You are on page 1of 5

III. Thu hoạch lúa.

3.1 Thời gian, điều kiện thu hoạch:


3.1.1 Các thời kì chín của lúa:
Có thời gian ổn định, trung bình khoảng 30 ngày kể từ sau khi thụ tinh đến chín.
Gồm có 3 giai đoạn chủ yếu:
- Giai đoạn hạt chín sữa: Bắt đầu khi phơi màu từ 5-7 ngày, chất dự trữ trong hạt lúa
ở dạng lỏng và trắng như sữa, hình dạng hạt lúa đã hình thành. lưng hạt lúa có màu
xanh, trọng lượng hạt trong giai đoạn này rất nhanh, có thể đạt 75-80% trọng
lượng cuối cùng của hạt lúa.
- Giai đoạn hạt chín sáp: Là giai đoạn mà chất dịch trong hạt lúa dần dần đặc lại,
khiến cho hạt lúa cứng, màu xanh ở lưng hạt dần chuyển thành màu vàng và giai
đoạn này trọng lượng hạt thóc tiếp tục tăng lên.
- Giai đoạn hạt chín hoàn toàn: Vỏ trấu từ màu vàng chuyển sang màu vàng nhạt và
hạt lúa chắc cứng. Cũng là lúc hạt thóc đạt trọng lượng tối đa.

Hình: Các giai đoạn lúa chín


3.1.2 Các điều kiện ảnh hưởng đến thu hoạch lúa:
Tùy từng mùa vụ, việc thu hoạch lúa thường xuyên gặp phải nhiều khó khăn,
thách thức, đòi hỏi cần phải có những biện pháp giúp giảm thiểu tổn thất đến thấp nhất.
Thời tiết là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thu hoạch lúa, mưa lớn, gió thổi
mạnh gây gãy đổ, ngã, ngập úng làm hạt lúa gãy rụng ảnh hưởng mạnh đến năng suất và
sản lượng thu hoạch.
Thiếu nhân lực, máy móc dẫn đến việc không thể thu hoạch kịp thời khi lúa chín,
gây hao hụt sản lượng thu hoạch.
Nhiều ruộng lúa bị xâm nhập mặn, hạn mặn làm hạt lúa gãy rụng, ảnh hưởng
mạnh đến năng suất.
3.1.3 Thời gian thu hoạch lúa:
Thu hoạch vào lúc sau trỗ 28-32 ngày hoặc khi thấy 85-90% số hạt trên bông đã
chín vàng. Nếu cắt sớm hay trễ đều làm tăng tỷ lệ hao hụt.
Thường thì những hạt lúa ở nhánh gié cấp 1 sẽ chín trước. Lúa ở nhánh gié cấp 2,
cấp 3 chín sau. Nhưng không thể đợi cả ruộng chín hoàn toàn được vì lúa quá chín sẽ làm
tăng tỷ lệ rơi rụng hạt. Lúc này, nên thu hoạch trước 1 tuần khi cả ruộng lúa chín hoàn
toàn. Ít nhất 85% hạt lúa trên cánh đồng đã chín vàng, ở cổ bông đã chín sáp.
Thu hoạch lúa lúc đã chín hoàn toàn làm thất thoát 3,33% năng suất lúa. Thu
hoạch sau ngày chín hoàn toàn một tuần gây thất thoát đến 5,63%.
Trước khi thu lúa: tháo cạn nước trong ruộng trước 7 - 10 ngày. Và tiến hành gặt
lúa khi trời nắng.
3.2 Phương pháp thu hoạch
3.2.1 Thủ công:
Cắt lúa bằng liềm: Là phương pháp thủ công cổ truyền và thích hợp các hộ nông
dân, sản xuất nhỏ, không đủ điều kiện đầu tư. Sử dụng liềm cắt ngang thân lúa, gom lại,
dùng máy đập, tuốt lúa để tách hạt ra khỏi cây.
Ưu điểm: phù hợp với mọi tình huống lúa đứng, lúa ngã.
Nhược điểm: năng suất lao động thấp, hao hụt nhiều và bị áp lực lao động thời vụ,
chí phí cao.

Hình: Nông dân gặt lúa bằng liềm

3.2.2 Cơ giới:
Sử dụng các máy gặt cải tiến loại vừa và nhỏ để thu hoạch lúa.
Máy cắt lúa cầm tay chạy bằng xăng: Thích hợp với ruộng có diện tích nhỏ, ruộng
bậc thang, ruộng thụt.
- Ưu điểm: thiết kế gọn nhẹ, dễ sử dụng, có thể gặt lúa đứng cây, tốn ít nhiên liệu,
tiết kiệm.
- Nhược điểm: chỉ cắt ngang thân lúa, không cắt được cả cây, tốn công.

Hình: Máy gặt lúa bằng tay chạy bằng xăng

Thu hoạch bằng máy cắt xếp dãy: ngày càng được áp dụng nhiều, giảm được thất
thoát và giảm áp lực lao động thời vụ.
- Ưu điểm: công suất lớn, giá cả đa dạng.
- Nhược điểm: nông dân phải đi sau bó lúa mang về nhà, tốn công sức.

Hình: Máy cắt xếp dãy


Máy gặt lúa mini tự bó lấy rơm: có thể tự bó gọn lúa theo từng bó kích thước từ
10-20cm, tạo ra các bó rơm rạ thẳng thớm đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân.
- Ưu điểm: nhỏ gọn, thuận tiện, tiết kiệm công sức.
- Nhược điểm: giá thành cao, tốn sức mang vác về nhà.

Hình: Máy gặt lúa mini tự bó lấy rơm

Máy gặt, đập liên hợp: Những cánh đồng lúa rộng lớn, bằng phẳng, các hợp tác xã
trồng lúa thì nên sử dụng máy gặt đập liên hoàn. Loại máy này cần được khuyến khích,
tuy nhiên giá mua máy còn cao; cần rút nước thật khô để đất cứng. Sau khi cắt tiến hành
suốt ngay, không nên phơi mớ trên ruộng. Sử dụng máy đập lúa trục dọc (tuốt lúa, máy
nhai) để suốt lúa.
- Ưu điểm: tiết kiệm nhân công, thời gian thu hoạch, giảm hao hụt.
- Nhược điểm: chỉ phù hợp chân ruộng cứng, không thích hợp với ruộng trung du,
miền núi.

Hình: Máy gặt đập liên hợp


Tài liệu tham khảo:
http://nongvietphat.com/huong-dan-ky-thuat-1/dac-diem-cac-thoi-ky-sinh-truong-cua-
cay-lua-185.html#:~:text=Th%E1%BB%9Di%20k%E1%BB%B3%20ch%C3%ADn.,
%C4%91o%E1%BA%A1n%20h%E1%BA%A1t%20ch%C3%ADn%20ho%C3%A0n
%20to%C3%A0n.
https://vaas.vn/kienthuc/Caylua/07/01_thuhoachlua.htm
https://khomay3a.com/trong-lua-bao-lau-thi-thu-hoach-nd267.html
https://www.baobaclieu.vn/nong-nghiep-nong-dan-nong-thon/vu-lua-he-thu-2022-nong-
dan-gap-kho-vi-thoi-tiet-bat-loi-80578.html
https://bacsicayxanh.vn/cay-trong/tom-tat-quy-trinh-trong-lua-nuoc/ky-thuat/ky-thuat-
thu-hoach-lua/162
https://khomay3a.com/trong-lua-bao-lau-thi-thu-hoach-nd267.html
https://websosanh.vn/tin-tuc/may-gat-cat-lua-mini-co-nhung-loai-nao-c108-
20200928023046482.htm

You might also like