You are on page 1of 15

HỆ THỐNG BÀI TÂP ANCOL-PHENOL

DẠNG BTKL, BTNT, LẬP HỆ PHƯƠNG TRÌNH


Câu 1. Cho m gam phenol (C6H5OH) tác dụng với natri dư thấy thoát ra 0,56 lít khí H2 (đktc), giá trị m của là
A. 4,7 gam. B. 9,4 gam. C. 7,4 gam. D. 4,9 gam.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Hương Khê – Hà Tĩnh, năm 2015)
Câu 2. Khi cho 9,2 gam glixerol tác dụng với Na vừa đủ thu được V lít H2 ở (đktc). Giá trị của V là
A. 2,24 lít. B. 6,72 lít. C. 1,12 lít. D. 3,36 lít.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 2 – THPT Đặng Thúc Hứa – Nghệ An, năm 2015)
Câu 3. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp 3 ancol đơn chức, thuộc cùng dãy đồng đẳng, thu được 3,808 lít khí
CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O. Giá trị của m là
A. 5,72 B. 7,42 C. 5,42 D. 4,72
Câu 4. Cho 3,38 gam hỗn hợp X gồm CH3OH, CH3COOH, C6H5OH tác dụng vừa đủ với Na, thấy thoát ra 672
ml H2 (đktc) và thu được hỗn hợp chất rắn X1 có khối lượng là
A. 3,61 gam. B. 4,70 gam. C. 4,76 gam. D. 4,04 gam.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Nguyễn Trãi – Thái Bình, năm 2015)
Câu 5. Hỗn hợp X gồm CH3OH, C2H5OH, C3H7OH và H2O. Cho m gam X tác dụng với Na dư thu được 0,7
mol H2. Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được 2,6 mol H2O. Giá trị của m là
A. 24. B. 42. C. 36. D. 32.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Đoàn Thượng – Hải Dương, năm 2015)
Câu 6. Hỗn hợp X gồm 3 ancol. Cho Na dư phản ứng với 0,34 mol X thì thu được 13,44 lít khí. Mặt khác, đốt
cháy 0,34 mol X cần V lít khí oxi thu được 52,8 gam CO2. Giá trị nào sau đây gần với V nhất ?
A. 30,7. B. 33,6. C. 31,3. D. 32,4.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Nguyễn Khuyến – TP.HCM, năm 2015)
Câu 7. Đốt cháy hoàn toàn 7,65 gam hỗn hợp X gồm các ancol, thu được 6,72 lít khí CO2 và 7,65 gam H2O.
Mặt khác, cũng lấy hỗn hợp X ở trên tác dụng với Na dư thì thu được V lít khí H2, các phản ứng xảy ra hoàn
toàn, thể tích khí đo ở đktc. Giá trị của V là
A. 4,48. B. 2,24. C. 3,36. D. 5,60.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Bắc Đông Quan – Thái Bình, năm 2015)
Câu 8. Cho phenol (C6H5OH) tác dụng vừa đủ với dung dịch Br2 (theo tỷ lệ số mol tương ứng là 1:3), sau phản
ứng thu được một hỗn hợp X gồm các sản phẩm có khối lượng là 5,74 gam. Cho X tác dụng với dung dịch
NaOH đặc, nóng, dư, có áp suất cao, số mol NaOH đã phản ứng là a mol, biết các phản ứng xẩy ra hoàn toàn.
Giá trị của a là
A. 0,10. B. 0,11. C. 0,04. D. 0,07.
Câu 9. Cho m gam hỗn hợp gồm 2 chất: phenol và ancol benzylic tác dụng với Na dư có 448ml khí thoát ra
(đktc). Mặt khác m gam hỗn hợp này làm mất màu vừa hết 100ml dung dịch nước Br2 0,3M. Thành phần % số
mol của phenol trong hỗn hợp là 25%
Câu 10. Cho hỗn hợp X gồm ancol etylic và phenol phản ứng với dung dịch NaOH 1M thấy dùng hết 50 ml.
Nếu cho hỗn hợp X tác dụng với Na dư thì thu được 1,12 lít khí H2 (ở đktc). Phần trăm khối lượng mỗi chất
trong hỗn hợp X là
A. 32,86%C2H5OH; 67,14%C6H5OH. B. 82,36%C2H5OH; 17,64%C6H5OH.
C. 38,62%C2H5OH; 61,38%C6H5OH. D. 25%C2H5OH; 75%C6H5OH.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Việt Yên – Bắc Giang, năm 2015)
Câu 11. Cho hỗn hợp X gồm etanol và phenol tác dụng với natri (dư), thu được 3,36 lít khí hiđro (đktc). Nếu
cho hỗn hợp X trên tác dụng với dung dịch nước brom vừa đủ thì thu được 19,86 gam kết tủa trắng. Phần trăm
khối lượng của etanol trong X là
A. 66,19% B. 20% C. 80% D. 33,81%
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Can Lộc – Hà Tĩnh, năm 2015)
Câu 12. Cho 15,8 gam hỗn hợp gồm CH3OH và C6H5OH tác dụng với dung dịch brom dư, thì làm mất màu
vừa hết 48 gam Br2. Nếu đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp trên thì thể tích CO2 thu được ở đktc là
A. 22,4 lít B. 17,92 lít C. 1,792 lít D. 11,2 lít
Câu 13. Một hỗn hợp A gồm ancol metylic, ancol etylic và phenol có khối lượng 28,9 gam. Chia A làm hai
phần bằng nhau.
- Phần thứ nhất phản ứng hoàn toàn với Na thu được 2,806 lít khí H2 (270C; 750 mmHg).
- Phần thứ hai phản ứng hoàn toàn với 100 ml dung dịch NaOH 1M.
Phần trăm khối lượng ancol etylic trong hỗn hợp A là
A. 11,07%. B. 25,47%. C. 23,88%. D. 15,91%.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần – Sở GD & Đào Tạo tỉnh Thanh Hóa, năm 2015)
Câu 14. Cho 13,74 gam 2,4,6-trinitrophenol vào bình kín rồi nung nóng ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng xảy
ra hoàn toàn, thu được x mol hỗn hợp khí gồm: CO2, CO, N2 và H2. Giá trị của x là
A. 0,60. B. 0,54. C. 0,36. D. 0,45.
Câu 15. Một hỗn hợp X gồm CH3OH, CH3COOH, C6H5OH tác dụng vừa đủ với Na sinh ra 672 ml khí và hỗn
hợp rắn Y. Nếu đốt cháy hết X thu được 4,032 lít CO2. Nếu đốt cháy hết Y thu được Na2CO3, CO2 và H2O. Số
mol CO2 tạo ra là
A. 0,16 B. 0,18 C. 0,12 D. 0,15
Câu 16. Hỗn hợp X gồm etilen và propilen với tỷ lệ thể tích tương ứng là 3: 2. Hiđrat hoá hoàn toàn một thể
tích X thu được hỗn hợp ancol Y, trong đó tỷ lệ về khối lượng các ancol bậc 1 so với ancol bậc hai là 28: 15.
Thành phần phần trăm về khối lượng của ancol iso-propylic trong hỗn hợp Y là gia su etilen 3 mol, propilen 2 mol
A. 38,88%. B. 43,88%. C. 44,88%. D. 34,88%.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT chuyên Hà Giang, năm 2015)
0.1 0.1 0.2
Câu 17. Hỗn hợp X gồm ancol etylic, etylen glicol và glixerol. Đốt cháy m gam X thu được 1 mol CO2 và 1,4
mol H2O. Cũng m gam X tác dụng tối đa với 14,7 gam Cu(OH)2. Giá trị của m là
A. 20,0. B. 29,2. C. 40,0. D. 26,2.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 3 – THPT chuyên Đại học Vinh – Nghệ An, năm 2015)
0.2 0.1 0.1
Câu 18. Cho 18,4 gam hỗn hợp Y gồm ancol metylic, ancol anlylic và etylen glicol tác dụng với Na kim loại
(dư) thu được V lít khí H2 (ở đktc). Mặt khác, đốt 18,4 gam hỗn hợp Y, thu được 30,8 gam CO2 và 18,0 gam
H2O. Giá trị của V là
A. 5,60. B. 4,48. C. 2,24. D. 3,36.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT chuyên Nguyễn Chí Thanh – Đăk Nông, năm 2015)
Câu 19. Hỗn hợp X gồm glixerol và 2 ancol no, đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Cho 17,0 gam hỗn
hợp X tác dụng với Na dư, thu được 5,6 lít H2 (đktc). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 17,0 gam hỗn hợp X thu
được 13,44 lít CO2 (đktc). Khối lượng H2O đã sinh ra là
A. 12,6 gam. B. 13,5 gam. C. 14,4 gam. D. 16,2 gam.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Quảng Xương 3 – Thanh Hóa, năm 2015)
Câu 20. X và Y là hai ancol đều có khả năng hòa tan Cu(OH)2. Đốt cháy một lượng với tỉ lệ bất kỳ hỗn hợp X
và Y đều thu được khối lượng CO2 gấp 1,833 lần khối lượng H2O. Nếu lấy 5,2 gam hỗn hợp của X và Y thì hòa
tan tối đa m gam Cu(OH)2. Giá trị của m có thể là
A. 5,88. B. 5,54. C. 4,90. D. 2,94.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 3 – THPT chuyên Đại học Vinh – Nghệ An, năm 2015)
DẠNG PHẢN ỨNG TÁCH NƯỚC
Câu 21. Đun 66,4 gam hỗn hợp 3 rượu đơn chức (có H2SO4 đặc, 1400C) thu được 55,6 gam hỗn hợp 6 ete với
số mol bằng nhau. Số mol mỗi rượu là
A. 0,2 B. 0,3 C. 0,4 D. 0,5
Câu 22. Đun nóng 7,8 gam một hỗn hợp X gồm 2 ancol no, đơn chức, mạch hở với H2SO4 đặc ở 1400C thu
được 6 gam hỗn hợp Y gồm 3 ete. Biết 3 ete có số mol bằng nhau và phản ứng xảy ra hoàn toàn. CTPT của 2
ancol đó là
A. CH4O và C2H6O B. C2H6O và C3H8O C. C2H6O và C4H10O D. CH4O và C3H8O
Câu 23. Đun nóng một hỗn hợp gồm hai ancol no đơn, mạch hở chức với H2SO4 đặc ở 1400C đã thu được 21,6
gam H2O và 72 gam hỗn hợp 3 ete. CTCT của hai ancol trên là (biết 3 ete thu được có số mol bằng nhau và
phản ứng xảy ra hoàn toàn)
A. CH4O và C2H6O B. C2H6O và C3H8O C. C2H6O và C4H10O D. CH4O và C3H8O
Câu 24. Cho 23,4 gam hỗn hợp X gồm hai ancol đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hết với
13,8 gam Na, thu được 36,75 gam chất rắn. Nếu cho 20,8 gam X tách nước tạo ete (với hiệu suất 100%) thì khối
lượng ete thu được là
A. 17,2 gam. B. 12,90 gam. C. 19,35 gam. D. 13,6 gam.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 2 – THPT chuyên Lý Tự Trọng – Cần Thơ, năm 2015)
Câu 25. Cho 11 gam hỗn hợp 2 ancol đơn chức vào bình đựng Na (dư) thấy thoát ra 3,36 lít H2 (ở đktc). Nếu
cho hỗn hợp ancol đó vào dung dịch H2SO4 đặc ở 1400C thu được m gam ete (hiệu suất phản ứng đạt 80%). Giá
trị của m là
A. 6,64 B. 8,3 C. 5,6 D. 3,4
Câu 26. Đun nóng hỗn hợp hai ancol đơn chức, mạch hở với H2SO4 đặc, thu được hỗn hợp gồm các ete. Lấy
7,2 gam một trong các ete đó đem đốt cháy hoàn toàn, thu được 8,96 lít khí CO2 (ở đktc) và 7,2 gam H2O. Hai
ancol đó là
A. C2H5OH và CH2=CHCH2OH. B. C2H5OH và CH3OH.
C. CH3OH và C3H7OH. D. CH3OH và CH2=CHCH2OH.
Câu 27. Khi thực hiện phản ứng tách nước đối với rượu (ancol) X, chỉ thu được một anken duy nhất. Oxi hoá
hoàn toàn một lượng chất X thu được 5,6 lít CO2 (ở đktc) và 5,4 gam nước. Có bao nhiêu công thức cấu tạo phù
hợp với X?
A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Nam Phù Cừ – Hưng Yên, năm 2015)
Câu 28. Đốt cháy hoàn toàn 1,76 gam một ancol X đơn chức, sản phẩm cháy hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch
nước vôi trong dư thì thu được 10 gam kết tủa. Mặt khác, cho X đun với H2SO4 đặc ở 170oC thì thu được 1
anken duy nhất. Có bao nhiêu CTCT ancol thỏa mãn?
A. 4. B. 8. C. 7. D. 3.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Trần Trọng Bình – Phú Yên, năm 2015)
Câu 29. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 ancol, thu được 0,88 gam CO2. Tách nước hoàn toàn từ hỗn hợp
X được hỗn hợp anken Y. Đốt cháy hết Y thu được tổng khối lượng H2O và CO2 là nC=nH
A. 1,47 gam. B. 2,26 gam. C. 1,96 gam. D. 1,24 gam.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Hương Khê – Hà Tĩnh, năm 2015)
Câu 30. Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp X gồm một số ancol thuộc cùng dãy đồng đẳng cần dùng
10,08 lít khí O2 (đktc), thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc) và 9,90 gam H2O. Nếu đun nóng 10,44 gam hỗn hợp X
như trên với H2SO4 đặc ở nhiệt độ thích hợp để chuyển hết thành ete thì tổng khối lượng ete thu được là
A. 7,74 gam. B. 6,55 gam. C. 8,88 gam. D. 5,04 gam.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 3 – THPT Chúc Động – Hà Nội, năm 2015)
Câu 31. Cho 16,6 gam hỗn hợp X gồm 2 ancol đi qua xúc tác (H2SO4 đặc, đun nóng) thu được 13 gam hỗn hợp
Y gồm: ba ete, 2 anken liên tiếp, hai ancol dư và một lượng hơi H2O. Đốt cháy hoàn toàn 13 gam hỗn hợp Y thu
được 0,8 mol CO2 và 0,9 mol H2O. Công thức phân tử của hai ancol là nH2O=1,1
A. C2H6O và C3H8O B. CH4O và C2H6O C. C2H6O và C4H10O D. C2H6O và C3H6O
Câu 32. Cho 47 gam hỗn hợp X gồm 2 ancol đi qua xúc tác (H2SO4 đặc, đun nóng) thu được hỗn hợp Y gồm:
ba ete, 0,27 mol olefin, 0,33 mol hai ancol dư và 0,42 mol H2O. Biết rằng hiệu suất tách nước tạo mỗi olefin đối
với mỗi ancol đều như nhau và số mol ete là bằng nhau. Khối lượng của hai ancol dư có trong hỗn hợp Y gần
nhất là
A. 17,5. B. 14,5. C. 18,5. D. 15,5.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Diễn Châu 5 – Nghệ An, năm 2015)
Câu 33. Đun nóng 8,68 gam các ancol no, đơn chức với H2SO4 đặc, thu được hỗn hợp Y gồm anken, 0,04 mol
ete và ancol dư, H2O. Đốt cháy hoàn toàn lượng anken và ete trong Y, thu được 0,34 mol CO2. Mặt khác, đốt
cháy lượng ancol dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,1 mol CO2 và 0,13 mol H2O. Phần trăm số
mol ancol tham gia phản ứng tạo anken là
A. 21,43% B. 31,25% C. 35,28% D. 26,67%
Câu 34. Đun nóng 72,8 gam hai ancol đơn chức kế tiếp trong dãy đồng đẳng là X, Y (MX < MY), thu được 0,4
mol anken, 22,7 gam ba ete và ancol dư, H2O. Đốt cháy hoàn toàn lượng anken và etem thu được 2,2 mol CO2.
Mặt khác, đốt cháy lượng ancol dư cần vừa đủ 1,8 mol O2, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 1,7 mol
H2O. Khối lượng ancol X tham gia ete hóa có giá trị gần nhất là
A. 12. B. 11. C. 14. D. 9.
Câu 35. Hỗn hợp E chứa 2 ancol X, Y (MX < MY) đều đơn chức, mạch hở. Đun nóng 42,4 gam E với H2SO4
đặc ở 1400C thu được hỗn hợp F gồm 3 ete có số mol bằng nhau. Tách hết một ete có trong F đem đốt cháy
hoàn toàn cần dùng 12,32 lít O2 (đktc), sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 17,6 gam CO2 và 7,2 gam
H2O. Biết rằng hiệu suất ete hóa của X là 50%. Hiệu suất ete hóa của Y là
A. 75% B. 60% C. 70% D. 80%
Câu 36. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai ancol đơn chức mạch hở thu được 57,2 gam CO2 và 30,6 gam
H2O. Mặt khác, đun nóng toàn bộ lượng ancol trên với H2SO4 đặc ở nhiệt độ thích hợp thu được 12,96 gam hỗn
hợp Y gồm 3 ete có cùng số mol, tỷ khối hơi của Y so với He là 18. Hiệu suất tách nước tạo ete của hai ancol là
A. 45% và 60%. B. 50% và 50%. C. 20% và 30%. D. 40% và 60%.
Câu 37. Chia hỗn hợp gồm hai ancol đơn chức X và Y (phân tử khối của X nhỏ hơn của Y) là đồng đẳng kế
tiếp thành hai phần bằng nhau:
- Đốt cháy hoàn toàn phần 1 thu được 5,6 lít CO2 (đktc) và 6,3 gam H2O.
- Đun nóng phần 2 với H2SO4 đặc ở 1400C tạo thành 1,25 gam hỗn hợp ba ete. Hoá hơi hoàn toàn hỗn hợp ba
ete trên, thu được thể tích hơi bằng thể tích của 0,42 gam N2 (trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất).
Hiệu suất phản ứng tạo ete của X, Y lần lượt là
A. 20% và 40%. B. 40% và 20%. C. 25% và 35%. D. 30% và 30%.
Trích đề thi ĐH khối A-2011
Câu 38. Hỗn hợp T gồm hai ancol đơn chức là X và Y (Mx < My), đồng đẳng kế tiếp của nhau. Đun nóng 27,2
gam T với H2SO4 đặc, thu được hỗn hợp các chất hữu cơ Z gồm: 0,08 mol ba este (có khối lượng 6,76 gam) và
một lượng ancol dư. Đốt cháy hoàn toàn Z cần vừa đủ 43,68 lít O2 (đktc). Hiệu suất phản ứng tạo ete của X và
Y lần lượt là
A. 50% và 20% B. 20% và 40% C. 40% và 30% D. 30% và 30%
(Trích đề thi THPT Quốc Gia 2015)
Câu 39. M là hỗn hợp gồm 3 ancol đơn chức X, Y, Z có số nguyên tử cacbon liên tiếp, đều mạch hở
(MX<MY<MZ); X, Y đều no, Z không no (có một liên kết C=C). Chia M thành 3 phần bằng nhau
-Phần 1: đem đốt cháy hoàn toàn thu được 45,024 lít CO2 và 46,44 gam H2O
-Phần 2: làm mất màu vừa đủ dung dịch 16 gam Br2
-Phần 3: đem đun nóng với H2SO4 đặc ở 1400C, thu được 18,752 gam ete, H2O và ancol dư. Đốt cháy hoàn toàn
ete thu được 1,106 mol CO2 và 1,252 mol H2O.
Hiệu suất tạo ete của X, Y, X lần lượt là 40%
A. 50%, 40%, 35% B. 50%, 60% và 50% C. 60%, 40% và 35% D.
60%, 50% và 35%
Câu 40. Hỗn hợp X gồm một số ancol đơn chức cùng dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn toàn 0,25 mol X cần dùng
hết 40,8 gam O2 và thu được 0,85 mol CO2. Mặt khác, nếu đun 32,8 gam hỗn hợp X ở 1400C với H2SO4 đặc,
sau một thời gian thu được hỗn hợp Y. Cho Y tác dụng với Na dư thu được V lít H2 (đktc). Giả sử các ancol
tham gia phản ứng tách nước với cùng một hiệu suất 40%. Giá trị của V là
A. 2,24 B. 3,36. C. 5,6. D. 4,
DẠNG XÁC ĐỊNH CTPT, CTCT
DỰA TRÊN PHẢN ỨNG ĐẶC TRƯNG
PHẢN ỨNG VỚI Na, K
Mức độ 1.
Câu 41. Cho 46,4 gam ancol đơn chức X tác dụng hết với Na tạo ra 8,96 lít H2 đktc. Ancol X là
A. Etanol B. Rượu etylic C. Ancol propylic
D. Ancol Anlylic
Câu 42. Cho 12 gam ancol X no, đơn chức, mạch hở phản ứng với Na dư thu được dung dịch gam muối. Đem
cô cạn dung dịch thì thu được 16,4 gam muối khan. Công thức phân tử của X là
A. C3H7OH. B. CH3OH. C. C4H9OH D. C2H5OH.
Câu 43. Trong phân tử chất hữu cơ X phần trăm khối lượng cacbon, hiđro lần lượt bằng 38,71% và 9,68%, còn
lại là oxi. Khi X tác dụng với natri dư thu được số mol H2 bằng số mol X phản ứng. Công thức phân tử của X là
A. C2H6O2 B. C3H8O2 C. C2H2O4 D. C4H10O2
Câu 44. Hợp chất X trong phân tử chỉ có một loại nhóm chức, có phần trăm khối lượng cacbon, hiđro lần lượt
bằng 55,81% và 6,98%, còn lại là oxi. Tỉ khối hơi của X so với không khí gần bằng 2,9655. Khi cho 4,3 gam X
tác dụng với natri dư thu được 1,12 lít khí H2 (đktc) và X hòa tan được Cu(OH)2. Công thức cấu tạo của X là
A. HC≡C–CH(OH)CH2OH B. HOCH2–C≡C–CH2OH
C. CH2=CHCH2COOH D. CH3CH=CHCOOH
Câu 45. Cho 13,8 gam ancol X tác dụng với Na dư giải phóng 5,04 lít H2 ở đktc, biết MX < 100. Công thức cấu
tạo thu gọn của X là
A. CH3OH. B. C2H5OH. C. C3H6(OH)2. D. C3H5(OH)3.
Câu 46. Ancol X mạch hở có số nguyên tử cacbon bằng số nhóm chức. Cho 9,3 gam ancol X tác dụng với Na dư thu
được 3,36 lít khí. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. CH3OH. B. HOCH2CH2OH. C. HOCH2CH(OH)CH2OH. D. C2H5OH.
Câu 47. Cho một lượng rượu E đi vào bình đựng Na (dư), sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng
bình tăng thêm 6,3 gam và có 1,568 lít khí H2 (đktc) thoát ra. Công thức rượu E là
A. C3H5(OH)3 B. C3H7OH C. C2H4(OH)2 D. C2H5OH
Câu 48. Cho 6 gam một ancol no, đơn chức, mạch hở X tác dụng với Na thu được 1,12 lít khí H2 (đktc). Biết
khi oxy hoá X bằng CuO thì thu được andehyt. CTCT của X là
A. CH3-CH-OH B. CH3-CH2-CH2OH C. CH3-CH(OH)-CH3 D. CH3OH
Câu 49. Một ancol no X có tỉ khối hơi đối với không khí là 2,55. Lấy 3,7 gam ancol đó cho tác dụng hết với Na
thu được 0,56 lít H2 (đktc). Biết khi đun nóng X ở 1800C có H2SO4 làm xúc tác thì thu được 2 olefin. CTCT của
X là
A. CH3-CH(OH)-CH2-CH3 B. CH3-CH2-CH2-CH2OH
C. CH3-CH(OH)-CH3 D. CH3-CH2-CH2-OH
Câu 50. Hòa tan một lượng ancol X vào nước thu được 6,4 gam dung dịch Y, nồng độ của X trong Y là
71,875%. Cho 6,4 gam dung dịch Y tác dụng với lượng dư Na thu được 2,8 lít H2 (đktc). Số nguyên tử H có
trong công thức phân tử ancol X là
A. 10. B. 4. C. 8. D. 6.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT chuyên Hùng Vương – Phú Thọ, năm 2015)
Câu 51. Cho 12,8 gam dung dịch ancol X (trong nước) có nồng độ 71,875% tác dụng với lượng Na dư thu
được 5,6 lít khí (đktc). Công thức của ancol X là
A. CH3OH. B. C2H4 (OH)2. C. C3H5(OH)3. D. C4H7OH.
Câu 52. Có hai thí nghiệm sau:
TN 1: Cho 6 gam ancol no, mạch hở, đơn chức X tác dụng với m gam Na, thu được 0,075 gam H2.
TN 2: Cho 6 gam ancol no, mạch hở, đơn chức X tác dụng với 2m gam Na, thu được không đến 0,1 gam H2.
Công thức của X là
A. CH3OH. B. C2H5OH. C. C3H7OH. D. C4H7OH.
Câu 53. Cho 11 gam một hỗn hợp hai ancol đơn chức là đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng hết với Na, thu được
3,36 lít khí (ở đktc). Công thức của hai ancol trên là
A. C2H5OH và C4H9OH. B. C2H5OH và C3H7OH. C. C3H5OH và C4H7OH. D. CH3OH và C2H5OH.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Việt Yên – Bắc Giang, năm 2015)
Câu 54. Cho 3,35 gam hỗn hợp X gồm 2 ancol no, đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng phản ứng với Na
dư thu được 0,56 lít H2 (đktc). Công thức cấu tạo thu gọn của 2 ancol đó là
A. C5H11OH, C6H13OH. B. C3H7OH, C4H9OH. C. C4H9OH, C5H11OH. D. C2H5OH, C3H7OH.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Đa Phúc – Hà Nội, năm 2015)
Câu 55. Cho Na phản ứng vừa đủ với 15,2 gam hỗn hợp hai ancol kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng của ancol
etylic thu được 21,8 gam chất rắn. CTPT của 2 ancol là
A. CH3OH, C2H5OH. B. C2H5OH, C3H7OH. C. C3H7OH, C4H9OH. D.C4H9OH,
C5H11OH.
Câu 56. Cho 2,84 gam một hỗn hợp hai rượu no đơn chức là đồng đẳng liên tiếp nhau tác dụng với một lượng
Na vừa đủ, tạo ra 4,6 gam chất rắn và V lít khí H2 ở đktc. Công thức phân tử của hai rượu trên là
A. CH3OH và C2H5OH B. C2H5OH và C4H9OH
C. C3H5OH và C4H9OH D. Các câu A, B, C đều sai
Câu 57. Cho 7,8 gam hỗn hợp hai ancol đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hết với 4,6 gam
Na, thu được 12,25 gam chất rắn. Hai ancol đó là
A. C2H5OH và C3H7OH. B. CH3OH và C2H5OH.
C. C3H7OH và C4H9OH. D. C3H5OH và C4H7OH.
Câu 58. Cho 15,6 gam hỗn hợp hai ancol (rượu) đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hết với
9,2 gam Na, thu được 24,5 gam chất rắn. Hai ancol đó là
A. C3H5OH và C4H7OH. B. C2H5OH và C3H7OH. C. C3H7OH và C4 H9OH. D. CH3OH và C2H5OH
Câu 59. Cho 30,4 gam hỗn hợp gồm glixerol và một rượu đơn chức, no X phản ứng với Na thì thu được 8,96
lít khí (đktc). Nếu cho hỗn hợp trên tác dụng với Cu(OH)2 thì hoà tan được 9,8 gam Cu(OH)2. Công thức của X

A. C2H5OH. B. C3H7OH. C. CH3OH. D. C4H9OH.
Câu 60. Hỗn hợp A chứa glixerol và một ancol no, đơn chức, mạch hở. Cho 20,3 gam A tác dụng với Na dư
thu được 5,04 lít H2 (đktc). Mặt khác cho 8,12 gam A hòa tan vừa hết 1,96 gam Cu(OH)2. CTPT của A là
A. C4H9OH B. C3H7OH C. C2H5OH D. CH3OH
Câu 61. Hỗn hợp X chứa glixerol và 2 ancol no, đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Cho 8,75 gam X
tác dụng với Na thu được 2,52 lít H2 (ở đktc). Mặt khác 14 gam X tác dụng vừa đủ với 3,92 gam Cu(OH)2.
Công thức phân tử của 2 ancol là
A. C3H7OH và C4H9OH. B. C2H5OH và C3H7OH. C. CH3OH và C2H5OH. D. C4H9OH và C5H11OH.
Câu 62. Cho 10,8 gam ancol X no, đơn chức, mạch hở và ancol Y no, mạch hở có số mol bằng nhau tác dụng
với natri dư thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Công thức phân tử của X và Y là
A. C2H6O và C2H6O2. B. C3H6O và C3H8O. C. C3H8O và C3H8O3. D. C3H8O và C3H8O2.
Câu 63. X và Y là hai ancol đơn chức có cùng số cacbon trong đó X là ancol no, Y là ancol không no có một
nối đôi. Hỗn hợp M gồm 3 gam X và 2,9 gam Y. Cho hỗn hợp M tác dụng với Na dư sinh ra 0,05 mol H2. Công
thức cấu tạo của X & Y là
A. C2H6O và C2H4O B. C3H8O và C3H6O C. C4H10O và C4H8O D. C5H12O và C5H10O
PHẢN ỨNG OXY HOÁ KHÔNG HOÀN TOÀN: TÁC DỤNG CuO
Mức độ 1
Câu 64. Tiến hành oxi hoá 2,5 mol methanol thành fomanđehit bằng CuO rồi cho hết fomanđehit tan hết vào
nước thu được 160 gam dung dịch fomalin 37,5%. Hiệu suất phản ứng oxi hoá là
A. 70% B. 60% C. 90% D. 80%
Câu 65. Oxi hóa 4,6 gam etanol bằng CuO nung nóng được hỗn hợp X gồm anđehit, ancol dư và nước. Biết
hiệu suất phản ứng là 80%. Cho X tác dụng với Na dư thì thể tích H2 (đktc) thu được là
A. 1,12. B. 0,448. C. 11,2. D. 4,48.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Thanh Chương 1 – Nghệ An, năm 2015)
Câu 66. Dẫn hơi C2H5OH qua ống đựng CuO nung nóng thu được 11,76 gam hỗn hợp X gồm anđehit, ancol
dư và nước. Làm lạnh X rồi cho X tác dụng với Na dư thu được 2,24 lít H2 (ở đktc). Phần trăm ancol bị oxi hoá

A. 60%. B. 75%. C. 80%. D. 50%.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 3 – THPT Chúc Động – Hà Nội, năm 2015)
Câu 67. Cho m gam một ancol no, đơn chức X qua bình đựng CuO (dư), nung nóng. Sau khi phản ứng hoàn
toàn, khối lượng chất rắn trong bình giảm 0,32 gam. Hỗn hợp hơi thu được có tỉ khối đối với hiđro là 15,5. Giá
trị của m là
A. 0,92. B. 0,32. C. 0,64. D. 0,46.
Câu 68. Đem oxi hóa 3,2 gam rượu đơn chức X bằng 15,6 gam CuO dư. Sau phản ứng thu được andehit Y và
14 gam chất rắn. CTCT của X là
A. CH3OH B. CH3-CH2OH C. CH3-CH2-CH2OH D. CH3-(CH2)3OH
Câu 69. Đem oxi hóa 4,96 gam hỗn hợp gồm hai rượu X, Y bằng 10,4 gam CuO dư. Sau phản ứng thu được
hỗn hợp chứa 2 andehit và còn lại 8,48 gam chất rắn. CTPT của X và Y là
A. CH3OH và C2H5OH B. C2H5OH và C3H7OH C. C3H7OH và C4H9OH D. C4H9OH và C5H11OH
Câu 70. Oxi hoá không hoàn toàn 0,16 mol hỗn hợp gồm ancol etylic và một ancol X đơn chức, bậc 1, bằng
CuO nung nóng (H=100%), thu được hỗn hợp chất hữu cơ Y. Cho hỗn hợp Y phản ứng với AgNO3 trong dung
dịch NH3 dư thu được 51,84 gam bạc. Tên gọi của X là
A. propan-2-ol B. 2-metylpropan-2-ol C. propan-1-ol D. metanol
Câu 71. Hỗn hợp X gồm ancol metylic và ancol M no, đơn chức mạch hở. Cho 15,2 gam X tác dụng với Na dư
thu được 3,36 lít H2 (đktc). Mặt khác oxi hóa hết 7,6 gam hỗn hợp X bằng CuO nung nóng rồi lấy sản phẩm cho
tráng gương hoàn toàn thu được 21,6 gam Ag. Công thức cấu tạo thu gọn của M là
A. CH3CH2CH2OH. B. C2H5OH. C. CH3CH(OH)CH3. D. CH3CH(OH)CH2CH3.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Thanh Chương 1 – Nghệ An, năm 2015)
Câu 72. Chuyển hóa hoàn toàn 4,6 gam hỗn hợp chứa 2 ancol bậc I (có tỉ lệ mol 1:1) thành ankanal cần dùng
0,1 mol CuO. Cho toàn bộ ankanal thu được phản ứng với AgNO3/NH3 dư thu được 0,3 mol kim loại kết tủa.
CTPT của hai ancol đó là
A. CH3OH và C4H9OH. B. CH3OH và C2H5OH. C. CH3OH và C3H7OH. D. C2H4(OH)2 và C3H7OH
Mức độ 2
Câu 73. Oxi hoá 4,6 gam hỗn hợp X gồm 2 ancol no, đơn chức, bậc I (có tỉ lệ mol = 1:1) thành anđehit cần 8
gam CuO. Cho toàn bộ lượng anđehyt thu được tác dụng với dung dịch AgNO3/ NH3 thì thu được 32,4 gam Ag.
(Biết rằng các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn). Công thức cấu tạo của 2 ancol là
A. CH3OH và CH3CH2OH B. C2H5OH và CH3CH2CH2OH
C. CH3OH và CH3CH(OH)-CH3 D. CH3OH và CH3CH2CH2OH
Câu 74. Oxi hoá hết 2,2 gam hỗn hợp hai ancol đơn chức thành anđehit cần vừa đủ 4,8 gam CuO. Cho toàn bộ
lượng anđehyt trên tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 23,76 gam Ag. Hai ancol là
A. C2H5OH, C3H7CH2OH. B. CH3OH, C2H5OH.
C. C2H5OH, C2H5CH2OH. D. CH3OH, C2H5CH2OH.
Trích đề thi thử khối A-2010
Câu 75. Hỗn hợp M gồm 2 rượu đơn chức. Chia 30,4 gam hỗn hợp M thành 2 phần bằng nhau.
-Phần 1 tác dụng với Na dư, được 0,15 mol H2.
-Phần 2. Phản ứng hoàn toàn với CuO ở t0 cao, được hỗn hợp N chứa 2 anđehyt. Toàn bộ lượng N phản ứng hết
với AgNO3/NH3,thu được 86,4 gam Ag. CTCT 2 rượu là
A. CH3OH và CH3CH2CH2OH B. C2H5OH và CH3OH
C. C2H5OH và CH3CH2CH2OH D. CH3OH và C4H9OH
Câu 76. Hỗn hợp X gồm hai ancol no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Oxi hoá hoàn
toàn 0,2 mol hỗn hợp X có khối lượng m gam bằng CuO ở nhiệt độ thích hợp, thu được hỗn hợp sản phẩm hữu
cơ Y. Cho Y tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 54 gam Ag. Giá trị của m là
A. 13,5. B. 8,1. C. 8,5. D. 15,3
Trích đề thi thử khối B-2009
Câu 77. Oxi hoá 1,2 gam CH3OH bằng CuO nung nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp sản phẩm X (gồm
HCHO, H2O và CH3OH dư). Cho toàn bộ X tác dụng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3, thu được
12,96 gam Ag. Hiệu suất của phản ứng oxi hoá CH3OH là
A. 76,6%. B. 80,0%. C. 65,5%. D. 70,4%.
Câu 78. Hỗn hợp X gồm x mol CH3OH, 2x mol C2H4(OH)2 và 3x mol C3H5(OH)3. Đun nóng hỗn hợp X với
CuO dư thấy khối lượng rắn giảm m gam và thu được hỗn hợp Y gồm khí và hơi (không có ancol dư). Dẫn toàn
bộ Y đi qua dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thu được (m + 284,16) gam Ag. Mặt khác, nếu đem đốt hỗn hợp X
thì cần V lít O2 (đktc). Giá trị của V là
A. 46,696 lít. B. 53,312 lít. C. 41,888 lít. D. 47,600 lít.
Câu 79. Hỗn hợp X gồm 1 ancol và 2 sản phẩm hợp nước của propen. Tỉ khối hơi của X so với hiđro bằng 23.
Cho m gam X đi qua ống sứ đựng CuO (dư) nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn
hợp Y gồm 3 chất hữu cơ và hơi nước, khối lượng ống sứ giảm 3,2 gam. Cho Y tác dụng hoàn toàn với lượng
dư dung dịch AgNO3 trong NH3, tạo ra 48,6 gam Ag. Phần trăm khối lượng của propan-1-ol trong X là
A. 16,3%. B. 65,2%. C. 48,9%. D. 83,7%.
Trích đề thi thử khối B-2010
Câu 80. Cho m gam hỗn hợp X gồm hai rượu (ancol) no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng
với CuO (dư) nung nóng, thu được một hỗn hợp rắn Z và một hỗn hợp hơi Y (có tỉ khối hơi so với H2 là 13,75).
Cho toàn bộ Y phản ứng với một lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 đun nóng, sinh ra 64,8 gam Ag. Giá trị
của m là
A. 7,8. B. 8,8. C. 7,4. D. 9,2.
Trích đề thi thử khối A-2008
Câu 81. Hỗn hợp X gồm 1 ancol no, hai chức, mạch hở Y và 1 ancol no, đơn chức, mạch hở Z (các nhóm chức
đều bậc 1) có tỉ lệ mol nY: nZ = 3: 1. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với natri dư, thu được 7,84 lít H2 (đktc).
Mặt khác cho m gam hỗn hợp X tác dụng với CuO dư đun nóng, sau khi phản ứng kết thúc thu được 35,8 gam
hỗn hợp anđehit và hơi nước. Để đốt cháy hết m gam hỗn hợp X cần bao nhiêu lít O2 (đktc)?
A. 24,64 lít B. 29,12 lít C. 26,88 lít D. 22,4 lít
Câu 82. Oxi hoá m gam etanol thu được hỗn hợp X gồm axetanđehit, axit axetic, nước và etanol dư. Cho toàn
bộ X tác dụng với dung dịch NaHCO3 (dư), thu được 0,56 lít khí CO2 (ở đktc). Khối lượng etanol đã bị oxi hoá
tạo ra axit là
A. 1,15 gam. B. 4,60 gam. C. 2,30 gam. D. 5,75 gam.
Câu 83. Oxi hóa 4,8 gam ancol X đơn chức, bậc 1 thành axit tương ứng bằng O2, lấy toàn bộ hỗn hợp sau phản
ứng (hỗn hợp Y) cho tác dụng với với lượng dư Na, thu được 2,8 lít khí (đktc). Hỗn hợp Y tác dụng vừa đủ 100
ml dung dịch NaOH xM. Giá trị của x là
A. 1M B. 0,5M C. 1,25M D. 2,5M
Câu 84. Cho một lượng ancol no, đơn chức X tác dụng với Na dư thu được 3,36 lit khí H2 đktc. Oxi hoá cũng
lượng ancol đó một thời gian thu được hỗn hợp các sản phẩm gồm dung dịch: axit, anđehit, và ancol dư. Cho
hỗn hợp sản phẩm tác dụng với Na dư thấy thoát ra 4,48 lít khí H2 (đktc). Hiệu suất chuyển hoá ancol thành axit

A. 66,67% B. 25% C. 33,33% D. 75%
Câu 85. Oxi hóa 0,08 mol một ancol đơn chức, thu được hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic, một anđehit,
ancol dư và nước. Ngưng tụ toàn bộ X rồi chia làm hai phần bằng nhau.
- Phần một cho tác dụng hết với Na dư, thu được 0,504 lít khí H2 (đktc).
- Phần hai cho phản ứng tráng bạc hoàn toàn thu được 9,72 gam Ag.
Phần trăm khối lượng ancol bị oxi hoá là
A. 31,25%. B. 62,50%. C. 40,00%. D. 50,00%.
Trích đề thi thử khối A-2012
Câu 86. Oxi hóa m gam ancol đơn chức X, thu được hỗn hợp Y gồm axit cacboxylic, nước và ancol dư. Chia Y
làm 2 phần bằng nhau:
- Phần một phản ứng hoàn toàn với dung dịch KHCO3 dư, thu được 2,24 lít khí CO2(đktc)
- Phần hai phản ứng với Na vừa đủ thu được 3,36 lít khí H2 (đktc) và 19 gam chất rắn khan.
Tên của X là
A. Propan-1-ol. B. Etanol. C. Methanol. D. Propan-2-ol.
Câu 87. Oxi hóa m gam ancol etylic một thời gian thu được hỗn hợp X. Chia X thành 3 phần bằng nhau:
- Phần 1: tác dụng vừa đủ với dung dịch NaHCO3 thoát ra 2,24 lít khí.
- Phần 2: tác dung với Na dư thoát ra 4,48 lít khí.
- Phần 3: tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư tạo thành 10,8 gam Ag. Các phản ứng của hỗn hợp X đều xảy
ra hoàn toàn. Thể tích khí đo ở đktc.
Giá trị của m gần nhất là
A. 41,0 B. 63,0 C. 48,0 D. 15,0
Câu 88. Oxi hoá không hoàn toàn 11,7 gam hỗn hợp E gồm 2 ancol bậc một X và Y (đều no, đơn chức, mạch
hở, MX < MY) bằng oxi (xúc tác thích hợp, nung nóng) thì có 0,09 mol O2 phản ứng, thu được hỗn hợp hơi T
(không chứa CO2). Chia T thành hai phần bằng nhau:
− Phần 1 phản ứng với dung dịch NaHCO3 dư, thu được 0,672 lít khí CO2 (đktc).
− Phần 2 phản ứng với Na dư, thu được 2,016 lít khí H2 (đktc).
Khối lượng của Y trong 11,7 gam E ban đầu là
A. 9,2 gam B. 6,9 gam. C. 8,0 gam. D. 7,5 gam.
PHẢN ỨNG CHÁY
Mức độ 1.
Câu 89. Đốt cháy hoàn toàn ancol đơn chức X thu được 4,4 gam CO2 và 3,6 gam nước. Công thức phân tử của
X là
A. CH3OH B. C2H5OH C. C3H5OH
D. C3H7OH
Câu 90. Đốt cháy hoàn toàn 2,3 gam một rượu X thu được 3,3 gam CO2 và 1,8 gam H2O. Công thức phân tử X

A. C3H8O B. C3H8O2 C. C3H8O3 D. C2H6O.
Câu 91. Hợp chất X (chứa C, H, O) có M< 170 đvC. Đốt cháy hoàn toàn 0,486 gam X sinh ra 405,2 ml CO2
(đktc) và 0,27 gam H2O. Công thức phân tử của X là
A. C6H14O5 B. C7H12O6 C. C5H10O6 D. C6H10O5
Câu 92. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol ancol no X mạch hở cần ít nhất 0,25 mol O2. Công thức phân tử của ancol
X là
A. C2H6O2. B. C3H8O2. C. C3H8O3. D. C2H6O.
Câu 93. X là một ancol (rượu) no, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol X cần 5,6 gam oxi, thu được hơi
nước và 6,6 gam CO2. Công thức của X là
A. C3H7OH. B. C3H6(OH)2. C. C3H5(OH)3. D. C2H4(OH)2.
Câu 94. Đốt cháy hoàn toàn một ancol đa chức, mạch hở X, thu được H2O và CO2 với tỉ lệ số mol tương ứng
là 3: 2. Công thức phân tử của X là
A. C2H6O2. B. C3H8O2. C. C3H8O2. D. C4H10O2.
Câu 95. Đốt cháy hoàn toàn một ancol X thu được CO2 và H2O có tỉ lệ số mol tương ứng là 3: 4. Thể tích khí
oxi cần dùng để đốt cháy X bằng 1,5 lần thể tích khí CO2 thu được (ở cùng điều kiện). Công thức phân tử của X

A. C3H8O3. B. C3H4O. C. C3H8O2. D. C3H8O.
Câu 96. Đốt cháy hoàn toàn m gam một rượu no X thu được cũng m gam H2O. Biết khối lượng phân tử của X
nhỏ hơn 100 đvC. Số đồng phân cấu tạo của rượu X là
A. 4 B. 6 C. 5 D. 3
Câu 97. Đốt cháy hoàn toàn 1 thể tích hơi ancol no X mạch hở, thu được CO2 và H2O có tổng thể tích gấp 5
lần thể tích hơi ancol X đã dùng (ở cùng điều kiện). Vậy số công thức cấu tạo có thể của X là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT chuyên Hà Giang, năm 2015)
Câu 98. Khi đốt 0,1 mol một chất X (dẫn xuất của benzen), khối lượng CO2 thu được nhỏ hơn 35,2 gam. Biết
rằng, 1 mol X chỉ tác dụng được với 1 mol NaOH. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. HOCH2C6H4COOH. B. C6H4(OH)2. C. HOC6H4CH2OH. D. C2H5C6H4OH.
Câu 99. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 rượu no đơn chức liên tiếp nhau trong dãy đồng đẳng ta thu được 4,5
gam H2O và 3,36 lít CO2 (đktc). Công thức phân tử hai rượu là
A. CH4O và C3H8O B. C2H6O và C3H8O C. CH4O và C2H6O D. C4H10O và C3H8O
Câu 100. Cho hỗn hợp X gồm hai ancol đa chức, mạch hở, thuộc cùng dãy đồng đẳng, có số mol bằng nhau.
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X, thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol tương ứng là 3: 4. Hai ancol đó là
A. C3H5(OH)3 và C4H7(OH)3. B. C2H4(OH)2 và C5H8(OH)2.
C. C2H4(OH)2 và C4H8(OH)2. D. C2H4(OH)2 và C3H6(OH)2.
Câu 101. Ancol no, đơn chức X có phần trăm khối lượng cacbon bằng 52,174%. Đốt cháy hoàn toàn m gam
hỗn hợp gồm X và Y (là đồng đẳng của X) được 8,96 lít khí CO2 (đktc) và 12,6 gam nước. Khối lượng của hỗn
hợp đã đốt và công thức của Y là
A. 4,9 gam ; CH4O B. 11 gam ; CH4O C. 7,4 gam ; C2H6O D. 6,0 gam ; C3H8O
Câu 102. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai ancol no, mạch hở X, Y (phân tử Y nhiều hơn phân tử X một nguyên
tử cacbon) cần dùng vừa đủ 1,05 mol O2, thu được 0,75 mol CO2 và 18,9 gam H2O. Số cặp X, Y thỏa mãn điều
kiện trên là
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4
Mức độ 2
Câu 103. Đốt cháy hoàn toàn 1,35 gam một rượu no Y có mạch cacbon không phân nhánh rồi cho toàn bộ sản
phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng lượng dư dung dịch Ba(OH)2 thấy khối lượng bình tăng thêm 3,99 gam và
có 11,82 gam kết tủa trắng. Công thức phân tử rượu Y là
A. C4H9OH B. C3H6(OH)2 C. C4H8(OH)2 D. C3H5(OH)3
Câu 104. Hiđrat hóa hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm các hiđrocacbon thu hỗn hợp chỉ gồm các ancol no, đơn
chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp ancol này rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng
dung dịch Ba(OH)2 dư, kết thúc phản ứng thu được 118,2 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 4,2. B. 16,8. C. 8,4. D. 12,6.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 3 – THPT chuyên Đại học Vinh – Nghệ An, năm 2015)
Câu 105. Hiđrat hóa 2 anken được hỗn hợp Z gồm 2 ancol liên tiếp trong dãy đồng đẳng (chỉ lấy sản phẩm
chính). Đốt cháy hoàn toàn 0,53 gam Z rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào 2 lít dung dịch NaOH 0,05M
được dung dịch T trong đó nồng độ của NaOH là 0,025M (giả sử thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể).
Công thức cấu tạo của 2 anken là
A. CH2=CH2 và CH2=CHCH3. B. CH2=CHCH3 và CH2=CHCH2CH3.
C. CH2=CHCH3 và CH3CH=CHCH3. D. CH2=CHCH3 và CH2=C(CH3)2.
Câu 106. Cho hỗn hợp hai anken đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng với nước (có H2SO4 làm xúc tác) thu được
hỗn hợp Z gồm hai rượu (ancol) X và Y. Đốt cháy hoàn toàn 1,06 gam hỗn hợp Z sau đó hấp thụ toàn bộ sản
phẩm cháy vào 2 lít dung dịch NaOH 0,1M thu được dung dịch T trong đó nồng độ của NaOH bằng 0,05M.
Công thức cấu tạo thu gọn của X và Y là (Thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể)
A. C3H7CH2OH và C4H9CH2OH. B. C2H5-CH2OH và C3H7CH2OH.
C. CH3CH2OH và C2H5-CH2OH. D. CH3CH2OH và C3H7CH2OH.
Câu 107. Hỗn hợp X gồm 3 ancol no, đơn chức mạch hở và glyxerol trong đó oxy chiếm 39,785% khối lượng
hỗn hợp. Cho m gam hỗn hợp X hòa tan tối đa 7,84 gam Cu(OH)2. Đốt cháy m gam hỗn hợp X cần 37,408 lít
O2 (đktc). Phần trăm khối lượng glyxerol trong hỗn hợp X là
A. 47,67%. B. 49,00%. C. 49,46%. D. 50,41%.
Câu 108. Hỗn hợp M gồm ancol no, đơn chức, mạch hở X và ancol không no, đa chức, mạch hở Y (Y chứa 1
liên kết  trong phân tử và X, Y có cùng số mol). Đốt cháy hoàn toàn một lượng M cần dùng V lít O2 (đktc)
sinh ra 2,24 lít CO2 (đktc) và 2,16 gam H2O. Công thức của Y và giá trị của V lần lượt là
A. C4H6(OH)2 và 3,584. B. C3H4(OH)2 và 3,584.
C. C4H6(OH)2 và 2,912. D. C5H8(OH)2 và 2,912
Câu 109. Đốt cháy hoàn toàn một lượng ancol X tạo ra 0,4 mol CO2 và 0,5 mol H2O. X tác dụng với Cu(OH)2
tạo ra dung dịch màu xanh lam. Oxi hóa X bằng CuO tạo hợp chất hữu cơ đa chất Y. Nhận xét nào sau đây
đúng với X?
A. X làm mất màu nước brom
B. Trong X có hai nhóm –OH liên kết với hai nguyên tử cacbon bậc hai.
C. Trong X có ba nhóm –CH3.
D. Hiđrat hóa but-2-en thu được X.
Trích đề thi ĐH khối A-2012
Câu 110. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol một ancol X no, mạch hở cần vừa đủ 17,92 lít khí O2 (ở đktc). Mặt khác,
nếu cho 0,1 mol X tác dụng vừa đủ với m gam Cu(OH)2 thì tạo thành dung dịch có màu xanh lam. Giá trị của m
và tên gọi của X tương ứng là
A. 9,8 và propan-1,2-điol. B. 4,9 và propan-1,2-điol.
C. 4,9 và propan-1,3-điol. D. 4,9 và glixerol.
Câu 111. Một hỗn hợp X gồm hai ancol no mạch hở có cùng số nguyên tử cacbon và hơn kém nhau một nhóm
-OH. Để đốt cháy hết 0,1 mol hỗn hợp X cần 8,4 lít O2 (đktc) và thu được 13,2 gam CO2. Biết rằng khi oxi hóa
hỗn hợp X bởi CuO trong sản phẩm có một anđehit đa chức. Hai ancol trong hỗn hợp X có công thức cấu tạo là
A. CH2(OH)-CH2-CH2OH và CH3-CH2CH2OH.
B. CH3-CH(OH)-CH2OH và CH2(OH)-CH(OH)-CH2OH.
C. CH2(OH)-CH2-CH2OH và CH2(OH)-CH(OH)-CH2OH.
D. CH2(OH)-CH2-CH2-CH2OH và CH3-CH(OH)-CH(OH)-CH2OH.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT chuyên Hùng Vương – Phú Thọ, năm 2015)
Câu 112. Hỗn hợp M gồm hai ancol no, đơn chức, mạch hở X, Y và một hiđrocacbon Z. Đốt cháy hoàn toàn
một lượng M cần dùng vừa đủ 0,07 mol O2, thu được 0,04 mol CO2. Công thức của Z là
A. C3H6. B. CH4. C. C2H4. D. C2H6.
Câu 113. Hỗn hợp X gồm ancol etylic và hai hiđrocacbon thuộc cùng dãy đồng đẳng. Hóa hơi m gam X, thu
được thể tích bằng với thể tích của 0,96 gam oxi ở cùng điều kiện. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X cần
vừa đủ 0,3 mol O2, thu được 0,195 mol CO2. Phần trăm số mol C2H5OH trong hỗn hợp là
A. 60%. B. 50%. C. 70%. D. 25%.
Câu 114. Một hỗn hợp lỏng gồm rượu etylic và 2 hydrocacbon đồng đẳng kế tiếp nhau. Nếu cho 1/2 hỗn hợp
bay hơi có thể tích bằng thể tích của 1,32 gam CO2 (cùng điều kiện). Khi đốt hết 1/2 hỗn hợp cần 6,552 lít
O2(đkc) cho sản phẩm cháy qua H2SO4 đặc rồi đến dung dịch Ba(OH)2 dư có 36,9375 gam kết tủa tách ra. Công
thức 2 hydrocacbon là
A. C5H12, C6H14. B. C7H16, C8H18. C. C6H14, C7H16. D. C4H10, C5H12.
Câu 115. Cho hỗn hợp X gồm một ancol Y no, đơn chức và hai hydrocacbon Z, T (MZ < MT, Y và T có cùng
số nguyên tử H trong phân tử). Đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol hỗn hợp X cần vửa đủ 26,88 lít O2 (đktc), đồng thời
thu được 20,16 lít CO2 (đktc) và 14,4 gam H2O. Phần trăm khối lượng của hydrocacbon T trong hỗn hợp X là
A. 25,64%. B. 10,26%. C. 16,67%. D. 17,95%.
Câu 116. Đốt cháy hoàn toàn 2,02 gam hỗn hợp X gồm một ancol no, hai chức, mạch hở và hai ancol no, đơn
chức, mạch hở Y, Z đồng đẳng kế tiếp nhau (MY<MZ), thu được 1,568 lít CO2 (đktc) và 1,98 gam H2O. Phần
trăm khối lượng ancol Y trong hỗn hợp trên là
A. 15,84%. B. 22,77%. C. 31.68% D. 11,39%.
Câu 60. Một bình kín dung tích 5,6 lít có chứa hỗn hợp hơi của hai ancol đơn chức và 3,2 gam O2. Nhiệt độ
trong bình là 109,2oC, áp suất trong bình là 0,728 atm. Bật tia lửa điện để đốt cháy hoàn toàn hai ancol, sau
phản ứng nhiệt độ trong bình là 136,5oC và áp suất là p atm. Dẫn các chất trong bình sau phản ứng qua bình (1)
đựng H2SO4 đặc (dư), sau đó qua bình (2) đựng dung dịch NaOH (dư), thấy khối lượng bình (1) tăng 1,26 gam,
khối lượng bình (2) tăng 2,2 gam. Biết rằng thể tích bình không đổi, p có giá trị là
A. 0,724. B. 0,924. C. 0,8 D. 0,9.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 2 – THPT chuyên Long An, năm 2015)

KẾT HỢP PHẢN ỨNG CHÁY VÀ PHẢN ỨNG ĐẶC TRƯNG


Câu 117. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 2 ancol thuộc cùng dãy đồng đẳng, thu được 6,72 lít khí
CO2 (đktc) và 7,65 gam H2O. Mặt khác, m gam hỗn hợp X tác dụng với Na dư, thu được 2,8 lít H2 (đktc). Biết tỉ
khối hơi của mỗi chất trong X so với H2 đều nhỏ hơn 40. Công thức phân tử của hai ancol là
A. C2H6O và C3H8O. B. C2H6O và CH4O. C. C2H6O2 và C3H8O2. D. C3H8O2 và C4H10O2.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 3 – THPT Việt Yên – Bắc Giang, năm 2015)
Câu 118. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp M gồm hai ancol X và Y là đồng đẳng kế tiếp của nhau, thu được 0,3
mol CO2 và 0,425 mol H2O. Mặt khác, cho 0,25 mol hỗn hợp M tác dụng với Na (dư), thu được chưa đến
0,15 mol H2. Công thức phân tử của X, Y là C2H6O, C3H6O
A. C2H6O2, C3H8O2. B. C2H6O, CH4O. C. C3H6O, C4H8O. D. C3H8O, C4H10O.
Câu 119. Hidro hóa hoàn toàn m gam một ancol đơn chức, mạch hở X cần 0,24 mol H2 (Ni, t0 thu được ancol
Y. Mặt khác nếu đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 10,752 lít O2 (đktc), sau phản ứng thu được a gam CO2. Giá
trị của a là
A. 17,6 B. 13,2 C. 14,08 D. 21,12
Câu 120. X và Y là 2 hợp chất chỉ có chức ancol, trong đó khối lượng mol của X nhỏ hơn của Y. Khi đốt cháy
hoàn toàn mỗi chất X, Y đều tạo ra số mol CO2 ít hơn số mol H2O. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Z gồm những
lượng bằng nhau về số mol của X và Y thu được tỷ lệ số mol CO2 và H2O tương ứng là 2: 3. Số hợp chất thỏa
mãn các tính chất của Y là
A. 4 chất. B. 6 chất. C. 5 chất. D. 2 chất.
Câu 121. Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol hỗn hợp X gồm 2 ancol mạch hở, thu được 0,3 mol CO2 và 0,3 mol
H2O. Biết rằng giữa 2 phân tử ancol hơn kém nhau không quá 2 nguyên tử cacbon. Nếu 8,8 gam X qua bột CuO
nung nóng đến phản ứng hoàn toàn thu đuợc hỗn hợp khí và hơi Y (giả sử chỉ xảy ra sự oxi hóa ancol bậc một
thành andehit). Y phản ứng vừa đủ với V lít dung dịch AgNO3 1M trong NH3 đun nóng. Giá trị V là
A. 0,7 B. 0,45 C. 0,6 D. 0,65.
Câu 122. Hỗn hợp hơi E chứa 2 ancol đều mạch hở và 1 anken. Đốt cháy 0,2 mol E cần dùng 0,48 mol O2, thu
được CO2 và H2O có tổng khối lượng 23,04 gam. Mặt khác dẫn 0,2 mol E qua bình đựng Na dư thấy thoát ra
1,792 lít khí H2 (đktc). Nếu lấy 19,2 gam E làm mất màu tối đa V ml dung dịch Br2 1M. Giá trị của V là
A. 300 ml. B. 450 ml. C. 400 ml. D. 350 ml.
DẠNG TOÁN QUY LUẬT, TÁCH, GHÉP CÁC CHẤT
Câu 123. Cho 21,6 gam hỗn hợp gồm rượu etylic, axit fomic và etylen glicol tác dụng với kim loại Na (dư),
thu được 0,3 mol khí H2. Khối lượng của etylen glicol trong hỗn hợp là bao nhiêu?
A. 9,2 gam. B. 15,4 gam. C. 12,4 gam. D. 6,2 gam.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 2 – THPT chuyên Lê Quy Đôn, năm 2015)
Câu 124. Cho 23,05 gam X gồm ancol etylic, o-crezol và ancol benzylic tác dụng hết với natri dư. Sau khi kết
thúc phản ứng thu được V lít H2 (ở đktc). Giá trị V là
A. 2,24 lít. B. 4,48 lít. C. 6,72 lít. D. 8,96 lít.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Hồng Lĩnh – Hà Tĩnh, năm 2015)
Câu 125. Hỗn hợp X gồm ancol metylic, etylen glicol và glixerol. Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được 5,6
lít khí CO2 (đktc). Còn nếu lấy m gam X tác dụng hết với Na dư thì thu được V lít H2 (đktc). Giá trị của V là
A. 6,72. B. 4,48. C. 5,6. D. 2,8.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 3 – THPT chuyên Đại học Vinh – Nghệ An, năm 2015)
Câu 126. Hỗn hợp X gồm metanol, etanol, propan-1-ol, và H2O. Cho m gam X tác dụng với Na dư thu được
15,68 lit H2 (đktc). Mặt khác đốt cháy hoàn toàn X thu được V lít CO2 (đktc) và 46,8 gam H2O. Giá trị m và V

A. 19,6 và 26,88 B. 42 và 26,88 C. 42 và 42,56 D. 61,2 và 26,88
Câu 127. Cho hỗn hợp X gồm ancol metylic, etylen glicol, glixerol có khối lượng m gam. Đốt cháy hoàn toàn
X thu được 4,368 lít khí CO2 (đktc) và 5,04 gam H2O. Cũng m gam hỗn hợp X trên cho tác dụng vừa đủ với kali
thu được x gam chất rắn. Giá trị của x là
A. 13,63. B. 13,24. C. 7,49. D. 13,43.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 2 – THPT chuyên Long An, năm 2015)
Câu 128. Hỗn hợp X gồm các chất ancol metylic, ancol anlylic, etylen glicol. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng
với Na dư thu được 10,752 lít H2(đktc). Đốt cháy m gam hỗn hợp X cần 37,856 lít O2 (đktc) thu được 30,6 gam
H2O. Phần trăm khối lượng ancol anlylic trong hỗn hợp X là
A. 28,29% B. 29,54% C. 30,17% D. 24,70%
Câu 129. Hỗn hợp X gồm ancol metylic, ancol anlylic, glixerol và etylen glicol. Cho m gam X phản ứng với
natri dư thu được 10,416 lít khí. Đốt cháy m gam X cần 36,288 lít O2 thu được 28,62 gam H2O. Phần trăm khối
lượng ancol anlylic trong X là (thể tích khí đo ở đkc)
A. 29,54%. B. 31,13%. C. 30,17%. D. 28,29%.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Nguyễn Khuyến – TP.HCM, năm 2015)
Câu 130. Đốt cháy hoàn toàn 5,16 gam hỗn hợp X gồm các ancol CH3OH, C2H5OH, C3H7OH, C4H9OH, bằng
một lượng khí O2 (vừa đủ) thu được 12,992 lít hỗn hợp khí và hơi (ở đktc). Sục toàn bộ lượng khí và hơi trên
vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng dung dịch trong bình giảm m gam. Giá trị của m là
A. 7,32. B. 6,46. C. 7,48. D. 6,84.
Câu 131. Hỗn hợp X gồm C3H8O3 (glixerol), CH3OH, C2H5OH, C3H7OH và H2O. Cho m gam X tác dụng với
Na dư thu được 3,36 (lít) khí H2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được 11,34 gam H2O. Biết trong X
glixerol chiếm 25% về số mol.Giá trị đúng của m gần nhất là
A. 10. B. 11. C. 12. D. 13.
Câu 132. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm CH3OH, C2H5OH, C3H5OH, C3H5(OH)3 cần 38,64 lít O2
thu được 26,88 lit CO2 và 32,4 gam H2O. Nếu cho 20 gam X tác dụng Na dư thu được V lit H2. Thể tích khí đo
ở điều kiện tiêu chuẩn. Giá trị của V là
A. 2,8 B. 5,6 C. 4,48 D. 6,72
Câu 133. Hỗn hợp X gồm methanol, etanol, propanol, etilenglicol. Để chuyển hết nhóm chức ancol trong m
gam hỗn hợp X thành cacbonyl cần 25,6 gam CuO. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X cần 17,696 lít O2.
Mặt khác, 0,56 mol hỗn hợp X hòa tan tối đa 3,92 gam Cu(OH)2, Giá trị của m là
A. 12,64 gam. B. 13,24 gam. C. 13,48 gam. D. 13,82 gam.
Câu 134. Hỗn hợp X gồm ancol metylic, ancol etylic, ancol anlylic và etylen glicol trong đó oxi chiếm 37,5%
về khối lượng được chia thành hai phần bằng nhau.
- Cho phần một tác dụng với Na dư thu được 1,344 lít H2 (đktc).
- Oxi hóa phần hai bằng CuO rồi cho toàn bộ sản phẩm hơi tạo thành tác dụng với một lượng dư dung dịch
AgNO3/NH3 thu được 30,24 gam Ag. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Thành phần phần trăm khối lượng của ancol metylic trong hỗn hợp X là
A. 12,50%. B. 37,50%. C. 18,75%. D. 31,25%.
Câu 135. Hỗn hợp X gồm C3H8, C2H4(OH)2 và một số ancol no, đơn chức, mạch hở (C3H8 và C2H4(OH)2 có số
mol bằng nhau). Đốt cháy hoàn toàn 5,444 gam X rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2
dư thấy khối lượng bình tăng lên 16,58 gam và xuất hiện m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 47,477. B. 43,931. C. 42,158. D. 45,704.
Câu 136. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm glyxerol, metan, ancol etylic và phenol (trong đó số mol
metan gấp 2 lần số mol glyxerol) cần vừa đủ 14,896 lít O2 (đktc), thu được 12,32 lít CO2 (đktc). Nếu cho m gam
hỗn hợp X tác dụng với 80 ml dung dịch NaOH 2,5M rồi cô cạn dung dịch thu được thì được m gam chất rắn
khan. Giá trị của m gần nhất là
A. 16. B. 12,8. C. 14. D. 15,2.
Câu 137. Hỗn hợp X gồm etanol, propan-1-ol, butan-1-ol và pentan-1-ol. Oxi hóa không hoàn toàn một lượng
X bằng CuO nung nóng, sau một thời gian thu được H2O và hỗn hợp Y gồm 4 anđehit tương ứng và 4 ancol dư.
Đốt chá hoàn toàn Y cần dùng vừa đủ 1,875 mol O2, thu được H2O và 1,35 mol CO2. Mặt khác, cho toàn bộ
lượng Y trên phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn
toàn, thu được m gam Ag. Giá trị của m là
A. 43,2. B. 64,8. C. 32,4. D. 27,0
Thi thử THPT Chuyên ĐH Vinh/ lần 1-2015
DẠNG BÀI TẬP LIÊN MEN ANCOL
Câu 138. Trộn 300 ml ancol eytlic với 300 ml H2O thu được dung dịch ancol. Độ rượu của dung dịch trên là
A. 960. B. 500. C. 460. D. 800.
0
Câu 139. Cho 200 ml dung dịch rượu 45 , thể tích rượu nguyên chất trong dung dịch rượu trên là
A. 22,5. B. 90. C. 50. D. 80.
Câu 140. Cho 80 gam ancol etylic (khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8g/ml) vào 400 ml H2O
thu được dung dịch ancol. Độ rượu của dung dịch trên là
A. 920. B. 500. C. 250. D. 200.
Câu 141. Cho 50 ml dung dịch ancol etylic (dung dịch X) tác dụng với Na dư thì thu được 15,68 lít H2 ( đktc).
Biết khối lượng riêng của ancol nguyên chất là 0,8 g/ml. Xác định độ rượu và nồng độ mol của dung dịch rượu
?
Câu 142. Cho 20 ml cồn tác dụng với Na dư thì thu được 0,76 gam H2 ( khối lượng riêng của ancol etylic
nguyên chất là 0,8 g/ml). Độ rượu trong loại cồn trên là 46
Câu 143. Khi lên men 1 lít ancol etylic 9,20 thu được dung dịch chứa x gam axit axetic. Biết hiệu suất quá trình
lên men là 80% và khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8 g/ml. Giá trị của x là
A. 96. B. 76,8. C. 120. D. 80.
Câu 144. Tiến hành lên men giấm 460 ml ancol etylic 80 với hiệu suất bằng 30%. Biết khối lượng riêng của
ancol etylic nguyên chất bằng 0,8 g/ml và của nước bằng 1 g/ml. Nồng độ phần trăm của axit axetic trong dung
dịch thu được là
A. 2,47%. B. 7,99%. C. 2,51%. D. 3,76%.
Câu 145. Từ 180 gam glucose, người ta điều chế giấm ăn theo sơ đồ sau
Glucose → ancol etylic → axit axetic
Biết hiệu suất cả quá trình là 75%. Khối lượng axit axetic thu được là
A. 45 gam B. 60 gam C. 90 gam D. 120 gam
 H2
Câu 146. Cho sơ đồ điều chế sau: C2 H5OH   vinylaxetylen   buta  1,3  dien   caosu buna
0
xt,t

0
Từ 180 lít ancol etylic 40 (khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là d = 0,8g/ml) điều chế được bao
nhiêu kg cao su buna theo sơ đồ điều chế trên (hiệu suất quá trình là 75%)
A. 25,357 kg B. 18,783 kg C. 28,174 kg D. 18,087 kg
0 0
Câu 147. Đun nóng V (ml) ancol etylic 95 với H2SO4 đặc ở 170 C được 3,36 lít khí etilen (đktc). Biết hiệu suất
phản ứng là 60% và ancol etylic nguyên chất có d = 0,8 g/ml. Giá trị của V (ml) là
A. 8,19. B. 10,18. C. 12. D. 15,13.
Câu 148. Khối lượng của tinh bột cần dùng trong quá trình lên men để tạo thành 5 lít ancol etylic 460 là (biết
hiệu suất của cả quá trình là 72% và khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8 g/ml)
A. 5,4 kg. B. 5,0 kg. C. 6,0 kg. D. 4,5 kg.
Câu 149. Lên men hoàn toàn m gam glucozơ thành ancol etylic. Toàn bộ khí CO2 sinh ra trong quá trình này
được hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 (dư) tạo ra 40 gam kết tủa. Nếu hiệu suất của quá trình lên men là
75% thì giá trị của m là
A. 60. B. 58. C. 30. D. 48.
Câu 150. Cho mg glucozo lên men thành ancol etylic và hiệu suất là 90%. Toàn bộ khí cacbonic sinh ra trong
quá trình này được hấp thụ vào dung dịch nước vôi trong dư thu được 10 gam kết tủa và khối lượng dung dịch
giảm 3,4 gam. Giá trị m là
A. 13,5 gam B. 15,0 gam C. 20,0 gam D. 30 gam
Câu 151. Lên men x (gam) glucozơ, cho toàn bộ lượng CO2 sinh ra hấp thụ vào dung dịch nước vôi trong tạo
thành 7,5 gam kết tủa. Khối lượng dung dịch sau phản ứng so với dung dịch nước vôi trong ban đầu giảm 2,55
gam. Biết hiệu suất của quá trình lên men là 90%. Giá trị của x là
A. 22,5. B. 11,25. C. 10,125. D. 9,1125.
Câu 152. Ancol etylic được điều chế từ tinh bột bằng phương pháp lên men với hiệu suất toàn bộ quá trình là
90%. Hấp thụ toàn bộ lượng CO2 sinh ra khi lên men m gam tinh bột vào nước vôi trong, thu được 330 gam kết
tủa và dung dịch X. Biết khối lượng X giảm đi so với khối lượng nước vôi trong ban đầu là 132 gam. Giá trị của
m là
A. 324. B. 405. C. 297. D. 486.
Câu 153. Cho m gam tinh bột lên men thành ancol (rượu) etylic với hiệu suất 81%. Toàn bộ lượng CO2 sinh ra
được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2, thu được 550 gam kết tủa và dung dịch X. Đun kỹ dung dịch X
thu thêm được 100 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 550. B. 810. C. 650. D. 750
Câu 154. Lên men m gam tinh bột thành ancol etylic với hiệu suất 81%, hấp thụ toàn bộ khí CO2 sinh ra vào
dung dịch chứa 0,05 mol Ba(OH)2, thu được kết tủa và dung dịch X. Cho từ từ dung dịch NaOH vào X, đến khi
kết tủa lớn nhất thì cần ít nhất 10 ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của m là
A. 6,0. B. 5,5.
C. 6,5. D. 7,0.
Câu 155. Lên men m gam tinh bột thành ancol etylic với hiệu suất của cả quá trình là 75%. Lượng CO2
sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 50 gam kết tủa và dung dịch X. Thêm
dung dịch NaOH 1M vào dung dịch X, thu được kết tủa. Để lượng kết tủa thu được là lớn nhất thì cần tối
thiểu 100 ml dung dịch NaOH. Giá trị của m là
A. 72,0 B. 64,8 C. 90,0 D. 75,6
Trích đề thi thử THPTQG chuyên SP Hà Nội- 2018
DẠNG TỔNG HỢP
Câu 156. X, Y, Z là ba ancol mạch hở và có cùng số nguyên tử hydro (MX < MY < MZ), biết Y là ancol no, X
và Z có số liên kết  liên tiếp nhau, Y và X khác nhau về số nhóm chức, X, Z có cùng số nhóm chức. Cho
12,64 gam hỗn hợp X, Y, Z tác dụng vừa đủ với K cô cạn dung dịch thu được hỗn hợp muối T và 3,136 lít H2
(đktc). Đốt cháy hoàn toàn T, thu được CO2, K2CO3 và 8,28 gam H2O. Biết số liên kết  trung bình của (X, Y,
Z) là 0,9. Phần trăm khối lượng muối có phân tử khối lớn nhất trong T có giá trị gần nhất là
A. 24% B. 21% C. 28% D. 47%
Câu 157. Hỗn hợp X gồm hai ancol đơn chức, bậc I. Dẫn m gam X qua ống sứ chứa CuO dư, đun nóng thu
được hỗn hợp Y gồm khí và hơi, đồng thời khối lượng ống sứ giảm 4,48 gam. Cho toàn bộ Y vào lượng dư
dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng, thu được 86,4 gam Ag. Nếu đun nóng m gam X với H2SO4 đặc ở
1400C, thu được 10,39 gam hỗn hợp Z gồm các ete. Biết hiệu suất ete hóa của ancol có khối lượng phân tử tăng
dần lần lượng là 75% và 80%. Công thức của ancol có công thức phân tử khối lớn hơn là
A. C2H5OH B. C3H7OH C. C3H5OH D. C4H9OH
Câu 158. Chia 0,06 mol hỗn hợp gồm hai ancol đơn chức mạch hở X, Y (MX < MY) (no hoặc không no có một
liên kết đôi) thành 2 phần bằng nhau
- Phần 1: đem oxy hóa bởi CuO có nung nóng thu được sản phẩm, cho toàn bộ sản phẩm đi qua dung dịch
AgNO3/NH3 dư thu được 10,8 gam Ag
- Phần 2: Cho vào bình kín có dung dịch 5 lít, sau đó bơm O2 vào, nung nóng bình đến 136,50C để ancol bay hơi
hết thì áp suất trong bình lúc này là 0,8736 atm. Bật tia lửa điện để đốt cháy ancol (sau phản ứng O2 vẫn còn dư)
rồi đưa về nhiệt độ bình ở 00C thì áp suất trong bình lúc này là 0,3136 atm (áp suất hơi nước không đáng kể).
Số CTCT của Y có thể có là
A. 5. B. 2.
C. 3 D. 4
Câu 159. Hỗn hợp X gồm một ancol no, hai chức mạch hở và một ancol no, ba chức mạch hở có cùng số C và
cùng khối lượng. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với CuO dư đun nóng thấy khối lượng chất rắn giảm 7,712
gam, đồng thời thu được 15,1872 lít hỗn hợp khí và hơi (dktc), có tỷ khối so với H2 là 19,758. Mặt khác, đốt
cháy hỗn hợp gồm 0,1 mol ancol no hai chức ở trên và 0,1 mol ancol no, đơn chức, mạch hở Y thì cần V lít O2
(đktc) thu được tổng khối lượng CO2 và H2O là 3,113m gam. Số mol ancol no, ba chức mạch hở trong m gam
hỗn hợp X và giá trị của V lần lượt là
A. 0,10 và 29,12. B. 0,09 và 30,24. C. 0,09 và 29,12. D. 0,1 và 30,24.

You might also like