đầu nói: “Tớ không dùng gai để giải quyết việc này. Tớ dùng lời nói đó
chứ!”.

Theo Hồ Mộc Nhân

II. DỰA VÀO NỘI DUNG BÀI ĐỌC, KHOANH VÀO CHỮ CÁI TRƯỚC CÂU TRẢ LỜI ĐÚNG
HOẶC THỰC HIỆN THEO YÊU CẦU

Câu 1. Thỏ con, chó con muốn mượn gai của nhím con để làm gì?
A. Để đi bắt nạt kẻ khác; C. Để khuyên bảo kẻ bắt nạt mình;
B. Để chống lại kẻ bắt nạt mình; D. Để mang đi tặng.
Câu 2. Vì sao nhím con không cho hai bạn thỏ con, chó con mượn gai?
A. Vì nhím con cho rằng không nên làm gì khi bị bắt nạt.
B. Vì nhím con cho rằng gai không thể đâm được chó và cáo.
C. Vì nhím cho rằng khi bị bắt nạt không nên dùng bạo lực để giải quyết.
D. Vì nhím con không thích cho ai mượn gai.
Câu 3. Nhím đã làm gì để cáo không bắt nạt chó con?
A. Nhím ngăn cáo lại, nhẹ nhàng khuyên bảo cáo.
B. Nhím dùng những chiếc gai sắc nhọn của mình để đâm cáo.
C. Nhím dùng sức mạnh để doạ cáo, làm cáo sợ.
D. Nhím đuổi bắt cáo.
Câu 4. Con rút ra bài học gì từ câu chuyện?
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
Câu 5. Từ nào không cùng nghĩa với từ “bắt nạt”?
A. Doạ nạt; B. Ăn hiếp; C. Hoà đồng; D. Ức hiếp.
Câu 6. Dòng nào chỉ gồm các từ ngữ chỉ hoạt động?
A. Thỏ con, chạy, bắt nạt, xin lỗi; C. Khuyên bảo, nói, sợ hãi, yếu;
B. Chạy, bắt nạt, xin lỗi, ngăn lại; D. Sợ hãi, xin lỗi, nhím con, chạy.
Câu 7. Điền vào chỗ trống:
a) l hay n
Hoa thảo quả chảy dưới gốc cây kín đáo và ___ặng ___ẽ. Dưới tầng đáy rừng, những chùm
thảo quả đỏ chon chót, bóng bẩy như chứa ___ửa, chứa ___ắng.
b) ch hay tr
___ên cành cây, những chú ___im ___ào mào đang hót say sưa. ___ong vườn, những
cây ổi, cây xoài sai ___ĩu quả.
Câu 8. Viết câu nêu hoạt động của những người trong tranh.

____________________________________ ____________________________________
____________________________________ ____________________________________
Câu 9. Điền dấu câu thích hợp vào ô trống.

Trên đường về nhà, bé Mai nhìn thấy một bà cụ đang giặt quần áo chăn màn bên bờ
suối  Nhưng vì già yếu, bà cụ không đủ sức nhấc cái chậu đựng những đồ đã giặt xong lên 
Bé Mai liền chạy đến khiêng chậu giúp bà.
Bà cụ nói:
- Cháu thật là cô bé xinh đẹp  tốt bụng 
Sau khi làm bài, em hãy tự đánh giá và nhờ bố (mẹ) đánh giá bằng cách đánh dấu (x) vào ô đã đạt.
Mục tiêu ôn tập Bài tập HS PH
tự đánh giá đánh giá
Trả lời được các câu hỏi thể hiện hiểu biết về các ý Câu 1;
chính trong văn bản 2; 3; 4
Tìm được từ trái nghĩa Câu 5
Phân biệt được từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm Câu 6
Phân biệt được âm “l/n” và “ch/tr” Câu 7
Đặt được câu nêu hoạt động theo đúng cấu trúc ngữ
Câu 8
pháp
Đặt được đúng dấu câu thích hợp vào các vị trí trong
Câu 9
câu
MỨC ĐỘ BAO PHỦ CÁC MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Câu Đáp án Mục tiêu
Câu 1. Thỏ con, chó con muốn B MTC 7.a: Đọc đúng và lưu loát các
mượn gai của nhím con để văn bản trong chủ đề "Giao tiếp
làm gì? và kết nối".
Câu 2. Vì sao nhím con không C [TV2-Ae2]: Đọc chính xác và lưu
cho hai bạn thỏ con, chó con loát đủ để hỗ trợ khả năng đọc
mượn gai? hiểu.
Câu 3. Nhím đã làm gì để cáo A
không bắt nạt chó con?
Câu 4. Từ nào không cùng B
nghĩa với từ “bắt nạt”?
Câu 6. Theo em, câu chuyện Câu chuyện không nên cậy
khuyên chúng ta điều gì? sức mạnh để bắt nạt người
yếu hơn mình và cần giải
quyết vấn đề bằng lời nói.
Câu 5. Khoanh vào chữ cái MTC 7.i: Hệ thống hóa được vốn
trước dòng chỉ liệt kê các từ B từ liên quan đến chủ điểm "Giao
ngữ chỉ hoạt động tiếp và kết nối" theo nhóm từ chỉ
sự vật, hoạt động, đặc điểm.

Câu 7. Điền l/n, ch/ tr vào chỗ Hoa thảo quả nảy dưới gốc cây MTB 7.4.e: Phân biệt được đúng
trống thích hợp: kín đáo và lặng lẽ. Dưới tầng các âm, vần: l/n; ch/tr
đáy rừng, những chùm thảo
quả đỏ chon chót, bóng bẩy
như chứa lửa, chứa nắng.
Trên cành cây, những chú
chim chào mào đang hót say
sưa. Trong vườn, những cây
ổi, cây xoài sai trĩu quả.

Câu 8. Viết câu nêu hoạt động MTC 1.i: Viết được câu hoàn
của những người trong tranh: chỉnh theo đúng cấu trúc ngữ
pháp (câu giới thiệu, câu nêu hoạt
động, câu nêu đặc điểm).

Câu 9 Trên đường về nhà, bé Mai MTB 7.4.h: Đặt được đúng dấu
nhìn thấy một bà cụ đang giặt chấm, dấu chấm than, dấy phẩy
quần áo , chăn màn bên vào câu cho trước và giải thích vì
bờ suối. Nhưng vì già yếu, bà
cụ không đủ sức nhấc cái chậu sao.
đựng những đồ đã giặt xong
lên . Bé Mai liền chạy đến
khiêng chậu giúp bà.
Bà cụ nói:
- Cháu thật là cô bé xinh đẹp
, tốt bụng , sẵn sàng giúp đỡ
người già.

You might also like