You are on page 1of 6

PHÒNG GD&ĐT CHI LĂNG KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

TRƯỜNG TH&THCS MỎ ĐÁ NĂM HỌC 2022 – 2023


ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: KHTN 7
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề thi gồm 02 trang 20 câu
Mã đề 01
Phần I. Trắc nghiệm: (4,0 điểm)
Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất
Câu 1 (0,25 điểm) Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện tồn tại
A. Trọng trường. B. Từ trường. C. Điện trường. D. Điện từ trường.
Câu 2 (0,25 điểm) Đường sức từ là những đường cong
A. Mà ở bên ngoài thanh nam châm, nó có chiều đi ra từ cực Bắc và đi vào cực Nam.
B. Mà ở bên ngoài thanh nam châm, nó có chiều đi từ cực Nam đến cực Bắc.
C. Mà độ dày, thưa được vẽ một cách tùy ý.
D. Không liền nét, nối từ cực nọ đến cực kia của nam châm.
Câu 3 (0,25 điểm) Từ trường của Trái Đất mạnh nhất ở những vùng nào?
A. Ở vùng xích đạo. B. Chỉ ở vùng Bắc Cực.
C. Chỉ ở vùng Nam Cực. D. Ở vùng Bắc Cực và Nam Cực.
Câu 4 (0,25 điểm) Trái Đất là một nam châm khổng lồ. Ở bên ngoài Trái Đất, đường sức từ của từ
trường Trái Đất có chiều
A. Đi từ Bắc bán cầu đến Nam bán cầu.
B. Đi từ Nam bán cầu đến Bắc bán cầu.
C. Đi từ Đông bán cầu đến Tây bán cầu.
D. Đi từ Tây bán cầu đến Đông bán cầu.
Câu 5 (0,25 điểm) Trao đổi chất ở sinh vật gồm những quá trình nào?
A. Trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường.
B. Trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường và chuyển hóa các chất diễn ra trong cơ thể.
C. Trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường và chuyển hóa các chất diễn ra trong tế bào.
D. Chuyển hóa các chất diễn ra trong tế bào.
Câu 6 (0,25 điểm) Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng giúp cơ thể thực vật:
A. Sinh trưởng, phát triển, cảm ứng, sinh sản.
B. Sinh trưởng, vận động, cảm ứng, sinh sản.
C. Vận động, phát triển, cảm ứng, sinh sản.
D. Sinh trưởng, phát triển, cảm ứng, vận động.
Câu 7 (0,25 điểm) Trong quá trình quang hợp, lá cây nhả ra loại khí nào?
A. Khí nitrogen. B. Khí Oxygen.
C. Khí Hidrôgen. D. Khí carbon dioxide.
Câu 8 (0,25 điểm) Điều kiện cần để lá cây có thể quang hợp được khi có đầy đủ các nguyên
liệu là gì?
A. Có ánh sáng. B. Nhiệt độ thấp. C. Độ ẩm thấp. D. Nền nhiệt cao.
Câu 9 (0,25 điểm) Trong thí nghiệm quang hợp ở cây xanh, tinh bột ở phần lá không bịt giấy
đen phản ứng với dung dịch Iodine thể hiện màu…
A. Xanh lục. B. Vàng nhạt. C. Nâu đen. D. Xanh Tím.
Câu 10 (0,25 điểm) Cấu tạo ngoài nào của lá thích nghi với chức năng hấp thụ được nhiều ánh
sáng?
A. Có cuống lá. B. Có diện tích bề mặt lớn.
C. Phiến lá nhỏ. D. Các khí khổng tập trung ở mặt dưới.
Câu 11 (0,25 điểm) Chọn nội dung phù hợp để hoàn thành sơ đồ sau:

A. Nước, khí carbon dioxide, glucose, khí oxygen.


B. Nước, khí oxygen, glucose, khí carbon dioxide.
C. Khí carbon dioxide, glucose, nước, khí oxygen.
D. Glucose, khí oxygen, nước, khí carbon dioxide.
Câu 12 (0,25 điểm) Chức năng của khí khổng là
A. Trao đổi khí carbon dioxide với môi trường.
B. Trao đổi khí oxygen với môi trường.
C. Thoát hơi nước ra môi trường.
D. Cả ba chức năng trên.
Câu 13 (0,25 điểm) Châu chấu trao đổi khí với môi trường ngoài qua bộ phận nào sau đây?
A. Da B. Phổi. C. Hệ thống ống khí. D. Mang.
Câu 14 (0,25 điểm) Nhóm động vật nào sau đây thực hiện trao đổi khí giữa cơ thể với môi
trường qua phổi?
A. Chân khớp. B. Ruột khoang. C.Lớp thú. D. Giun tròn.
Câu 15 (0,25 điểm) Khi nói về cấu tạo và chức năng của khí khổng ở lá cây, phát biểu nào sau
đây sai?
A. Khí khổng thực hiện chức năng hút nước cho cây khi cây thiếu nước.
B. Khí khổng đóng mở giúp cây trao đổi khí với môi trường ngoài..
C. Khí khổng gồm hai tế bào hình hạt đậu úp vào nhau tạo khe khí khổng.
D. Khí khổng mở to khi cây được chiếu sáng và cung cấp đủ nước.
Câu 16 (0,25 điểm) Trong quá trình hô hấp ở động vật, khí Oxygen từ môi trường ngoài vào
cung cấp cho thành phần nào của cơ thể?
A. Các tế bào ở phổi. B. Các tế bào của cơ thể.
C. Các tế bào máu. D. Các tế bào ở cơ quan hô hấp..
Phần II. Tự luận: (6,0điểm)
Câu 17 (2,0điểm)
a. Xung quanh bóng đèn điện đang sáng có từ trường hay không?
b.Vẽ đường sức từ quanh một nam châm thẳng sau:

Câu 18 (1,0điểm) Phát biểu khái niệm trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng.
Câu 19 (2,0điểm) Khí oxygen và khí carbon dioxide có vai trò như thế nào đối với cơ thể
sống.
Câu 20 (1,0 điểm) Bà ngoại của Lan có một mảnh vườn ở trước nhà. Bà đã gieo hạt rau cải ở
vườn. Sau một tuần, cây cải đã lớn và chen chúc nhau. Lan thấy bà nhổ bớt những cây cải mọc
gần nhau, Lan không hiểu được tại sao bà lại làm thế. Em hãy giải thích cho bạn Lan hiểu ý
nghĩa việc làm của bà.

-------- Hết --------


Thí sinh không sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.

Họ và tên thí sinh............................................................SBD............................


PHÒNG GD&ĐT CHI LĂNG KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
TRƯỜNG TH&THCS MỎ ĐÁ NĂM HỌC 2022 – 2023
ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: KHTN 7
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề thi gồm 02 trang 20 câu
Mã đề 02
Phần I. Trắc nghiệm: (4,0 điểm)
Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất
Câu 1 (0,25 điểm) Trao đổi chất ở sinh vật gồm những quá trình nào?
A. Trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường.
B. Trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường và chuyển hóa các chất diễn ra trong cơ thể.
C. Trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường và chuyển hóa các chất diễn ra trong tế bào.
D. Chuyển hóa các chất diễn ra trong tế bào.
Câu 2 (0,25 điểm) Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng giúp cơ thể thực vật:
A. Sinh trưởng, phát triển, cảm ứng, sinh sản.
B. Sinh trưởng, vận động, cảm ứng, sinh sản.
C. Vận động, phát triển, cảm ứng, sinh sản.
D. Sinh trưởng, phát triển, cảm ứng, vận động.
Câu 3 (0,25 điểm) Trong quá trình quang hợp, lá cây nhả ra loại khí nào?
A. Khí nitrogen. B. Khí Oxygen.
C. Khí Hidrôgen. D. Khí carbon dioxide.
Câu 4 (0,25 điểm) Điều kiện cần để lá cây có thể quang hợp được khi có đầy đủ các nguyên
liệu là gì?
A. Có ánh sáng. B. Nhiệt độ thấp. C. Độ ẩm thấp. D. Nền nhiệt cao.
Câu 5 (0,25 điểm) Trong thí nghiệm quang hợp ở cây xanh, tinh bột ở phần lá không bịt giấy
đen phản ứng với dung dịch Iodine thể hiện màu…
A. Xanh lục. B. Vàng nhạt. C. Nâu đen. D. Xanh Tím.
Câu 6 (0,25 điểm) Cấu tạo ngoài nào của lá thích nghi với chức năng hấp thụ được nhiều ánh
sáng?
A. Có cuống lá. B. Có diện tích bề mặt lớn.
C. Phiến lá nhỏ. D. Các khí khổng tập trung ở mặt dưới.
Câu 7. (0,25 điểm) Chọn nội dung phù hợp để hoàn thành sơ đồ sau:

A. Nước, khí carbon dioxide, glucose, khí oxygen.


B. Nước, khí oxygen, glucose, khí carbon dioxide.
C. Khí carbon dioxide, glucose, nước, khí oxygen.
D. Glucose, khí oxygen, nước, khí carbon dioxide.
Câu 8 (0,25 điểm) Chức năng của khí khổng là
A. Trao đổi khí carbon dioxide với môi trường.
B. Trao đổi khí oxygen với môi trường.
C. Thoát hơi nước ra môi trường.
D. Cả ba chức năng trên.
Câu 9 (0,25 điểm) Châu chấu trao đổi khí với môi trường ngoài qua bộ phận nào sau đây?
A. Da B. Phổi. C. Hệ thống ống khí. D. Mang.
Câu 10 (0,25 điểm) Nhóm động vật nào sau đây thực hiện trao đổi khí giữa cơ thể với môi
trường qua phổi?
A. Chân khớp. B. Ruột khoang. C. Lớp thú. D. Giun tròn.
Câu 11 (0,25 điểm) Khi nói về cấu tạo và chức năng của khí khổng ở lá cây, phát biểu nào sau
đây sai?
A. Khí khổng thực hiện chức năng hút nước cho cây khi cây thiếu nước.
B. Khí khổng đóng mở giúp cây trao đổi khí với môi trường ngoài..
C. Khí khổng gồm hai tế bào hình hạt đậu úp vào nhau tạo khe khí khổng.
D. Khí khổng mở to khi cây được chiếu sáng và cung cấp đủ nước.
Câu 12 (0,25 điểm) Trong quá trình hô hấp ở động vật, khí Oxygen từ môi trường ngoài vào
cung cấp cho thành phần nào của cơ thể?
A. Các tế bào ở phổi. B. Các tế bào của cơ thể.
C. Các tế bào máu. D. Các tế bào ở cơ quan hô hấp.
Câu 13 (0,25 điểm) Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện tồn tại
A. Trọng trường. B. Từ trường. C. Điện trường. D. Điện từ trường.
Câu 14 (0,25 điểm) Đường sức từ là những đường cong
A. Mà ở bên ngoài thanh nam châm, nó có chiều đi ra từ cực Bắc và đi vào cực Nam.
B. Mà ở bên ngoài thanh nam châm, nó có chiều đi từ cực Nam đến cực Bắc.
C. Mà độ dày, thưa được vẽ một cách tùy ý.
D. Không liền nét, nối từ cực nọ đến cực kia của nam châm.
Câu 15 (0,25 điểm) Từ trường của Trái Đất mạnh nhất ở những vùng nào?
A. Ở vùng xích đạo. B. Chỉ ở vùng Bắc Cực.
C. Chỉ ở vùng Nam Cực. D. Ở vùng Bắc Cực và Nam Cực.
Câu 16 (0,25 điểm) Trái Đất là một nam châm khổng lồ. Ở bên ngoài Trái Đất, đường sức từ của từ
trường Trái Đất có chiều
A. Đi từ Bắc bán cầu đến Nam bán cầu.
B. Đi từ Nam bán cầu đến Bắc bán cầu.
C. Đi từ Đông bán cầu đến Tây bán cầu.
D. Đi từ Tây bán cầu đến Đông bán cầu.
Phần II. Tự luận: (6,0điểm)
Câu 17 (2,0điểm)
a. Xung quanh bóng đèn điện đang sáng có từ trường hay không?
b.Vẽ đường sức từ quanh một nam châm thẳng sau:

Câu 18 (1,0điểm) Phát biểu khái niệm trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng.
Câu 19 (2,0điểm) Khí oxygen và khí carbon dioxide có vai trò như thế nào đối với cơ thể
sống.
Câu 20 (1,0 điểm) Bà ngoại của Lan có một mảnh vườn nhở trước nhà. Bà đã gieo hạt rau cải ở
vườn. Sau một tuần, cây cải đã lớn và chen chúc nhau. Lan thấy bà nhổ bớt những cây cải mọc
gần nhau, Lan không hiểu được tại sao bà lại làm thế. Em hãy giải thích cho bạn Lan hiểu ý
nghĩa việc làm của bà.
-------- Hết --------
Thí sinh không sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.

Họ và tên thí sinh............................................................SBD............................


PHÒNG GD & ĐT CHI LĂNG KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
TRƯỜNG TH&THCS MỎ ĐÁ NĂM HỌC 2022 – 2023
Môn: KHTN 7
HDC CHÍNH HDC gồm 01 trang câu 20
THỨC
Phần I. Trắc nghiệm: (4,0 điểm) Mỗi câu đúng được 0,25 điểm.
Câu Mã đề 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16
Đáp án 01 B A D B C A B A D B A D C C A B
02 C A B A D B A D C C A B B A D B
Phần II. Tự luận: (6,0 điểm)

Câu Nội dung Điểm


17 a. Xung quanh bóng đèn điện đang sáng có từ trường.
(2,0 điểm) Vì đèn điện phải được nối với dây điện mang điện thì mới có thể phát 1,0
sáng nên xung quanh bóng đèn có từ trường
b.

1,0

18 Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng là quá trình cơ thể lấy các chất
từ môi trường, biến đổi chúng thành các chất cần thiết cho cơ thể và tạo 1,0
(1,0 điểm) năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống, đồng thời trả lại cho môi
trường các chất thải.
- Vai trò của khí oxygen đối với cơ thể sống: Oxygen là nguyên liệu
cần thiết tham gia vào quá trình hô hấp tế bào của hầu hết các sinh vật.
Nếu không có oxygen quá trình hô hấp tế bào sẽ không thể diễn ra → 1,0
Tế bào thiếu hụt năng lượng để thực hiện các hoạt động sống → Cơ thể
19 sẽ chết dần.
(2,0 điểm) - Vai trò của khí carbon dioxide đối với cơ thể sống: Thực vật sử dụng
carbon dioxide là nguyên liệu cho quá trình quang hợp để tổng hợp nên
chất hữu cơ. Chất hữu cơ này được sử dụng cho các hoạt động sống
1,0
của bản thân thực vật đồng thời đây cũng chính là nguồn thức ăn quan
trọng của các động vật khác. Như vậy, carbon dioxide cũng có vai trò
quan trọng trong việc duy trì sự sống của các cơ thể sống.
20 - Nếu để cây cải với mật độ quá dày sẽ ảnh hưởng đến việc cung cấp
(1,0 điểm) dinh dưỡng và nước cho cây, dẫn đến hiện tượng thiếu dinh dưỡng, 0,5
thiếu nước (nguyên liệu của quang hợp);
- Cây bị che lấp lẫn nhau, không nhận đủ ánh sáng để quang hợp (tổng
0,25
hợp chất hữu cơ) khiến cây sinh trưởng kém, còi cọc.
- Do đó, khi cây mọc với mật độ quá dày thì nên tỉa bớt để cây có đủ
ánh sáng và nước cho quá trình quang hợp diễn ra hiệu quả 0,25

Chú ý: - Hướng dẫn làm tròn điểm toàn bài: Điểm lẻ toàn bài làm tròn đến 0,25 điểm.
(Ví dụ: 6,25 điểm làm tròn thành 6,3 điểm; 6,75 điểm làm tròn thành 6,8 điểm)
Đồng Mỏ, ngày 03 tháng 03 năm 2023 Đồng Mỏ, ngày tháng 03 năm 2023
Người ra đề Người thẩm định

Lương Minh Xuân Lăng Ngọc Sơn

Nguyễn Mạnh Tuấn Hoàng Châu Lê

Đông Mỏ, ngày tháng 03 năm 2023


Lãnh đạo duyệt đề

Hoàng Văn Trí

You might also like