You are on page 1of 108

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

MAI VĂN CHÍNH

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ


KẾT QUẢ ĐIỀU TRI VIÊM PHÚC MẠC DO RUỘT THỪA VỠ
BẰNG PHẪU THUẬT NỘI SOI Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ

NĂM 2022-2023

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

CẦN THƠ - 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

MAI VĂN CHÍNH

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ


KẾT QUẢ ĐIỀU TRI VIÊM PHÚC MẠC DO RUỘT THỪA VỠ
BẰNG PHẪU THUẬT NỘI SOI Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ

NĂM 2022-2023

Chuyên ngành: Ngoại Khoa

Mã số: 8720104.CK

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

Người hướng dẫn khoa học:

BS CK2. NGUYỄN VĂN TỐNG

CẦN THƠ - 2023


MỤC LỤC

Lời cam đoan


Lời cảm tạ
Danh mục bảng
Danh mục biểu đồ Danh mục hình
Danh mục chử viết tắt
MỞ ĐẦU .................................................................................................................1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU....................................................................3
1.1 Giải phẫu và sinh lý ruột thừa ...........................................................................3
1.2 Sinh lý bệnh, giải phẫu bệnh và vi khuẩn trong ruột thừa viêm........................6
1.3 Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của viêm ruột thừa...................................8
1.4 Phương pháp điều trị viêm ruột thừa. ..............................................................15
1.5 Đặc điểm sinh lý và bệnh lý người cao tuổi. ...................................................16
1.6 Những nghiên cứu về viêm ruột thừa ở người cao tuổi. .................................20
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................25
2.1 Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................25
2.2 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................26
2.3 Phương pháp thu thập và đánh giá số liệu .......................................................37
2.4 Đạo đức trong nghiên cứu ...............................................................................39
Chương 3 KẾT QUẢ ...........................................................................................40
3.1 Đặc điểm chung ...............................................................................................40
3.2 Lâm sàng và cận lâm sàng ...............................................................................41
3.3 Phẫu thuật ........................................................................................................47
Chương 4 BÀN LUẬN ........................................................................................57
4.1. Đặc điểm chung ..............................................................................................57
4.2. Đặc điểm lâm sàng .........................................................................................59
4.3. Đặc điểm cận lâm sàng ...................................................................................63
4.4. Phẫu thuật .......................................................................................................65
KẾT LUẬN ..........................................................................................................75
KIẾN NGHỊ .........................................................................................................76
TÀI LIỆU THAM KHẢO
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng được công
bố ở bất kỳ nơi nào.

Tác giả luận văn

Mai Văn Chính


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn!


- Ban Giám hiệu Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.

- Ban Giám đốc Bệnh Viện Đa Khoa Thành phố Cần Thơ.

- Ban Chủ nhiệm cùng quí thầy cô Bộ môn Ngọai, Trường Đại học
Y Dược Cần Thơ.
- Ban lãnh đạo khoa và các đồng nghiệp Khoa Ngoại Bệnh
- Viện Đa Khoa Thành phố Cần Thơ.
- Thư viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
- Phòng Đào tạo Sau đại học - Trường Đại học Y Dược Cần Thơ;
- Khoa Y - Trường Đại học Y Dược Cần Thơ;
- Thầy, cô Bộ môn Ngoại - Trường Đại học Y Dược Cần Thơ;
- Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng đến BS.CK2. Nguyễn Văn Tống đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.

Xin cám ơn đến sự hợp tác của các bệnh nhân tại Khoa Ngoại
Bệnh Viện Đa Khoa Thành Phố Cần Thơ.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sỹ
trong Hội đồng Chấm luận văn tốt nghiệp đã chỉ bảo, đóng góp những
ý kiến quý báu cho luận văn của tôi.

Cuối cùng, tôi xin chân thành cám ơn đến gia đình và những
người thân đã động viên, tạo điều kiện cho tôi học tập và hoàn
thành tốt luận văn này.
Tác gỉa luận văn

Mai Văn Chính


Danh mục bảng
Bảng 3.1. Lý do nhập viện .......................................................................................41

Bảng 3.2. Triệu chứng lâm sàng ..............................................................................42

Bảng 3.3. Triệu chứng sốt từ 37,50C đến 390C ........................................................43

Bảng 3.4. Bệnh lý kèm theo .....................................................................................44

Bảng 3.5. Công thức bạch cầu .................................................................................45

Bảng 3.6. Hình ảnh siêu âm .....................................................................................46

Bảng 3.7. Dịch ổ bụng lúc mổ..................................................................................48

Bảng 3.8. Thời gian trung tiện .................................................................................49

Bảng 3.9. Đau sau phẫu thuật và trung tiện .............................................................50

Bảng 3.10. Biến chứng sau mổ ................................................................................51

Bảng 3.11. Liên quan giữa nhiễm vết mổ và thời gian phẫu thuật .........................52

Bảng 3.12. Liên quan thời gian nằm viện và nhiễm vết mổ ....................................53

Bảng 3.13. Tái khám sau mổ 1 tháng .......................................................................55

Bảng 4.1. So sánh tuổi trung bình ............................................................................58

Bảng 4.2. So sánh thời gian phẫu thuật ....................................................................68

Bảng 4.3. So sánh thời gian trung tiện .....................................................................70

Bảng 4.4. So sánh thời gian nằm viện ......................................................................73


Danh mục biểu đồ

Biểu đồ 3.1 Giới tính ................................................................................................40

Biều đồ 3.2. Phân độ ASA trước mỗ........................................................................47

Biểu đồ 3.3. Kết quả điều trị ....................................................................................54


Danh mục hình

Hình 1.1. Một số vị trí của ruột thừa gặp trên lâm sàng ................................... 4

Hình 1.2. Giải phẫu manh tràng và mạch máu ruột thừa .................................. 5
Danh mục chử viết tắt

Tiếng Việt Tiếng Anh Viết tắt

Bệnh nhân BN

Cộng sự Cs

Ruột thừa RT

Viêm ruột thừa VRT

Viêm phúc mạc VPM

Hố chậu phải HCP

Hiệp hội gây mê Hoa Kỳ American Society of Anesthesiologist ASA

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính Chronic Obstructive Pulmonary Disease COP
1

MỞ ĐẦU

Viêm ruột thừa vỡ là một bệnh cấp cứu ngoại khoa thường gặp trong các
cấp cứu ngoại khoa về ổ bụng. Nguy cơ trong đời phải cắt ruột thừa là từ 7%
đến 12% [15]. Viêm ruột thừa xảy ra ở mọi lứa tuổi, chiếm tỷ lệ cao nhất là ở
người trưởng thành từ 18-30 tuổi. Gần đây, tỉ lệ viêm ruột thừa có xu hướng gia
tăng cùng với tuổi [2].
Viêm viêm phúc mạc do ruột thừa vỡ có bệnh cảnh khá đa dạng, triệu
chứng lâm sàng và cận lâm sàng đôi khi không điển hình, tỷ lệ chẩn đoán nhầm
viêm ruột thừa dao động từ 10– 20% [19] [25].

Ngày nay chẩn đoán viêm ruột thừa đã được sự hỗ trợ của nhiều phương
tiện, nhưng tỉ lệ phẫu thuật cắt ruột thừa không viêm trong viêm phúc mạc vẫn còn
cao, tới gần 30%. Theo Anhel Koluh (2012) viêm ruột thừa ở người cao tuổi có tỉ
lệ hoại tử, thủng khá cao từ 10- 15%. Đặc biệt là các biến chứng nhiễm trùng
khoảng 50% [31].
Ở người cao tuổi, viêm phúc mạc do ruột thừa vỡ thường gặp khó khăn
về chẩn đoán hơn những đối tượng khác. Bởi ngoài những lý do chung giống
như người bình thường (sự thay đổi vị trí của ruột thừa, ảnh hưởng của việc
dùng thuốc giảm đau, kháng sinh...), còn có thêm những đặc thù riêng về tuổi
tác, tâm lý, khả năng hợp tác của bệnh nhân với thầy thuốc khi thăm khám, sức
đề kháng của cơ thể suy giảm làm cho các triệu chứng lâm sàng, dẫn đến chẩn
đoán muộn, xử trí chậm, từ đó kết quả điều trị có nhiều hạn chế. Ngoài ra, người
cao tuổi có thời gian hồi phục chậm hơn, tỉ lệ các biến chứng và tử vong thường
2

cao hơn, có thể gấp 8 lần so với người trẻ [30].

Ngoài các biến chứng sau phẫu thuật điều trị viêm ruột thừa nói chung, ở
người cao tuổi còn gặp các biến chứng như: Viêm phổi do ứ đọng, nhiễm khuẩn
tiết niệu, tắc mạch huyết khối làm nặng thêm tình trạng bệnh và làm tăng tỷ lệ tử
vong [15], Cùng với phát triển nhanh chóng của y học hiện đại, đã mang lại
nhiều lợi thế cho việc điều trị và đạt được nhiều kết quả khả quan. Năm 1983,
Kurt Seem đã thực hiện thành công trường hợp cắt ruột thừa nội soi đầu tiên,
sau đó phẫu thuật này đã nhanh chóng được ứng dụng rộng rãi ở nhiều nơi.
Guller (2004) đánh giá cao vai trò của phẫu thuật nội soi trong điều trị viêm ruột
thừa ở người cao tuổi: giúp giảm đau sau mỗ, thời gian nằm viện ngắn, người
bệnh nhanh chóng trở về sinh hoạt bình thường [44].
Ở Việt Nam, phẫu thuật nội soi đến nay đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều
cơ sở y tế..Việc áp dụng phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa ở người cao tuổi đã
được chứng minh có nhiều ưu điểm qua nhiều công trình nghiên cứu. Bệnh viện
Đa Khoa Thành Phố Cần Thơ đã áp dụng nội soi cắt ruột thừa nhiều năm và
phẫu thuật viên có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này.Muốn nghiên cứu đặc
điểm lâm sàng viêm ruột thừa vỡ ở người cao tuổi đồng thời tìm mặt kỹ thuật
để áp dụng tại tuyến y tế cơ sở. Tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu đăc điểm lâm
sàng, cận lâm snag và kết quả điều trị viêm phúc mạc do ruột thừa vỡ bằng
phẫu thuật nội soi ở người cao tuổi tại bệnh viện đa khoa Thành Phố Cần
Thơ năm 2022-2023”. với các mục tiêu sau:
1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh viêm phúc mạc do ruột thừa
vỡ ở người cao tuổi tại bệnh viện Đa khoa Thành Phố Cần Thơ năm 2022-2023.
2. Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi bệnh viêm phúc mạc do ruột thừa vỡ ở
người cao tuổi tại bệnh viện Đa khoa Thành Phố Cần Thơ năm 2022-2023.
3

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU


1.1. Giải phẫu và sinh lý ruột thừa

1.1.1. Giải phẫu ruột thừa

1.1.1.1. Vị trí ruột thừa

Ruột thừa nằm ở đoạn cuối của manh tràng, chiều dài thay đổi từ
1-20cm, trung bình 8-10cm; đường kính trung bình 4-6cm, dung tích
0,1-0,6ml. Ở người trưởng thành, ba giải cơ dọc của manh tràng chụm
lại là gốc RT. Lúc đầu RT nằm ở đỉnh của manh tràng, sau đó do sự phát
triển không đều của manh tràng, đẩy RT quay dần vào phía sau trong
của manh tràng, cách góc hồi manh tràng 2 - 2,5cm.
Ruột thừa có thể nằm ở các vị trí khác nhau theo tác giả:

Wakeley (1933) thống kê qua 10.000 trường hợp mổ tử thi thấy vị


trí của RT sau manh tràng 65.28%, ở hố chậu 31.01%, cạnh manh tràng
2.26%, trước hồi tràng 1%, cạnh đại tràng và sau hồi tràng 0.4%, dưới
góc gan 0.1% [71].
Nguyễn Quang Quyền (1993): 53,3% RT ở vị trí hố chậu, RT sau
manh tràng chiếm 30%, các vị trí khác ít gặp hơn [27].
Sự liên hệ giữa gốc ruột thừa và manh tràng vẫn còn hằng định,
nhưng ngược lại đầu ruột thừa có thể ở sau manh tràng, tiểu khung, dưới
manh tràng, trước hồi tràng hoặc bên ngoài manh tràng. Xác định vị trí
giải phẫu của ruột thừa rất quan trọng trên lâm sàng trong trường hợp
viêm ruột thừa cấp.
4

ĐIỂM MC BURNEY

Hình 1.1. Một số vị trí của RT gặp trên lâm sàng

(Nguồn: Atlas giải phẫu học – Nguyễn Quang Quyền [27])

1.1.1.2. Mạch máu ruột thừa

Ruột thừa được cấp máu bởi một nhánh của động mạch hồi, manh
tràng. Nhánh nuôi RT đi trong bờ tự do của mạc treo RT gọi là động
mạch RT. Đi cùng động mạch RT có các tĩnh mạch đưa máu từ RT về
tĩnh mạch hồi đại tràng rồi đổ vào tĩnh mạch mạc treo tràng trên.
Ruột thừa không có hệ tuần hoàn bên, khi VRT động mạch này
dễ bị tắc dẫn đến hoại tử, thủng RT [7],[8],[2.17]. Ở một số trường hợp
có thể thấy động mạch RT phụ xuất phát từ động mạch manh tràng sau,
cung cấp máu cho gốc RT tại chỗ nối của nó với manh tràng [43].
5

Hình 1.2. Giải phẫu manh tràng và mạch máu ruột thừa

(Nguồn: Atlas giải phẫu học – Nguyễn Quang Quyền) [27]

1.1.1.3. Cấu trúc mô học

Thành ruột thừa tương đối dày do sự phát triển mạnh mẽ của mô
bạch huyết tạo thành 1 lớp liên tục gồm những nang, những điểm bạch
huyết lớn hay nhỏ [19].
Lòng ruột thừa nhỏ không đều. Thành RT gồm 4 lớp: niêm mạc, dưới
niêm mạc, lớp cơ và lớp thanh mạc.
1.1.2. Sinh lý ruột thừa

Vai trò sinh lý của RT vẫn chưa rõ ràng. Trước đây, người ta
cho rằng RT không có vai trò gì, RT chỉ là một vết tích trong quá trình
phát triển vì thế có thể
6

cắt bỏ khi tiến hành những phẫu thuật ở vùng hố chậu phải hoặc các
phẫu thuật ở gần đó, nhất là trong những trường hợp chấn thương bụng.
Những năm gần đây, cũng như các phần khác của ống tiêu hoá có chức
năng miễn dịch. Trong lớp dưới niêm mạc RT ở trẻ sơ sinh chỉ có vài ba
nang bạch huyết. Số lượng các nang bạch huyết này tăng dần và đến độ
tuổi 15 thì có chừng 200 nang, đến tuổi 30 thì giảm nhiều, chỉ còn lại
khoảng một nửa, đến tuổi 60 thì hoàn toàn biến mất.
Các nang lympho ở RT được coi như tiền đồn của hệ thống bảo vệ và
là nơi chịu sự tấn công của vi khuẩn giống như amidan ở họng hầu làm
nhiệm vụ bảo vệ chống lại các vi khuẩn xâm nhập [19].
1.2. Sinh lý bệnh, giải phẫu bệnh và vi khuẩn trong ruột thừa viêm

1.2.1. Sinh lý bệnh

Ruột thùa thường bị viêm do 2 nguyên nhân chính là lòng ruột


thừa bị tắc và bị nhiễm khuẩn.

Lòng RT bị tắc do sự phì đại của các nang lympho ở lớp dưới
niêm mạc, do sự ứ trệ của phân, hay sỏi phân ( chiếm 38% các trương
hợp), còn lại do các nguyên nhân khác như giun chui vào lòng RT, do
co thắt, do u ở manh tràng hay gốc RT [15].

Sự phì đại các nang lympho của RT hay gặp ở trẻ con, có liên
quan tới các tình trạng nhiễm khuẩn đường ruột. Sự tắc nghẽn do sỏi
phân hay gặp ở người lớn, sự tạo thành sỏi phân có thể do chế độ ăn ít
chất xơ giàu carbon hydrat hay gặp ở người dân thành thị.

Khi áp lực trong lòng RT tăng lên, vi khuẩn phát triển chuyển
7

chất nhầy thành mủ. Sự tiết dịch liên tục kết hợp với tính tương đối
kém đàn hồi của thanh mạc RT làm áp lực trong lòng RT tăng gây cản
trở tuần hoàn bạch mạch. Lúc đầu làm cho thành RT phù nề, sung huyết
và xâm nhập của bạch cầu đa nhân (giai đoạn VRT xuất tiết), sau đó là
giai đoạn viêm, nhiễm khuẩn xuất hiện gây ra loét niêm mạc. Sự chèn
ép tiến triển gây huyết khối tĩnh mạch và chèn ép động mạch. Vùng RT
nghèo mạch máu nuôi dưỡng nhất bị hoại tử, với các điểm nhồi máu, đây
là giai đoạn viêm hoại tử. Sau đó các điểm hoại tử, nhất là vùng bờ tự
do của ruột thừa sẽ bị thủng, mủ trong lòng ruột thừa và vi khuẩn chảy
vào ổ phúc mạc gây ra viêm phúc mac.

Nếu quá trình viêm diễn ra từ từ, thì các quai ruột, mạc nối lớn,
phúc mạc thành sau sẽ bị viêm, dính với nhau và bao bọc lấy RT, khi
RT bị thủng, mủ sẽ không lan ra khắp ổ bụng, tạo thành VPM khu trú.

1.2.2. Đặc điểm đại thể và vi thể của viêm ruột thừa

Trong viêm ruột thừa cấp có 4 thể giải phẫu bệnh tương đương
với 4 giai đoạn tiến triển của bệnh:

+ Giai đoạn đầu (viêm RT xuất tiết): Bề ngoài nhận thấy RT xung
huyết to hơn bình thường, đầu tù, có nổi các mạnh máu rõ trên lớp
thanh mạc, mầu đỏ hay đỏ sẫm, về vi thể thấy có hiện tượng thấm bạch
cầu ở toàn bộ thành của RT từ niêm mạc ra ngoài, tới cả thanh mạc.

+ Giai đoạn VRT mủ: Đại thể thấy RT sưng to, thành dầy, có thể to
toàn bộ hay đầu to lên như hình quả chuông màu trắng.Vi thể thấy thành
RT có nhiều ổ mủ nhỏ, một số ổ mủ vỡ vào lòng ruột thừa.
8

+ Giai đoạn VRT hoại tử: viêm ruột thừa hoại tử có hình ảnh như lá
úa với nhiều đám hoại tử đen, ruột thừa hoại tử là do tắc mạch tiên phát
hay thứ phát sau viêm mủ ở ruột thừa.

+ Giai đoạn VRT thủng: RT bị thủng là do thành RT bị viêm hoại


tử dễ vỡ và do mủ làm lòng ruột thừa căng giãn dần lên. RT hay bị
thủng ở đầu và ở thân, đôi khi gặp cả ở gốc ruột thừa.

Về vi thể, thành RT có nhiều ổ mủ, ổ hoại tử và có các ổ vỡ ra


ngoài thanh mạc RT, có các vết loét trên lớp niêm mạc.

1.2.3. Vi khuẩn gặp trong viêm ruột thừa

Trong lòng ruột thừa thường đã chứa nhiều vi khuẩn gram(-) ái khí
(Escherichia Ecoli, Klebsiella Enterobacter, Str.Faecalis Proteus
Mirabilus, Proteus Vulgaris ...) và vi khuẩn gram (-) yếm khí (Bacteroid
Fragilis, clostridia, Strep tococci ...) [14], [15].
1.3. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của viêm ruột thừa

1.3.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng

Trong các trường hợp VRT cấp điển hình việc chẩn đoán không
gặp mấy khó khăn và các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng thường
rõ ràng. Ngược lại, trong các trường hợp triệu chứng lâm sàng không
rõ ràng sự chậm trễ trong chẩn đoán và điều trị dẫn đến những hậu quả
vô cùng nghiêm trọng, đôi khi là cả tính mạng của bệnh nhân.
9

1.3.1.1. Triệu chứng lâm sàng

♦ Triệu chứng cơ năng:


Đau bụng: đau bụng bao giờ cũng có và là triệu chứng đầu tiên
luôn gặp và quan trọng nhất, cần được khai thác một cách tỉ mỉ [15].
Khởi đầu đau ở thượng vị hay quanh rốn, có khi ở trên rốn rồi sau
nhiều giờ mới khu trú ở hố chậu phải. Đau không xuất hiện ở HCP là
lý do dễ chẩn đoán nhầm; bệnh nhân thường được chẩn đoán là viêm
dạ dày, hay cơn đau của loét dạ dày - tá tràng. Trong VRT thường đau
không nhiều, chỉ âm ỉ thỉnh thoảng có lúc trội lên, đau không thành
cơn. Lúc đầu đau ít, sau đó đau tăng dần [14],[15].

- Buồn nôn và nôn: là nhưng dấu hiệu không thường xuyên, xảy ra sau
khi đau. Bệnh nhân có khi chi buồn nôn, đôi khi nôn ra thức ăn, thậm
chí nôn ra dịch mật sau đó.

- Rối loạn tiêu hoá: có thể gặp dưới các dạng bí trung tiện và đại tiện,
đi ngoài phân lỏng…

♦ Triệu chứng toàn thân


- Người mệt mỏi, uể oải.
- Bệnh nhân thường có sốt nhưng sốt không cao, thân nhiệt chỉ thay đổi
trong khoảng 3705 đến 380C. Khi sốt cao là RT đã hoá mủ hoặc vỡ.

- Kèm theo sốt là vẻ mặt nhiễm trùng: môi khô, lưỡi bẩn, hơi thở hôi[15],[23].

♦ Triệu chứng thực thể

- Đau HCP: Khi thăm khám vùng HCP bệnh nhân đau. Có thể đau ở
các điểm Mac Burney, Clado, Lanz, điểm sau trên mào chậu phải
10

(trong VRT cấp sau manh tràng) hoặc cả vùng HCP ấn đau trong đó
điểm Mac Burney đau nhất. Đây là triệu chứng hay gặp và quan
trọng nhất trong chẩn đoán viêm ruột thừa cấp [15]. Tuy nhiên khi
ruột thừa thay đổi vị trí, điểm đau có thể thay đổi và tính chất đau
cũng khác. Người cao tuổi độ nhạy đối với cảm giác đau thường giảm
do đó mức độ đau thường không rõ so với các nhóm tuổi khác và
nhiều khi đau không phải ở một điểm mà đau cả một vùng.

- Phản ứng cơ vùng HCP: do ổ bụng bị kích thích trong quá trình viêm
các cơ co phản xạ có tính chất tự vệ chống đau khi bàn tay thầy thuốc
ấn sâu vào thành bụng vùng HCP [14].

Ở người cao tuổi, có thành bụng thường yếu, nhão do đó phản ứng cơ
thường không rõ ràng, cần được thăm khám tỉ mỹ để phát hiện sớm dấu
hiệu này [2].

- Kích thích phúc mạc (còn gọi là dấu hiệu Blumberg hoặc Shotkin
Blumberg). Khi thăm khám dùng đầu ngón tay ấn nhẹ, từ từ vào điểm
đau nhất ở vùng hố chậu phải, bệnh nhân vẫn còn chịu được, sau đó
thả tay ra đột ngột, bệnh nhân đau tăng.

- Các dấu hiệu khác: như tăng cảm giác da vùng hố chậu phải.

- Tuy nhiên, những dấu hiệu này ít gặp và ít có giá trị nên chỉ có mang
tính chất tham khảo.

- Thăm trực tràng: Có thể thấy túi cùng bên phải đau. Ngoài ra thăm
trực tràng còn có ý nghĩa trong chẩn đoán phân biệt VRT cấp với một
số bệnh lý khác đặc biệt ở người cao tuổi khi chẩn đoán khó.
11

1.3.1.2. Cận lâm sàng

♦ Công thức máu và số lượng bạch cầu


Giá trị của xét nghiệm bạch cầu trong chẩn đoán VRT đã trở
thành kinh điển trước tất cả các trường hợp nghi ngờ VRT. Khi bạch
cầu tăng, công thức bạch cầu chuyển trái là những chỉ số khẳng định
hội chứng nhiễm khuẩn trên lâm sàng. Hầu hết bệnh nhân VRT có
số lượng bạch cầu tăng trên 12.000BC/mm3.
Tuy vậy một số bệnh nhân thì bạch cầu chỉ có hơi tăng hoặc
bình thường.

Ở người cao tuổi giá trị của xét nghiệm này cần được xem xét kỹ vì trong
thực tế nó rất nhạy cảm với người này nhưng kém nhạy cảm với người
khác [19].

Xét nghiệm này có độ nhạy cao nhưng ngược lại độ đặc hiệu thấp.

♦ Siêu âm
Siêu âm chẩn đoán VRT là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh mới được
áp dụng năm 1981; siêu âm đã trở thành một phương tiện hữu ích cho
các nhà lâm sàng. Ngày nay, kỹ thuật này đã trở nên rất thông dụng
không chỉ trong lĩnh vực chẩn đoán VRT mà còn trong nhiều bệnh lý
khác [12].
12

Siêu âm trong những trường hợp VRT có thể nhìn thấy RT dạng
hình bia (khi cắt ngang), hoặc hình ngón tay đeo găng (khi cắt dọc). Độ
nhạy của phương pháp này từ 75 - 89%, độ đặc hiệu từ 86 - 100% [12],
[15]. Những trường hợp VRT muộn có thể thấy RT to, dịch quanh RT
hoặc dịch nhiều trong ổ bụng. Tuy nhiên, kết quả sẽ hạn chế trong những
trường hợp VRT sau manh tràng [63].

♦ Chụp X quang ổ bụng không chuẩn bị


Chụp X quang ổ bụng không chuẩn bị có rất ít giá trị trong chẩn
đoán. Chụp X quang ổ bụng không chuẩn bị cho phép nhận biết được
một số bất thường như mức nước, mức hơi giãn các quai hồi tràng hoặc
đại tràng lên (chứng tỏ có hiện tượng liệt phản xạ vùng hồi manh
tràng). Sự xuất hiện của sỏi phân ở vùng HCP hoặc khi trong RT cho
phép nghĩ đến viêm ruột thừa [15],[23].

♦ Chụp cắt lớp vi tính ổ bụng.


Có độ chính xác cao trong những trường hợp khó chẩn đoán hoặc
cần chẩn đoán phân biệt như các khối u với ổ áp xe, hay viêm phúc mạc
do bệnh lý khác trong ổ bụng.

Các dấu hiệu đặc hiệu cho VRT gồm: kích thước ruột thừa to,
thành ruột thừa dày, áp xe quanh ruột thừa và có dịch.Các dấu hiệu áp
xe quanh ruột thừa và khí ngoài lòng ống cho thấy có độ đặc hiệu theo
thứ tự là 99% và 98% đối với viêm ruột thừa thủng. Tuy nhiên, độ nhạy
của các dấu hiệu này thấp (34% và 35%).

Vì vậy, khi có kích thước ruột thừa to, thành ruột thừa dày, có
13

dịch, khí ngoài lòng ống quanh ruột thừa hoặc áp xe quanh ruột thừa,
chúng ta có thể chẩn đoán là viêm ruột thừa [15].

1.3.1.3.Nội soi ổ bụng chẩn đoán viêm ruột thừa

Nội soi chẩn đoán đang ngày càng phát triển, đặc biệt trong các
đau bụng cấp, khó chẩn đoán.Nhiều tác giả cho rằng nội soi chẩn đoán
đặc biệt có ý nghĩa trong trường hợp phụ nữ trưởng thành [15] và các
trường hợp khó chẩn đoán khác như ở trẻ em, người béo phì [21] hay
RT ở vị trí bất thường hoặc những bệnh lý dễ nhầm với VRT như thủng
dạ dày, thủng ruột , nội soi chẩn
đoán có độ chính xác cao, độ nhạy và độ đặc hiệu cao; rất có giá trị
trong chẩn đoán VRT. Theo Sozuer E.M: độ nhạy đạt 98%, độ đặc hiệu
đạt 96% [63]. Theo Đỗ Minh Đại nội soi chẩn đoán đúng đạt 100%
viêm ruột thừa.

1.3.1.4. Chẩn đoán bằng thang đểm Alvarado

Năm 1986, khi nghiên cứu hồi cứu trên 305 bệnh nhân bị VRT,
Alvarado (1986) [28] đã đưa ra bảng tính điểm thực hành cho VRT cấp
nhằm làn giảm tỉ lệ chẩn đoán lâm sàng âm tính.
14

BẢNG TÍNH ĐIỂM ALVARADO CHO VIÊM RUỘT THỪA [28]


Bảng 2.1: Bảng tính điểm ALVARADO

TRIỆU CHỨNG CÓ KHÔNG

1. Điểm đau khu trú ở HCP 1 điểm 0 điểm

2. Chán ăn hoặc có acetone trong nước tiểu 1 điểm 0 điểm

3. Buồn nôn – nôn 1điểm 0 điểm

4. Phản ứng HCP 2 điểm 0 điểm

5. Đau khi ấn 1 điểm 0 điểm

6. Sốt 1 điểm 0 điểm

7. Số lượng bạch cầu tăng trên 10.103/mm3 2 điểm 0 điểm


15

8. Công thức bạch cầu chuyển trái 1 điểm 0 điểm

ĐIỂM ĐÁNH GIÁ

<5 điểm Ít có khả năng VRT


Nghi ngờ
5 - 6 điểm
VRT chắc chắn
7 - 8 điểm
VRT rất chắc chắn
> 8 điểm

Bảng tính điểm thực hành của Alvarado đã được nhiều tác giả sử dụng rộng rãi
tại nhiều nước. Mặc dù vậy, bảng tính điểm này vẫn còn hạn chế. Theo Mounir
Bouali (2022), nghiên cứu 208 BN viêm ruột thừa cho thấy độ 94,9%, độ đặc
hiệu 72,7%, giá trị chẩn đoán dương tính là 98,4% và âm tính là 44,4% [58].
Chính vì vậy, nhiều tác giả nước ngoài đã sử dụng bảng tính này kết hợp với
các phương tiện chẩn đoán khác để giúp chẩn đoán viêm ruột thừa ở phụ nữ .
1.4. Phương pháp điều trị viêm ruột thừa

Khi đã có chẩn đoán chắc chắn là VRT thì phương pháp điều trị điều trị
nội và can thiệp phẫu thuật cấp cứu cắt bỏ RT càng sớm càng tốt [14], do càng
để muộn nguy cơ xảy ra các biến chứng càng cao.

Viêm phúc mạc ruột thừa [14], [15]. Có thể cắt RT theo phương pháp phẫu
thuật nội soi, phẫu thuật hở kinh điển.
16

1.5. Đặc điểm sinh lý và bệnh lý người cao tuổi

1.5.1. Phân chia lứa tuổi

Sự phân chia lứa tuổi nhằm mục đích đánh dấu mốc biến đổi về tâm lý cũng
như sinh lý của con người. Tuy vậy, sự phân chia này chỉ có tính chất tương đối
vì có người nhiều tuổi mà vẫn khoẻ, trái lại có người tuổi chưa nhiều nhưng đã
có biểu hiện của sự già.

Ngày nay, hầu hết các tác giả đều thống nhất theo cách phân chia lứa tuổi
của Tổ chứa Y tế Thế giới (WHO).

+ Từ mới đẻ đến 22 tuổi: giai đoạn phát triển.


+ Từ 22 – 45 tuổi: giai đoạn thanh niên.
+ Từ 46 – 59 tuổi: người trung niên.
+ Từ 60 – 74 tuổi: người cao tuổi.
+ Từ 75 – 90 tuổi: người già.
+ Từ 90 tuổi trở lên: người già sống lâu.
Thông tư số 02 / 2004 / TTBYT ngày 20 /1 / 2004 của Bộ Y Tế hướng dẫn
thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Ngày 28 /4 / 2000 Ủy
ban thường vụ Quốc hội nước Cộng Hòa xã Hội Chủ Nghĩa Việt nam đã thông
qua pháp lệnh người cao tuổi.
Người cao tuổi theo quy định của Pháp lệnh này là công dân nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ 60 tuổi trở lên.
17

1.5.2. Đặc điểm cơ thể người cao tuổi


Già là một hiện tượng tự nhiên, liên quan chặt chẽ với quá trình biệt hoá và
trưởng thành. Quá trình già hoá xảy ra ở nhiều cơ quan và ở các mức độ khác
nhau. Từ mức phân tử tế bào, tổ chức, cơ quan, hệ thống đến mức toàn cơ thể.
Hậu quả là giảm khả năng tự điều chỉnh của cơ thể, khả năng thích nghi bù trừ
và cuối cùng là không đáp ứng được những đòi hỏi của sự sống.
Mặc dù các cơ quan bị biến đổi ở các mức độ khác nhau nhưng sự giảm hiệu
lực của các chức năng, quá trình chuyển hoá của cơ thể sẽ có một loạt cơ chế
phản ứng thích nghi mới để cố gắng lập lại thế cân bằng nội môi.
Tuy vậy, sự cố gắng này chỉ có một giới hạn nhất định, quá trình giới hạn đó
nếu không có sự can thiệp từ bên ngoài cơ thể sẽ suy sụp.
1.5.3. Đặc điểm bệnh lý người cao tuổi
- Nhưng già tạo điều kiện cho bệnh phát sinh, phát triển vì ở tuổi già xuất hiện
giảm khả năng tự điều chỉnh thích nghi của cơ thể, giảm khả năng hấp thu và dự
trữ chất dinh dưỡng, đồng thời có những rối loạn chuyển hoá trong cơ thể,
giảm phản ứng của cơ thể nhất là sức tự vệ của cơ thể với nhiễm khuẩn, nhiễm
độc, các stress...
Tính đa bệnh lý: nghĩa là người già thường mắc nhiều bệnh cùng một lúc.
Người già thường có nhiều bệnh mạn tính song song tồn tại, những đợt cấp
tính của bệnh mạn tính cũ và dễ có những bệnh cấp tính mới xảy ra, chưa kể
các biến chứng hay xuất hiện. Chính vì tính đa bệnh lý mà khi có bệnh cấp tính
bệnh nhân dễ có những diễn biến nặng.
Các triệu chứng lâm sàng đau bụng,sốt, nôn thường không điển hình, do đó dễ
làm sai lệch trong chẩn đoán, đánh giá và tiên lượng. Các triệu chứng chủ quan,
các dấu hiệu chỉ điểm thường được mô tả không rõ ràng. Triệu chứng khách
18

quan khi thăm khám thường bị lu mờ. Bệnh ảnh hưởng toàn thân dễ dẫn đến
suy kiệt và chuyển nặng nếu không điều trị trị thời. Khả năng phục hồi kém, lúc
mắc bệnh ngay cả được điều trị kịp thời thường lâu hồi phục và lâu trở lại cuộc
sống bình thường ngay được.
1.5.4.Những yếu tố nguy cơ trong và sau mổ ở người cao tuổi
- Người cao tuổi thường có các bệnh lý phối hợp nên cần chú ý trước, trong và
sau phẫu thuật. Theo Đỗ Minh Đại và cộng sự có 60% - 70% [4], Wagih và
cộng sự [68], ở người cao tuổi 75% bệnh nhân khi phẫu thuật có mắc các
bệnh toàn thân khác đó là bệnh tim mạch, bệnh phổi, viêm dạ dày – tá
tràng...Trong đó bệnh tim chiếm 35% và bệnh khác 20% [68].
- Bệnh phổi – phế quản mạn tính, cấp tính thường gặp ở những người cao tuổi
là trở ngại lớn nhất cho phẫu thuật. Biến chứng xảy ra ở những người mắc
bệnh phổi – phế quản tắc nghẽn mạn tính (COPD).
- Bệnh tim mạch rất phổ biến, có nguy cơ các biến chứng và tử vong cao gấp 10
lần so với người trẻ.Nhồi máu cơ tim là nguyên nhân thường gặp gây tử
vong, ngoài ra các bệnh ở trên cũng gây khó khăn cho hồi sức và phẫu thuật.
- Chức năng thận ở người cao tuổi kém hơn so với người trẻ. Ngoài ra, tỉ lệ
người cao tuổi dễ mắc các bệnh về tiết niệu, tăng sinh tuyến tiền liệt... [2.17].
1.5.5. Đặc điểm viêm ruột thừa ở người cao tuổi
Các nghiên cứu gần đây cho thấy tỉ lệ VRT có xu hướng gia tăng cùng với
tuổi. Thống kê của Mittel Punkt (Mỹ) trên 1000 bệnh nhân bị VRT thấy tỉ lệ
bệnh nhân cao tuổi VRT chiếm tỉ lệ 1/7. Vermenlen và CS thấy tỉ lệ này
khoảng 10%.
Theo Mittel Punkt: VRT ở người cao tuổi có tỉ lệ hoại tử, thủng khá cao từ
10 – 15%. Tác giả cho rằng nguyên nhân do bệnh nhân thường đến muộn hoặc
19

chẩn đoán và xử trí chậm.


William Silen (1994) nhận xét: các triệu chứng lâm sàng VRT ở người
lớn tuổi cũng tương tự như ở những bệnh nhân trẻ, tuy nhiên triệu chứng lâm
sàng thường không rõ rệt; nhiều bệnh nhân do thể trạng chung yếu nên không
thấy sốt, bạch cầu không tăng...VRT ở người cao tuổi thường tiến triển từ từ, có
dạng VRT thể u, VRT thể tắc ruột khi đau nhiều BN đến khám thì thường đã
muộn và gây VPM.
Các triệu chứng đau, chán ăn, buồn nôn rất thường gặp ở người già
nhưng ít rầm rộ hơn. Đau bụng chậm khu trú vào vùng hố chậu phải. Phản ứng
thành bụng ở người già rất kín đáo, chướng bụng hay gặp. Nhiều người già
không có sốt. Có thể sờ thấy khối ở hố chậu phải trong thể u.
Nhiều trường hợp viêm ruột thừa ở người già thể hiện bằng dấu hiệu tắc
ruột. Chụp X.Quang ổ bụng thấy hình ảnh quai ruột giãn và mức nước hơi ở hố
chậu phải, lúc đó cần nghĩ tới viêm ruột thừa.
Thống kê của Robert S.B và cộng sự cho thấy trong các triệu chứng lâm
sàng của VRT ở người lớn tuổi: đau hố chậu phải là triệu chứng thường gặp nhất.
Tuy nhiên, đau thường âm ỉ và nhẹ lúc đầu ít gây sự chú ý, đau khu trú xuất hiện
chậm hơn người trẻ [60]. Tác giả cũng cho rằng các bệnh lý kết hợp ở người cao
tuổi thường gặp, đòi hỏi phải xem xét kỹ lưỡng để có những biện pháp điều trị phối
hợp và cảnh giác đề phòng các biến chứng sau mổ [60].
Hầu hết các tác giả khi nghiên cứu VRT ở người cao tuổi đều chỉ ra rằng:
sau mổ VRT, người cao tuổi có thời gian hồi phục chậm hơn, tỉ lệ các biến
chứng và tử vong sau mổ cao hơn; thống kê của Mittel Punkt thấy tỉ lệ tử vong
do VRT ở người cao tuổi cao hơn 8 lần so với người trẻ.
20

1.6. Những nghiên cứu về viêm ruột thừa ở người cao tuổi
1.6.1. Những nghiên cứu trên thế giới
Kraemer và cs trong nghiên cứu đa trung tâm (MEDWIS A 70) ở
Singapore từ 2280 bệnh nhân với đau bụng cấp. Những bệnh nhân có kết quả
mô học cho thấy viêm ruột thừa được chọn: có 102 bệnh nhân từ 50 tuổi trở
lên, 417 bệnh nhân trẻ hơn nhằm xác định sự khác nhau về biểu hiện lâm sàng,
cận lâm sàng và kết quả. Ở nhóm bệnh nhân lớn hơn 50 tuổi tỷ lệ viêm ruột
thừa là 14% so với 27% ở nhóm trẻ hơn, tỷ lệ biến chứng cao hơn 20% so với
8% ở nhóm trẻ tuổi, tỷ lệ tử vong cao hơn (3% so với 0.2%). Triệu chứng và
dấu hiệu điển hình nghi ngờ đau bụng cấp và viêm phúc mạc được báo cáo ở
những bệnh nhân lớn tuổi, tỷ lệ thủng cao hơn (35% so với 13%). Biểu hiện
lâm sàng của viêm ruột thừa cấp ở người cao tuổi còn mơ hồ. Không có sự
khác biệt về kết quả điều trị thủng ruột thừa viêm ở hai nhóm. Sự thủng có liên
quan đến trì hoãn điều trị. Sự trì hoãn là kết quả của biểu hiện lâm sàng muộn
và nhập viện trễ ở bệnh nhân lớn tuổi [50].
Hyun Nam Baek và cộng sự nghiên cứu hồi cứu 77 bệnh nhân hơn 60
tuổi được cắt ruột thừa cho viêm ruột thừa cấp, 47 bệnh nhân mổ mở, 30 bệnh
nhân mổ nội soi từ tháng 7/2007 đến 12/2009. Cho thấy ở nhóm cắt ruột thừa
nội soi thời gian trung tiện sớm hơn 80% so với 57% ở nhóm mổ mở
(p<0.05), những biến chứng sau mổ thấp hơn ở nhóm cắt ruột thừa nội soi 7%
so với 32% ở nhóm mổ mở (p<0.01), chi phí phẫu thuật của hai nhóm không
có sự khác biệt [46].
Salahuddin và cs trong nghiên cứu ở Pakistan trên 75 bệnh nhân trên 60
tuổi đau bụng cấp. Viêm ruột thừa cấp cần chẩn đoán phân biệt ở tất cả
những bệnh nhân đau bụng. Cần tránh chẩn đoán nhầm đặc biệt là ở người
21

lớn tuổi. Biểu hiện lâm sàng muộn và chẩn đoán trễ có liên quan đến tỷ lệ
thủng cao và tỷ lệ tử vong cao. Khám lại ở những trường hợp nghi ngờ cao là
cần thiết cho chẩn đoán chính xác và nhanh chóng [61].
Moazzez và cs (2012) trong nghiên cứu từ dữ liệu ACS/NSQIP (American
College of Surgeons National Surgical Quality Improvement Program) từ năm
2005-2009 nhằm so sánh kết quả sau 30 ngày điều trị sau cắt ruột thừa viêm
bằng mổ hở so với mổ nội soi ở những bệnh nhân lớn hơn 65 tuổi. Có 3674
bệnh nhân được cắt ruột thừa (76% cắt ruột thừa nội soi). Phân tích tỷ lệ biến
chứng, tử vong và thời gian nằm viện. Tỷ lệ biến chứng của mổ mở cao hơn
mổ nội soi (13.4% vs 10.1%, p=0.02), tỷ lệ tử vong không có sự khác biệt ở
hai nhóm (2% vs 1.5%; p=0.313). Nhiễm trùng vết mổ của mổ mở cao hơn mổ
nội soi (3.8% vs 1.4%, p<0.001), tỷ lệ nhiễm trùng cơ quan xoang bụng của
mổ hở thấp hơn (1.3% vs 2.9%; p=0.009). Cắt ruột thừa nội soi có thời gian
nằm viện ngắn hơn mổ hở (p<0.001). Trong nghiên cứu ACS NSQIP, những
bệnh nhân lớn tuổi có thuận lợi khi cắt ruột thừa nội soi với thời gian nằm viện
ngắn hơn, tỷ lệ biến chứng thấp hơn.
Cắt ruột thừa nội soi so với mổ hở có tỷ lệ nhiễm trùng vết mổ thấp hơn và
tỷ lệ nhiễm trùng cơ quan/xoang bụng cao hơn. [57]
Lunca và cs (2004) trong nghiên cứu hồi cứu 63 bệnh nhân trên 60 tuổi
trong thời gian 5 năm có kết quả mô học là viêm ruột thừa nhằm đưa ra kinh
nghiệm chẩn đoán, kết quả điều trị và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng. Chẩn
đoán chính xác ngay từ đầu là 44 bệnh nhân (69.8%). Mười chín bệnh nhân
(30.1%) cần cho chẩn đoán xa hơn trong vòng 26 giờ. Có 3 (4.8%) bệnh nhân
chẩn đoán được xác định trong lúc mổ. Tỷ lệ thủng là 31.8% (20 bệnh nhân).
38 bệnh nhân (63.3%) có bệnh lý kèm theo. Tỷ lệ chung thời gian trước lúc
22

vào viện là 2.7 ngày, 2.3 cho những ca chưa thủng và 3.8 ngày cho những ca
thủng (p=0.0025). Tỷ lệ biến chứng là 34.9% (22 bệnh nhân), biến chứng xảy
ra ở 75% ruột thừa thủng và 16.2% không thủng (p=0.00001). Tỷ lệ tử vong
chung là 6.3%, 15% ở nhóm thủng và 2.3% ở nhóm ruột thừa viêm không
thủng (p=0.0003). Thời gian nằm viện trung bình ở những ca viêm ruột thừa
thủng cao (7.2 ngày) hơn những ca không thủng (5.1 ngày) (p=0.0056), và ở
những bệnh nhân có biến chứng là (9.6 ngày) cao hơn những bệnh nhân không
biến chứng (5.6 ngày) (p=0.0031) [53]. Lớn tuổi có ảnh hưởng đến chẩn đoán
lâm sàng, giai đoạn của bệnh và kết quả điều trị. Biểu hiện lâm sàng muộn,
chẩn đoán bị trì hoãn, sự hiện diện của thủng và bệnh lý kèm theo có liên quan
đến kết quả nghèo nàn của phẫu thuật. [53].
1.6.2. Những nghiên cứu tại Việt Nam
Vương Thừa Đức, Nguyễn Tạ Quyết (2010) nghiên cứu hồi cứu cắt ngang
tại bệnh viện Bình Dân trong 2 năm từ 8/2006-6/2008 ở 106 bệnh nhân ≥ 60
tuổi viêm ruột thừa không hoặc đã có biến chứng (viêm phúc mạc, áp xe) được
cắt ruột thừa nội soi. Có 73 viêm ruột thừa cấp, 19 viêm phúc mạc và 14 áp xe
ruột thừa trong đó có 47% bệnh nhân có kèm ít nhất một bệnh nội khoa kèm
theo là tim mạch (23,6%) và tiểu đường (10,3%). Đa số (93%) bệnh nhân nhập
viện trễ sau 72 giờ và tất cả đều có đau hỗ chậu phải có hoặc không có phản
ứng phúc mạc ở một mức độ nào đó, nhưng chỉ có 39,6% có sốt nhẹ và 68% có
tăng bạch cẩu trên 10.000. Kết quả phẫu thuật không có tử vong, chỉ có 5 biến
chứng hậu phẫu (4.6%), 2 nhiễm trùng lỗ trocar, 1 viêm phúc mạc, 1 suy thận và
1 viêm phổi sau mổ. Thời gian nằm viện trung bình là 2,8 ngày (VRT cấp) và
6,8 ngày (VRT có biến chứng) [6].
23

Nguyễn Văn Hai (2011) nghiên cứu từ 92 bệnh nhân ≥ 60 tuổi viêm ruột
thừa cấp tại bệnh viện Đa Khoa Đồng Tháp. Có 61 bệnh nhân (67.78%) có
bệnh lý kèm theo. 38,89% bệnh nhân không sốt hoặc chỉ sốt nhẹ từ 37-380C
(48,89%). Có đến 28,89% số trường hợp có số lượng bạch cầu không tăng
hoặc tăng ít (<10.000 bạch cầu/mm3). (56,66%) được mổ sau 24 giờ kể từ khi
có triệu chứng đau bụng. Kết quả giải phẫu bệnh lý cho thấy đa số (54,44%)
là viêm ruột thừa hoại tử và viêm ruột thừa thủng. Trong số các bệnh nhân
cao tuổi bị viêm ruột thừa cấp có 67,78% số trường hợp bị mắc từ 1-3 bệnh
mạn tính kèm theo, trong đó hay gặp nhất là các bệnh lý tim mạch (41,11%),
tiếp theo là các bệnh lý tiết niệu (11,11%), nội tiết (11,11%), tiêu hóa (10%) và
các bệnh hô hấp, gan mật. Nội soi ổ bụng có tỷ lệ chẩn đoán đúng là 98.91%,
siêu âm là 81.52%. Các phương pháp chẩn đoán khác như sử dụng bảng tính
điểm Alvarado có tỷ lệ chẩn đoán đúng là 73,91%, chẩn đoán bằng tỷ lệ
Neutro/Lympho là 71,73% và phương pháp kết hợp bảng điểm Alvarado và tỷ
lệ Neutro/Lympho là 78,6%. Áp dụng phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa viêm ở
người cao tuổi đã mang lại những kết quả khả quan: thời gian trung tiện sớm
(trung bình là 28,7 ± 12,7 giờ), hầu hết các bệnh nhân (89,66%) ít đau hoặc
không đau sau mổ, ít nhiễm khuẩn vết mổ (1,15%), thời gian nằm viện ngắn
(trung bình 5,29 ± 1,42 ngày) và tính thẩm mỹ cao. Tỷ lệ chuyển mổ mở là
5,44%, thời gian mổ nội soi cắt ruột thừa viêm ở người cao tuổi trung bình là
33,6 ± 10 phút, tỷ lệ biến chứng sớm sau mổ thấp (4,6%) và không có tử vong
do phẫu thuật cho thấy tỷ lệ vết mổ liền sẹo từ 98,11-100%, ngoài 1 trường
hợp có tắc ruột sau mổ do dây chằng, còn lại không những có những biến
chứng muộn sau mổ cắt ruột thừa ở người cao tuổi [8] .
24

Lê Quang Huy (2015), nghiên cứu trên 76 BN từ 60 tuổi trở lên được
phẫu thuật nội soi điều trị viêm ruột thừa có biến chứng tại bệnh viện Đa khoa
Trung ương Cần Thơ cho kết quả như sau:
Tỷ lệ giới nữ là 60,5%, nam là39,5%. Tuổi trung bình là 70,5 tuổi.Bệnh
nhân có bệnh lý kèm theo là 52,6%, trong đó bệnh lý tim mạch chiếm tỷ lệ
cao nhất. Bệnh nhân có điểm ASA I-II là 98,7%. Thời gian khởi bệnh đến lúc
nhập viện trung bình là 49,184 ± 40,344 giờ.Tỷ lệ bệnh nhân có thân nhiệt
hơn 380C là 32,9%. Đề kháng hố chậu phải có 52 trường hợp chiếm tỷ lệ
68,4%, phản ứng dội có 12 trường hợp chiếm tỷ lệ 15,8% và cảm ứng phúc
mạc có 12 trường hợp chiếm tỷ lệ 15,8%.
Bệnh nhân có số lượng bạch cầu hơn 10000/mm3 là 81,6%. Tỷ lệ bạch
cầu đa nhân trung tính tăng hơn 75% là 80,3%.Siêu âm bụng phát hiện hình
ảnh viêm ruột thừa là 71,1%, dịch ổ bụnglà 44,7%, vừa hình ảnh bệnh viêm
ruột thừa và dịch ổ bụng là 25%.[10].
Kết quả tốt là 81,6%, khá là 18,4%.Thời gian trung tiện sau mổ trung
bình là 54,434 ± 28,820 giờ.Đau sau mổ nhiều là 7,9%, đau vừa 44,7% và đau
ít 47,4%.Biến chứng chung sau mổ là 18,4%, trong đó chủ yếu là nhiễm trùng
vết mổ (6,6%), rối loạn điện giải (5,3%), liệt ruột (2,6%), viêm phổi (2,6%)
và rò manh tràng (1,3%).Thời gian nằm viện trung bình là 7,368 ± 2,36 ngày.
25

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Những bệnh nhân ≥ 60 tuổi được chẩn đoán viêm phúc mạc do
ruột thừa vỡ nhập viện điều trị bằng phương pháp phẫu thuật nội soi tại
Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.

Thời gian từ tháng 6/2022 đến tháng 4/2023.


2.1.2. Tiêu chuẩn chọn mẫu
Tất cả bệnh nhân ≥ 60 tuổi được chẩn đoán là viêm phúc mạc
do ruột thừa vỡ được chỉ định phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện Đa
khoa Thành phố Cần Thơ.
ASA từ I đến III.

2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ


Những bệnh nhân chống chỉ định phẫu thuật nội soi:Bệnh lý nội
khoa đi kèm không cho phép bơm CO2 ổ bụng.
- Bệnh lý rối loạn đông máu.
- Những chống chỉ định chung cho gây mê toàn thân.
- Viêm phúc mạc lan tỏa mà huyết động không ổn định.
- Bệnh tim phổi nặng.
- Không đồng ý mổ nội soi.
Kết quả phẫu thuật không phải viêm phúc mạc do ruột thừa.
26

2.1.4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu


Bệnh viện Đa Khoa Thành Phố Cần Thơ.
Từ tháng 6/2022 đến tháng 4/2023.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang.

2.2.2. Cỡ mẫu:

Áp dụng công thức ước lượng một tỷ lệ :

Trong đó :

n : Cỡ mẫu tối thiểu cần nghiên cứu α : Mức ý nghĩa thống kê (α= 0,05)
Z : Trị số phân phối chuẩn =1.96

p : Tỷ lệ điều trị kết quả tốt theo nghiên cứu Võ Văn Tiệp là 95,4%[20].

Do đó chọn p=0.954

c: Sai số tuyệt đối, chọn c=0.05

Thay số vào công thức.

n ≈ 68. Mẫu chúng tôi chọn

n = 71.
2.2.3. Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu thuận tiện. Chọn từ người đầu tiên cho đến khi đủ số mẫu.
27

2.2.4. Nội dung nghiên cứu

2.2.4.1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng

❖ Tuổi: được tính dựa vào năm sinh của bệnh nhân

- Chia làm 03 nhóm tuổi :


+ Nhóm từ 60 – 70 tuổi
+ Nhóm từ 71 – 80 tuổi
+ Nhóm trên 80 tuổi
❖ Giới: ghi nhận giới tính của bệnh nhân : Nam hoặc nữ.

❖ Lý do vào viện: là triệu chứng mà bệnh nhân cảm thấy khó chịu nhất.

❖ Thời gian phát bệnh trước nhập viện: từ khi biểu hiện triệu
chứng đầu tiên đến lúc nhập viện, được tính bằng giờ.
❖ Triệu chứng cơ năng

- Vị trí khởi phát đau :

+ Đau hố chậu phải

+ Đau khắp bụng.

+ Vị trí khác.

- Các triệu chứng đi kèm: Buồn nôn hoặc ói, tiêu chảy, táo bón.

❖ Triệu chứng toàn thân

- Thân nhiệt:

+ Không sốt: ≤ 37.5 0C

+ Sốt nhẹ: >37.50C-380C


28

+ Sốt vừa: 38.10C-390C

+ Sốt cao: >390C

- Tình trạng môi lưỡi:

+ Môi lưỡi bình thường

+ Môi khô, lưỡi dơ

❖ Triệu chứng thực thể

+ Phản ứng dội ở hố chậu phải: đầu ngón tay trỏ ấn rất nhẹ
nhàng vào thành bụng, mỗi lúc ấn một sâu hơn, rồi buông tay ra một
cách đột ngột, bệnh nhân đau chói nơi ấn tay.
+ Đề kháng hố chậu phải: khi sờ nắn rất nhẹ nhàng, thành bụng
vẫn mềm, khi ấn mạnh dần tới một lúc nào đó, thành bụng cứng lại
ngăn cản bàn tay khám không cho ấn sâu hơn vì ấn sâu hơn sẽ đau hơn.
+ Cảm ứng phúc mạc: dùng đầu các ngón tay ấn nhẹ vào thành
bụng, bệnh nhân rất đau.
+ Co cứng thành bụng: nhìn thấy bụng không thở và các cơ nổi
hằn, khi sờ nhẹ vào thành bụng có cảm giác như một cái mo cau hay
một mảnh gỗ.
- Các bệnh lý đi kèm

+ Tăng huyết áp: Huyết áp ≥ 140/90 mmHg, tiền sử tăng huyết áp.

+ Đái tháo đường: tiền sử bệnh đái tháo đường, đường huyết bất kỳ
hơn 200mg%.

+ Thiếu máu cục bộ cơ tim: bệnh tim mạch trước đó, dấu hiệu
29

thiếu máu cục bộ cơ tim trên điện tâm đồ.


+ Bệnh phổi: tiền sử lao phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

+ Suy tim: chỉ định mổ khi có suy tim độ 1 (bệnh nhân không có
biểu hiện triệu chứng khi hoạt động gắng sức) và suy tim độ 2 (giảm
nhẹ khả năng gắng sức, khi gắng sức xuất hiện mệt mỏi,nặng ngực khó
thở đau ngực).
+ Các bệnh lý khác…

- Phân loại theo hiệp hội gây mê Hoa Kỳ(ASA)

+ ASA I: những người có sức khỏe bình thường

+ ASA II: có một số bệnh toàn thân nhẹ: tăng huyết áp kiểm soát được,
viêm phế quản mạn, bệnh béo phì, thiếu máu nhẹ, tiểu đường nhẹ.

+ ASA III: có bệnh toàn thân nặng ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh
hoạt: đau thắt ngực, COPD, nhồi máu cơ tim cũ.

+ ASA IV : có bệnh toàn thân nặng không còn khả năng hoạt động

+ ASA V : bệnh nhân có nguy cơ tử vong trong vòng 24 giờ

2.2.4.2. Nghiên cứu đặc điểm cận lâm sàng

- Xét nghiệm tế bào máu ngoại vi

Số lượng bạch cầu< 10000/mm3 không tăng

Bạch cầu tăng khi số lượng ≥ 10000/mm3. Ở những ca viêm ruột thừa
muộn số lượng bạch cầu thường cao hơn 15000/mm3.

Tỷ lệ phần trăm bạch cầu đa nhân trung tính:


30

+ Tăng hơn 75%

+ Dưới 75%

Siêu âm: hình ảnh viêm ruột thừa là hình ảnh có hình ngón tay khi cắt
dọc và hình bia khi cắt ngang. Đường kính ≥ 6mm, có dịch xung quanh
ruột thừa, ấn không xẹp. Trong trường hợp viêm phúc mạc ruột thừa
thấy hình ảnh thành ruột thừa mất liên tục, có dịch ổ bụng. Siêu âm thấy
hình ảnh khối mủ trong áp xe ruột thừa.

2.2.4.3. Điều trị viêm ruột thừa ở bệnh nhân cao tuổi bằng phẫu
thuật nội soi

❖ Chỉ định mổ
Chỉ định chính cho cắt ruột thừa nội soi là các trường hợp viêm
ruột thừa cấp. Các trường hợp viêm phúc mạc ruột thừa, áp xe ruột thừa
không là chống chỉ định của mổ nội soi. [10]

❖ Chống chỉ định

- Bệnh lý rối loạn đông máu

- Những chống chỉ định chung cho gây mê toàn thân

- Viêm phúc mạc lan tỏa mà huyết động không ổn định

- Bụng có vết mổ cũ dính nhiều

- Bệnh tim phổi nặng


31

❖ Chuẩn bị bệnh nhân trước mổ


- Phẫu trường được chuẩn bị một cách thường quy với dung dịch sát
khuẩn trước mổ.
- Sonde tiểu được đặt khi tiên lượng cuộc mổ kéo dài và tránh tai
biến chọc trocar vào bàng quang.

- Bệnh nhân được gây mê nội khí quản: bệnh nhân được đánh giá .
❖ Dụng cụ phẫu thuật
- Dàn máy nội soi bao gồm:
+ Màn hình màu

+ Nguồn sáng
+ Hệ thống bơm hơi ổ bụng: khí CO2 (áp lực bơm từ 10 – 12 mmHg)
+ Máy đốt điện
- Dụng cụ phẫu thuật nội soi
+ Kính nội soi 300 + Trocar 10mm, 5mm
+ Dụng cụ phẫu tích + Dụng cụ nắm
+ Dụng cụ cắt + Ống hút
Dụng cụ đẩy chỉ
- Bộ dụng cụ nội soi
Kẹp khăn, Kelly, kéo, kẹp mang kim, nhíp có mấu, chỉ vicryl
2.0, chỉ đóng cânVicryl 1, chỉ khâu da.

❖ Kỹ thuật mổ

- Bệnh nhân nằm ngửa, phẫu thuật viên và người phụ đứng bên
trái bệnh nhân. Dàn máy nội soi đặt đối diện với phẫu thuật viên. Phẫu
thuật viên, phẫu trường và màn hình nằm trên một đường thẳng.
32

- Đặt các trocar và bơm CO2 vào ổ bụng: Rạch một đường thẳng
hoặc một đường vòng cung dài 10mm dưới rốn. Phẫu tích các lớp cho
đến khi vào đến ổ phúc mạc . Đặt một trocar 10mm, qua đó bơm CO2 vào
ổ bụng. Dùng kính soi 10mm thẳng hoặc nghiêng 30 0 quan sát toàn thể
ổ bụng để khẳng định chẩn đoán và loại trừ các bệnh lý khác. Đặt một
trocar 10mm ở hạ vị, một trocar 5mm ở hố chậu trái hoặc phải tùy váo
phẫu thuật viên. Khi đặt trocar tránh làm tổn thương các mạch máu
thượng vị dưới bằng cách chiếu sáng từ trong ra. Xoay bàn mổ ở tư thế
đầu thấp nghiêng trái giúp bộc lộ ruột thừa.
- Quan sát ổ bụng: Trước khi tiến hành cắt ruột thừa, phẫu thuật
viên cần quan sát có dịch mủ vùng hố chậu hay túi cùng Douglas không.
Cần hút sạch chúng tránh vấy bẩn dịch sang nơi khác. Có thể tưới rửa
với ít nước và hút sạch
- Tìm ruột thừa và bộc lộ mạc treo: Dùng kẹp nắm vào mạc treo
ruột thừa.
- Xử lý mạc treo ruột thừa: Có nhiều cách để xử lý mạc treo ruột
thừa. Trước hết phải tạo cửa sổ mạc treo ruột thừa, xử trí mạc treo bằng
clip để kẹp động mạch ruột thừa, buộc chỉ, hoặc dùng stapler hoặc chỉ
dùng dao đốt điện.
- Cột gốc ruột thừa: Sau khi đã làm sạch mạc treo ruột thừa tới
sát gốc ruột thừa, buộc một nơ tại gốc. Cắt ruột thừa, chỗ cắt cách gốc
3-5mm để tránh tụt nơ.
- Lấy ruột thừa ra ngoài: Ruột thừa được rút ra ngoài ở hạ vị qua
trocar 10mm. Tránh không để ruột thừa chạm vào vết mổ. Nếu ruột
thừa lớn không kéo vào lòng trocar được, cho ruột thừa vào túi nhựa
33

hay bao cao su để lấy ra.


- Kiểm tra và tưới rửa hố chậu, Douglas: sau cùng tưới rửa hố
chậu phải, Douglas với dung dịch nước muối sinh lý. Đặt ống dẫn lưu.
Trước khi kết thúc cuộc mổ kiểm tra gốc và mạc treo ruột thừa đảm bảo
không chảy máu.
- Rút trocar và khâu các lỗ vào: sau khi rút các trocar, tháo CO2,
khâu cân cơ ở các vết rạch 10mm.
- Khâu da, nếu có dẫn lưu cố định dẫn lưu.
❖ Chuyển mổ hở khi

- Không đạt được sự quan sát hoàn toàn về ruột thừa, mạc treo
ruột thừa và gốc manh tràng cho việc cắt an toàn [71]. - Dây dính
nhiều, không kiểm soát được chảy máu, nguy cơ tổn thương ruột.[68]

2.2.4.4. Xác định một số đặc điểm trong lúc mổ

❖ Vị trí ruột thừa

- Nằm trước và trong manh tràng (vị trí bình thường)

- Nằm sau manh tràng

- Nằm ở tiểu khung

- Nằm dưới gan

- Vị trí khác

❖ Tai biến trong khi mổ

- Do vào trocar:
34

+ Chảy máu: là chảy máu từ thành bụng hay chảy máu từ các
mạch máu lớn hay các tạng.

+ Thủng tạng: thường gặp ở bệnh nhân có sẹo mổ cũ đường giữa


bụng. Khi phát hiện thương tổn, cuộc mổ nội soi vẫn tiến hành bình
thường, trước khi kết thúc cuộc mổ, mở rộng chỗ đặt trocar để xử trí
thương tổn.

- Do bơm CO2:

+ Hạ huyết áp: huyết áp tâm thu tụt dưới 90mmHg


+ Loạn nhịp tim: nhịp không còn là nhịp xoang nữa.
+ Tràn khí: tràn khí dưới da ở đầu cổ, hay bộ phận sinh dục và sau
phúc mạc hay tràn khí trung thất do khí len dọc theo các lớp mô. Tất cả
tự hết sau một thời gian ngắn.

❖ Dẫn lưu ổ bụng: dẫn lưu hố manh tràng, dẫn lưu Douglas, vị trí khác.

❖ Phương thức phẫu thuật: mổ nội soi, mổ nội soi chuyển mổ mở (lý
do chuyển mổ mở).
❖ Thời gian mổ: Thời gian này được tính bằng phút kể từ khi đặt
trocar đầu tiên đến khi khâu xong da các vết mổ.
❖ Giải phẫu bệnh:

Ruột thừa sau khi cắt lấy ra được gửi làm xét nghiệm vi thể để
xác định giai đoạn viêm.

2.2.4.5. Đánh giá kết quả điều trị


❖ Diễn tiến sau mổ: theo dõi và đánh giá sau mổ 24 – 48 giờ
35

- Thời gian BN đi tiểu sau mổ.

- Thời gian trung tiện được.

- Thời gian tự đi lại được.

- Thời gian BN ăn uống.

- Thân nhiệt sau mổ.

❖ Đánh giá đau sau phẫu thuật

- Mức độ đau sau phẫu thuật: dựa theo thang điểm đau Wong-Baker
FACES

- Thời gian đau sau mổ: trong 24 giờ, 14 – 48 giờ, sau 48 giờ

❖ Thời gian sử dụng kháng sinh


+ Nhóm kháng sinh
+ Thời gian sử dụng kháng sinh sau mổ.
❖ Thời gian nằm viện:
Ngày xuất viện – ngày nhập viện + 1
❖ Các biến chứng sau mổ
- Chảy máu: biểu hiện bằng hội chứng xuất huyết nội. Xử trí mổ
36

bụng lại cầm máu.


- Viêm phúc mạc sau mổ: đau bụng, sốt, dấu hiệu viêm phúc mạc.
Xử trí mở bụng lại dẫn lưu.
- Nhiễm trùng vết mổ: nhiễm trùng vết mổ nông, nhiễm trùng vết
mổ sâu, nhiễm trùng cơ quan xoang bụng.

- Suy hô hấp: là tình trạng chức năng hô hấp không còn đảm bảo
một trong hai chức năng của nó, chức năng cung cấp oxy và chức năng
đào thải CO2. Lâm sàng bệnh nhân khó thở, SpO2< 90%, xác định bằng
làm khí máu động mạch.
- Suy thận sau mổ: thiểu niệu, ure, creatinin/máu tăng cao. Xử
trí: bồi hoàn đủ dịch, chạy thận nhân tạo.
- Viêm phổi: Xử trí điều trị với kháng sinh phổ rộng.

- Tử vong sau mổ và nguyên nhân tử vong

❖ Đánh giá kết quả điều trị

Theo các tác giả.Sirikurnpiboon (2015) [66].

+ Tốt: Diễn biến trong và sau mổ tốt. BN hết đau hoặc đau ít, ăn
uống được, đi lại được, không có biến chứng.
+ Trung bình: Diễn biến trong và sau mổ tốt, vết mổ có tụ máu, ứ
dịch hay nhiễm trùng, nhưng điều trị nội khoa và chăm sóc tại chỗ sau
mổ tốt, không phải mổ lại.
+ Xấu: BN tử vong hoặc gồm những trường hợp tai biến trong
mổ như: tổn thương mạch máu lớn, thủng ruột hay có biến chứng: bục
mỏm ruột thừa, rò manh tràng, áp xe tồn lưu, tắc ruột sớm phải mổ lại.
37

- Tiêu chuẩn ra viện: ổn định về bệnh nội khoa và ngoại khoa.

❖ Theo dõi và tái khám 1 tuần sau xuất viện

Bệnh nhân được hẹn tái khám sau 1 tuần xuất viện để đánh giá
lâm sàng và siêu âm bụng kiểm tra. Nội dung đánh giá:

+ Áp xe tồn lưu: sốt, đau bụng, siêu âm còn dịch trong ổ bụng. Xử
trí: điều trị với kháng sinh, dẫn lưu qua siêu âm.
+ Nhiễm trùng vết mổ

+ Tụ máu thành bụng

+ Các vấn đề khác.

+ Đánh giá kết quả sau 1 tháng và 3 tháng.


2.3. Phương pháp thu thập và đánh giá số liệu

2.3.1. Phương tiện thu thập số liệu

Mỗi BN được ghi nhận và theo dõi từ lúc vào viện đến khi ra viện
theo cùng một phiếu thu thập thông tin đã được soạn sẵn.
2.3.2. Kỹ thuật thu thập số liệu

- Hỏi bệnh sử qua bệnh nhân và người thân bệnh nhân đưa vào viện.
- Khám lâm sàng bệnh nhân đánh giá trước mổ và ghi vào mẫu bệnh án
- Đọc và ghi nhận kết quả xét nghiệm công thức máu, sinh hóa
máu, siêu âm bụng, siêu âm tim.

- Chọn mẫu trên các bệnh nhân có đủ tiêu chuẩn chỉ định phẫu
thuật viêm phúc mạc ruột thừa.
38

- Tiến hành phẫu thuật, ghi chép tiến trình phẫu thuật, kỹ thuật và
những khó khăn, tai biến trong phẫu thuật.

- Ghi nhận tình trạng bệnh nhân sau mổ cho đến khi ra viện.
- Đánh giá bệnh nhân theo mức độ đau dựa theo lời nói:

+ Đau dữ dội không chịu được = 5


+ Đau nặng =4

+ Đau nhiều =3
+ Đau vừa=2
+ Đau ít=1
+ Không đau=0
- Đánh giá thời gian bệnh nhân có nhu động ruột lại bằng thời gian có
trung tiện.
- Ghi nhận thời gian nằm viện.
- Sau khi xuất viện 2 tuần đánh giá lại kết quả điều trị bằng khám lâm
sàng và siêu âm bụng.

2.3.3.Phương pháp kiểm soát sai số

- Kiểm tra thu thập thông tin theo mẫu bệnh án, ghi chép cẩn thận và rõ ràng.
39

- Không đưa vào nghiên cứu các mẫu không thỏa mãn các điều kiện
thu thập số liệu như trên, nằm ngoài thời gian nghiên cứu.
2.3.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

Số liệu được xử lý và phân tích bằng các phép toán thống kê, phần mềm
SPSS20.0. Các giá trị có ý nghĩa thống kê khi p< 0,05%.Được xử lý các
biên.Tuổi định lượng không có phân phối chẩn được tính giá trị trung vị lớn
nhất, nhỏ nhất.biến Giới,dấu hiệu lâm sàng,cận lâm sàng, đánh giá ASA trước
mổ, dịch trong ổ bụng và tái khám tinh theo tỷ lệ %.Thời gian phẫu thuật và
trung tiện,so sánh thời gian nằm viện và nhiễm trùng vết mổ được tính p (One
way Anova),so sánh hai tỷ lê bằng thống kê kiểm định X2…
2.4. Đạo đức trong nghiên cứu
Nghiên cứu này được tiến hành đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc
về đạo đức trong nghiên cứu y học.
Nghiên cứu được thông qua hội đồng xét duyệt đề cương nghiên
cứu và đồng ý cho thực hiện nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu được giải thích cụ thể, rõ ràng mục đích
nghiên cứu, quy trình nghiên cứu và tự nguyện tham gia nghiên cứu,
không bọi ép buộc.
Mọi thông tin về nghiên cứu được giữ bí mật, mọi thao tác khám
bệnh nhẹ nhàng, được thực hiện bởi các bác sỹ chuyên nghiệp, không
gây xâm hại về mặt thể xác. Mọi từ ngữ trong bộ thu thập thông tin
được dùng tế nhị, không gây tổn hại tin thần cho đối tượng.
Các số liệu thu thập từ BN chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
40

Chương 3

KẾT QUẢ
Trong thời gian nghiên cứu từ 06/2022 đến 04/2023 chúng tôi ghi nhận

71 trường hợp thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu với những kết quả như sau.
3.1.ĐẶC ĐIỂM CHUNG

3.1.1. Tuổi
Độ tuổi trung bình trong nghiên cứu là 70,76 ± 7,42 tuổi . Lớn nhất là
93 tuổi và nhỏ nhất là 60 tuổi.

Trong đó, nam trung bình 71,81 ± 1,462 tuổi .

Nữ trung bình 69,90 ± 1.029.

3.1.2. Giới

Nam
Nữ 45,1%
54,9%

Biểu đồ 3.1 Giới tính


Nhận xét: Trong 71 trường hợp trong nghiên cứu, nữ chiếm nhiều hơn
nam.Với tỉ lệ nữ/ nam = 1,21
41

3.2. LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG

3.2.1. Lý do nhập viện


100% bệnh nhân nhập viện vì đau bụng với vị trí khởi phát đau khác nhau.

Bảng 3.1. Lý do nhập viện

Vị trí khởi phát đau Số bệnh nhân Tỉ lệ %


(n=71)
Hố chậu phải 41 57,7

Thượng vị 22 31,0

Quanh rốn 3 4,3

Không rõ điểm đau 5 7,0

Tổng 71 100

Nhận xét; Trong 71 trường hợp viêm phúc mạc ruột thừa, vị trí khởi phát
đau thường thấy nhất là ngay hố chậu phải (57,7%), kế đến đau thượng vị
(31%), thấp nhất là quanh rốn (4,3%). Trong số đó có 7% trường hợp
không rõ điểm khởi phát đau ban đầu.
42

3.2.2 . Triệu chứng lâm sàng

Bảng 3.2. Triệu chứng lâm sàng

Triệu chứng Số bệnh nhân Tỉ lệ %

(n=71)

Nôn ói Có 18 25,4
Không 53 74,6
Sốt Không 55 77,5
Có 16 22,5
Phản ứng dội Có 26 36,6
Không 45 63,4
Đề kháng Có 40 56,3
Không 31 43,7

Nhận xét: Trong 71 trường hợp viêm phúc mạc ruột thừa được ghi
nhận triệu chứng đi kèm với đau bụng với kết quả: nôn ói đi kèm với đau
bụng chỉ 25,4% trường hợp và ¾ (74,6%) trường hợp không nôn ói, phản
ứng dội và đề kháng cũng ít được ghi nhận với tần suất lần lượt là 36,6%
và 56,3%. Tuy nhiên, chúng ta nhận thấy rằng sốt là triệu chứng không
thường xuyên xuất hiện với tỉ lệ hơn ¾ (77,5%) trường hợp.
43

Bảng 3.3. Triệu chứng sốt từ 37,50C đến 390C

Sốt (0C) Số trường hợp (n=16) Tỉ lệ %

Từ 37,5 - 38 13 81,25

Từ 38 - 39 3 18,75
Trên 39 0 0
Tổng 16 100

Nhận xét: Trong 71 trường hợp, có 16 trường hợp bệnh nhân sốt và
trong đó gần như bệnh nhân chỉ sốt nhẹ (37,5 – 380C) chiếm 81,25%, sốt vừa
(38-390C) chiếm 18,75% và không ghi nhận trường hợp sốt cao trên 390C.
44

3.2.3. Bệnh lý kèm theo

Bảng 3.4. Bệnh lý kèm theo

Bệnh kèm theo Số bệnh nhân (n=71) Tỉ lệ %

Tăng huyết áp 31 43,7

Bệnh phổi mạn tính 2 2,8

Thiếu máu cục bộ cơ tim 1 14,1

Đái tháo đường + THA 5 7,0

Bệnh khác 5 7,0

Không 18 25,4

Tổng 71 100

Nhận xét: Trong 71 trường hợp, bệnh lý kèm theo nhiều nhất là tăng huyết áp
có 31 trường hợp chiếm 43,7%, kế đến là thiếu máu cục bộ cơ tim 10 (14,1%),
bệnh phổi mạn tính 2(2,8%), trường hợp. 18 (25,4%) trường hợp không có bệnh
lý kèm theo. Trong đó, 5 (7,5%) trường hợp bệnh lý kèm theo khác như : Nhồi
máu não, cường giáp kèm tăng huyết áp và trào ngược dạ dày thực quản.
45

3.2.4 . Cận lâm sàng

3.2.4.1 . Công thức máu

Bảng 3.5. Công thức bạch cầu

Tỉ lệ
Số bệnh nhân
%
(n=71)

< =10.000 tế bào/ mm3 19 26,8

> 10.000 - 15.000 tế bào/ mm3 32 45,1

Số lượng
bạch cầu > 15.000 - 20.000 tế bào/ mm3 17 23,9

> 20.000 tế bào/ mm3 3 4,2

Tỉ lệ bạch < 75% 21 29,6


cầu đa nhân
>= 75% 50 70,4

Nhận xét: Trong 71 trường hợp, bạch cầu tăng từ 10.000 - 15.000
tế bào/ mm3 chiếm 45,1%, chỉ 4,2% trường hợp bạch cầu tăng trên
20.000 tế bào/ mm3. Bên cạnh đó có 26,8% trường hợp số lượng bạch
cầu nằm trong giới hạn bình thường. Ngoài ra, tỉ lệ bạch cầu đa nhân
cũng chiếm ưu thế biểu hiện tình trạng viêm cấp, tỉ lệ bạch cầu đa nhân
trên 75% chiếm 70,4% trường hợp.
46

3.2.4.2 . Siêu âm

Bảng 3.6. Hình ảnh siêu âm

Hình ảnh siêu âm Số bệnh nhân (n=71) Tỉ lệ %

Ruột thừa viêm và dịch ổ bụng 13 18,3

Dịch tự do 2 2,8

Ruột thừa viêm và không dịch ổ 53 74,6


bụng

Không chẩn đoán được 2 2,8

Phản ứng mạc nối 1 1,4

Tổng 71 100

Nhận xét: Trong 71 trường hợp, siêu âm thấy được ruột thừa viêm
và không dịch ổ bụng chiếm nhiều nhất 74,6% và kèm theo dịch ổ bụng là
18,3% trường hợp. 2,8% trường hợp, siêu âm chỉ thấy được dịch tự do ổ
bụng, 2 (2,8%) trường hợp không chẩn đoán được viêm ruột thừa 1 trường
hợp phản ứng mạc nối .
47

3.3. PHẪU THUẬT

3.3.1 . ASA trước mổ

ASA I

ASA II

1%
21% ASA III

78%

Biều đồ 3.2. Phân độ ASA trước mỗ

Nhận xét: Bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu đa phần có bệnh lý
kèm theo nên ASA II chiếm đa số vơi 78% trường hợp, 21% trường
hợp có ASA I và 1% trường hợp có ASA III vì có bệnh tim mạch kèm
theo cường giáp nên nguy cơ phẫu thuật khá cao.
48

3.3.2 . Dịch ổ bụng lúc phẫu thuật

Bảng 3.7. Dịch ổ bụng lúc mổ

Vị trí dịch ổ bụng Số bệnh nhân (n=71) Tỉ lệ %

Douglas 1 1,4

Hố chậu phải 6 8,5

Douglas và hố chậu phải 57 80,3

Khắp bụng 7 9,8

Tổng 71 100

Nhận xét: 71 trường hợp viêm phúc mạc dịch ổ bụng sẽ là dạng dịch
đục, tập trung nhiều nhất ở cả 2 nơi hố chậu phải và Douglas với 57
(80,3%) trường hợp, khắp bụng 7(9,8%) trường hợp và chỉ có 1 (1,4%)
trường hợp dịch chỉ ở hố chậu phải.
49

3.3.3 . Thời gian phẫu thuật và trung tiện sau mổ


Thời gian phẫu thuật trung bình là 60,92 ± 20,42 phút, phẫu thuật
nhanh nhất là 35 phút và dài nhất 145 phút. Không có trường hợp nào phải
chuyển mổ mở. Thời gian trung tiện trung bình là 22,5 ± 11,25 giờ.

Bảng 3.8. Thời gian trung tiện

Thời gian trung tiện Số bệnh Tỉ lệ Thời gian P


nhân phẫu thuật
% (One way Anova)
(n=71) trung bình

< 24 h 39 54,9 54,62

24 - 48h 28 39,5 66,43

P=0,003
> 48 - 72 h 4 5,6 83,75

Tổng 71 100 60,92

Nhận xét: Ghi nhận 71 trường hợp, thời gian trung tiện trung bình sau mổ
chủ yếu trong khoảng trước 24 giờ chiếm 54,9% trường hợp, kế đến là 24 48 giờ
chiếm 39,5% trường hợp, chỉ có 5,6% trường hợp trung tiện chậm sau mổ 48 -72
giờ. Khi phân tích về mối liên quan giữa trung tiện sau mổ và thời gian phẫu
thuật cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p=0,003).
50

3.3.4 . Đau sau phẫu thuật và trung tiện

Bảng 3.9. Đau sau phẫu thuật và trung tiện

Trung tiện Tồng


Mức độ
24 – 48 48 – 72
đau < 24 giờ p
giờ giờ

14
Nhẹ 2 (2,8%) 0 16 (22,5%)
(19,7%)

Trung 20 18(25,4
2 (2,8%) 40 (56,3%)
bình (28,2%) %)

8
Nhiều 5 (7%) 2 (2,8%) 15 (21,2%) 0,026
(11,3%)

39 28
Tổng 4 (5,6%) 71 (100%)
(54,9%) (39,5%)

Nhận xét: Trong 71 trường hợp được phẫu thuật, sau mổ bệnh nhân
chủ yếu đau ở mức trung bình chiếm 56,3% trường hợp, kế đến là đau nhẹ
chiếm 22,5% trường hợp và 21,2% trường hợp đau nhiều. Ngoài ra, qua
phân tích mối tương quan giữa đau và trung tiện sau phẫu thuật, chúng tôi
nhận thấy có mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa 2 biến số này
(X2=11,041, p=0,026).
51

3.3.5 . Biến chứng sau mổ

Bảng 3.10. Biến chứng sau mổ

Biến chứng Số bệnh nhân (n=71) Tỉ lệ %

Nhiễm vết mổ 1 1,4

Không biến chứng 69 97,2

Áp xe tồn lưu 1 1,4

Tổng 71 100

Nhận xét: Trong 71 trường hợp, sau mổ hầu hết không có biến
chứng 69 (97,2%) trường hợp, chỉ 1 (1,4%) trường hợp nhiễm trùng vết
mổ và 1 (1,4%) trường hợp áp xe tồn lưu.
52

Bảng 3.11. Liên quan giữa nhiễm vết mổ và thời gian phẫu thuật

Nhiễm vết mổ Thời gian phẫu thuật Độ lệch chuẩn p

Có 105
phút
19,87 phút 0,029

Không 60,29
phút

Ngoài ra, ta thấy thời gian phẫu thuật dài sau mổ có liên quan đến
biến chứng nhiễm trùng vết mổ với p=0,029 (One way Anova).
53

3.3.6 . Thời gian nằm viện


Trung bình 5,25 ± 0,23 ngày (ngắn nhất 3 ngày, dài
nhất 12 ngày) Trung vị 5 ngày
Khoảng tứ phân vị 2 ngày
Bệnh nhân nằm viện 12 ngày là bệnh nhân áp xe ruột thừa vỡ,
thời gian điều trị kéo dài kèm theo ngày cuối tuần nên thời gian nằm
viện của bệnh nhân kéo dài rất nhiều so với các trường hợp khác.

Bảng 3.12. Liên quan thời gian nằm viện và nhiễm vết mổ

Thời gian nằm Độ lệch chuẩn P


viện (ngày) (ngày)

Không nhiễm 4,27


1,9 0,53
Nhiễm vết nhiễm 5

Nhận xét: Ngoài ra, khi so sánh thời gian nằm viện trong nhóm có
hay không biến chứng nhiễm trùng vết mổ. Chúng tôi nhận thấy thời
gian nằm viện ở một bệnh nhân nhiễm vết mổ có dài hơn nhưng không
có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,53).
54

3.3.7 . Kết quả điều trị

0, 0%

16.9

Tốt
Khá

83.1

Biểu đồ 3.3. Kết quả điều trị

Nhận xét: Trong 71 trường hợp được đánh giá kết quả sau mổ,
hầu hết bệnh nhân có kết quả điều trị tốt 83,1% trường hợp, 16,9%
trường hợp khá và không có trường hợp xấu hay tử vong sau mổ.
55

3.3.8 . Tái khám sau mổ 1 tháng

Bảng 3.13. Tái khám sau mổ 1 tháng

Kết quả Số bệnh nhân (n=71) Tỉ lệ %

Sẹo lành tốt 69 97,2

Sẹo lồi 1 1,4

Phản ứng sẹo rốn 1 1,4

Tổng 71 100

Nhận xét: Trong 71 trường hợp tái khám, hầu hết bệnh nhân có
sẹo mổ lành khá tốt chiếm 97,2%, có 1 (1,4%) trường hợp sẹo lồi và 1
(1,4%) trường hợp phản ứng chỉ ngay vết mổ rốn chỉ theo dõi và điều
trị nội khoa.
56

3.3.9 . Tái khám sau mổ 3 tháng

Bảng 3.14. Tái khám sau mổ 3 tháng

Kết quả Số bệnh nhân (n=60) Tỉ lệ %

Sẹo lành tốt 59 98,3

Sẹo lồi 1 1,7

Tổng 60 100

Nhận xét: Sau mổ 3 tháng, chúng tôi tái khám được 60 trường
hợp bằng điện thoại và trực tiếp. Chỉ 1/60 trường hợp có sẹo lồi ở rốn
chiếm 1,7% trường hợp, không còn trường hợp phản ứng chỉ.
57

Chương 4

BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm chung
4.1.1.Tuổi
Về xuất độ viêm ruột thừa nói chung, nghiên cứu của Nguyễn
Văn Liễu (2008) với số lượng bệnh nhân khá lớn (2139 trường hợp), độ
tuổi thường gặp nhất là 20 – 40 tuổi chiếm tỉ lệ 55,9% [13].

Nghiên cứu của chúng tôi tập trung chủ yếu ở người cao tuổi nên
độ tuổi trung bình thường gặp là 70,76 ± 7,42 tuổi, các nghiên cứu ở
người cao tuổi như: Nguyễn Văn Hai (2011), tuổi trung bình trong
nhóm nghiên cứu là 70,3 ± 6,8 tuổi (từ 60-87 tuổi), đa số gặp từ 60-79
tuổi 85/92 BN (92,39%) [8], của Lê Quang Huy (2015), độ tuổi trung
bình là 70,5 ± 7,964 tuổi[10],Một nghiên cứu rất lớn của Guller (2008),
nghiên cứu 9476 bệnh nhân lớn tuổi được cắt ruột thừa mổ mở và nội
soi với độ tuổi trung bình trong nhóm phẫu thuật nội soi là 72,5 ± 6,3
tuổi một nghiên cứu của Abdelkarim H Omari (2018), đánh giá nguy
cơ biến chứng ở bệnh nhân lớn tuổi được chia 2 nhóm có và không
viêm phúc mạc thì độ tuổi trung bình là 65,23 tuổi [28]. Cho thấy kết về
độ tuổi khá tương đồng vết những tác giả trong nước nhưng có cao hơn
Abdelkarim H Omari (2018) [28]. Nguyên nhân là do nghiên cứu của
chúng tôi có định nghĩa người cao tuổi là từ 60 tuổi khá tương đồng với
2 tác giả Nguyễn Văn Hai, Lê Quang Huy, tác giả Guller thì chọn từ 65
tuổi. Tác giả Abdelkarim H Omari, cũng chọn trên 60 tuổi nhưng phân
58

tích luôn nhóm viêm cấp. Chúng ta có thể thấy viêm phúc mạc ruột
thừa xung quanh ở nhóm tuổi 70 là thường gặp.

Bảng 4.1. So sánh tuổi trung bình

Tác giả Tuổi trung bình

Nguyễn Văn Hai (2011) [8] 70,3

Lê Quang Huy (2015) [10] 70,5

Guller (2008) [44] 72,5

Abdelkarim H Omari (2018) [28] 65,23

Chúng tôi (2023) 70,76


59

4.1.2. Giới

Nguyễn Văn Nghĩa (2002), đánh giá 198 trường hợp viêm ruột
thừa ở người cao tuổi rút ra kết luận là tỷ lệ giới nữ nhiều hơn nam là
1,5 lần [17].

Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Hai (2011),giới nữ cao hơn giới nam
với tỉ lệ nữ/ nam là 1,96 [8].

Thomas T. Hui (2002), đánh giá 91 trường hợp viêm ruột thừa ở
người trên 70, 52 bệnh nhân nam và 49 bệnh nhân nữ [67]. Abdelkarim
H Omari (2018), cũng cho thấy không có sự chênh lệch lắm về tỉ lệ
nam-nữ ở bệnh nhân viêm phúc mạc ruột thừa [28].

Trong nghiên cứu của chúng tôi có nữ nhiều hơn nam, nữ/ nam =
1,21 (Biểu đồ 3.1). Sơ lược các nghiên cứu thì nữ chiếm nhiều hơn
nhưng tỉ lệ này không khác biệt nhiều. Vì vây, viêm phúc mạc ruột thừa
ở người cao tuổi có thể phân bố đều ở cả 2 giới.
4.2. Đặc điểm lâm sàng
4.2.1. Khởi phát đau
Trong nghiên cứu của chúng tôi 100% bệnh nhân nhập viện vì
đau bụng với vị trí khởi phát đau khác nhau. Vị trí khởi phát đau
thường thấy nhất là ngay hố chậu phải (57,7%), kế đến đau thượng vị
(31%), thấp nhất là quanh rốn (4,3%) (Bảng 3.1). Tác giả Nguyễn Văn
Nghĩa (2002) thống kê về vị trí đau trong viêm ruột thừa: hố chậu phải
58%, thượng vị 22,27%, quanh rốn 18,18% [17]. Lê Quang Huy (2015)
60

hố chậu phải với tỷ lệ 89,5%, đau nửa bụng bên phải chiếm tỷ lệ 3,9%,
đau khắp bụng chiếm tỷ lệ 5,3% và đau thượng vị chiếm 1,3%. Theo
tác giả Tác giả Salahuddin (2012), đau ngay hố chậu phải chiếm 60%,
không có trường hợp nào khởi phát đau thượng vị [61]. Siripong
Sirikurnpiboon (2015), đau di chuyển và khu trú hố chậu phải ở bệnh
nhân lớn tuổi viêm phúc mạc ruột thừa là 58,3% [66]. Theo Abdelkarim
H Omari (2018), tỉ lệ khởi phát đau ngay hố chậu phải cũng thấp khoảng
30% [28]. Emine Emektar (2022), đau bụng chiếm 94,4% lý do bệnh
nhân nhập viện và đau hố chậu phải chiếm 86,1% [36]. Chúng ta nhận
thấy rằng, đau bụng là triệu chứng chính và nhất là đau hố chậu phải
trong viêm phúc mạc ruột thừa ngay khi khởi phát cũng hay gặp tuy có
sự khác biệt về thống kê giữa các nghiên cứu. Sự khác biệt này có thể
đến từ việc khai thác triệu chứng của bệnh nhân, những bệnh nhân lớn
tuổi sẽ có cảm giác và đôi khi có sự nhầm lẫn trong việc trả lời điểm
đau ban đầu.

4.2.2. Thời gian khởi phát


Trong nghiên cứu của chùng tôi, thời gian khởi phát đau đến khi
nhập viện là 41,07 ± 21,23 giờ. So sánh với tác giả Nguyễn Khánh Vân
(2004), thời gian này trung bình là 27,02 ± 20,76 [24], khá ngắn so với
nghiên cứu của chúng tôi. Chúng tôi có sự tương đồng với Lê Quang
Huy (2015), thời gian ngắn nhất từ khởi phát triệu chứng đến lúc nhập
viện là 6 giờ, dài nhất là 240 giờ và trung bình là 49,18 ± 40,34 giờ[10].
61

Abdelkarim H Omari (2018), thời gian trung bình khởi phát đau
là 79,6 ± 62,4 [28]. Marthe Weinandt (2020), những bệnh nhân lớn tuổi
thời gian khởi phát đến lúc phẫu thuật có 63,5% trường hợp trong 24 –
48 giờ [56]. Ziad Abdel Raouf Ismail (2020), thời gian khởi đau trung
bình ở người trẻ viêm phúc mạc là 19 ±
8.08 giờ [72]. Emektar (2022) báo cáo 1 nghiên cứu ở Thổ Nhĩ Kỳ, thời
gian từ lúc đau cho đến khi được phẫu thuật trung bình là 14,5 giờ ở
nhóm bệnh nhân lớn tuổi viêm phúc mạc ruột thừa, đây là khoảng thời
gian khá ngắn [36].

Chúng ta có thể thấy rằng, trong đa phần các nghiên cứu thời gian
khởi phát triệu chứng của bệnh nhân đếu lớn hơn 24 giờ, điều này cũng
phù hợp với diễn tiến bệnh và ngưỡng cảm giác đau người lớn tuổi có
thể cao hơn.
4.2.3. Triệu chứng lâm sàng
4.2.3.1. Nôn ói
Trong nghiên cứu của chúng tôi, nôn ói đi kèm với đau bụng chỉ
25,4% trường hợp và ¾ (74,6%) trường hợp không nôn ói (Bảng 3.2).
Theo tác giả Vương Thừa Đức (2010) thì tỉ lệ này 24%, tương đương
với nghiên cứu của chúng tôi [6]. Theo Siripong Sirikurnpiboon (2015),
bệnh nhân xuất hiện nôn ói đi kèm với đau chiếm 65% [66].
Abdelkarim H Omari và cộng sự (2018), triệu chứng nôn ói đi kèm
trong viêm phúc mạc ruột thừa ở người cao tuổi khá cao gần 43%.
William Symons “washington textbook of surgery” (2012), “triệu
62

chứng nôn và buồn nôn xuất hiện 70% bệnh nhân viêm ruột thừa”. Sự
khác biệt này có thể là có thể là do chúng tôi chỉ khai thác triệu chứng
nôn (nếu có) vì vậy tỉ lệ này thấp hơn so với các nghiên cứu khác [15].
Tuy nhiên, đây cũng là triệu chứng về tiêu hóa kèm theo trong viêm
phúc mạc ruột thừa và cần được khai thác.
4.2.3.2. Sốt
Trong viêm ruột thừa cấp, thân nhiệt bệnh nhân ít khi tăng hơn
bình thường 10C. Khi ruột thừa vỡ thì nhiệt độ tăng cao hơn. Tỷ lệ bệnh
nhân có sốt ở nhóm viêm ruột thừa có biến chứng cao hơn nhóm chưa có
biến chứng. Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 16 trường hợp bệnh
nhân sốt và trong đó gần như bệnh nhân chỉ sốt nhẹ (37,5 – 380C)
chiếm 81,25%, sốt vừa (38-390C) chiếm 18,75% và không ghi nhận
trường hợp sốt cao trên 390C (Bảng 3.4). Vương Thừa Đức (2010),
bệnh nhân có thân nhiệt ≥ 380C chiếm khá nhiều (40% trường hợp) [6].
Theo Lê Quang Huy (2015), nhiệt độ trung bình trong nghiên
cứu của chúng tôi là 37,953 ± 0,853 0C, thân nhiệt 38 – 390C chiếm
21,1% và 11,8% trường hợp trên 390C [10]. Abdelkarim H Omari
(2018), ghi nhận triệu chứng sốt gần 51% trường hợp [28]. Doaa Omar
Refaat (2021), viêm phúc mạc ở người lớn triệu chứng sốt xuất hiện ở
85% trường hợp [35].
63

4.2.3.3. Đề kháng thành bụng

Chúng tôi nhận thấy dấu hiệu đề kháng thành bụng thường gặp ở
những bệnh nhân viêm phúc mạc ruột thừa ở người cao tuổi với tỷ lệ
56,3% (Bảng 3.2). Theo Vương Thừa Đức (2010), triệu chứng đề kháng
thành bụng rất hay gặp trong viêm phúc mạc ruột thừa ở người lớn tuổi
với tỉ lệ 57,9% [6]. Theo Lê Quang Huy (2015), ghi nhận được triệu
chứng này với tần suất 64,8% [10]. Sirikurnpiboon (2015), tỉ lệ đề
kháng thành bụng là 99% và 88,9% bệnh nhân có phản ứng dội [66].
Marthe Weinandt (2020), triệu chứng này khá cao ở bệnh nhân viêm
phúc mạc ruột thừa 60 – 75 tuổi với tần suất là 64,8%, ở nhóm tuổi trên
75 tuổi thì tần suất này giảm còn 55,5% [56].

Triệu chứng đề kháng thành bụng trong nghiên cứu chúng tôi
khá tương đương với các tác giả. Tần suất thay đổi giữa các nghiên cứu
tùy vì là triệu chứng chủ quan, ngoài ra 1 phần nào phụ thuộc vào độ
tuổi và mức độ phản ứng thành bụng theo độ tuổi.
4.3. Đặc điểm cận lâm sàng

4.3.1. Số lượng và tỉ lệ bạch cầu


Trong nghiên cứu chúng tôi ghi nhận, bạch cầu tăng từ 10.000 -
15.000 tế bào/ mm3 chiếm 45,1%, chỉ 4,2% trường hợp bạch cầu tăng
trên 20.000 tế bào/ mm3, bạch cầu đa nhân tăng trên 75% với tỉ lệ 70,4
(Bảng 3.5). Theo tác giả. Nguyễn Văn Nghĩa có tỷ lệ số lượng bạch cầu
hơn 11000/mm3 là 68% [17]. Lê Quang Huy (2015), số lượng bạch cầu
thấp nhất là 3070 tế bào /mm3, cao nhất là 29100 tế bào /mm3
64

trung bình là 14.786 ± 5471,621 tế bào /mm3[10]. Sirikurnpiboon


(2015), bạch cầu tăng trên 10.000 tế bào/ mm3 là 84,5% và bạch cầu đa
nhân tăng trên 75% là 71,8% [66]. Emine Emektar (2022), tỉ lệ bạch
cầu trung bình là 17600 tế bào/ mm3 (13.400 – 20.500 tế bào /mm3)
[36]. Qua kết quả cho thấy, ở bệnh nhân viêm phúc mạc bạch cầu sẽ
tăng và tỉ lệ đa nhân trung tính cũng chiếm ưu thế. Vấn đề này phù hợp
với những điều ghi nhận trong y văn.

4.3.2. Siêu âm

Siêu âm giúp ích cho chẩn đoán viêm ruột thừa nói chung và
biến chứng viêm phúc mạc do viêm ruột thừa nói riêng. Trong nghiên
cứu của chúng tôi, siêu âm phát hiện ruột thừa viêm không kèm dịch ổ
bụng với tỉ lệ 74,6% và 14,3% kèm theo dịch ổ bụng, tỉ lệ phát hiện khá
cao (Bảng 3.6).

Theo tác giả Nguyễn Văn Nghĩa (2002), siêu âm có khả năng
phát hiện hình ảnh viêm ruột thừa là 66,36% trường hợp [17]. Lê
Quang Huy (2015), tỉ lệ phát hiện viêm ruột thừa qua siêu âm là 71,1%
(54/76) trường hợp thấy được hình ảnh viêm ruột thừa [10]. Mai Thế
Khải (2012), một báo cáo về siêu âm trong chẩn đoán viêm ruột thừa với
tỉ lệ phát hiện dấu hiệu trực tiếp trong chẩn đoán viêm ruột thừa như:
96,27% trường hợp, đường kính ruột thừa > 6mm, 100% trường hợp ruột
thừa đè không xẹp [11]. Sirikurnpiboon (2015), 90% siêu âm phát hiện
hình ảnh ruột thừa viêm và 45,5% trong đó phát hiện biến chứng viêm
65

phúc mạc ruột thừa [66]. Abdelkarim H Omari (2018), tần suất siêu âm
để phát hiện của bệnh viêm ruột thừa là 77% [28].

Siêu âm có giá trị khá cao tring chẩn đoán viêm ruột thừa biến
chứng viêm phúc mạc. Tuy nhiên, tần suất phát hiện ruột thừa qua siêu
âm thay đổi theo các nghiên cứu khác nhau.
4.4. Phẫu thuật

4.4.1. Đánh giá ASA trước mổ


Nghiên cứu của chúng tôi có kết quả đánh giá ASA như sau:
ASA II chiếm đa số vơi 78% trường hợp, 21% trường hợp có ASA I và
1% trường hợp có ASA III (Biểu đồ 3.2).

Kết quả chúng tôi tương đồng với Lê Quang Huy (2015), lệ bệnh
nhân có ASA III là thấp nhất chiếm tỷ lệ là 1,3%, ASA II chiếm tỷ lệ
56,6%, ASA I chiếm tỷ lệ 42,1% [10]. Sirikurnpiboon (2015) kết quả
ASA ở bệnh nhân lớn tuổi viêm phúc mạc ruột thừa như sau ASA I
chiếm 10,7%, ASA II chiếm 73,8% và ASA III chiếm 15,5% [66].

Người lớn tuổi sẽ có bệnh lý kèm theo, bệnh lý kèm theo làm
thay đổi ASA và cũng làm tăng nguy cơ cuộc mổ. Cắt ruột thừa nội soi
an toàn ở những bệnh nhân ASA I và II, nhưng bệnh nhân ASA III cần
chuẩn bị hồi sức và dự hậu những tình huống có thể xảy ra khi bơm
CO2 vào ổ bụng sẽ làm thay đổi tuần hoàn, tăng cản trợ mạch máu về
tim. Vấn đề này sẽ nguy hiểm ở những bệnh nhân ASA III. Anna Lasek
(2018), trong một nghiên cứu đa trung tâm cho thấy ở nhóm bệnh nhân
66

viêm ruột thừa được phẫu thuật nội soi đánh giá ASA II cũng chiếm chủ
yếu với tỉ lệ 60,25% [30].

4.4.2. Bệnh kèm theo

Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh lý kèm theo nhiều nhất là
tăng huyết áp có 31 trường hợp chiếm 43,7%, kế đến là thiếu máu cục
bộ cơ tim 10 (14,1%) trường hợp. 18 (25,4%) trường hợp không có bệnh
lý kèm theo. Trong đó, 5 (7,5%) trường hợp bệnh lý kèm theo khác như:
parkingson, nhồi máu não, cường giáp kèm tăng huyết áp và trào ngược
dạ dày thực quản (Bảng 3.3).

Trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Hai (2011) ở bệnh nhân cao
tuổi bị viêm ruột thừa cấp có 67,78% số trường hợp mắc từ 1 - 3 bệnh
mạn tính kèm theo, trong đó bệnh kèm theo hay gặp nhất là các bệnh lý
tim mạch chiếm tỷ lệ 41,11%, tiếp theo là các bệnh lý tiết niệu chiếm tỷ
lệ 11,11%, bệnh nội tiết chiếm tỷ lệ 11,11%, bệnh tiêu hóa chiếm tỷ lệ
10% [8]. Tác giả Lê Quang Huy (2015), bệnh lý kèm theo chiếm 52,6%,
trong đó tăng huyết áp có 33/76 trường hợp (43,4%), đái tháo đường có
7/76 (9,2%) [10]. Emine Emektar (2022), bệnh lý kèm theo trong nhóm
viêm phúc mạc ruột thừa là 81% và trong đó 40% là nhóm bệnh lý tim
mạch chủ yếu là tăng huyết áp, kế đến là đái tháo đường 20%, bệnh
thận mạn 25% và bệnh phổi tắc nghẽn 15% [36].

Chúng ta thấy rằng, bệnh lý kèm theo trong các nghiên cứu đều
tương tự, bệnh lý tim mạch hay gặp ở người cao tuổi nói chung vì vậy
67

nhóm bệnh này cũng kèm theo khá nhiều trong nhóm bệnh viêm phúc
mạc ruột thừa ở người cao tuổi. Vấn đề này cần được chú ý khi đánh
giá tiền phẫu cho bệnh nhân.

4.4.3. Thời gian phẫu thuật

Thời gian phẫu thuật trung bình là 60,92 ± 20,42 phút, phẫu thuật
nhanh nhất là 35 phút và dài nhất 145 phút.
Không có trường hợp nào phải chuyển mổ mở.
Thời gian mổ nội soi theo Đỗ Thị Mỹ Oanh (2004) trong những
trường hợp viêm phúc mạc ruột thừa là 65,4 ± 19,6 phút [18].
Theo Nguyễn Văn Hai (2011), thời gian mổ nội soi cắt ruột thừa
viêm trung bình ở người cao tuổi từ nghiên cứu là 33,6±10 phút, trong
đó đa số có thời gian mổ từ 30 đến 39 phút chiếm 35,63% [8].
Lê Quang Huy (2015), thời gian mổ trung bình là 71,671 ± 32,126
phút, ít nhất là 30 phút và nhiều nhất là 190 phút [10].
So sánh với thời gian phẫu thuật ở nhóm bệnh nhân trẻ của Ziad
Abdel Raouf Ismail (2022) trung bình 67.90 ± 15.23 phút [72].
68

Bảng 4.2. So sánh thời gian phẫu thuật

Tác giả Thời gian mổ trung bình (phút)

Đỗ Trọng Hải (2003) [9] 61

Đỗ Thị Mỹ Oanh (2004) [18] 69,2

Nguyễn Văn Hai (2011) [8] 33,6

Lê Quang Huy (2015) [10] 71,7

Ziad Abdel Raouf Ismail (2020) [72] 67.90

Chúng tôi (2023) 60,92

Thời gian phẫu thuật trung bình trong các nghiên cứu đa số trên
60 phút. Thời gian này cũng không khác biệt lắm ở nhóm bệnh nhân
cao tuổi và bệnh nhân trẻ ở các nghiên cứu. Thời gian này phụ thuộc
vào những yếu tố sau: vị trí ruột thừa, cơ địa và tổng trạng bệnh nhân,
kinh nghiễm phẫu thuật viên [24].
69

4.4.1. Mức độ đau sau mổ


Trong nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận, sau mổ bệnh nhân chủ
yếu đau ở mức trung bình chiếm 56,3% trường hợp, kế đến là đau nhẹ
chiếm 22,5% trường hợp và 21,2% trường hợp đau nhiều (Bảng 3.9).

Phẫu thuật nội soi có ưu điểm là ít đau, cho phép bệnh nhân vận
động sớm hơn, ho khạc hiệu quả hơn giúp cho việc lặp lại lưu thông ruột
sớm hơn, tránh được những biến chứng hô hấp như viêm phổi, xẹp phổi
và bí tiểu sau mổ (Khánh Vân).

Theo tá giả Nguyễn Văn Hai (2011), sau phẫu thuật nội soi bệnh nhân
chủ yếu đau ít chiếm 89,66% trường hợp [8]. Lê Quang Huy (2015), tỉ
lệ đau vừa và ít xấp xỉ nhau lần lượt là 44,7% và 47,4% [10]. Ziad
Abdel Raouf Ismail (2020) so sánh mức độ đau sau phẫu thuật nội soi
và mổ mở viêm phúc mạc ruột thừa bằng thang VAS, cho thấy kết quả
đau tính bằng thang điểm VAS thấp hơn rõ rệt ở nhóm phẫu thuật nội
soi [72].
4.4.2. Thời gian trung tiện sau mổ:
Nghiên cứu của chúng tôi có thời gian trung tiện trung bình là
21,5 ± 11,25 giờ. Trước 24 giờ chiếm 54,9% trường hợp, kế đến là 24
48 giờ chiếm 39,5% trường hợp, chỉ có 5,6% trường hợp trung tiện
chậm sau mổ 48 -72 giờ (Bảng 3.8).
70

Bảng 4.3. So sánh thời gian trung tiện

Thời gian trung tiện trung bình (giờ)


Tác giả

Nguyễn Khánh Vân (2004) [24] 26,9

Đỗ Trọng Hải (2003) [9] 30

Nguyễn Mạnh Dũng (2010) [3] 24,04

Nguyễn Văn Hai (2011) [8] 28,7

Lê Quang Huy (2015) [10] 54,4

Chúng tôi (2023) 21,5

Thời gian trung tiện trong nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đương so
với các giả trong nước nhưng sớm hơn nhiều so với nghiên cứu của Lê Quang Huy.

Thời gian trung tiện phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: độ tuổi, tình trạng viêm
phúc mạc, dinh dưỡng, mức độ đau, thời gian phẫu thuật. Chúng tôi thấy có
mối liên quan giữa trung tiện sau mổ và thời gian phẫu thuật với p=0,003.
71

Ngoài ra, ở nhóm bệnh nhân trung tiện sớm trước 24 giờ, đa phần có
mức độ đau nhẹ và chúng tôi nhận thấy có mối tương quan có ý nghĩa
thống kê giữa 2 biến số này (X2=11,041, p=0,026).

4.4.3. Biến chứng sau mổ

Nghiên cứu của chúng tôi có kết quả sau mổ hầu hết không có
biến chứng 69 (97,2%) trường hợp, chỉ 1 (1,4%) trường hợp nhiễm
trùng vết mổ và 1 (1,4%) trường hợp áp xe tồn lưu (Bảng 3.10). Tỉ lệ
biến chứng của chúng tôi thấp hơn khá nhiều so với nghiên cứu của Lê
Quang Huy (2015), có 81,6% không có biến chứng sau mổ [10].

Tỷ lệ biến chứng chung sau mổ của chúng tôi là 18,4%. Ngoài ra,
tác giả còn phân tích biến chứng chung theo nhóm tuổi ở bệnh nhân ≥
80 tuổi so với nhóm tuổi 60 – 79 không có sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê χ2 = 1,570, p = 0,2.

Theo Kwon Sang Moon và cs (2012), nghiên cứu bệnh viêm ruột
thừa ở người cao tuổi có tỷ lệ biến chứng chung là 24,4% [51]. Ở nhóm
bệnh nhân tuổi từ 60-79 và nhóm bệnh nhân hơn 80 tuổi, tỷ lệ biến chứng
sau mổ lần lượt là 22,7% và 32,1% (p= 0,292).

Ngoài ra, theo Đỗ Minh Đại (2003), biến chứng rò manh tràng
sau mổ cũng gặp ở 4,3% trường hợp [4], tỉ lệ này theo Ziad Abdel
Raouf Ismail (2020) là 5% [72].
72

Tỷ lệ nhiễm trùng vết mổ từ 0 - 15% sau mổ cắt ruột thừa nội


soi. Nhiễm trùng vết mổ trong mổ cắt ruột thừa nội soi ít hơn mổ mở,
do đưa được ruột thừa vào lòng trocar hoặc cho vào túi để lấy ra ngoài,
tránh được việc tiếp xúc giữa ruột thừa và vết mổ [30]. 1,4% là tỉ lệ
nhiễm vết mổ trong nghiên cứu của chúng tôi.

Ngoài ra, chúng tôi thấy thời gian phẫu thuật dài sau mổ có liên quan
đến biến chứng nhiễm trùng vết mổ với p=0,029 (Bảng 3.11). Theo Hồ
Hữu Đức (2011), nghiên cứu 235 trường hợp cắt ruột thừa nội soi do
viêm phúc mạc tỷ lệ nhiễm trùng vết mổ là 7,2% [5]. Ferranti (2012), tỉ
lệ nhiễm vết mổ là 5.5% [41].

Anna Lasek và cộng sụ (2018), thống kê đa trung tâm đưa ra 1 số


vấn đề dẫn đến biến chứng sau mổ ở bệnh nhân viêm phúc mạc ruột
thừa cao tuổi như: độ tuổi càng cao thì nguy cơ biến chứng sau mổ càng
cao, thời gian phẫu thuật dài [30].

Ngoài ra, về mặt khía cạnh phẫu thuật thì Senekjian (2013) kết luận
tỷ lệ nhiễm trùng vết mổ ở những trường hợp cắt ruột thừa nội soi thấp
hơn so với mổ mở [64].

Một vấn đề ở người cao tuổi là dễ bị viêm phổi là do chức năng


của phổi giảm, có các bệnh lý mạn tính ở phổi, các chất đàm nhớt xuất
tiết nhiều sau khi gây mê nội khí quản, nhưng lại khó bài tiết ra được,
bệnh nhân chậm vận động sau mổ
. Trong nghiên cứu của chúng tôi không gặp trường hợp nào.
73

Theo Lê Quang Huy (2015) tỉ lệ viêm phổi là 2,6% [10]. Theo


Nguyễn Văn Nghĩa (2002), một vấn đề đáng lưu tâm trong nghiên cứu
viêm ruột thừa ở 198 bệnh nhân là tỷ lệ tử vong 3,03% nhưng có đến
66,66% trường hợp do biến chứng hô hấp [17].

4.4.5. Thời gian nằm viện;


Thời gian này trong nghiên cứu của chúng tôi trung bình 5,25 ±
0,23 ngày (ngắn nhất 3 ngày, dài nhất 12 ngày), kết quả này tương
đương với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Hai (2011) là 5,29 ±
1,42 ngày [8].
Bảng 4.4. So sánh thời gian nằm viện
Tác giả Thời gian nằm viện trung bình (ngày)

Nguyễn Mạnh Dũng [3] 7,27

Ferranti (2012) [41] 7,2

Lê Quang Huy (2015) [10] 7,37

Marthe Weinandt (2020) [56] 9,6

Emine Emektar (2022) [36] 6

Chúng tôi (2023) 5,25

Thời gian nằm viện của chúng tôi khá ngắn so với các tác giả khác,
có thể là do trong nghiên cứu của chúng tôi ít biến chứng, tình trạng ổ
bụng không quá dơ vì dịch ổ bụng tập trung chủ yếu ở hố chậu phải chiếm
74

80,3% (Bảng 3.7), phục hồi nhu động tốt sau mổ. Tuy nhiên, khi so sánh
thời gian nằm viện trong nhóm có hay không biến chứng nhiễm trùng vết
mổ. Chúng tôi nhận thấy thời gian nằm viện ở 1 bệnh nhân nhiễm vết mổ
có dài hơn nhưng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,53).

4.4.3. Tái khám:

Sau 1 tháng, hầu hết bệnh nhân có sẹo mổ lành khá tốt chiếm
97,2%, có 1 (1,4%) trường hợp sẹo lồi và 1 (1,4%) trường hợp phản
ứng chỉ ngay vết mổ rốn chỉ theo dõi và điều trị nội khoa. Tuy nhiên,
sau 3 tháng chỉ còn 1 trường hợp sẹo lồi chiếm 1,4%. Nghiên cứu của
chúng tôi kết thúc ở thời điểm 3 tháng. Theo nghiên cứu cảu Nguyễn
Văn Hai (2011), thời gian theo dõi 2- 4 năm cho thấy tỷ lệ vết mổ liền
sẹo đẹp từ 98,11-100% [8]. Chúng ta có thể thấy rằng, sẹo mổ lành tốt
là 1 ưu điểm khá lớn của phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa kể cả ở người
cao tuổi.
75

KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 71 trường hợp viêm phúc mạc do ruột thừa vỡ ở
người cao tuổi tại bệnh viện Đa Khoa Thành Phố Cần Thơ chúng tôi
ghi nhận một số kết quả như sau:

1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng

Tuổi trung bình là 70,76 ± 7,42 tuổi, lớn nhất là 93 tuổi và nhỏ
nhất là 60 tuổi Tỷ lệ giới nam là 45,1%, nữ là 54,9%.

Bệnh nhân có bệnh lý kèm theo là 74,9%, trong đó bệnh lý tim


mạch chiếm tỷ lệ cao nhất.

Đau bụng 100% bệnh nhân nhập viện, với vị trí khởi phát đau
nhiều nhất là hố chậu phải. 41,07 ± 21,23 giờ. Khởi phát ngắn nhất 20
giờ và dài nhất 96 giờ.

Sốt chiếm tỉ lệ 77,5%, nhiệt độ chủ yếu từ 37,5 – 38,50C, nôn ói ít


kèm theo chỉ 25,4%.

Đề kháng vùng hố chậu phải chiếm 56,3%, phản ứng dội chiếm tỉ lệ
thấp khoảng 36,6%.

Bệnh nhân có số lượng bạch cầu hơn 10000 tb/mm3 là 73,2% và chủ
yếu tăng trong khoảng 10.000 – 15.000 tb/ mm3 .Tỷ lệ bạch cầu đa nhân
trung tính tăng 70,4%.
76

Siêu âm bụng phát hiện hình ảnh viêm ruột thừa là 95,2%,siêu âm
thấy được ruột thừa viêm và không dịch ổ bụng chiếm nhiều nhất 74,6% .

2. Kết quả điều trị

Đánh giá ASA I,ASA II chiếm 99% trường hợp.

Thời gian phẫu thuật trung bình là 60,92 ± 20,42 phút, phẫu thuật
nhanh nhất là 35 phút và dài nhất 145 phút. Không có trường hợp nào
phải chuyển mổ mở.

Thời gian trung tiện trung bình là 22,5 ± 11,25 giờ. Sau mổ bệnh
nhân chủ yếu đau ở mức trung bình chiếm 56,3% trường hợp đau nhẹ
chiếm 22,5% trường hợp và 21,2% trường hợp đau nhiều.

Mối tương quan giữa đau và trung tiện sau phẫu thuật, chúng tôi
nhận thấy có mối tương quan có ý nghĩa thống kê p=0,026.

Sau mổ hầu hết không có biến chứng (98,6%) trường hợp với
p=0,029 (One way Anova).

Kết quả điều trị tốt 83,1% trường hợp, 16,9% trường hợp khá .

Hầu hết bệnh nhân có sẹo mổ lành khá tốt chiếm 97,2%,

Nhiễm trùng vết mổ 1,4% trường hợp.


77

KIẾN NGHỊ

Phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa do viêm phúc mạc ở bệnh nhân
lớn tuổi là an toàn và có thể áp dụng tại tuyến y tế cơ sở.

Sau phẫu thuật cần chú ý vận động sớm sau phẫu thuật nhằm
hạn chế các bệnh lý do nằm lâu tại bệnh viện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. Nguyễn Tấn Cường (2010), “Nội soi chẩn đoán và phẫu thuật qua nội soi”,
Phẫu thuật thực hành, Nhà xuất bản Y Học chi nhánh Thành Phố Hồ Chí
Minh, trang 221-233.
2. Đinh Văn Chiến (2012), “Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị viêm
ruột thừa ở người cao tuổi tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội”, Luận văn thạc
sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
3. Nguyễn Mạnh Dũng, Nguyễn An, Lê Phong Huy (2010), "Phẫu thuật nội soi
viêm phúc mạc ruột thừa", Tạp chí Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh. 14(1), tr.
235-244.
4. Đỗ Minh Đại, Nguyễn Hoàng Bắc, Nguyễn Tấn Cường, Nguyễn Đình Tường
Lân (2003), “Phẫu thuật nội soi điều trị viêm phúc mạc ruột thừa”, Tạp chí Y
Học Thành Phố Hồ Chí Minh tập 7 (1), trang 95-99.
5. Hồ Hữu Đức (2011), "Phẫu thuật nội soi điều trị viêm phúc mạc ruột thừa",
Tạp chí Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh. 15(2), tr. 272-275.
6. Vương Thừa Đức, Nguyễn Tạ Quyết (2010), “Cắt ruột thừa nội soi ở người
nhiều tuổi”, Tạp chí Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh tập 14 (1), trang 2007-
214.
7. Trần Bình Giang (2012), “Phẫu thuật cắt ruột thừa qua nội soi”, Phẫu thuật nội
soi ổ bụng, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, tr 346-354.
8. Nguyễn Văn Hai (2011), Nghiên cứu chẩn đoán và kết quả phẫu thuật nội soi
cắt ruột thừa viêm ở người cao tuổi tại Bệnh viện đa khoa Đồng Tháp, Luận
án Tiến sĩ y học, Học viện quân y.
9. Đỗ Trọng Hải, Nguyễn Tuấn (2003), “Ưu điểm và hiệu quả của cắt ruột thừa
nội soi trong điều trị viêm ruột thừa cấp”, Tạp chí Y Học Thành Phố Hồ Chí
Minh tập 7 (1), trang 100-104.
10. Lê Quang Huy (2015), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết
quả phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa viêm đến muộn trên bệnh nhân lớn tuổi
tại bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần thơ. Luận văn bác sĩ nội trú, Trường
Đại học Y dược Cần Thơ.
11. Mai Thế Khải, Bùi Diệu Minh (2012), "Giá trị của siêu âm 2D trong chẩn
đoán viêm ruột thừa tại bệnh viện Thống Nhất, TP. Hồ Chí Minh", Tạp chí Y
Học Thành Phố Hồ Chí Minh. 16(1), tr. 203-207.
12. Nguyễn Quý Khoáng (2010), “Siêu âm chẩn đoán bệnh lý ruột thừa”,
Website Chẩn đoán hình ảnh của bác sĩ Nguyễn Quý Khoáng, Chi hội
siêu âm Việt Nam.
13. Nguyễn Văn Liễu, Nguyễn Hữu Trí, Nguyễn Đoàn Văn Phú (2008),
"Nghiên cứu ứng dụng điều trị ruột thừa viêm bằng phương pháp phẫu
thuật nội soi tại bệnh viện Trường đại học Y Huế qua 2139 trường hợp",
Tạp chí Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh. 12(4), tr. 215-219.
14. Phạm Văn Lình (2008), “Ruột thừa viêm cấp”, Ngoại bệnh lý tập 1, Nhà xuất
bản y học, Hà Nội, trang 96-108.
15. Phạm Văn Năng, Phạm Văn Lình (2014), “Viêm ruột thừa”. Bệnh học ngoại
khoa tiêu hóa - gan mật, Nhà xuất bản Y học, Thành phố Hồ Chí Minh, tr.
102-115.
16. Lê Quang Nghĩa (2008), “Đau liên quan với phẫu thuật”, Ngoại khoa cơ sở
triệu chứng học ngoại khoa, Nhà xuất bản Y học chi nhánh Thành phố Hồ
Chí Minh, trang 60-68.
17. Nguyễn Văn Nghĩa (2002), “Viêm ruột thừa cấp trên người lớn tuổi: Đặc
điểm lâm sàng và điều trị”, Luận văn thạc sĩ y học,Trường Đại học Y
Dược thành phố Hồ Chí Minh.
18. Đỗ Thị Mỹ Oanh (2004), “Điều trị viêm phúc mạc khu trú do viêm ruột
thừa bằng phẫu thuật nội soi”, Luận văn thạc sĩ Y học.Trường Đại học Y
Dược thành phố Hồ Chí Minh.
19. Nguyễn Trung Tín (2007). “Viêm ruột thừa cấp”. Bệnh học Ngoại khoa tiêu
hóa, Nhà xuất bản Y học, trang 181-194.
20. Võ Văn Tiệp (2018), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết
quả điều trị sớm phẫu thuật nội soi viêm ruột thừa ở người cao tuổi tại
Bệnh Viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ năm 2017- 2018”. Luận án
chuyên khoa II,Trường Đại học Y dược Cần Thơ.
21. Trần Văn Tuấn (2015), Nghiên đặc điểm lâm sang, cận lâm sàng, kết quả siêu
âm trong chẩn đoán và đánh giá kết quả điều trị viêm ruột thừa chưa có biến
chứng ở trẻ em bằng phẫu thuật nội soi tại bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ.
Luận án chuyên khoa II, Trường Đại học Y dược Cần Thơ.
22. Phan Hải Thanh (2011), Ứng dụng phẫu thuật nội soi trong điều trị viêm
phúc mạc ruột thừa ở bệnh nhân cao tuổi tại bệnh viện Trung ương Huế”,
Luận án tiến sỹ y học năm 2011, Trường Đại học Y dược Huế.
23. Nguyễn Trung Tín (2011), “Viêm ruột thừa cấp”, Bệnh học ngoại khoa
tiêu hóa, Nhà xuất bản Y học, trang 181-194.

24. Nguyễn Khánh Vân (2004), “Phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa chưa có
biến chứng trên người lớn tuổi”, Luận văn thạc sĩ y học,Trường Đại học Y
Dược thành phố Hồ Chí Minh.
25. Nguyễn Quốc Đạt (2018), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
và kết quả sớm phẫu thuật nội soi điều trị viêm ruột thừa muộn tại bệnh
viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ”, Tạp chí Y Dược Trường Đại học
Y Dược Cần Thơ.
26. Kim Văn Vụ (2013), “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng viêm ruột thừa
sau manh tràng điều trị tại bệnh viện Đại học y Hà Nội”, Tạp chí Y Học
thực hành (893) số 11/2013, trang 64-66.
27. Nguyễn Quang Quyền (2016), “Atlas giải phẫu người”, Nhà xuất bản Y
học 2016, trang 153-154.
TIẾNG ANH
28. Abdelkarim H Omari, Muhammad R Khammash, Ghazi R Qasaimeh,
Ahmad K Shammari, Mohammad K Bani Yaseen, Sahel K Hammori
(2018), "Acute appendicitis in the elderly: risk factors for perforation",
World Journal of Emergency Surgery. 9(6).
29. Alfredo Alvarado (2018), “Clinical Approach in the Diagnosis of Acute
Appendicitis”. http://dx.doi.org/10.5772/intechopen.75530.
30. Anna Lasek (2018), “The significant impact of age on the clinical
outcomes of laparoscopic appendectomy. Results from the Polish
Laparoscopic Appendectomy multicenter large cohort study”, Medicine,
http://dx.doi.org/10.1097/MD.0000000000013621.
31. Anhel Koluh (2012), “Complications during and after laparoscopic
appendectomy”, Bhsurgery vol 2, pp 49-53.
32. Audrey Stevens (2022), “Age is associated with increased morbidity
after laparoscopic appendectomy”, Surgery, 172, pp 488 – 493.
33. Díaz-Barrientos C.Z, Aquino-González A, Heredia-Montano M. Navarro-
Tovar, M.A. Pineda-Espinosa, I.A. Espinosa de Santillanac (2018), “The
RIPASA score for the diagnosis of acute appendicitis: A comparison
with the modified Alvarado score”, Revista de Gastroenterología de
México. 2018;83(2):112-116.
34. Dayun Wang (2019), “Laparoscopy versus open appendectomy for elderly
patients, a meta-analysis and systematic review”, BMC surgery,
https://doi.org/10.1186/s12893-019-0515-7.
35. Doaa Omar Refaat (2021), “Laparoscopic versus Open Appendectomy for
Complicated Cases of Acute Appendicitis in Adults”, European Journal
of Molecular & Clinical Medicine, 8(4), 2980 – 2993.
36. Emine Emektar (2022), “Determination of factors associated with
perforation in patients with geriatric acute appendicitis”, Ulus Travma
Acil Cerrahi Derg, 28(1), pp: 33 – 38.

37. Emmanuel Katsogridakis, Goran Pokusevski, and Peter Byrne (2017),


“Acute appendicitis presenting as a complicated inguinal hernia: a case
of left-sided Amyand’s hernia in an elderly man”, Journal of Surgical
Case Reports, 2017;11, 1–3.
38. Emre A, Akbulut S, Bozdag Z, et al (2013), “Routine Histopathologic
Examination of Appendectomy Specimens: Retrospective Analysis of
1255 Patients”, International Surgery, 2013;98(4):354-362.
39. Faruk Gungor, Taylan Kilic, Kamil Can Akyol, Gizem Ayaz, Umut
Cengiz Cakir, Mehmet Akcimen, and Cenker Eken (2017), “Diagnostic
Value and Effect of Bedside Ultrasound in Acute Appendicitis in the
Emergency Department”, Academic Emergency Medicine• May 2017,
Vol. 24, No. 5 • www.aemj.org.
40. Eren Altun, Veli Avci, Meltem Azatçam (2017), “Parasitic infestation in
appendicitis. A retrospective analysis of 660 patients and brief literature
review”, Saudi Med J 2017; Vol. 38 (3) www.smj.org.sa.
41.F. Ferranti, F. Corona, L.M. Siani, A. Stefanuto, D. Aguzzi, E. Santoro
(2012), “Laparoscopic versus open appendectomy for the treatment of
complicated appendicitis”, G Chir Vol. 33-n. 8/9-pp 263-267.
42. Ferrarese AG, Martino V, Enrico S, et al (2013), “Laparoscopic
appendectomy in the elderly: our experience”, BMC Surgery.
2013;13(Suppl 2):S22.
43. Francesco Giudici, Stefano Scaringi, Daniela Zambonin, Costantino
Voglino, Luca Messerini, Ferdinando Ficari, Paolo Bechi (2018), “Poor
pathogenetic role of luminal obstruction in the development of
appendicitis” A case report Giudici et al. Medicine (2018) 97:15.
44. Guller (2004), “Laparoscopic appendectomy in the elderly”, Sugery, pp:
480 – 488. doi:10.1016/j.surg.2003.12.007

45. Hannan Md. Jafrul (2014), “Laparoscopic Appendectomy in Children:


Experience in a Single Centre in Chittagong, Banglades”, Minimaly
Invasive Surgery, volume 2014, Article ID 125174.
46. Hyun Nam Baek, Yong Hwan Jung, Yong Hee Hwang (2011), “Laparoscopic
Versus Open Appendectomy for Appendicitisin Elderly Patients”, Journal of
the Korean society of Coloproctology, 27(5), pp 241- 245.
47. John Maa, Kimberly S.Kirkwood (2012), “The appendix”, Sabiston Textbook
of surgery, 19th, Elsevier Saunders, pp 1279-1293.
48.J. A. A. Awe, A. M. Soliman, R. W. Gourdie (2013), "Stump Appendicitis:
An Uncompleted Surgery, a Rare but Important Entity with Potential
Problems", Case Rep Surg. 2013.
49. Kirshtein B, Perry ZH, Mizrahi S, Lantsberg L (2009), “Value of laparoscopic
appendectomy in the elderly patient”, World J Surg 33(5) pp 918-22
50. Kraemer M, Franke C, Ohmann C, Yang Q; Acute Abdominal Pain Study
Group (2000), “Acute appendicitis in late adulthood: incidence, presentation,
and outcome. Results of a prospective multicenter acute abdominal pain
study and a review of the literature”, Langenbecks Arch Surg Nov;
385(7):470-81. (PMID: 11131250).
51. Kwon Sang Moon, Yong Hwan Jung, Eun Hun Lee, Yong Hee Hwang (2012),
“Clinical Characteristics and Surgical Safety in Patients withAcute
Appendicitis Aged over 80”, J Korean Soc Coloproctol28(2), pp 94-99.
52. Lara Senekjian, Raminder Nirula (2013) “Tailoring the Operative
Approach for Appendicitis to the Patient: A Prediction Model from
National Surgical Quality Improvement Program Data”, J Am Coll Surg,
Vol. 216, No. 1, pp 34-40.
53. Lunca S, Bouras G, Romedea NS (2004). “Acute Appendicitis in the Elderly
Patient: Diagnostic Problem, Prognostic Factor and Outcome”, Rom J
Gastroenterol 13(4), pp 299-303. (PMID: 15624027).
54. Lim SG, Ahn EJ, Kim SY, et al (2011),“A Clinical Comparison of
Laparoscopic versus Open Appendectomy for Complicated
Appendicitis”, Journal of the Korean Society of Coloproctology. 2011;
27(6):293-297.
55. Lin H-F, Lai H-S, Lai I-R (2014),“Laparoscopic treatment of perforated
appendicitis”, World Journal of Gastroenterology : WJG, 20(39):14338-
14347.
56. Marthe Weinandt (2020), “Appendicitis is a severe disease in elderly
patients: a twenty year audit”, JSLS, 24(3).
57. Moazzez A, Mason RJ, Katkhouda N (2012), “Thirty-day outcomes of
laparoscopic versus open appendectomy in elderly using ACS/NSQIP
database”, Surg Endosc, Outpatient Surgery, H. Claude Hudson
Comprehensive Health Center, Los Angeles, CA, USA (PMID: 23052532).
58. Mounir Bouali and et (2022), “Value of Alvarado scoring system in diagnosis
of acute appendicitis”, Annals of medicine and surgery, Vol 77, pp 1-3.
59. N Pokharel, P Sapkota, B KC, S Rimal, S Thapa and R Shakya (2011), “Acute
appendicitis in elderly patients: a challenge for surgeons”, Nepal Med Coll J
13(4), pp 285-288.
60. Robert M. Zollinger, E. Christopher Ellison (2011), “Appendectomy,
Laparoscopic”, Zollinger’s Aslat of surgical operations 9th, Mc Graw Hill,
pp: 130-131.
61. Salahuddin O, Malik MA, Sajid MA, Azhar M, Dilawar O, Salahuddin A
(2012), “Acute appendicitis in the elderly”, J Pak Med Assoc 62(9), pp 946- 9
(PMID: 23139981).
62. Samir DELIBEGOVIĆ (2012), “Basic principles of laparoscopic
appendectomy”, Med Pregl LXV (9-10), pp: 383-387.
63. Schartz (2010), “The appendix”, Principles of surgery, 9th, McGraw Hill
companies.
64. Senekjian, Raminder Nirula (2013), "Tailoring the Operative Approach for
Appendicitis to the Patient: A Prediction Model from National Surgical
Quality Improvement Program Data", J Am Coll Surg. 216(1), pp. 34-40.
65. Shirzad Nasiri, Fatemeh Mohebbi, Nassim Sodagari, Anushiravan Hedayat
(2012), “Diagnostic values of ultrasound and the Modified Alvarado Scoring
System in acute appendicitis”, International Journal of emergency medicine,
5:26, Springer.
66. Siripong Sirikurnpiboon (2015), “Factor associated with perforated
appendicitis in elderly patients in tertiary care hospital”, Surgery Research
and Practice, http://dx.doi.org/10.1155/2015/847681.
67. Thomas T Hui (2002), “Outcome of elderly patients with appendicitis”,
American Medical Association, Vol 137.
68. Wagih Mommtaz Ghnnam (2012), “Elderly versus young patients with
appendicitis 3 years experience”, Alexandria Journal of Medicine 48, pp 9-
12.
69. Wong CS, Naqvi Suppurative appendicitis (2011), “Appendicular
perforation at the base of the caecum, a rare operative challenge in acute
appendicitis, a literature review”, World Journal of Emergency Surgery:
WJES. 2011; 6:36.
70. Zheng-Hao Huang, Yu-Chen Chiu, Li-Lu Ho, Hsiu-Lung Fan, Chun- Chi
Lu (2018), “Acute appendicitis complicated with necrotizing fasciitis in
a patient with adult-onset Still’s disease”, Medicine, Vol 97(5).
71. Zinner, Stanley (2007), Appendix and appendectomy, Maingot’s abdominal
operation, 11th, McGraw Hill companies.
72. Ziad Abdel Raouf Ismail (2020), “Laparoscopic appendectomy for
perforatedappendicitis; a comparison with open appendectomy”, SVU- IJMS,
3(2): pp: 69-78
MẪU BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU

Số bệnh án: …………………….

I. HÀNH CHÁNH

1. Họ và tên bệnh nhân:................................Giới:………. Tuổi:…….

2.Địa chỉ: ...................................................... ..................... ..................

...................................................................... SĐT: ............ ..................

2. Ngày vào viện:...........................................................................................

II.CHUYÊN MÔN

4. Lý do nhập viện:................................................................................

5. Thời gian từ biểu hiện đến lúc nhập viện:.........................................

6. Tiền sử:

6.1. Hút thuốc: gói/ năm

6.2. Uống rượu:................................................................................

6.3. Sử dụng corticoid: ....................................................................

6.4. Phẫu thuật …………………………………………………….

6.5. Các bệnh kèm theo:

- Tăng huyết áp………………………………………………….


- Đái tháo đường…………………………………………………
- Bệnh phổi………………………………………………………..
- Bệnh tim…………………………………………………………
- Bệnh thận…………………………………………………………..
- Khác :………………………………………………………………
………………………………………………………………………..
7. Điểm đau khởi phát: …………………………………………………

8. Triệu chứng lâm sàng:

8.1. Buồn nôn hoặc ói 1. Có 2. Không

8.2.Đau bụng khu trú hố chậu phải 1. Có 2. Không

8.3. Phản ứng dội 1. Có 2. Không

8.4. Cảm ứng phúc mạc 1. Có 2. Không

8.5. Nhiệt độ tăng:

1. Không sốt: ≤ 37.5 0C


2. Sốt nhẹ: >37.50C-380C
3. Sốt vừa: 38.10C-390C

4. Sốt cao: >390C

9. Cận lâm sàng:

9.1. Số lượng bạch cầu:

- Không tăng: < 10000/mm3

- Tăng vừa: 10000-15000/mm3

- Tăng cao: 15000-20000/mm3


- Tăng rất cao: >20000/mm3

9.2. Tỷ lệ phần trăm neutrophil:

- Không tăng <75%...............

- Tăng ≥ 75%.......................

9.3. Siêu âm: ..........................................................................................….

………………………………………………………………

10 . Chẩn đoán trước phẫu thuật: ..........................................................

11. ASA:

 I  II  III  IV V
12. Đánh giá trong lúc mổ

12.1. Thời gian mổ: ...............................................................................

12.2. Biến chứng trong lúc mổ: .............................................................

- Dịch trong lúc mổ:

+ Vị trí:

+ Tính chất:

12.3. Vấn để chuyển mổ mở và nguyên nhân: ......................................

12.4. Chẩn đoán sau mổ: .......................................................................

12.5. Mức độ đau sau mổ:


- Đau dữ dội

- Đau nhiều.

- Đau vừa.

- Đau ít.

- Không đau

12.6. Thời gian trung tiện: .....................................................................

12.7. Các biến chứng sau mổ:

A. Nhiễm vết mổ

B. Áp xe tồn lưu

C. Tắc ruột

D. Xì gốc

E. Không

12.8. Tử vong sau mổ và nguyên nhân tử vong: ...................................

Nêu rõ nếu có tử vong:

12.9. Thời gian nằm viện .......................ngày

13. Đánh giá kết quả khi xuất viện …………………………………

14. Kết quả giải phẫu bệnh ……………………………………………..


15. Kết quả tái khám

Áp xe tồn lưu: 1. Có 2. Không

Nhiễm trùng vết mổ: 1. Có 2. Không

Tụ máu thành bụng 1. Có 2. Không

Khác: ………………………………………………………………………..

16.Kết quả giải phẫu bệnh

+ VRT hoại tử + Khác: ………………………………………

You might also like