You are on page 1of 40

1/23/2018

CẤU TRÚC KIẾN TRÚC

TS. Nguyễn Hồng Ngọc


HK Xuân 2018

• Dựa trên các kiến thức vừa học và đã biết


trong các môn học khác. Mỗi nhóm hãy đề
xuất giải pháp cho kết cấu tường chịu lực hoặc
côt chịu lực cho một công trình tưởng tượng.
• Sử dụng bìa để trình bày kết cấu tường chịu
lực hoặc cột CL này.

1
1/23/2018

• Hoạt động trên lớp: đầu giờ sau khi đã nên các
nguyên tắc của kết cấu chịu lực theo phương đứng
yêu cầu các nhóm sv tạo ra các kc tường chịu lực.

Chương 2:

HỆ KHUNG

2
1/23/2018

CỘT VÀ TƯỜNG CHỊU LỰC

Nội dung chương này:

- Cột là thành phần chịu lực theo phương thẳng


đứng chịu lực nén dọc theo trục.
- Khi một cột ngắn chịu lực nén quá lớn. Cột sẽ bị
phá hủy. Một cột dài chịu lực nén quá lớn sẽ bị
uốn cong một cách đột ngột.
- Tăng chiều dài của cột sẽ làm giảm khả năng chịu
uốn của nó (buckling load).

3
1/23/2018

Mô hình trình bày tình trạng bị phá hoại vì lực nén và uốn
trong cột

Cột ngắn chịu lực nén quá lớn. Cột sẽ bị phá hủy
(crushing). Cột dài chịu lực nén quá lớn sẽ bị uốn cong
(buckling) một cách đột ngột.

Mô hình thể hiện tác động của chiều dài cột tới tính chất chịu
lực của nó

4
1/23/2018

Moment quán tính là


đơn vị đo sự phân bố
vật liệu xung quanh
tâm của một vật. Khả
năng chịu tải trọng
uốn tỷ lệ với moment
quán tính.

Mô hình thể hiện tác động của hình dạng cột lên khả năng
chịu uốn. Khả năng chịu tải tăng lên với moment quán tính.

Hình dạng của cây tre làm nó có tính chịu lực hiệu quả. Hình trụ
phân bố vật liệu xa trọng tâm làm cho mặt căt có moment quán
tính lớn. Khả năng chịu lực của cây tre còn được tăng cường bởi
các mắt ngang, khiến giảm khả năng bị uốn của cây tre.

5
1/23/2018

Đầu cuối của một cột


có thể thuộc dạng liên
kết chốt (hinged) –
cho phép quay nhưng
không cho phép
chuyển động tịnh tiến,
ngàm (fixed)- cả
chuyển động tịnh tiến
lẫn cđ quay đều không
được, hay tự do
(free)- tự do di chuyển
và quay.

Mô hình trình bày tác động của liên kết đầu mút cột với khả
năng chịu uốn của cột

- Tường chịu lực (bearing wall) là thành phần chịu


nén liên tục theo một hướng. Tường chịu lực
phân bố tải trọng đứng đều xuống đất nền. Tường
chịu lực phù hợp nhất khi tải trọng tác động tương
đối đồng đều (vd: trường hợp các dầm phụ sít
nhau).

6
1/23/2018

Tường chịu lực phân bố tải trọng


tập trung đều dọc theo chiều dài.
Cùng một tải tác động lên một
loạt các cột xếp dọc nhau vẫn giữ
nguyên là tải trọng tập trung lên
một cột

Tường chịu lực đảm bảo độ


ổn định theo phương dọc nhờ
khả năng chịu cắt. Một loạt
các cột xếp liên tục không có
khả nang này

Tường chịu lực và tường với móng băng (spread footing) có khả
năng chống lật đồng thời phân bố tải trọng đứng trên một diện
tích lớn dưới đáy

7
1/23/2018

Trích đoạn mặt bằng tòa nhà


Monadnock. Tường ngoài chịu lực
tăng từ 60cm lên 180cm để có thể
chịu tải trọng cộng dồn của sàn và
tường bên trên.

Tòa nhà Monadnock ở Chicago một trong những tòa


nhà cao tầng cuối cùng sử dụng tường chịu lực

- Bổ trụ (pilaster) là phần tường được làm dày trong


tường chịu lực. Bổ trụ được sử dụng dưới phần tải
trọng tập trung để giảm lực nén.

8
1/23/2018

Tác động của phân bố tải trọng và các khoảng mở (cửa đi, cửa sổ)
trong tường CL. Bổ trụ làm việc như một cột tích hợp vào trong
tường để chịu tải trọng tập trung.

Mô hình thể hiện tác động của tải trọng tập trung trong tường CL: a)
tường bị phá hủy do tải trọng tập trung dưới dầm; b) bổ trụ giảm
ứng suất bằng cách tăng diện tích CL; c) tường có khoảng hở với
phần làm cứng bên trong để ngăn uốn.

9
1/23/2018

Siedlung Halen (Thụy Sỹ, Atelier 5). Tòa nhà căn hộ sử dụng
các tường chịu lực để đỡ sàn và mái. Tăng khả năng cách
âm và chống cháy giữa các căn nhà. Lối vào và thông gió
được tổ chức ở hai đầu.

Tường gạch không nung sử dụng trong nhà của người


da đỏ ở Pueblo: khả năng chịu nén kém, khả năng
chịu kéo rất kém  tường dày cho dù là nhà một
tầng. Tường dày đảm bảo khả năng chịu gió mà không
cần phải có thêm bộ phận kết cấu nào khác.

10
1/23/2018

• Cấu trúc hình học của tường quan trọng hơn


khối tích trong việc phát triển độ ổn định ngoài
trong tường chịu lực.

Mô hình trình bày việc sử dụng đặc tính hình học để tăng độ ổn
định của tường chịu lực: a) tấm bìa thể hiện tường không có
khả năng ổn định ngoài; b) gập tấm bìa hình thành một góc
vuông giúp tăng độ ổn định

11
1/23/2018

Tường uốn khúc (vd: Thomas Jeffeson tk cho ĐH


Virginia) sử dụng hình dạng mặt bằng để đạt
được độ ổn định ngoài  sử dụng tường đơn
(single wythe)

Nhà tắm của trung tâm cộng đồng Do Thái tại


Trenton, NJ. KTS: Louis Kahn.

12
1/23/2018

MB nhà tắm của trung tâm cộng đồng Do Thái. Hình dạng
chữ U của tường CL đảm bảo độ ổn định ngoài đồng thời
tạo không gian phục vụ các mục đích công năng và giao
thông. Một vd về nguyên tắc thiết kế của Kahn về không
gian phục vụ và được phục vụ

Habitat 67 sử dụng các khối nhà hộp sếp chồng


lên nhau để tạo nên một loạt các căn hộ khác
nhau. Mỗi khối hộp đều có vườn và view nhìn đa
dạng.

13
1/23/2018

Nội thất một căn hộ ở Habitat 67.


Các vấn đề: ẩm mốc, thấm, giá thành v.v…
https://www.theguardian.com/cities/2015/may/13/habita
t-67-montreal-expo-moshe-safdie-history-cities-50-
buildings-day-35

Habitat 67: a) các đơn vị nhà ở điển hình; b) đv


nhà ở điển hình – vị trí các cáp căng sau.

14
1/23/2018

DẦM VÀ SÀN

1. Dầm là thành phần kết cấu chịu tải vuông góc


với trục của nó. Tải trọng tác động lên dầm là
tải trọng uốn.
2. Độ võng là xu hướng của một thành phần kết
cấu bị uốn cong dưới tác động của tải trọng
tác động vuông góc với trục
3. Độ võng trong dầm là kết quả của ứng suất
kéo ở phía mặt lồi và ứng suất nén ở phía lõm.

15
1/23/2018

Phần trên của dầm chịu nén, phần dưới chịu kéo.
Phần trung gian vẫn giữ nguyên

Mô hình trình diễn ứng suất kéo và nén trong dầm

16
1/23/2018

Ứng suất kéo và nén trong một dầm đớn giản

Các đường ứng suất trong dầm: a) được đỡ trên hai gối
tựa; b) đỡ ở giữa. Các đường ứng suất luôn luôn vuông góc
với nhau. Các đường ứng suất kéo và nén đối xứng với
nhau; các đường ứng suất càng sát nhau ứng suất càng
lớn

17
1/23/2018

Dầm BT chịu uốn khi có và không có côt thép CL

Dầm BT ứng suất trước: a) thép CL cường độ cao được căng trước
giữa các đế bằng kích thủy lực; b) BT được đổ quanh cáp căng
trước; c) xử lý BT, cắt thép. Nếu cáp nằm ở phần dưới của dầm, cắt
cáp có tác dụng tăng cường lực nén cho dầm ở phần này  khiến
dầm cong lên bù vào phần bị võng; b) kết quả sau khi dầm chịu tải

18
1/23/2018

Dầm BT ứng suất sau (posttensioned concrete beam): a)


tạo khuôn, cáp được đặt vào các ống, đổ BT ; b) xử lý BT,
căng cáp bằng các kích thủy lực tại mỗi phía của dầm; c)
tháo ván khuôn và kích thủy lực; cáp được củng cố bằng
neo tại mỗi đầu dầm

4. Dầm BT phải được bố trí cốt thép chịu lực để


ngăn BT bị phá hủy do ứng suất kéo.

5. Thép CL có thể được tăng cường tính chất hiệu


quả bằng cách kéo trước (prestressing), khi nó
được kéo trước khi đổ BT, đồng thời duy trì ứng
suất kéo trong khi BT ninh kết.

6. Một cách khác để tăng khả năng chịu kéo cho


thép là thép CL có thể được căng sau – đặt trong
BT sao cho không có liên kết/ma sát nào giữa thép
với BT.

19
1/23/2018

Mô hình thể hiện hoạt động của dầm không cốt thép, dầm
có côt thép và dầm thép căng trước

Mô hình thể hiện hoạt


động của vì kèo khi
chịu lực tại giữa

20
1/23/2018

a) Dầm gỗ hoạt động như một giàn: chống lại lực cắt giữa phần
thanh trên và phần thanh dưới; b) dầm gỗ laminate

Dầm BT đúc sẵn thiết kế bởi Franz Visintini (Thụy Sỹ, 1904). Phần
dày của thanh trên và thanh dưới có thể thay đổi theo tải trọng
thiết kế

21
1/23/2018

7. Khả năng chống uốn của dầm tăng lên bằng cách
phân bố hầu hết vật liệu trong dầm xa trục trung hòa.
Vì vậy dầm có tiết diện chữ I là dầm có khả năng chịu
lực tốt

8. Dầm Vierendeel là loại dầm co khoảng hở ở giũa


thanh trên và thanh dưới h.c.n. Mặc dù về mặt chịu
lực dầm này không hiệu quả lắm (so sánh với dầm có
khoảng hở tam giác), khoảng hở h.c.n tạo đk để bố trí
các đường ống kỹ thuật

9. Hình dạng của dầm có thể tối đa khả năng CL bằng


cách tăng chiều cao của dầm

Tác động của nhịp lên độ võng của dầm. Độ võng tăng theo lập
phương chiều dài nhịp

22
1/23/2018

Tác động của chiều cao và bề rộng dầm lên độ võng. Độ võng
thay đổi nghịch đảo với bề rộng và lập phương chiều cao của
dầm.

Tác động của sức bền vật liệu lên độ võng của dầm. Độ võng thay
đổi nghich đảo với mô đun đàn hồi của vật liệu

23
1/23/2018

Tác động của vị trí tải trọng lên độ võng của dầm. Độ võng
tăng lên khi tải trọng chuyền về gần vị trí giữa dầm.

Hình dạng mặt cắt của dầm gỗ và dầm thép. Khả năng chịu uốn của
dầm tăng lên khi vật liệu được bố trí xa khỏi trục trung hòa đồng
thời vẫn liên kết với nhau như một dầm. Tác dụng của thanh trên và
thanh dưới là đảm bảo chống lại us nén và us kéo. Thanh chéo liên
kết có tác dụng chông lực cắt ngang, ngăn không cho các thành
trượt tương đối với nhau.

24
1/23/2018

Mô hình trình bày khả năng chống uốn của dầm. Dầm c bị võng
ít nhất vì vật liệu tập trung tại giữa nhịp nơi moment uốn là lới
nhất.

Dầm có tiết diện thay đổi (tapered beam). Hieron, Samothrace


(cuối TK 4 tr.CN). Chiều cao dầm tối đa ở giữa nhịp nơi có
moment uốn lớn nhất. Phần đáy dầm được làm dày lên để bù
lại khả năng chịu kéo kém của vật liệu đá.

25
1/23/2018

Mô hình trình bày giàn tam giác


(với các thanh liên kết chốt) với
dầm Vierendeel (không ổn định
nếu liên kết chốt và ổn định nếu
liên kết ngàm)

Dầm Vierendeel ứng suất trước được sử dụng trong phòng Thi
nghiệm Y Khoa Richards cung cấp không gian cho các đường
ông kỹ thuật (1964, Philadelphia, KTS. Louis Kahn).

26
1/23/2018

Viện Salk, mặt cắt cho thầy dầm Vierendeel được sử dụng để
đảm bảo khoảng không gian trống cột trong phòng thí nghiệp
đồng thời đảm bảo kg cho các đường ống KT

10. Dầm công xon (cantilever) là một thành phần kc


có một đầu ngàm và một đầu tự do. Dầm công xôn
chịu tải trọng vuông góc dọc theo trục

11. Yếu tố ảnh hưởng đến độ võng của dầm công xon
bao gồm chiều dài, chiều sâu và bể rộng, vật liệu
và vị trí của tải trọng.
12. Dầm liên tục là dầm vượt qua nhiều nhịp
13. Dầm Geber bao gồm các đầu tựa lên dầm công
xon, vượt nhịp nhỏ
14. Dầm sít (joists) là các dầm đặt sát nhau theo một
hướng

27
1/23/2018

Mô men uốn tại đầu cuối chịu tải trọng tăng lên với khoảng cách
từ điểm đặt của lực  chiều cao lớn nhất tại gối tựa và thấp
nhất tại đầu tự do. Hình dạng thay đổi này của tiết diện dầm
công xôn là hình dạng có hiệu quả nhất  ứng suất gần như
đều dọc theo dầm.

Cây cọ, cột cờ,cột buồm như những ví dụ về các dầm công xôn
thẳng đứng (một đầu ngàm xuống đất). Các dầm này đều có
dạng thu nhỏ về phía trên là hình dạng chịu lực có hiệu quả nhất.

28
1/23/2018

Tháp nghiên cứu – Johnson’s


Wax toàn bộ kc thẳng đứng
là một cột công xon BTCT từ
móng lên. Móng có tác dụng
ngăn không cho tải trọng gió
gây ra moment lật nhà.

So sánh dầm công xon với dầm treo. Độ võng của dầm treo
lớn hơn dầm công xông vì sự quay của dầm treo tại gối
tựa đơn giản. Nếu dầm treo bị ngàm một đầu thì độ võng
như là dầm công xôn

29
1/23/2018

Đấu củng (tou-kung) như một


loạt các dầm công xông đặt
lên nhau

Cầu kiểu dầm công xôn ở Đuh


Khosi, Nepal.

Sân vận Động Bari (Renzo


Piano Buidling Workshop).

Mặt cắt SVĐ Bari

30
1/23/2018

Sơ đồ chất tải của SVĐ Bari

Chi tiết liên kết: phần dưới


của dầm công xôn

31
1/23/2018

Kết cấu chính của nhà trên


thác như sàn công xôn

Mặt cắt cho thấy sân


của nhà thác như sàn
công xông

Trụ sở Ngân hàng Hongkong. Các cột chính làm việc như các dầm
công xôn thẳng đứng từ đó tỏa ra các vì kèo treo các sàn trung gian

32
1/23/2018

Mặt cắt ngân hàng Hongkong

Sơ đồ chất tải

33
1/23/2018

Chi tiết liên kết giữa cột và các


vì kèo treo

So sánh giữa a)dầm liên tục; b) dầm đơn giản. Mô men uốn
là lớn nhất khi dầm có độ võng lớn nhất. Trong dầm liên tục
không có mo men nào xảy ra tại điểm chuyển giữa moment
dương (uốn lên) và moment âm (uốn xuống)

34
1/23/2018

Dầm Gerber là dầm có chốt tại điểm chuyển đổi. Có tác dụng
tạo ra khẩu độ ngắn giữa hai đầu dầm treo; a) Sơ đồ của dầm
liên tục chi ra điểm chuyển tiếp của moment âm và dương; b)
Dầm Gerber với điểm chuyển tiếp

Vì kèo kiểu công xôn của cầu


đường sắt Firth of Forth hoạt
động như một dầm Gerber. XD
1890. Nhịp 521m

Dầm sít là các dầm được đặt


Sát nhau theo một hướng.
Thường được bố trí theo
phương cạnh ngắn của phòng

35
1/23/2018

Vì kèo kiểu công xôn của cầu


đường sắt Firth of Forth hoạt
động như một dầm Gerber. XD
1890. Nhịp 521m

Dầm sít là các dầm được đặt


Sát nhau theo một hướng.
Thường được bố trí theo
phương cạnh ngắn của phòng

Sự biến dạng của dầm dưới tác dụng của tải trọng

36
1/23/2018

So sánh giữa sàn và một loạt các dầm độc lập đặt sát
nhau; a) một loạt các dầm dưới tải trọng tại một điểm;
b) trong sàn các vùng gần kề nhau cùng chịu lực và cùng
đóng góp và khả năng chống uốn củ sàn; c) những phần
gần nhau bị uốn cong dưới tác dụng của us cắt; d) sàn
uốn theo hai phương và vì thế có độ cứng lớn hơn so với
các dầm độc lập

15. Hệ dầm hai phương (a beam grid) là hệ dầm đặt


theo hai phương
16. Sàn (slab) là thành phần chịu uốn phân phối tải
trọng theo ngang theo một hoặc nhiều phương trong
một mp.
17. Sàn chịu lực theo một phương là loại sàn đặt trên
dầm hoặc tường song song và chịu uốn chủ yếu theo
một phương
18. Sàn CL theo hai phương được đỡ 4 phía bởi tường
hoặc dầm chịu uốn theo cả hai phương

37
1/23/2018

Các loại sàn

Sàn sườn chèn gạch rỗng

38
1/23/2018

Sàn sườn a) sàn có dầm sít theo một phương; b) dầm sít dạng
T đôi; c) dầm gỗ sít; d) sàn ô cờ (two-way joists- waffle slab.

Sàn BTCT bố trí theo các đường đẳng ứng suất (1953 Rome,
Gatti Wool Factory; P.L. Nervi kỹ sư kết cấu). Khoogn có ứng
suất cắt nào tồn tại dọc theo các đường đẳng ứng suất, sàn
kết hợp với các dầm cong. Các dầm này giao nhau vuông góc
nhưng không truyền tải trọng lên dầm bên canh. Vì thế loại
sàn này có hiệu quả hơn sàn ô cờ. Tuy nhiên công tác làm
coofffa có thể đắt hơn rất nhiều.

39
1/23/2018

19. Sàn phẳng là loại sàn được đỡ tại một điểm bởi
cột. Không có phần làm dày lên của sàn ở đầu cột.

20. Sàn ô cờ là loại sàn có các dầm phụ đặt sít nhau
theo hai phương (ribbed slab hay waffle slabs).

21. Các dầm đẳng ứng suất (isostatic joists) là các dầm
được uốn cong theo các đường ứng suất chính

40

You might also like