You are on page 1of 2

SỞ GD VÀ ĐT TỈNH BÌNH DƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THPT CHUYÊN HV Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA NĂM HỌC 2021-2022
Môn thi VẬT LÝ
Ngày thi thứ hai: 22/9/2021
Thời gian làm bài 180 phút
(Đề thi gồm có 02 trang)

Câu I. (4 ĐIỂM)
Một quả cầu đặc đồng chất, tâm 𝐶, khối lượng 𝑚, bán kính 𝑟 được thả
rơi không vận tốc ban đầu tại nơi có gia tốc rơi tự do 𝑔⃗. Ban đầu, điểm
thấp nhất của 𝑚 cách mặt sàn trơn, nhẵn, nằm ngang một khoảng ℎ, trên 𝑑
mặt sàn có một bán cầu tâm 𝑂 khối lượng 𝑀, bán kính 𝑅 đang nằm yên.
Biết rằng, tâm của 𝑀 cách quỹ đạo rơi của 𝐶 một khoảng 𝑑 < 𝑅 (hình 1), ℎ
bề mặt của 𝑚, 𝑀 và sàn cứng tuyệt đối.
1. 𝑚 chạm 𝑀 với tốc độ ban đầu bằng bao nhiêu?
𝑅
2. Gọi tốc độ của 𝑚 ngay trước va chạm là 𝑣0 , góc giữa 𝑂𝐶 và
𝑂
phương nằm ngang ngay trước lúc va chạm là 𝛼.
a. Nếu bỏ qua mọi ma sát thì vận tốc của 𝑀 ngay sau va hình 1
chạm là bao nhiêu?
b. Giữ chặt 𝑀, gọi hệ số ma sát giữa 𝑚 và 𝑀 là 𝜇, tìm vận
tốc góc của 𝑚 và vận tốc của 𝑚 ngay sau va chạm.

Câu II. (4 ĐIỂM)


Một bình được chia thành hai ngăn kín tuyệt đối, cách nhiệt tuyệt đối với nhau và với bên ngoài, ngăn thứ nhất có thể
tích 𝑉0 = 10,0𝑑𝑚3 chứa khí heli ở áp suất 𝑝0 = 3,00𝑘𝑃𝑎, nhiệt độ 𝑇0 = 300𝐾, ngăn còn lại là chân không và có thể
tích 𝑉 = 5,00𝑑𝑚3. Hai ngăn được nối với nhau bằng một van nhỏ cách nhiệt. Biết hằng số khí lý tưởng là 𝑅 =
8,31𝐽/(𝑚𝑜𝑙. 𝐾).
1. Nếu mở van trong khoảng thời gian rất lớn thì khí trong 2 ngăn sẽ có nhiệt độ bằng bao nhiêu và áp
suất bằng bao nhiêu?
2. Sau khi mở van một thời gian thì người ta khóa lại, nhiệt độ và áp suất của ngăn ban đầu chứa khí sau
khoảng thời gian đủ dài từ lúc đóng van là 𝑝1 = 1,80𝑘𝑃𝑎 và 𝑇1 = 295𝐾. Áp suất và nhiệt độ ở ngăn
còn lại sẽ tiến tới giá trị nào?
3. Người ta mở van trong một khoảng thời gian rất ngắn, sau một khoảng thời gian đủ dài tính từ lúc
khóa van thì thấy áp suất ở ngăn thứ nhất giảm −𝛥𝑝 = 5,00𝑃𝑎, nhiệt độ của ngăn thứ 2 là bao nhiêu
và nhiệt độ ngăn thứ thất thay đổi một lượng bằng bao nhiêu?

Câu III. (4 ĐIỂM)


Một hình nón đồng chất bán kính đáy 𝑅 chiều cao ℎ làm bằng vật liệu có khối lượng riêng 𝜌. Hình nón được
tích điện với điện tích 𝑄 phân bố đều trên toàn bộ thể tích.
1. Tính momen động lượng của hình nón nếu nó quay quanh trục với tốc độ 𝜔.

Page 1 of 2
2. Người ta gọi momen lưỡng từ của một dòng điện là tích của dòng điện đó với diện tích của dòng
điện, hướng của momen từ tuân theo quy tắc đinh ốc 1. Tìm momen từ của một điện tích 𝑞 khối
⃗⃗.
lượng 𝑚 chạy trên một đường cong kín nếu momen động lượng của nó là 𝐿
3. Một hình nón đang đứng yên thì từ trường trong không gian chứa nó tăng dần từ 0 và đạt cảm ứng từ
⃗⃗ sau khoảng thời gian 𝜏. Biết rằng tốc độ biến thiên của từ trường là một hằng số, vector cảm hứng
𝐵
từ song song với trục của hình nón. Tính gia tốc góc của hình nón.

Câu IV. (4 ĐIỂM)


Cho mạch điện có sơ đồ như hình 2. Các nguồn điện một chiều 𝐸1 và 𝐸2 đều
có suất điện động 𝜀 = 5,00𝑉 và điện trở trong không đáng kể. Hai cuộn thuần 𝐸1 𝐿1 𝐾1
cảm có độ tự cảm tương ứng là 𝐿1 = 500𝑚𝐻 và 𝐿2 = 250𝑚𝐻. Tụ điện có
𝐶
điện dung 𝐶 = 200𝜇𝐹, điện trở có giá trị 𝑅 = 60,0𝛺. Điốt chỉnh lưu 𝐷 là lí 𝐷 𝑅
𝐴 𝐵
tưởng. Ban đầu, tụ điện chưa tích điện, K1 và K2 mở, K3 đóng. Tại một thời
điểm nào đó thì đóng 𝐾1 , sau khi đóng 𝐾1 một thời gian 𝑡1 = 100𝑚𝑠 thì đóng K3
𝐾2 . Sau khi đóng 𝐾2 một thời gian 𝑡2 = 200𝑚𝑠 thì mở 𝐾3 .
1. Tính cường độ dòng điện chạy qua 𝑅 tại thời điểm đóng 𝐾1 và thời 𝐸2 𝐿2 𝐾2
điểm đóng 𝐾2 .
2. Tính cường độ dòng điện chạy qua các cuộn cảm tại thời điểm mở 𝐾3 . hình 2
3. Tính điện tích của bản tụ nối với 𝑅 và cường độ dòng điện chạy qua
các cuộn cảm tại thời điểm 𝑡 tính từ lúc ngắt 𝐾3 .

Câu V. (4 ĐIỂM)
Chiếu một tia sáng đơn sắc 𝑆𝐼 vào một hình trụ trong suốt, chiết suất 𝑛, bán kính 𝑅 theo hướng vuông góc với trục của
hình trụ đó. Gọi giao điểm giữa mặt phẳng tới với trục của hình trụ là 𝑂, mặt phẳng chứa trục của hình trụ và song
song với 𝑆𝐼 là (𝑃). Biết rằng, 𝑂 cách 𝑆𝐼 một khoảng 𝑑
1. 𝑂cách đường đi của tia sáng một đoạn cực tiểu bằng bao nhiêu.
2. Gọi giao của 𝑆𝐼 và (𝑃) là 𝐹, tính 𝑂𝐹nếu
a. 𝑑 ≪ 𝑅.
b. 𝑑 = 𝑅.
3. Chiếu một chùm sáng hẹp, đồng quy tại 𝑆, theo hướng hợp với trục của hình trụ một góc 𝛼, biết rằng
khoảng cách giữa các tia sáng với trục của hình trụ rất nhỏ so với 𝑅. Chứng tỏ rằng các tia ló ra khỏi
hình trụ đồng quy tại 𝑆′. Biết khoảng cách từ 𝑆 tới trục của hình trụ là ℓ, tìm khoảng cách ℓ′ giữa 𝑆′
và trục của hình trụ.
-------------------------HẾT-------------------------
(Học sinh KHÔNG được phép sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi KHÔNG giải thích gì thêm!)

Page 2 of 2

You might also like