You are on page 1of 7

LÝ THUYẾT HÓA HỌC (1)

Câu 1: Tơ Capron là một loại:


A. tơ nhân tạo. B. tơ poliamit. C. tơ polieste. D. tơ axetat.
Câu 2: Cho các chất: Al, NaHS, KH2PO4, (NH4)2CO3. Số chất đều phản ứng được với dung dịch HCl và
dung dịch NaOH là:
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 3: Kim loại X tác dụng với dung dịch HCl, dung dịch NaOH, không tác dụng với HNO3 đặc nguội. X
là kim loại nào trong số các kim loại sau?
A. Ag B. Fe. C. Al. D. Cr và Al.
Câu 4: Chất nào sau đây được dùng để làm mềm nước có tính cứng vĩnh cửu?
A. CaCO3. B. Ca(OH)2. C. NaOH. D. Na3PO4.
Câu 5: Cho sắt nung với lưu huỳnh một thời gian thu được chất rắn A. Cho A tác dụng với dd HCl dư thu
được khí B, dung dịch C và chất rắn D màu vàng. dB/H2 = 9. Thành phẩn của chất rắn A là:
A. Fe, S, FeS. B. FeS, Fe. C. FeS, S. D. FeS
Câu 6: Có dd AlCl3 lẫn tạp chất là CuCl2. Có thể dùng chất nào sau đây để làm sạch muối nhôm?
A. AgNO3. B. HCl. C. Al D. Mg.
Câu 7: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm: hỗn hợp gồm (Al + Fe3O4) đến hoàn toàn, sau phản ứng thu được
chất rắn A. Biết A tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư giải phóng H2, nhưng chỉ tan một phần trong dung
dịch NaOH dư giải phóng H2. Vậy thành phần của chất rắn A là
A. Al, Fe, Fe3O4. B. Fe, Al2O3, Fe3O4 C. Al, Al2O3, Fe. D. Fe, Al2O3.
Câu 8: Hỗn hợp X chứa K2O, NH4Cl, KHCO3 và BaCl2 có số mol bằng nhau. Cho hỗn hợp X vào nước
(dư), đun nóng, dung dịch thu được chứa:
A. KCl, KOH. B. KCl.
C. KCl, KHCO3, BaCl2. D. KCl, KOH, BaCl2.
Câu 9: Tiến hành thí nghiệm xà phòng hóa chất béo:
Bước 1: Cho vào bát sứ nhỏ khoảng 2 ml dầu dừa và 6 ml dung dịch NaOH 40%.
Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp, liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh khoảng 30 phút và thỉnh thoảng thêm
nước cất để giữ cho thể tích hỗn hợp không đổi rồi để nguội hỗn hợp.
Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 7 - 10 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ rồi để yên hỗn hợp.
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Sau bước 3, thấy có lớp chất rắn màu trắng nổi lên là glixerol.
B. Thêm dung dịch NaCl bão hòa nóng để làm tăng hiệu suất phản ứng.
C. Ở bước 2, nếu không thêm nước cất, hỗn hợp bị cạn khô thì phản ứng thủy phân không xảy ra.
D. Trong thí nghiệm này, có thể thay dầu dừa bằng dầu nhờn bôi trơn máy.
Câu 10: Cho các chất: Cr(OH)3, Al2(SO4)3, Mg(OH)2, CrO3. Số chất có tính chất luỡng tính?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 11: Đun sôi bốn dung dịch, mỗi dung dịch chứa 1 mol mỗi chất sau: Ba(HCO3)2, Ca(HCO3)2, NaHCO3,
NH4HCO3. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, trường hợp nào khối lượng dung dịch giảm nhiều nhất (Giả sử
nước bay hơi không đáng kể)?
A. NH4HCO3. B. Ba(HCO3)2. C. Ca(HCO3)2. D. NaHCO3.
Câu 12: Thạch cao sống được dùng để sản xuất xi măng. Công thức hóa học của thạch cao sống là
A. CaSO4. B. CaSO4.0,5H2O. C. CaSO4.2H2O. D. CaSO4.H2O.
Câu 13: Cho các dung dịch: NaHCO3, NH3, NaNO3, K2CO3, CuSO4, NH4Cl. Số dung dịch có pH>7 là:
A. 3 B. 2 C. 5 D. 4
Câu 14: Số chất có công thức phân tử C8H10O (là dẫn xuất của benzen) đều tác dụng được với dung dịch
NaOH và Na?
A. 2. B. 4 C. 3 D. 5
Câu 15: Nhóm các chất đều có khả năng tham gia phản ứng tráng gương là:
A. Glucozơ, glixerol, mantozơ. B. Fructozơ, metylfomat, mantozơ.
C. Glucozơ, anđehit axetic, saccarozơ. D. Fructozơ, formandehit, etylen glicol.
Câu 16: Hít bóng khí cười ảnh hưởng trực tiếp đến tim mạch, hệ thần kinh, nếu lạm dụng có thế dẫn tới
trầm cảm hoặc thiệt mạng. Công thức của khí cười là
A. NO2. B. NO. C. N2O. D. CO2.
Câu 17: Trong các phản ứng sau:
(I) dung dịch Na2CO3 + H2SO4 (III) dung dịch NaHCO3 + Ba(OH)2
(II) dung dịch Na2CO3 + CaCl2 (IV) dung dịch (NH4)2SO4 + Ca(OH)2
Phản ứng có tạo đồng thời cả kết tủa và khí bay ra là:
A. (I) B. (II) C. (III) D. (IV)
Câu 18: Hòa tan một lượng FexOy bằng H2SO4 loãng thu đuợc dung dịch A. Biết A vừa có khả năng làm
mất màu dung dịch KMnO4, vừa có khả nàng hòa tan được bột Cu. Xác định CTPT của oxit sắt?
A. FeO B. Fe2O3 C. Fe3O4 D. FeO và Fe3O4
Câu 19: Chất không tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)2 là:
A. AgNO3 B. HCl C. NaOH D. Cu
Câu 20: Phản ứng nào sau đây không đúng?
A. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 B. 2AgNO3 + CuCl2 → 2AgCl + Cu(NO3)2
C. FeS + H2SO4 (loãng) → FeSO4 + H2S D. 3Fe + 2CrCl3 → 3FeCl2 + 2Cr
Câu 21: Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt tác dụng với các dung dịch sau: NaOH, NaHSO4, HCl, KHCO3,
K2CO3, H2SO4. Số trường hợp có kết tủa là:
A. 3 B. 5 C. 2 D. 4
Câu 22: Dung dịch X có chứa KCl, FeCl3, HCl. Điện phân dung dịch X một thời gian thu được dung dịch
Y. Biết Y không làm đổi màu quỳ tím và chứng tỏ quá trình điện phân đã dừng lại khi:
A. vừa hết FeCl3 B. vừa hết FeCl2 C. vừa hết HCl D. điện phân hết KCl
Câu 23: Nhận định nào sau đây không đúng:
A. Hỗn hợp Fe3O4 và Cu có thể tan hết trong dung dịch HCl
B. Hỗn hợp Al2O3 và K2O có thể tan hết trong nước
C. Hỗn hợp CuS và FeS có thể tan hết trong dung dịch HCl
D. Hỗn hợp Al và BaO có thể tan hết trong nước
Câu 24: Để phân tích định tính các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ, người ta thực hiện một thí nghiệm
được mô tả như hình vẽ:
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Thí nghiệm trên dùng để xác định nitơ có trong hợp
chất hữu cơ.
B. Bông trộn CuSO4 khan có tác dụng chính là ngăn hơi
hợp chất hữu cơ thoát ra khỏi ống nghiệm.
C. Trong thí nghiệm trên có thể thay dung dịch Ca(OH)2
bằng dung dịch Ba(OH)2.
D. Thí nghiệm trên dùng để xác định clo có trong hợp
chất hữu cơ.
Câu 25: Để điều chế nilon-6,6 người ta dùng axit nào để trùng ngưng với hexametylen điamin
A. axit axetic. B. axit oxalic. C. axit stearic. D. axit ađipic.
Câu 26: Số este tham gia phản ứng tráng bạc có công thức phân tử C5H10O2 là
A. 6. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 27: Polime nào sau đây thuộc loại polime thiên nhiên?
A. Polistiren B. Polipropilen C. Tinh bột D. Polietilen.
Câu 28: Phản ứng nào sau đây có phương trình ion rút gọn là H+ + OH- → H2O?
A. CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O. B. NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O.
C. 3NaOH + H3PO4 → Na3PO4 + 3H2O. D. NaOH + HNO3 → NaNO3 + H2O.
Câu 29: Dãy gồm các chất đều tác dụng với AgNO3 trong dung dịch NH3 là:
A. anđehit axetic, but-1-in, etilen. B. anđehit axetic, axetilen, but-2-in.
C. axit fomic, vinylaxetilen, propin. D. anđehit fomic, axetilen, etilen.
Câu 30: Trong các chất: benzen, stiren, metyl acrylat, vinyl axetat. Số chất làm mất màu nước brom là
A. 1 B. 2 C. 4 D. 3
Câu 31: Các chất trong dãy nào sau đây đều tác dụng với hiđro?
A. vinylaxetilen, benzen, isopentan. B. vinylaxetilen, ancol etylic, axetilen.
C. buta-1,3-đien, glucozơ, anđehit axetic. D. glucozơ, anđehit axetic, isopentan.
Câu 32: Cho ít bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư. Kết thúc phản ứng được dung dịch X. Dung dịch X gồm
muối:
A. Fe(NO3)2 B. Fe(NO3)2; AgNO3
C. Fe(NO3)3; AgNO3 D. Fe(NO3)2; Fe(NO3)3
Câu 33: Cho các thí nghiệm sau:
a) Cho Fe vào H2SO4 2M (loãng) d) Cho CrO3 vào nước
b) Dẫn khí CO đi qua bột MgO e) Al vào HNO3 đặc, nguội
c) Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3 g) Cho H2SO4 loãng vào dung dịch Fe(NO3)2
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng hóa học là
A. 3 B. 4 C. 6 D. 5
Câu 34: Phản ứng nào sau đây là phản ứng nhiệt nhôm?
A. Al2O3 + NaOH → NaAlO2 + H2O B. Al2O3 đpnc Al + O2
C. Al + O2 to Al2O3 D. Fe3O4 + Al to Al2O3 + Fe
Câu 35: Cho một thanh kim loại Fe vào các dung dịch sau: FeCl3, CuCl2, hỗn hợp (H2SO4 (loãng) và
CuSO4), HNO3 loãng, AgNO3. Số trường hợp thanh kim loại sắt tan theo cơ chế ăn mòn điện hóa là:
A. 3 B. 4 C. 5 D. 2
Câu 36: Cho các phát biểu sau:
(a) Phèn chua có công thức Na 2SO4 .Al2  SO4 3 .24H 2O .
(b) Nhiệt phân hoàn toàn Cu(NO3)2 tạo thành Cu.
(c) Crom (VI) oxit là oxit bazơ.
(d) Trong công nghiệp dược phẩm, NaHCO3 được dùng để điều chế thuốc đau dạ dày.
(e) Trong công nghiệp, Al được sản xuất bằng phương pháp điện phân nóng chảy AlCl3.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.
Câu 37: Cho các chất sau: Al, Na2O, dd Ca(OH)2, dd AgNO3, dd HCl. Số chất tác dụng được với dd
Fe(NO3)2
A. 4 B. 3 C. 5 D. 2
Câu 38: Mệnh đề không đúng là:
A. Fe2+ khử được Ag+ trong dung dịch. B. Fe khử được Cu2+ trong dung dịch.
C. Fe3+ có tính oxi hóa mạnh hơn Cu2+. D. Fe khử được Cr3+ trong dung dịch.
Câu 39: Cho 2 miếng Zn có cùng khối lượng lần lượt vào cốc (1) đựng dd HCl dư và cốc (2) đựng dd HCl
dư có thêm một ít CuCl2 (hai dung dịch HCl có cùng nồng độ). Kết luận nào sau đây không đúng?
A. Khí ở cốc (1) thoát ra chậm hơn ở cốc (2)
B. Khí ở cốc (1) thoát ra nhiều hơn ở cốc (2)
C. Khí ở cốc (1) thoát ra ít hơn ở cốc (2)
D. Cốc (1) ăn mòn hóa học và cốc (2) ăn mòn điện hóa
Câu 40: Chất tham gia phản ứng trùng ngưng là:
A. C2H5OH. B. CH2=CHCOOH. C. H2NCH2COOH. D. CH3COOH
Câu 41: Cho este hai chức, mạch hở X (C7H10O4) tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, đun nóng, thu
được ancol Y (no, hai chức) và hai muối của hai axit cacboxylic Z và T (MZ < MT). Chất Y không hòa tan
được Cu(OH)2 trong môi trường kiềm. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Axit Z có phản ứng tráng bạc.
B. Oxi hóa Y bằng CuO dư, đun nóng, thu được anđehit hai chức.
C. Axit T có đồng phân hình học.
D. Có một công thức cấu tạo thỏa mãn tính chất của X.
Câu 42: Cho các chất etyl axetat, anilin, axit acrylic, phenol, ancol benzylic. Trong các chất này, số chất
tác dụng được với dung dịch NaOH loãng là
A. 4 B. 2 C. 5 D. 3
Câu 43: Cho các polime sau: poli(vinyl clorua), poli(metyl acrylat), poli(etylen terephtalat), nilon-6,6. Số
polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 44: Các cặp chất nào dưới đây là chất không điện li?
A. dd CuSO4, dd ancol etylic. B. dd CH3COOH, dd đường saccarozơ.
C. dd đường saccarozơ, dd ancol etylic. D. dd Ca(OH)2, dd CH3COOH.
Câu 45: Phát biểu đúng là:
A. Hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có cacbon và hiđro.
B. Cao su thiên nhiên là sản phẩm trùng hợp của isopren.
C. Tính bazơ của anilin mạnh hơn của amoniac.
D. Các chất etilen, toluen và stiren đều tham gia phản ứng trùng hợp.
Câu 46: Hiện tượng ghi lại khi làm thí nghiệm với các dung dịch nước của X, Y, Z và T như sau:
X Y Z T
Thí nghiệm 1: Cho dung Có kết tủa sau đó Có kết tủa sau đó Có kết tủa không Không có hiện
dịch NaOH vào tới dư tan dần tan dần tan tượng
Thí nghiệm 2: Thêm tiếp
Không có hiện Dung dịch chuyển Không có hiện Không có hiện
nước brom vào các dung
tượng sang màu vàng tượng tượng
dịch thu được ở thí nghiệm 1
Các chất X, Y, Z và T lần lượt là
A. AlCl3, CrCl3, MgCl2, KCl. B. CrCl3, MgCl2, KCl, AlCl3.
C. MgCl2, CrCl3, MgCl2, KCl. D. CrCl3, AlCl3, MgCl2, KCl.
Câu 47: Chất nào sau đây là chất béo lỏng?
A. (C17H33COO)2C2H4. B. (C17H33COO)3C3H5.
C. (C17H35COO)3C3H5. D. (C15H31COO)3C3H5.
Câu 48: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch MgCl2.
(b) Cho dung dịch NaI vào dung dịch AgNO3.
(c) Sục khí H2S vào dung dịch Ba(OH)2 dư.
(d) Sục khí NH3 tới dư vào dung dịch AlCl3.
(e) Cho dung dịch NaOH tới dư vào dung dịch CrCl3.
(g) Cho dung dịch NH4HCO3 vào dung dịch Ca(OH)2 dư.
Sau khi các phản ứng xảy ra, số thí nghiệm thu được kết tủa là
A. 5. B. 4. C. 6. D. 2.
Câu 49: Cho 2 ml ancol etylic vào ống nghiệm khô có sẵn vài viên đá bọt, sau đó thêm từng giọt dung dịch
H2SO4 đặc, lắc đều. Đun nóng hỗn hợp, sinh ra hiđrocacbon Y làm nhạt màu dung dịch KMnO4. Chất Y là
A. etilen. B. axetilen. C. anđehit axetic. D. propen.
Câu 50: Cho các thí nghiệm sau:
(a) Cho CaCO3 vào dung dịch HCl dư.
(b) Cho hỗn hợp Na2O và Al2O3 (tỉ lệ mol tương ứng 1 : 1) vào H2O dư.
(c) Cho Na dư vào dung dịch Ca(HCO3)2.
(d) Cho hỗn hợp Cu và FeCl3 (tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2) vào H2O dư.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm chỉ thu được dung dịch trong suốt là ?
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 51: Este X có công thức phân tử C8H12O4, Xà phòng hóa hoàn toàn X bằng dung dịch NaOH, thu
được hỗn hợp hai muối của hai axit hữu cơ mạch hở X1, X2 đều đơn chức và một ancol X3. Biết X3 tác
dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam; X1 có phản ứng tráng bạc và X2 không no, phân tử chỉ
chứa một liên kết đôi (C=C), có mạch cacbon phân nhánh. Số đồng phân cấu tạo thỏa mãn của X là
A. 7. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 52: Cho vào ống nghiệm khô có nút một mẫu đất đèn (thành phần chính là CaC2). Thêm từ từ từng
giọt nước vào trong ống nghiệm, sinh ra hiđrocacbon X. Chất X là ?
A. C2H4. B. CH4. C. C2H6. D. C2H2.
Câu 53: Cho các phát biểu sau:
(a) Ở nhiệt độ thường, dầu thực vật ở trạng thái lỏng.
(b) Xenlulozơ bị thủy phân khi có xúc tác axit vô cơ.
(c) Anilin là chất khí, ít tan trong nước.
(d) Protein và lipit đều có cùng thành phần nguyên tố.
(e) Nước ép quả nho chín có phản ứng màu biure.
Số lượng phát biểu không đúng là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
Câu 54: Thủy phân hoàn toàn đisaccarit A thu được hai monosaccarit X và Y. Hiđro hóa X hoặc Y đều
thu được chất hữu cơ Z. Các chất A và Z lần lượt là ?
A. glucozơ và axit gluconic. B. saccarozơ và sobitol.
C. tinh bột và glucozơ. D. saccarozơ và glucozơ.

You might also like