You are on page 1of 1

pháp kỹ thuật.

Việc sản xuất lúa tập trung với quy mô lớn, cải thiện mặt bằng
đồng ruộng bằng kỹ thuật laser được quan tâm nghiên cứu, tạo điều kiện
điện thuận lợi cho việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật “1phải 5 giảm” trong sản
xuất lúa, giúp giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập cho người nông dân.
MỤC TIÊU
So sánh hiệu quả kỹ thuật và kinh tế của mô hình canh tác lúa ứng dụng
kỹ thuật “1 Phải 5 Giảm” trong điều kiện mặt ruộng được san phẳng mặt
ruộng bằng tia laser và làm đất bình thường theo tập quán của nông dân.
PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
Địa điểm: Ấp D2-Thạnh Lợi-Vĩnh Thạnh-Tp.Cần Thơ
Thời gian gieo sạ: 05/03/2013 (vụ Hè Thu 2013)
Giống lúa: OM 2517
Phương pháp bố trí thí nghiệm như sau:
- Quy mô và phương pháp bố trí: Khảo nghiệm diện rộng, bố trí ngẫu
nhiên.
- Diện tích lô khảo nghiệm: 5.000m2.
- Nghiệm thức: Gồm 3 nghiệm thức.
Nghiệm thức I: Sản xuất lúa ứng dụng kỹ thuật “1 Phải 5 Giảm” trong điều
kiện có san phẳng mặt ruộng bằng tia aser thực hiện tại hộ ông Phạm Minh
Được.
Nghiệm thức II: Sản xuất lúa ứng dụng kỹ thuật “1 Phải 5 Giảm” trong điều
kiện làm đất theo tập quán của nông dân (không san laser) thực hiện tại hộ
Trần Ngọc Thái.
Nghiệm thức III: Sản xuất lúa hoàn toàn theo tập quán của nông dân thực
hiện tại hô ông Phùng Khắc Tuấn.
CHỈ TIÊU THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ MÔ HÌNH
4.1. Chỉ tiêu về sinh trưởng phát triển của cây lúa: Chiều cao cây, số
chồi/m2, được tiến hành điều tra vào các giai đoạn mạ, đẻ nhánh và trổ.
* Chiều cao cây (cm): Mỗi Ô đo chiều cao 20 cây lúa ngẫu nhiên theo 2
đường chéo góc, đo cây cao nhất của khóm lúa (dảnh chính); tính chiều cao
trung bình/cây.
* Số chồi/m2: Điều tra trên khung cố định 40 x 50m2, điều tra 05 khung,
tại mỗi khung đếm tổng số chồi, sau đó tính số chồi/m2.
4.2. Ghi nhận tình hình sâu bệnh hại và thiên địch xuất hiện trên các ruộng
thực hiện khảo nghiệm.
4.3. So sánh năng suất, hiệu quả kinh tế giữa các nghiệm thức khảo
nghiệm.
* Năng suất: Mỗi nghiệm thực gặt 5 khung x 10 m2/khung; tuốt hạt, phơi
khô, cân trọng lượng quy về ẩm độ 14%; tính năng suất thực tế (tấn/ha).
* So sánh hiệu quả kinh tế (đồng/ha) giữa các ruộng thực nghiệm. Ghi
nhận tất cả các chi phí đầu tư giữa các ruộng.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Tình hình chung về ruộng thí nghiệm
Kết quả trình bày (Bảng 1) cho thấy rằng trong ba nghiệm thức đều gieo
sạ cùng một loại giống, sạ cùng một ngày, nhưng mật độ sạ và công thức
sử dụng phân bón có khác nhau giữa các nghiệm thức cụ thể ở Nghiệm
thức I mật độ sạ và công thức phân bón thấp hơn so với Nghiệm thức II và
Nghiệm thức III.
Bảng 1: Thông tin chung về ruộng thực nghiệm
Mật độ sạ Công thức
Nghiệm thức Giống lúa Ngày sạ
(kg/ha) phân bón
NT 1 OM 2517 05/3/2013 120 79-46-40
NT 2 OM 2517 05/3/2013 130 90-53-51

NT 3 OM 2517 05/3/2013 169 105-69-72

Sinh trưởng và phát triển của cây lúa giữa các nghiệm thức ở các giai
đoạn mạ, đẻ nhánh và trổ

You might also like