You are on page 1of 7

ÔN TẬP

Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật.
Mưa phùn lất phất… Bên gốc đa, một chú Thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong. Thỏ tìm
cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút. Thỏ đuổi theo.
Tấm vải rơi tròng trành trên ao nước. Thỏ vừa đặt chân xuống nước đã vội co lên. Thỏ cố khều nhưng
đưa chân không tới. Một chú Nhím vừa đi đến. Thỏ thấy Nhím liền nói:
- Tôi đánh rơi tấm vải khoác!
- Thế thì gay go đấy! Trời rét, không có áo khoác thì chịu sao được.
Nhím nhặt chiếc que khều… Tấm vải dạt vào bờ, Nhím nhặt lên, giũ nước, quấn lên người Thỏ:
- Phải may thành một chiếc áo, có thế mới kín được.
- Tôi đã hỏi rồi. Ở đây chẳng có ai may vá gì được.
Nhím ra dáng nghĩ:
- Ừ! Muốn may áo phải có kim. Tôi thiếu gì kim.
Nói xong, Nhím xù lông. Quả nhiên vô số những chiếc kim trên mình nhím dựng lên nhọn hoắt.
Nhím rút một chiếc lông nhọn, cởi tấm vải trên mình Thỏ để may.
(Trích “Những chiếc áo ấm”, Võ Quảng)

Câu 1 (0.25 điểm). Đoạn trích trên thuộc thể loại nào?
A. Truyện đồng thoại. B. Truyện ngụ ngôn.
C. Truyện ngắn. D. Truyện cổ tích.
Câu 2 (0.25 điểm). Đoạn trích trên được kể bằng lời của ai?
A. Lời của người kể chuyện B. Lời của nhân vật Nhím
C. Lời của nhân vật Thỏ D. Lời của Nhím và Thỏ
Câu 3 (0.25 điểm). Đáp án nào sau đây sắp xếp các sự việc theo đúng trình tự cốt truyện?
A. Nhím nhặt chiếc que khều áo khoác cho Thỏ; Thỏ quấn tấm vải lên người cho đỡ rét; Nhím rút một
chiến lông may áo cho bạn; tấm vải bị gió lật tung, bay đi.
B. Tấm vải bị gió lật tung, bay đi; Thỏ quấn tấm vải lên người cho đỡ rét; Nhím nhặt chiếc que khều áo
khoác cho Thỏ; Nhím rút một chiến lông may áo cho bạn.
C. Nhím nhặt chiếc que khều áo khoác cho Thỏ; Nhím rút một chiến lông may áo cho bạn; tấm vải bị
gió lật tung, bay đi; Thỏ quấn tấm vải lên người cho đỡ rét.
D. Tấm vải bị gió lật tung, bay đi; Nhím nhặt chiếc que khều áo khoác cho Thỏ; Thỏ quấn tấm vải lên
người cho đỡ rét; Nhím rút một chiến lông may áo cho bạn.

1
Câu 4 (0.25 điểm). Nhận xét nào nêu lên đặc điểm của nhân vật trong văn bản trên?
A. Nhân vật là loài vật, sự vật được nhân cách hóa như con người.
B. Nhân vật là loài vật, sự vật có liên quan đến lịch sử.
C. Nhân vật là loài vật, sự vật có những đặc điểm kì lạ.
D. Nhân vật là loài vật, sự vật gắn bó thân thiết với con người như bạn.
Câu 5 (0.25 điểm). Chi tiết nào miêu tả Nhím và Thỏ khiến em liên tưởng đến đặc điểm của con người?
A. Thỏ đuổi theo.
B. Thỏ vừa đặt chân xuống nước đã vội co lên.
C. Một chú Nhím vừa đi đến.
D. Nhím rút một chiếc lông nhọn, cởi tấm vải trên mình Thỏ để may.
Câu 6 (0.25 điểm). Em hiểu nghĩa của từ “tròng trành” trong câu “Tấm vải rơi tròng trành trên ao
nước.” là gì?
A. quay tròn, không giữ được thăng bằng.
B. ở trạng thái nghiêng qua nghiêng lại.
C. ở trạng thái nghiêng qua nghiêng lại, không giữ được thăng bằng.
D. ở trạng thái quay tròn, nghiêng qua nghiêng lại.
Câu 7 (0.25 điểm). Thỏ đã gặp sự cố gì trong đoạn trích trên?
A. Bị ngã khi cố với một chiếc khăn.
B. Tấm vải của Thỏ bị gió cuốn đi, rơi trên ao nước.
C. Bị thương khi cố khều tấm vải mắc trên cây.
D. Đi lạc vào một nơi đáng sợ.
Câu 8 (0.25 điểm). Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong lời nhận xét sau để thể hiện đúng nhất thái độ
của Nhím đối với Thỏ qua câu nói “Thế thì gay go đấy! Trời rét, không có áo khoác thì chịu
sao được?” Nhím……………. cho Thỏ.
A. Lo sợ B. Lo lắng C. Lo âu D. Lo ngại
Câu 9 (0.25 điểm). Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu “Những cành cây khẳng khiu chốc chốc
run lên bần bật”?
A. So sánh B. Nhân hóa C. Ẩn dụ D. Đối lập
Câu 10 (0.25 điểm). Khi thấy Thỏ bị rơi chiếc áo khoác xuống nước, Nhím đã có hành động gì?
A. Bỏ đi, mặc kệ Thỏ một mình.

2
B. Tiến lại gần và đưa chiếc que cho Thỏ khều tấm vải.
C. Lấy giúp Thỏ, giũ nước, quấn lên người Thỏ.
D. Nhờ một người bạn khác giúp đỡ Thỏ.
Trả lời câu hỏi 11 đến 13: Trong đó, hãy chắc chắn rằng bài viết của em có:
Câu 11 (1.0 điểm). Từ nội dung ở ngữ liệu 1, hành động giúp bạn lấy tấm vải khoác bị rơi xuống nước,
quấn lên người cho Thỏ, rút một chiếc lông trên người mình làm cây kim để áo cho bạn cho thấy Nhím
là người như thế nào? Trích dẫn ít nhất hai bằng chứng từ văn bản để minh hoạ cho câu trả lời.
Câu 12 (1.0 điểm). Qua việc tìm hiểu nội dung ở ngữ liệu 1, từ hành động của các nhân vật trong đoạn
trích, em rút ra được những bài học đáng quý nào? Trích dẫn ít nhất 1 bằng chứng từ văn bản để minh
hoạ cho câu trả lời.
Câu 13 (1.0 điểm). Qua câu chuyện trên, em hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 câu) trình bày suy
nghĩ của bản thân về vai trò của tình bạn trong cuộc sống. Trích dẫn ít nhất 1 bằng chứng từ văn bản để
minh hoạ cho câu trả lời.

Ngữ liệu 2:
Hướng dẫn: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 14 đến 22:
Lễ hội “nghinh Ông” ở xã Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh là một trong
những lễ hội thờ cúng cá voi được xác định đã có lâu đời, ít nhất là từ đầu thế kỉ trước. [...] Tại xã Cần
Thạnh, trước ngày lễ hội người ta đã tạm ngưng mọi việc đi biển để lo trang trí ghe thuyền cũng như
chuẩn bị các điều kiện khác cho lễ hội. Từ chiều ngày 15 tháng 8 đến sáng ngày 16 tháng 8 âm lịch,
quanh khu vực Lăng Ông (nơi thờ cá voi), người ta đã tổ chức nhiều hoạt động văn nghệ, trò chơi dân
gian sôi nổi... Khoảng 9 giờ ngày 16 tháng 8, nghi thức chính của lễ hội bắt đầu bằng “Lễ nghinh
(rước) Ông” trên biển với hàng trăm chiếc ghe (thuyền) được trang hoàng cờ hoa rực rỡ và có bày
hương án cùng các lễ vật như heo quay (với đủ cả “bộ đồ lòng”), xôi, gạo, muối, hoa, trái, nhang, đèn
và vàng bạc,... Trong đó, chiếc ghe của chủ lễ phải là ghe lớn nhất và được trang hoàng đặc biệt nhất:
rồng được vẽ hai bên thành ghe, hoa (vạn thọ) trang trí bốn góc mui ghe, cờ nước và nhiều cờ ngũ hành
ở trước và sau ghe, những hoành phi đề chữ to “Cung nghinh Ông Thuỷ Tướng” “Hiển hách anh linh”
và “Quốc thái dân an”. Trên ghe, bên cạnh bàn hương án có linh vị thờ Ông là các lễ vật, các đó khí
tự... và túc trực chung quanh là Ban tế lễ, Ban nhạc lễ cùng các lễ sinh... Tất cả đều mặc lễ phục trang
trọng.chờ đợi thì chiếc ghe của chủ lễ đi thêm một đoạn rồi dừng lại giữa biển để làm “Lễ cúng Ông”.
Sau ba hồi trống nổi lên, vị chủ lễ bắt đầu thực hiện việc tế tự theo nghi thức cổ truyền Nam Bộ như
dâng hương, dâng rượu, dâng trà, đọc văn tế (trước kia sau khi làm lễ xong người ta còn ném các lễ vật
xuống biển để “cúng” những người chết biển...). Sau đó, kết thúc “Lễ cúng Ông” trên biển trước đây
phải là những tràng pháo ròn rã, là hiệu lệnh để tất cả các ghe thuyền cùng tiến ra đón “Ông” và cùng
“Ong” diễu hành quay trở về bờ. Không khí lúc này thật rộn ràng bởi tiếng pháo, tiếng chiêng, tiếng
trống vang động cả một vùng biển trời dày đặc những thuyền ghe lớn nhỏ xen cài vào nhau. [...]
Từ bến tàu trở về Lăng Ông lại tiếp tục diễn ra “Lễ rước Ông” rất long trọng với múa lân (sau
này có cả múa rồng) cùng tiếng nhạc, tiếng pháo tưng bừng và đông nghịt người kéo theo đoàn rước
giữa những bàn hương án toả nhang khói mù mịt hai bên đường đi. Sau khi làm lễ an vị Ông tại lăng, lễ
tế Tiền Hiền, Hậu Hiền diễn ra và tiếp theo, ngay tối hôm đó (tức ngày 16 tháng 8, khoảng 12 giờ
khuya), lễ “Chánh tế” được cử hành với các nghi thức và lễ vật tương tự như trong lễ Ki Yên của cung
đình Nam Bộ. Sau đó là phần “Hát bội”. Chen kẽ giữa các nội dung trên là phần tế lễ tự do cho khách

3
thập phương, và đương nhiên không thể thiếu những buổi liên hoan ăn uống, sinh hoạt văn nghệ vui vẻ
tại lăng hoặc tại các gia đình ngư dân.
(Huỳnh Quốc Thắng, Lễ hội dân gian của người Việt ở Nam Bộ, Viện Văn hoá và NXB Văn hoá –
Thông tin, Hà Nội, 2003, tr. 105 – 109)
Câu 14 (0.25 điểm). Em hãy cho biết đoạn trích trên thuộc thể loại nào?
A. Văn bản biểu cảm B. Văn bản nghị luận
C. Văn bản thông tin D. Văn bản tự sự
Câu 15 (0.25 điểm). Đoạn trích “Lễ hội nghinh Ông” cung cấp những thông tin cơ bản nào?
A. Thời gian, địa điểm, phần lễ - hội, ý nghĩa
B. Thời gian, địa điểm, cách thức tổ chức phần lễ
C. Nguồn gốc, chuẩn bị, địa điểm, ý nghĩa
D. Thời gian, địa điểm, cách thức tổ chức phần hội
Câu 16 (0.25 điểm). Trong đoạn trích, lễ hội “nghinh Ông” được tổ chức ở đâu?
A. Nam Định B. Phú Thọ
C. Cần Giờ D. Thái Bình
Câu 17 (0.25 điểm). Lễ hội “nghinh ông” nhắc đến ngành nghề nào của nước ta?
A. Công nghiệp B. Thủy sản, hải sản
C. Nông nghiệp D. Lâm nghiệp
Câu 18 (0.25 điểm). Theo hiểu biết của em, lễ hội thờ cúng cá voi thể hiện nét đẹp gì trong đời sống của
cư dân vùng duyên hải Việt Nam?
A. Lòng yêu thương con người với con người.
B. Lòng biết ơn cá voi (cá Ông) đã bảo vệ và giúp đỡ họ.
C. Sự quan tâm và tinh thần đoàn kết.
D. Niềm hân hoan và sung sướng khi cá bội thu.
Câu 19 (0.25 điểm). Các luật lệ của lễ hội “nghinh Ông” ở xã Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, Thành phố
Hồ Chí Minh đã được tác giả giới thiệu như thế nào?
A. Các đồ lễ (khí tự) phải được chuẩn bị đầy đủ, ngày, giờ làm lễ phải được xác định rõ ràng.
B. Đơn giản, chỉ cần cúng theo các bước.
C. Cho thuyền chạy ra giữa biển khơi là trở về.
D. Làm linh đình trong vòng 3 ngày liên tiếp.
Câu 20 (1.0 điểm). Từ nội dung ở ngữ liệu 2, theo em, lễ hội “nghinh Ông” có ý nghĩa gì trong cuộc
sống của người dân nghề biển? Trích dẫn ít nhất 2 bằng chứng từ văn bản để minh hoạ cho câu trả lời.

4
Câu 21 (1.0 điểm). Qua việc tìm hiểu nội dung ở ngữ liệu 2, em hãy nêu 02 việc cần làm để gìn giữ nét
văn hóa này. Trình bày câu trả lời của em dưới hình thức đoạn văn.
Câu 22 (1.0 điểm). Qua văn bản trên, em hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 -7 câu) trình bày suy nghĩ
của bản thân về việc tổ chức lễ cúng “cá Ông” hằng năm. Trích dẫn ít nhất 1 bằng chứng từ văn bản để
minh hoạ cho câu trả lời.

-------------------HẾT-------------------
Ghi chú: Học sinh không được sử dụng tài liệu.
Giáo viên coi thi không giải thích gì thêm.

5
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2023 – 2024
MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI 6
ĐỀ SỐ:

Ngữ
Câu Nội dung Điểm
liệu
1 A 0.25
2 A 0.25
3 D 0.25
4 A 0.25
5 D 0.25
6 C 0.25
7 B 0.25
8 D 0.25
9 B 0.25
10 C 0.25
Hành động đó cho thấy Nhím là người biết quan tâm bạn, giúp đỡ
khi gặp bạn khó khăn => Nhím là người giàu lòng yêu thương.
11 Hs trả lời theo nhiều cách, miễn hợp lí -> Gv cho điểm. Ngoài ra, Hs 1.0
đưa ra bằng chứng từ ngữ liệu cụ thể, rõ ràng.
1
Gợi ý:
- Phải biết yêu thương những người xung quanh.
12 - Khi những người xung quanh gặp khó khăn, hoạn nạn phải sẵn 1.0
sàng giúp đỡ,…
Hs trả lời theo suy nghĩ bản thân -> hợp lí Gv cho điểm.
Bạn cho ta một bờ vai mỗi khi ta khóc, một điểm tựa khi ta rơi vào
tuyệt vọng.
+ Bạn cho ta một bầu trời ánh sáng khi ta lạc bước vào thế giới tối
tăm
13 + Luôn bên ta dù cuộc đời có đổi thay, khi ta gặp hoạn nạn cũng như 1.0
tìm thấy hạnh phúc.
+ Tình bạn giúp ta hoàn thiện nhân cách.
+ Nhờ tình bạn, ta trưởng thành hơn, giàu nghị lực hơn trong cuộc
sống
+ Tình bạn giúp ta cảm thấy cuộc sống trở nên vô cùng ý nghĩa.
2 14 C 0.25
15 A 0.25
16 C 0.25
17 B 0.25
18 B 0.25
19 A 0.25
20 Lễ hội đó vẫn là niềm biết ơn đối với sự hào phóng của Mẹ thiên

6
nhiên cũng như sự hỗ trợ to lớn của một số lực lượng tự nhiên đã
giúp con người vượt qua nhiều hoạn nạn (cá voi hay cá Ông được
xem là hiện thân của sự hỗ trợ ấy đối với những người lao động trên
biển). Qua các lễ hội này, có thể thấy người dân lao động xưa, cụ thể
là ngư dân, luôn muốn duy trì nếp sống hài hoà với tự nhiên, tôn
trọng và nương theo quy luật của tự nhiên để xây dựng một cuộc
sống yên bình, hạnh phúc.
02 việc cần làm để gìn giữ nét văn hóa:
- Tuyên truyền cho người dân biết
- Giáo dục và truyền thông.
21 - Bảo tồn di sản văn hóa.
- Tổ chức sự kiện và lễ hội.
- Giao lưu văn hóa và trao đổi.
Tùy theo cách trả lời của Hs -> hợp lí Gv cho điểm.
Ý nghĩa của lễ hội Nghinh Ông là cầu cho sóng yên biển lặng, mưa
thuận gió hòa, ngư dân mỗi lần ra khơi đánh bắt xa bờ thì đều có thể
22 thu được mẻ cá to và nhanh chóng, thuận lợi trở về đất liền, gặp
nhiều may mắn và có cuộc sống ấm no hạnh phúc.

…………..Hết…………

You might also like