You are on page 1of 6

CHUYÊN ĐỀ 1: ESTE - LIPIT

[TYHH 1.1] - TỔNG ÔN LÍ THUYẾT ESTE


Câu 1: Este no, đơn chức, mạch hở có công thức tổng quát là:
A. CnH2nO2 (n ≥ 2). B. CnH2n-2O2 (n ≥ 2).
C. CnH2n+2O2 (n ≥ 2). D. CnH2nO (n ≥ 2).
Câu 2: Công thức phân tử tổng quát của este tạo bởi ancol no, đơn chức và axit cacboxylic no, hai chức,
mạch hở là:
A. CnH2nO2 (n ≥ 2). B. CnH2n+2O4 (n ≥ 3). C. CnH2n-2O4 (n ≥ 4). D. CnH2nO4 (n ≥ 4).
Câu 3: Cho các este sau: etyl axetat, etyl fomat, metyl axetat, metyl acrylat. Có bao nhiêu este no, đơn
chức, mạch hở?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 4: Tên gọi của este CH3COOC2H5 là
A. etyl fomat. B. etyl axetat. C. metyl axetat. D. metyl fomat.
Câu 5: Cho các este sau: metyl axetat, anlyl axetat, etyl metacrylat, etyl benzoat. Có bao nhiêu este
tham gia phản ứng trùng hợp tạo thành polime?
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 6: Benzyl axetat là este có mùi thơm của hoa nhài. Công thức của benzyl axetat là
A. C2H5COOC6H5. B. CH3COOC6H5. C. C6H5COOCH3. D. CH3COOCH2C6H5.
Câu 7: Sản phẩm của phản ứng este hóa giữa ancol metylic và axit propionic là
A. propyl propionat. B. metyl propionat. C. propyl fomat. D. metyl axetat.
Câu 8: Chất X có công thức cấu tạo CH3CH2COOCH3. Tên gọi của X là
A. propyl axetat. B. metyl propionat. C. metyl axetat. D. etyl axetat.
Câu 9: Este X được tạo bởi ancol etylic và axit fomic. Công thức của X là
A. HCOOCH3. B. CH3COOCH3. C. HCOOC2H5. D. CH3COOC2H5.
Câu 10: Este X có công thức phân tử C4H8O2. Thủy phân X trong dung dịch H2SO4 loãng, đun nóng, thu
được sản phẩm gồm ancol metylic và chất hữu cơ Y. Công thức của Y là
A. C2H5COOH. B. HCOOH. C. C2H5OH. D. CH3COOH.
Câu 11: Este vinyl axetat có công thức là
A. CH3COOCH=CH2. B. CH3COOCH3.
C. CH2=CHCOOCH3. D. HCOOCH3.
Câu 12: Tên gọi của este CH3COOCH3 là
A. etyl axetat. B. metyl propionat. C. metyl axetat. D. etyl fomat.
Câu 13: Cho este có công thức cấu tạo: CH2=C(CH3)COOCH3. Tên gọi của este đó là:
A. Metyl acrylat. B. Metyl metacrylat. C. Metyl metacrylic. D. Metyl acrylic.
Câu 14: Este X có công thức phân tử C4H8O2. Thủy phân X trong dung dịch H2SO4 loãng, đun nóng thu
được sản phẩm gồm axit axetic và chất hữu cơ Y. Công thức của Y là
A. HCOOH. B. CH3OH. C. CH3COOH. D. C2H5OH.
Câu 15: Tiến hành các thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào hai ống nghiệm mỗi ống 2 ml etyl axetat.
Bước 2: Thêm 2 ml dung dịch H2SO4 20% vào ống thứ nhất; 4 ml dung dịch NaOH 30% vào
ống thứ hai.
Bước 3: Lắc đều cả hai ống nghiệm, lắp ống sinh hàn, đun sôi nhẹ trong khoảng 5 phút, để
nguội. Cho các phát biểu sau:
a) Sau bước 2, chất lỏng trong cả hai ống nghiệm đều phân thành hai lớp.
b) Sau bước 2, chất lỏng trong cả hai ống nghiệm đều đồng nhất.
c) Sau bước 3, ở hai ống nghiệm đều thu được sản phẩm giống nhau.
d) Ở bước 3, có thể thay việc đun sôi nhẹ bằng đun cách thủy (ngâm trong nước nóng).
e) Ống sinh hàn có tác dụng hạn chế sự thất thoát của các chất lỏng trong ống nghiệm.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 4. C. 5. D. 3.
Câu 16: Xà phòng hóa este nào sau đây thu được cả hai sản phẩm đều có khả năng tham gia phản ứng
tráng bạc?
A. Vinyl axetat B. Anlyl fomat. C. Etyl acrylat. D. Vinyl fomat.
Câu 17: Thủy phân hoàn toàn este có công thức CH3COOCH2COOC2H5 trong dung dịch KOH, thu được
sản phẩm gồm
A. CH3COOH, HOCH2COOH, C2H5OH. B. CH3COOK, HOCH2COOK, C2H5OH.
C. C2H5COOK, HOCH2COOK, CH3OH. D. C2H5COOK, CH3COOK, C2H5OH.
Câu 18: Este nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH thu được natri axetat?
A. CH3COOC2H5. B. C2H5COOCH3. C. HCOOCH3. D. HCOOC2H5.
Câu 19: Este nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH thu được ancol metylic?
A. HCOOCH3. B. HCOOC3H7. C. CH3COOC2H5. D. HCOOC2H5.
Câu 20: Este X có công thức phân tử C4H8O2. Thủy phân X trong dung dịch H2SO4 loãng, đun nóng, thu
được sản phẩm gồm axit propionic và chất hữu cơ Y. Công thức của Y là
A. CH3OH. B. C2H5OH. C. CH3COOH. D. HCOOH.
Câu 21: Thủy phân hỗn hợp metyl fomat và etyl fomat trong dung dịch H2SO4, thu được sản phẩm gồm
A. 1 muối và 1 ancol. B. 1 muối và 2 ancol. C. 1 axit và 2 ancol. D. 2 axit và 1 ancol.
Câu 22: Một este có công thức phân tử C4H6O2, khi thuỷ phân trong môi trường axit thu được
axetanđehit. Công thức cấu tạo thu gọn của este đó là
A. CH2=CHCOOCH3. B. CH3COOCH=CH2.
C. HCOOC(CH3)=CH2. D. HCOOCH=CH-CH3.
Câu 23: Xà phòng hóa CH3COOC2H5 trong dung dịch NaOH đun nóng, thu được muối có công thức là
A. C2H5ONa. B. C2H5COONa. C. CH3COONa. D. HCOONa.
Câu 24: Chất nào sau đây khi đun nóng với dung dịch NaOH thu được sản phẩm có anđehit?
A. CH3–COO–CH2–CH=CH2. B. CH3–COO–C(CH3)=CH2.
C. CH2=CH–COO–CH2–CH3. D. CH3–COO–CH=CH–CH3.
Câu 25: Thuỷ phân este có công thức phân tử C4H8O2 (với xúc tác axit), thu được 2 sản phẩm X và Y.
Từ X có thể điều chế trực tiếp ra Y. Vậy chất X là
A. rượu metylic. B. etyl axetat. C. axit fomic. D. rượu etylic.
Câu 26: Thủy phân este X trong dung dịch axit, thu được CH3COOH và CH3OH. Công thức cấu tạo của
X là
A. HCOOC2H5. B. CH3COOC2H5. C. C2H5COOCH3. D. CH3COOCH3.
Câu 27: Mệnh đề không đúng là
A. CH3CH2COOCH=CH2 tác dụng với dung dịch NaOH thu được anđehit và muối.
B. CH3CH2COOCH=CH2 tác dụng được với dung dịch Br2.
C. CH3CH2COOCH=CH2 có thể trùng hợp tạo polime.
D. CH3CH2COOCH=CH2 cùng dãy đồng đẳng với CH2=CHCOOCH3.
Câu 28: Cho dãy các chất: CH≡C–CH=CH2; CH3COOH; CH2=CH–CH2–OH; CH3COOCH=CH2;
CH2=CH2. Số chất trong dãy làm mất màu nước brom là
A. 2. B. 5. C. 4. D. 3.
Câu 29: Trong số các chất dưới đây, chất có nhiệt độ sôi cao nhất là
A. C2H5OH. B. HCOOCH3. C. CH3COOH. D. CH3CHO.
Câu 30: Một số este được dùng trong hương liệu, mĩ phẩm, bột giặt là nhờ các este
A. là chất lỏng dễ bay hơi. B. có mùi thơm, an toàn với người.
C. có thể bay hơi nhanh sau khi sử dụng. D. đều có nguồn gốc từ thiên nhiên.
Câu 31: Cho các chất sau: CH3OH (1); CH3COOH (2); HCOOC2H5 (3). Thứ tự nhiệt độ sôi giảm dần
là:
A. (1); (2); (3). B. (3); (1); (2). C. (2); (3); (1). D. (2); (1); (3).
Câu 32: Hình vẽ sau đây mô tả thí nghiệm điều chế chất hữu cơ Y:

Phản ứng nào sau đây xảy ra trong thí nghiệm trên?
A. 2C 6 H12 O6 + Cu(OH)2 → (C 6 H11O6 )2 Cu + 2H 2 O
⎯⎯⎯⎯⎯
0
H2SO4 ®Æc, t
B. CH3COOH + C 2 H5OH ⎯⎯⎯⎯ → CH3COOC 2 H5 + H2O

C. H 2 NCH 2 COOH + NaOH → H 2 NCH 2 COONa + H 2O
D. CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H 2 O

Câu 33: Dầu chuối là este có tên isoamyl axetat, được điều chế từ
A. CH3OH, CH3COOH. B. (CH3)2CHCH2OH, CH3COOH.
C. C2H5COOH, C2H5OH. D. CH3COOH, (CH3)2CHCH2CH2OH.

⎯⎯⎯⎯⎯ → RCOOR’ + H2O. Để phản ứng chuyển


0
H2 SO4 ®Æc, t
Câu 34: Cho phản ứng este hóa: RCOOH + R’OH ⎯⎯⎯⎯ ⎯
dịch ưu tiên theo chiều thuận, cần dùng các giải pháp nào sau đây?
A. Dùng H2SO4 đặc để hút nước và làm xúc tác.
B. Chưng cất để tách este ra khỏi hỗn hợp phản ứng.
C. Tăng nồng độ của axit hoặc ancol.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 35: Hai chất X và Y có cùng công thức phân tử C2H4O2. Chất X phản ứng được với kim loại Na và
tham gia phản ứng tráng bạc. Chất Y phản ứng được với kim loại Na và hoà tan được CaCO3.
Công thức của X, Y lần lượt là:
A. CH3COOH, HOCH2CHO. B. HCOOCH3, HOCH2CHO.
C. HCOOCH3, CH3COOH. D. HOCH2CHO, CH3COOH.
Câu 36: Chất X (có M = 60 và chứa C, H, O). Chất X phản ứng được với Na, NaOH và NaHCO3. Tên
gọi của X là
A. axit fomic. B. ancol propylic. C. axit axetic. D. metyl fomat.
Câu 37: Cho tất cả các đồng phân đơn chức, mạch hở, có cùng công thức phân tử C2H4O2 lần lượt tác
dụng với: Na, NaOH, NaHCO3. Số phản ứng xảy ra là
A. 2. B. 5. C. 4. D. 3.
Câu 38: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Este isoamyl axetat có mùi chuối chín.
B. Etylen glicol là ancol no, đơn chức, mạch hở.
C. Axit béo là những axit cacboxylic đa chức.
D. Ancol etylic tác dụng được với dung dịch NaOH.
Câu 39: Trường hợp nào sau đây không tạo ra CH3CHO?
A. Cho CH≡CH cộng H2O (t0, xúc tác HgSO4, H2SO4).
B. Oxi hoá không hoàn toàn C2H5OH bằng CuO đun nóng.
C. Oxi hoá CH3COOH.
D. Thuỷ phân CH3COOCH=CH2 bằng dung dịch KOH đun nóng.
Câu 40: Cho các chất sau: metan, etilen, buta-1,3-đien, benzen, toluen, stiren, phenol, metyl acrylat. Số
chất tác dụng được với nước brom ở điều kiện thường là
A. 5. B. 4. C. 6. D. 7.

BẢNG ĐÁP ÁN

1.A 2.C 3.C 4.B 5.C 6.B 7.B 8.B 9.C 10.A
11.A 12.C 13.B 14.D 15.D 16.D 17.B 18.A 19.A 20.A
21.C 22.B 23.C 24.D 25.B 26.D 27.D 28.C 29.C 30.B
31.D 32.B 33.D 34.D 35.D 36.C 37.C 38.A 39.C 40.A

(Bài LÝ THUYẾT sẽ không có GIẢI CHI TIẾT mà sẽ có LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM nhé em)

I. LÍ THUYẾT BÀI 1: ESTE


1. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI, ĐỒNG PHÂN VÀ DANH PHÁP
1.1. Khái niệm
⎯⎯⎯⎯⎯
0
H 2 SO4 (®Æc), t
RCOOH + HOR' ⎯⎯⎯⎯ → RCOOR' + H 2 O

Este

Khi thay nhóm –OH ở nhóm cacboxyl của axit cacboxylic bằng nhóm –OR thì được este.
Với R (có thể H), R’ là gốc hiđrocacbon no, không no hoặc thơm.
1.2. Phân loại
1.2.1. Công thức cấu tạo
Este Axit + ancol CTCT
Este đơn chức RCOOH + R’OH RCOOR’
RCOOH + R’(OH)2 (RCOO)2R’
Este hai chức
R(COOH)2 + R’OH R(COOR’)2
RCOOH + R’(OH)3 (RCOO)3R’
Este ba chức
R(COOH)3 + R’OH R(COOR’)3
1.2.2. Công thức phân tử
CnH2n+2-2kO2m (với: k là số liên kết π, m là số nhóm chức este).
Ví dụ:
- Este no, đơn chức, mạch hở (k = 1 ở 1COO): CnH2nO2 (n ≥ 2).
- Este no, hai chức, mạch hở (k = 2 ở 2COO): CnH2n-2O4 (n ≥ 4).
- Este không no (1C=C), đơn chức, mạch hở (k = 2): CnH2n-2O2.

1.3. Đồng phân
Để viết đồng phân este, chúng ta đi theo trình tự các bước như sau:
+ Tính k (dựa vào đề ra để phân bố k vào nhóm COO, R hoặc R’).
+ Xác định xem Este được tạo bởi axit và ancol nào để trình bày.
+ Ví dụ: Viết CTCT các đồng phân este: C4H8O2 (k = 1 ở nhóm COO)
HCOOC3H7 (02); CH3COOC2H5; C2H5COOCH3
1.4. Danh pháp
Tên este = Tên gốc R’ + tên gốc axit RCOO(đuôi at)
Ví dụ:
CT Tên este
CH3COOC2H5 Etyl axetat
CH2=CHCOOCH3 Metyl acrylat
HCOOC2H5 Etyl fomat
CH3COO-C6H5 Phenyl axetat
2. Tính chất vật lí
* Các este là chất lỏng hoặc chất rắn ở điều kiện thường và chúng rất ít tan trong nước.
* So với các axit có cùng khối lượng mol phân tử hoặc có cùng số nguyên tử cacbon thì este có
nhiệt độ sôi và độ tan trong nước thấp hơn hẳn.
* Các este có mùi thơm đặc trưng:
Tên este Mùi đặc trưng
Isoamyl axetat Mùi chuối chín
Etyl butirat (etyl propionat) Mùi dứa
Geranyl axetat Mùi hoa hồng
Benzyl axetat Mùi hoa nhài
3. Tính chất hóa học
3.1. Phản ứng ở nhóm chức
a. Phản ứng thủy phân
- Thủy phân este trong môi trường axit là phản ứng nghịch với phản ứng este hóa:
⎯⎯⎯⎯
0
H2SO4 , t
RCOOR' + H2O ⎯⎯⎯ → RCOOH + R'OH

⎯⎯⎯⎯
0

CH3COOC 2 H5 + H2 O ⎯⎯⎯
H2SO4 , t
→ CH3COOH + C 2 H5OH

- Phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm là phản ứng một chiều và còn được gọi là phản
ứng xà phòng hóa:
RCOOR ' + NaOH ⎯⎯ → RCOONa + R'OH
0
t
CH3COOC 2 H5 + NaOH ⎯⎯ → CH3COONa + C 2 H5OH
0
t

b. Một số phản ứng thuỷ phân đặc biệt của este


* Este X + NaOH ⎯⎯ → 2 Muèi + H2 O
0
t

→ Suy ra X là este đơn chức của phenol: RCOO-C6H4-R’


CH3COO − C 6 H5 + 2NaOH ⎯⎯ → CH3COONa + C 6 H5ONa + H2O
0
t

* Este X + NaOH ⎯⎯ → 1 Muèi + 1 An®ehit


0
t

→ Suy ra X là este đơn chức: RCOO–CH=CR1R2


CH3COOCH = CH2 + NaOH ⎯⎯ → CH3COONa + CH3CHO
0
t

3.2. Phản ứng ở gốc hiđrocacbon


Tùy vào đặc điểm của các gốc hiđrocacbon, este có thể tham gia phản ứng thế, cộng, tách, trùng
hợp,…ở các gốc này.
4. Điều chế
Các este được điều chế bằng cách đun sôi hỗn hợp gồm ancol và axit cacboxylic, có axit H2SO4
đặc làm xúc tác (phản ứng este hóa).
⎯⎯⎯⎯⎯
0
H 2 SO4 (®Æc), t
RCOOH + HOR' ⎯⎯⎯⎯ → RCOOR' + H 2 O

Este

5. ứng dụng
* Do có khả năng hòa tan tốt nhiều chất nên một số este được dùng làm dung môi để tách, chiết
chất hữu cơ (etyl axetat), pha sơn (butyl axetat),…
* Một số polime của este được dùng để sản xuất chất dẻo như: poli(vinyl axetat), poli(metyl
metacrylat),…
* Một số este có mùi thơm, không độc, được dùng làm chất tạo hương trong công nghiệp thực
phẩm (benzyl fomat, etyl fomat,…), mĩ phẩm (geranyl axetat,…)

---------------- HẾT ----------------

You might also like