You are on page 1of 2

Họ và tên:……………………………

Lớp:……
KIỂM TRA 20 PHÚT
VĂN 6
ĐỌC - HIỂU: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bằng cách ghi vào bài làm chữ cái
đứng trước câu trả lời đúng
Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật.
Mưa phùn lất phất… Bên gốc đa, một chú Thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong. Thỏ tìm
cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút. Thỏ đuổi theo.
Tấm vải rơi tròng trành trên ao nước. Thỏ vừa đặt chân xuống nước đã vội co lên. Thỏ cố khều nhưng
đưa chân không tới.
Một chú Nhím vừa đi đến, Thỏ thấy Nhím liền nói:
- Tôi đánh rơi tấm vải khoác!
- Thế thì gay go đấy! Trời rét, không có áo khoác thì chịu sao được.
Nhím nhặt chiếc que khều… Tấm vải dạt vào bờ, Nhím nhặt lên, giũ nước, quấn lên người Thỏ:
- Phải may thành một chiếc áo, có thế mới kín được.
- Tôi đã hỏi rồi, ở đây chẳng có ai may vá gì được.
[…]
Và thế là họ bảo nhau dựng một xưởng may áo ấm. Nhím đóng cái đinh cuối cùng lên tấm biển
treo trước cổng với chữ đề: XƯỞNG MAY ÁO ẤM - TOÀN THỢ LÀNH NGHỀ
Nhưng trong xưởng chẳng ai muốn nhận may áo cho mình cả. Ai cũng nhường cho bạn may
trước. Nhím lắc đầu không chịu may, chỉ sang cho Bọ Ngựa. Bọ Ngựa lắc đầu chỉ sang Ốc Sên. Ốc
Sên chỉ sang cho Ổ Dộc… Cuối cùng Ốc Sên và Tằm phải chịu để may trước. Khách hàng tấp nập
đến xưởng may. Trong xưởng ai nấy đều làm việc say sưa và vui vẻ. Thỏ trải vải, Ốc Sên kẻ đường
vạch, Tằm luôn tay xe chỉ, Bọ Ngựa cắt đúng kiểu, đúng mốt. Nhím chắp vải, dùi lỗ. Đôi Ổ Dộc luồn
kim. Thỏ nhặt áo móc lên giá.
Trong rừng, gió bấc vẫn thổi. Trời càng rét tợn. Nhưng quang cảnh ở đây khác hẳn. Sóc mẹ ẵm
Sóc con nhún nhảy qua lại, vì họ sung sướng với bộ áo màu lơ rất đẹp. Quạ ngồi ung dung, thỉnh
thoảng lại lấy cánh phủi phủi một chiếc lá nhỏ vừa rơi trên chiếc áo mới. Nhái cười ngắm nghía bộ
cánh mới của mình dưới hồ nước. Có tiếng hát của gió:
Một việc dù lớn bé Ta sinh ra là để
Một mình khó làm xong Giúp ích cho mọi người
Phải chung sức chung lòng Đời có đẹp có tươi
Công lao của tập thể Thì ta mới sung sướng.
(Võ Quảng, Những chiếc áo ấm)
Câu 1. Văn bản chứa đoạn trích trên thuộc thể loại nào?
A. Truyện cổ tích. B. Truyện ngụ ngôn.
C. Truyện đồng thoại. D. Truyện truyền thuyết.
Câu 2. Dựa vào yếu tố nào để xác định thể loại của văn bản chứa đoạn trích trên?
A. Lấy loài vật làm nhân vật; các con vật được miêu tả, khắc họa như con người.
B. Có yếu tố hoang đường, kì ảo kể về các nhân vật và sự kiện lịch sử.
C. Có yếu tố hoang đường, kì ảo nhằm thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối
cùng của cái thiện với cái ác, cái tốt đối với cái xấu...
D. Có yếu tố gây cười, kể về những thói hư tật xấu của con người.
Câu 3. Văn bản nào dưới đây cùng thể loại với văn bản chứa đoạn trích trên?
A. Bài học đường đời đầu tiên. B. Vẻ đẹp của một bài ca dao.
C. Trong lòng mẹ. D. Lượm.
Câu 4. Văn bản chứa đoạn trích trên được kể theo ngôi kể nào?
A. Ngôi thứ nhất. B. Ngôi thứ ba.
C. Ngôi thứ hai. D. Kết hợp ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba.
Câu 5. Việc sử dụng ngôi kể em vừa chọn có tác dụng gì?
A. Làm cho sự việc được kể chân thực, người kể dễ bộc lộ cảm xúc.
B. Làm cho sự việc được kể khách quan, phạm vi kể rộng, linh hoạt.
C. Làm cho sự việc được kể linh hoạt.
D. Làm cho sự việc được kể tự do.
Câu 6. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là:
A. Thuyết minh B. Tự sự C. Miêu tả D. Nghị luận
Câu 7. Có những nhân vật nào xuất hiện trong văn bản?
A. Nhím và Thỏ B. Nhím, Thỏ và gió
C. Thỏ, Nhím và mưa D. Thỏ, Nhím, gió và mưa.
Câu 8. Nhân vật Nhím không được nhà văn khắc hoạ thông qua yếu tố nào?
A. Hành động B. Lời nói C. Suy nghĩ D. Gương mặt.
Câu 9. Trong đoạn trích, Nhím đã làm gì để giúp Thỏ?
A. Mang cho Thỏ mượn áo B. May áo giúp Thỏ
C. Cởi áo của mình cho Thỏ mượn D. Không làm gì cả.
Câu 10. Mùa đông đến, Thỏ chống rét bằng cách nào?
A. May áo ấm. B. Đan lá cây quanh người.
C. Quấn tấm vải lên người. D. Nằm sưởi ấm.
Câu 11. Xưởng may áo ấm có bao nhiêu người thợ?
A. Bốn. B. Năm. C. Sáu. D. Bảy.
Câu 12. Mỗi nhân vật trong đoạn trích trên đã làm gì để tạo ra được những chiếc áo ấm?
A. Tằm trải vải, Ốc Sên luồn kim, Nhím kẻ đường vạch, Bọ ngựa chắp vải, Ổ Dộc may vá.
B. Thỏ trải vải, Ốc Sên kẻ đường vạch, Tằm luôn tay xe chỉ, Bọ Ngựa cắt, Nhím chắp vải, dùi lỗ, đôi
Ổ Dộc luồn kim.
C. Ốc Sên trải vải, Thỏ xe chỉ, Nhím luồn kim, Bọ ngựa cắt, Ổ Dộc may.
D. Thỏ là vải, Ốc Sên kẻ đường vạch, Tằm luôn tay xe chỉ, Bọ Ngựa cắt, Nhím chắp vải, dùi lỗ, đôi Ổ
Dộc may áo.
Câu 13. Qua câu chuyện, em thấy tính cách của Nhím như thế nào?
A. Tốt bụng B. Thờ ơ, vô cảm C. Ích kỉ D. Trung thực.
Câu 14. Chi tiết: “Nhưng trong xưởng chẳng ai muốn nhận may áo cho mình cả. Ai cũng nhường cho
bạn may trước.”gợi em nghĩ đến lối sống nào của con người trong xã hội?
A. Thờ ơ, vô cảm với xung quanh. B. Chia sẻ, bao dung.
C. Hồn nhiên, vô tư, trong sáng. D. Có sự lạc quan, yêu đời.
Câu 15. Biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong văn bản trên là:
A. Ẩn dụ B. Hoán dụ C. So sánh D. Nhân hoá.
Câu 16. Từ láy trong câu văn “ Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật.” là
A. Cành cây, khẳng khiu, bần bật, chốc chốc. B. khẳng khiu, bần bật, chốc chốc.
C. bần bật, cành cây, khẳng khiu D. chốc chốc, cành cây, khẳng khiu.
Câu 17. Trong các từ sau, từ nào là từ ghép?
A. Ào ào B. Cành cây C. Vun vút D. Khẳng khiu
Câu 18. Chủ ngữ trong câu văn “Bên gốc đa, một chú Thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng
rong.” là
A. danh từ. B. cụm động từ. C. danh từ riêng. D. cụm danh từ.
Câu 19. Đâu là chủ ngữ được mở rộng trong câu văn: “ Một chú Nhím vừa đi đến”.
A. Một chú nhím B. Một chú Nhím vừa C. chú Nhím D. vừa đi đến
Câu 20. Câu nào sau đây có chủ ngữ được mở rộng?
A. Tôi đánh rơi tấm vải khoác! B. Trong rừng, gió bấc vẫn thổi.
C. Bên gốc đa, một chú Thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong.
D. Trời càng rét tợn.

You might also like