You are on page 1of 8

Hôm qua tát nước đầu đình,

Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen.


Em được thì cho anh xin,
Hay là em để làm tin trong nhà?
Áo anh sứt chỉ đường tà,
Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu.
Áo anh sứt chỉ đã lâu,
Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng.
Khâu rồi anh sẽ trả công,
Đến khi lấy chồng anh sẽ giúp cho:
Giúp cho một thúng xôi vò,
Một con lợn béo, một vò rượu tăm.
Giúp em đôi chiếu em nằm,
Đôi chăn em đắp, đôi trằm em đeo.
Giúp em quan tám tiền cheo,
Quan năm tiền cưới, lại đèo buồng cau.
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là
A. Tự sự C. Miêu tả
B. Nghị luận D. Biểu cảm
Câu 2: Cách tán tỉnh của chàng trai dành cho người con gái ở trong đoạn trích trên
A. Khoa trương, hời hợt C. Vội vã, lúng túng
B. Tính tế, nhẹ nhàng D. Dịu dàng, thiết tha
Câu 3: Chàng trai đã hứa trả công cho cô gái bằng những thứ gì
A. Xôi, lợn, rượu, áo, chăn C. áo, lợn, chiếu, chăn, trằm
B. Xôi, lợn, rượu, chiếu, chăn, trằm, tiền D. xôi, lợn, rượu, chiếu, chăn
Câu 4: Tại sao vật phẩm mà chàng trai để quên lại là “chiếc áo trên cành hoa sen” ?
A. Do quá trình lao động vất vả, chàng trai cởi áo làm việc và bỏ quên ở đó
B. Chiếc áo được bỏ quên là cố tình, lấy cái cớ để gặp gỡ và thổ lộ tình cảm với cô gái
C. Đó là chiếc áo mà đã bị sứt chỉ nên không thể sử dụng
D. Đây là một lời nói bông đùa vì chiếc áo là vật bất li thân nên chàng trai không bỏ quên
Câu 5: Từ “tiền cheo” được in đậm trong đoạn trích có ý nghĩa là gì
A. Tiền nộp cho làng của người con gái để làng công nhận chàng rể
B. Tiền lễ vật mà chàng trai phải nộp cho nhà vợ
C. Tiền gửi cho những người tham gia đám cưới
D. Tiền mà các bà mai yêu cầu

Câu 6. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách…

Với tình cảm thương yêu, quý mến, tác giả đã ghi lại một cách xúc động, chân thực hình
ảnh người vợ tần tảo, giàu đức hi sinh. Thương vợ là bài thơ tiêu biểu cho thơ trữ tình của Trần
Tế Xương.

A. quý mến B. ghi lại

C. tần tảo D. trữ tình

Câu 7. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách…

Nam Cao từng làm nhiều nghề, vạ vật kiếm sống và đến với văn chương đầu tiên vì mục
đích mưu sinh. Năm 18 tuổi vào Sài Gòn, ông nhận làm thư ký cho một hiệu may, bắt đầu viết
các truyện ngắn Cảnh cuối cùng, Hai cái xác.

A. vạ vật B. văn chương

C. mưu sinh D. viết

Câu 8: Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

“Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình


Phải biết gắn bó san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời…”

(Nguyễn Khoa Điềm, Đất Nước (trích, trường ca Mặt đường khát vọng),
Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014)

Giọng điệu chủ đạo của toàn bộ đoạn trích trên là gì?

A. Ngọt ngào, say đắm.

B. Thiết tha, bồi hồi.

C. Hạnh phúc, tự hào.

D. Lưu luyến, bịn rịn.

Câu 9: Chọn một từ/ cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây.

Chủ đề bào trùm sáng tác văn học trong những ngày đầu đất nước giành được độc lập là
__________Tổ quốc và quần chúng cách mạng, kêu gọi tinh thần đoàn kết toàn dân, cổ vũ phong
trào Nam tiến, biểu dương những tấm gương vì nước quên mình.

A. tôn vinh B. ca ngợi

C. kêu gọi D. hỗ trợ

Câu 10: Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại.

A. đứng đắn B. chĩnh chạc

C. chín chắn D. chỉnh chu

You might also like