You are on page 1of 12

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG MÔN HẢI QUAN

Tình huống 1:
Công ty A là doanh nghiệp được áp dụng chế độ ưu tiên đặc biệt về thủ tục hải
quan. Ngày 30 tháng 4 năm 2017 công ty ký hợp đồng nhập khẩu 100 tấn hạt nhựa
PE, từ Trung Quốc để sản xuất xuất khẩu. Theo quy trình nhập khẩu, ngày 20
tháng 5 năm 2017 lô hàng mới về đến cửa khẩu (cảng Chùa vẽ - Hải Phòng). Tuy
nhiên, Công ty đã nhận được bộ chứng từ bản scan của lô hàng gồm Hóa đơn
thương mại, Bản kê chi tiết, Vận đơn do phía đối tác gửi, bộ chứng từ bản gốc sẽ
gửi ngay khi hàng đến cảng và công ty đã thực hiện khai hải quan điện tử cho lô
hàng vào ngày 15/05/2017.
Hỏi:
1. Trong trường hợp trên Công ty A có được thực hiện khai hải quan điện tử cho lô
hàng vào ngày 15/05/2017 không? Vì sao? Công ty A có được làm thủ tục hải quan
bằng tờ khai hải quan chưa hoàn chỉnh hoặc chứng từ thay thế tờ khai hải quan
không?
2. Thủ tục nhập khẩu lô hàng trên được thực hiện như thế nào?
3. Ngày 28/05/2017, Công ty A phát hiện có sai sót trong việc khai hải quan, hỏi
công ty có được khai bổ sung hồ sơ hải quan không? Công ty có bị xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan không? Tại sao?
Trả lời:
1. Công ty A có được thực hiện khai hải quan điện tử
Theo Mục b, khoản 1, điều 25 - Luật Hải quan 2014: Công ty A có được khai HQ điện tử Vì
công ty A đã nhận được bản scan của bộ chứng từ gồm Hóa đơn TM, Bản kê chi tiết, Vận đơn
( trong TH hàng hóa phân vào luồng vàng và luồng đỏ thì mới cần chứng từ gốc)
- Mọi hàng hóa ko nằm trong danh mục hh cấm nhập khẩu thì được làm thủ tục hải quan
- Công ty A có được làm thủ tục HQ chưa hoàn chỉnh hoặc chứng từ thay thế tờ khai HQ vì DN
A là DN được áp dụng chế độ ưu tiên đặc biệt ( khoản 2- Đ43- LHQ2014)
2. Thủ tục NK lô hàng trên:
Đối với công ty A:
+ Tạo thông tin tờ khai HQ trên hệ thống khai HQ điện tử
+ Gửi tờ khai HQ đến cơ quan HQ thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử HQ
+ Tiếp nhận thông tin phản hồi và thực hiện theo hướng dẫn của Cơ quan HQ.
Nếu hàng hóa phân vào luồng xanh công ty A sẽ in lệnh sau đó xuống cảng
nhận hàng.
Nếu hàng hóa phân vào luồng vàng: nộp hồ sơ chi tiết.
Nếu hàng hóa phân vào luồng đỏ: nộp các chứng từ và đưa hàng hóa đến địa điểm kiểm
tra thực tế hàng hóa.
3. Khai bổ sung
Ngày 15/05/2017: công ty đã thực hiện khai hải quan điện tử
Ngày 28/05/2017: phát hiện sai sót (đã thông quan 13 ngày)
Công ty A có được khai bổ sung:
Căn cứ khoản 1, Điều 20, TT38/2015 thì:
- Nếu trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan, công ty A được khai bổ
sung và không phải nộp phạt.
- Quá thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan hoặc cơ quan HQ quyết định
kiểm tra sau thông quan, công ty có được phép khai bổ sung nhưng phải nộp
phạt vi phạm hành chính.

Tình huống 2:
Để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm giày thể thao của hãng, Công
ty Nike Việt Nam đã nộp đơn và hồ sơ đề nghị cơ quan hải quan áp dụng các biện
pháp kiểm tra, giám sát hải quan đối với các sản phẩm giày thể thao của hãng nhập
khẩu vào Việt Nam và đã được cơ quan hải quan chấp nhận đơn. Ngày 25 tháng 3 năm 2017, Chi
cục hải quan Móng Cái, Quảng Ninh phát hiện lô hàng 5.000 đôi giày nhập khẩu của công ty
Thiên Bảo có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của hãng Nike Việt nam. Chi cục Hải
quan Móng Cái đã tạm dừng làm thủ tục hải quan cho lô hàng và có văn bản thông báo tới công
ty Nike Việt Nam. Công ty Nike Việt Nam đã làm đơn đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan
cho lô hàng.
Hỏi:
1. Trong trường hợp trên, cơ quan hải quan nào có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý đơn của Công
ty Nike Việt Nam?
2. Các điều kiện để cơ quan hải quan chấp nhận đề nghị của Công ty Nike Việt Nam?
3. Thủ tục tạm dừng làm thủ tục hải quan cho lô hàng trên được thực hiện như thế nào?
Trả lời:
1. Theo Điều 75 - Luật Hải quan 2014: Cơ quan hải quan có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý đơn
của Công ty Nike Việt Nam là:
- Tổng cục Hải quan (Cục giám sát quản lý đơn về HQ)
- Chi cục HQ Móng Cái thuộc Cục HQ Quảng Ninh (người trực tiếp xử lý đơn là Chi cục trưởng
Chi cục HQ Móng Cái)
2. Theo Khoản 2, Điều 74 - Luật Hải quan 2014: Các điều kiện để cơ quan hải quan chấp nhận
đề nghị của Công ty Nike Việt Nam ( Bước 1 giáo trình T70)
- Công ty Nike nộp cho cơ quan HQ đơn đề nghị tạm dừng thủ tục Hq về lô hàng của công ty
Thiên Bảo
- Bản sao văn bằng bảo hộ quyền sở hữu CN và tài liệu khác chứng minh quyền sở hữu CN đang
được bảo hộ tại VN
- Mô tả chi tiết hàng hóa của công ty Thiên Bảo, ảnh chụp, các đặc điểm để phân biệt hàng thật
và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
- Danh sách những người XK, NK hợp pháp hàng hóa có yêu cầu giám sát, danh sách những
người có XK,NK hàng hóa xâm phạm quyền SHTT.
- Nộp khoản tiền hoặc chứng từ bảo lãnh của tổ chức tín dụng = 20% giá trị lô hàng theo giá trị
của hợp đồng hoặc 20 triệu nếu chưa biết giá trị lô hàng.
3. Thủ tục tạm dừng làm thủ tục hải quan lô hàng trên (Điều 76 Luật Hải
quan, giáo trình HQCB T70,71,72)
- Công ty Nike VN: nộp bộ hồ sơ đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan
- Cqhq: Tiếp nhận, xử lý hồ sơ tạm dừng làm thủ tục hải quan
- Chậm nhất 2h làm việc kể từ thời điểm nhận được bộ hồ sơ nếu chấp nhận đơn đề nghị (nếu từ
chối đơn thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do). Chi cục trưởng chi cục hải quan quyết định
tạm dừng làm thủ tục hải quan
- Thời hạn tạm dừng làm thủ tục hải quan là 10 ngày kể từ ngày cơ quan hải quan ra quyết định
tạm dừng làm thủ tục hải quan
- Trong thời gian tạm dừng làm thủ tục hải quan, cqhq tiến hành điều tra làm sáng tỏ vụ việc
- Xử lý kết quả tạm dừng làm thủ tục hải quan
+ TH1: Công ty Thiên Bảo vi phạm quyền sở hữu trí tuệ: tạm giữ hàng hóa, công ty
Thiên Bảo phải thanh toán các khoản phí phát sinh do hành vi vi phạm hành chính gây ra và
hoàn trả cho công ty Nike VN khoản tiền đảm bảo đã nộp trong thời gian 10 ngày
+ TH2: công ty Thiên Bảo không vi phạm quyền sở hữu trí tuệ: lô hàng tiếp tục được làm
thủ tục hải quan, công ty Nike VN phải thanh toán cho công ty Thiên
Bảo các khoản chi phí phát sinh: chi phí lưu kho, lưu bãi, xếp dỡ, bảo quản hàng hóa… trong
thời hạn 10 ngày.

Tình huống 3:
Công ty TNHH Fruit’s Hà Thành là công ty chuyên nhập khẩu hoa quả từ nước ngoài về Việt
Nam tiêu thụ. Ngày 30 tháng 4 năm 2017 công ty nhập khẩu một lô hàng hoa quả từ Úc về qua
cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài và lô hàng được thực hiện thủ tục hải quan tại Chi cục Hải
quan Bắc Hà Nội. Trong quá trình làm thủ tục hải quan cho lô hàng, cơ quan hải quan nghi vấn
về trị giá khai báo của lô hàng nhưng chưa đủ cơ sở bác bỏ và công ty TNHH Fruit’s Hà Thành
đề nghị tham vấn giá cho lô hàng.
Hỏi:
1. Trong trường hợp trên lô hàng có được thông quan không? Tại sao?
2. Ngày 4/5/2015 Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội đã có đủ cơ sở để bác bỏ trị giá khai báo của
công ty, vậy cơ quan hải quan sẽ xử lý như thế nào về lô hàng trên?
Trả lời:
1. Trong trường hợp trên lô hàng KHÔNG được thông quan
Vì Cơ quan Hải quan nghi vấn về giá trị khai báo của lô hàng nhưng chưa đủ cơ sở bác bỏ đồng
thời công ty TNHH Fruit’s HT đề nghị tham vấn giá cho lô hàng
-> chưa hoàn thành thủ tục HQ
- Theo quy định của pháp luật hiện hành, HH chỉ được thông quan khi đã xác định được số thuế
phải nộp của lô hàng tức là không còn nghi vấn về trị giá khai báo hay cách tính thuế của người
khai báo hay nói cách khác là đã hoàn thành thủ tục HQ
- Theo điều 36-LHQ 2014 đây là trường hợp giải phóng hh nên cơ quan Hải quan sẽ ra quyết
định giải phóng hàng, cơ quan Hải quan chỉ ra quyết định thông quan hàng hóa khi có đủ cơ sở
bác.
( Tham khảo GT T62, trường hợp 3 giáo trình T66 - Các trường hợp cụ thể được
giải phóng hàng)
2. Cơ quan Hải quan sẽ xử lý tình huống trên như sau:
Căn cứ theo Khoản 3 Điều 25 – TT39/2018/TT-BTC bổ sung một số điều của TT38/2015/TT-
BTC:
Cơ quan hải quan ban hành Thông báo trị giá hải quan và đề nghị người khai hải quan thực hiện
khai bổ sung trong thời hạn tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày thông báo và giải phóng hàng hóa
theo quy định. Nếu người khai hải quan khai bổ sung theo Thông báo trị giá hải quan trong thời
hạn nêu trên thì cơ quan hải quan thực hiện thông quan hàng hóa theo quy định, xử lý vi phạm
(nếu có). Quá thời hạn mà người khai hải quan không thực hiện khai bổ sung hoặc khai bổ sung
không đúng theo Thông báo trị giá hải quan, cơ quan hải quan thực hiện ấn định thuế theo quy
định của Luật Quản lý thuế để thông quan hàng hóa theo quy định, xử lý vi phạm (nếu có)

Tình huống 4:
Công ty May 10 thực hiện khai báo nhập khẩu lô hàng nguyên liệu may mặc theo
loại hình nhập SXXK tại tờ khai số 1000123456 đăng ký ngày 25/04/2017, loại
hình A12. Lô hàng đã hoàn thành thủ tục hải quan, được thông quan và đã được
chuyển về kho của doanh nghiệp. Đến ngày 10/05/2017, qua kiểm tra công ty phát
hiện đã khai nhầm loại hình hàng hóa nhập khẩu (mã loại hình nhập khẩu đúng
phải là E31 chứ không phải là A12).
Hỏi:
Công ty May 10 có được khai bổ sung hồ sơ hải quan không? Giải thích tại sao?
Trả lời:
Công ty May 10 không được khai bổ sung Hồ sơ Hải quan
Vì theo Qui định tại Điều 3, Phụ lục 2, TT38/2015/TT-BTC, Mã loại hình là 1 trong 6 tiêu chí
không được khai bổ sung gồm:
- Mã loại hình
- Mã phân loại hàng hóa
- Mã phương thức vận chuyển
- Mã đại lý làm thủ tục Hải quan
- Mã người nhập khẩu, xuất khẩu
- Cơ quan Hải quan

Tình huống 5:
Công ty TNHH Thiên Hà, mã số thuế 0100101309 ký hợp đồng nhập khẩu với
công ty Nahacico - Malaysia về máy siêu âm Aloka dùng cho bệnh viện. Số lượng
10 máy với trị giá hải quan là 15.000USD/máy. Công ty đã xin giấy phép nhập
khẩu của Bộ Y tế theo số GP201712345.
Ngày 10/03/2017, lô hàng đã thực hiện thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan cửa
khẩu cảng Hải phòng Khu vực II và hàng đã được chuyển về kho của doanh
nghiệp. Ngày 03/05/2017, Cty bán 5 máy siêu âm cho Bệnh viện Thiên Đức và khi
giao hàng phát hiện ra 2 máy siêu âm có dấu hiệu đã qua sử dụng. Cty đã liên hệ
với Cty Nahacico về việc này và họ đã thừa nhận có 2 máy siêu âm đã qua sử dụng
đồng thời họ cũng đề nghị giảm 40% giá nhập khẩu nếu Cty TNHH Thiên Hà chấp
nhận. Ban Giám đốc Cty đã thống nhất chấp thuận đề nghị trên của Cty Nahacico
và sẽ thực hiện khai bổ sung hồ sơ hải quan.
Hỏi:
1. Trong trường hợp trên Công ty TNHH Thiên Hà có được khai bổ sung hồ sơ hải quan không?
Tại sao?
2. Hãy tư vấn cho Công ty cách giải quyết phù hợp với quy định của pháp luật?
Trả lời:
1. Công ty TNHH Thiên Hà KHÔNG được khai bổ sung hồ sơ Hải quan vì đây là
hàng cấm Nhập khẩu (Thiết bị y tế đã qua sử sụng thuộc danh mục hàng hoá cấm
nhập khẩu được quy định tại Phụ lục I Nghị định 69/2018/NĐ-CP)
2. Trường hợp này công ty buộc phải tái xuất lô hàng khỏi Việt Nam. Trước khi tái
xuất các cơ quan điều tra phải giữ lô hàng để phục vụ công tác điều tra. Khi phục
vụ công tác kiểm tra xong công ty buộc phải tái xuất lô hàng ra khỏi VN.

Tình huống 6:
Ngày 20/02/2016 Cty Hồng Ánh gửi thông tin dữ liệu, chứng từ, mẫu hàng hóa của
mặt hàng Tời nâng kiểu thùng đến cơ quan hải quan yêu cầu xác định trước mã số
hàng hóa để dự kiến nhập khẩu lô hàng vào ngày 20/4/2016. Cơ quan hải quan đã
gửi văn bản thông báo kết quả xác định trước mã số cho Cty, trong đó ghi rõ mã số
của mặt hàng là 8428.10.90, thuế suất là 0%. Tại thời điểm làm thủ tục hải quan
ngày 20/4/2016 lô hàng được phân vào luồng xanh, hàng hóa được thông quan và
doanh nghiệp đã bán hết hàng.
Ngày 20/4/2017 cơ quan hải quan kiểm tra sau thông quan và kết luận Cty cung
cấp không chính xác mẫu hàng hóa của mặt hàng Tời nâng kiểu thùng và đã xác
định lại mặt hàng trên có mã 8428.10.21, thuế suất 10% và ra quyết định truy thu
thuế đối với lô hàng. Tuy nhiên Công ty Hồng Ánh cho rằng pháp luật hải quan
quy định: văn bản thông báo kết quả xác định trước mã số là cơ sở để khai hải
quan khi làm thủ tục hải quan, do vậy Công ty không phải truy thu thuế.
Hỏi:
1. Trong trường hợp này ai là người phải chịu trách nhiệm về việc phân loại, áp mã
đối với hàng hóa?
2. Việc Công ty TNHH Hồng Ánh cho rằng pháp luật hải quan quy định: văn bản
thông báo kết quả xác định trước mã số là cơ sở để khai hải quan khi làm thủ tục
hải quan, do vậy Công ty không phải truy thu thuế là đúng hay sai? Công ty được
áp dụng thuế suất 0% hay 10%?
Trả lời:
1. Trong trường hợp này công ty là người phải chịu trách nhiệm về việc phân loại,
áp mã đối với hàng hóa vì công ty đã cung cấp không chính xác thông tin mẫu
hàng hóa của mặt hàng dẫn đến kết quả áp mã sai.
2. Công ty không phải truy thu thuế là sai. Bởi công ty cung cấp thông tin sai về lô
hàng dẫn đến phân loại sai mã hàng hóa do đó công ty phải bị truy thu về thuế và
áp dụng mức thuế 10%.

Tình huống 7:
Công ty TNHH Phú Quý, mã số thuế 0210101309, chuyên nhập khẩu hàng hóa là
mỹ phẩm cao cấp và rượu vang nho từ Pháp.
Ngày 5/5/2017 Công ty có nhập khẩu 1 lô hàng là rượu vang nho với độ cồn dưới 20, xuất xứ từ
Pháp, mục đích sử dụng là để dùng nấu nướng và phục vụ cho nhu cầu trong nội bộ công ty.
Công ty đã làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài. Theo
xác định của hệ thống phân luồng, lô hàng trên được phân luồng vàng.
Hỏi:
1. Công ty phải nộp cho cơ quan hải quan những chứng từ gì? Giả sử quá thời hạn
15 ngày mà công ty vẫn chưa nộp các chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan cho cơ
quan hải quan thì sẽ xử lý thế nào?
2. Các loại thuế mà Công ty TNHH Phú Quý phải chịu là những loại thuế nào?
Nếu Công ty chưa xác định được số thuế chính thức phải nộp và Công ty đã nộp
thuế trên cơ sở tự khai, tự tính thuế đối với lô hàng trên thì lô hàng này có được
thông quan hay không? Vì sao?
Trả lời:
1.
Căn cứ Khoản 2, Điều 16 TT39/2018/TT-BTC, công ty phải nộp cho cơ quan Hải
quan những chứng từ:
- Tờ khai HQ
- Hóa đơn thương mại
- Bản kê chi tiết
- Vận đơn
- Trị giá HQ
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (nếu có)
- Giấy thông báo kết quả kiểm tra về chất lượng
- Giấy phép kiểm tra chuyên ngành.
Theo khoản 2 điều 25 Luật Hải quan 2014: Tờ khai hải quan có giá trị làm thủ tục
hải quan trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký.
Như vậy, quá hạn 15 ngày mà công ty vẫn chưa nộp đủ chứng từ cho cơ quan HQ
thì sẽ bị hủy tờ khai và công ty sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp
luật.
2. Các loại thuế mà công ty phải chịu: Thuế NK, TTĐB, VAT, BVMT( nếu bao bì
gây độc hại cho MT)
+) Lô hàng trên KHÔNG được phép thông quan mà chỉ được phép giải phóng hàng
do chưa xác định được chính thức số thuế phải nộp, chỉ được thông quan trong TH đã xác định
được số thuế phải nộp.
Tình huống 8:
Ngày 15/6/2017 Công ty TNHH Nhật Ánh nhập khẩu 540 chiếc tivi Panasonic loại 50 inh từ
Công ty Panasonic tại Malaysia. Công ty TNHH Nhật Ánh đã nộp các loại thuế ở khâu nhập
khẩu khi làm thủ tục hải quan cho lô hàng. Tuy nhiên sau khi đưa hàng về tiêu thụ, Công ty
TNHH Nhật Ánh phát hiện hàng hóa nhập khẩu không phù hợp với đơn đặt hàng và hợp đồng đã
ký kết. Công ty đã có văn bản thông báo cho bên bán và bên bán có văn bản trả lời chấp thuận
nhận lại lô hàng đã xuất khẩu.
Hỏi:
1. Thủ tục xuất trả lô hàng trên được thực hiện như thế nào?
2. Khi xuất trả lô hàng cho người bán, Công ty TNHH Nhật Ánh có phải tính thuế
và nộp thuế xuất khẩu không (Nếu có)?
3. Công ty có được hoàn lại số thuế đã nộp khi nhập khẩu không? Vì sao? Thủ tục
hoàn thuế cho lô hàng trên được thực hiện như thế nào?
Trả lời:
1.Thủ tục xuất trả lô hàng trên được thực hiện như sau:
- Tờ khai HQ xuất khẩu lô hàng trên
- Giấy phép XK (1 bản chính)
- Giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành
- Tờ khai đã làm thủ tục nhập khẩu lô hàng này
- Văn bản thông báo xuất khẩu lô hàng cho bên bán
- Văn bản chấp nhận nhận lại lô hàng trên mà bên bán gửi sang.
2. KHÔNG phải tính và nộp thuế xuất khẩu vì đây là hợp đồng xuất trả lại lô hàng
chứ không phải xuất khẩu
- Do PL quy định…
3. CÓ được hoàn thuế
- Về mặt lý luận :…
- Theo Quy định của Pháp luật VN hiện hành ( cụ thể theo quy định của luật thuế
XK,NK) trong TH này Công ty TNHH Nhật Ánh được hoàn lại số thuế đã nộp khi
NK
+) Thủ tục hoàn thuế thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, hồ sơ
hoàn thuế bao gồm:
+ Văn bản công văn yêu cầu hoàn thuế
+ Chứng từ nộp thuế
+ Các tài liệu khác liên quan đến yêu cầu hoàn thuế
+) Quy trình:
- Chủ hàng yêu cầu cơ quan HQ hoàn thuế HQ. Khi đó chủ hàng có trách nhiệm
chuẩn bị đầy đủ hồ sơ hoàn thuế HQ theo quy định. Cơ quan HQ tiếp nhận hồ sơ
hoàn thuế, kiểm tra, xem xét và nếu thỏa mãn các điều miện cơ quan HQ sẽ ra
quyết định hoàn thuế.
- Có 2 cách để hoàn trả số thuế đã nộp:
+ Cách 1: Chủ hàng trực tiếp nhận số tiền hoàn thuế theo quy định hoàn thuế HQ ( tại cơ
quan quản lý NSNN)
+ Cách 2: Cấn trừ số tiền thuế được hoàn cho số tiền thuế HQ phải nộp cho một hoặc
nhiều lô hàng XK, NK phát sinh sau đó.

Tình huống 9:
Công ty TNHH Đại Nam là đại lý làm thủ tục hải quan, làm thủ tục nhập khẩu lô
hàng thiết bị xử lý nước thải cho Viện khoa học Công nghệ Việt Nam. Thiết bị này
được Viện khoa học công nghệ Hàn Quốc gửi cho Viện khoa học Công nghệ Việt
Nam để phục vụ trực tiếp cho nghiên cứu khoa học. Lô hàng thuộc loại hình biếu,
tặng, không thanh toán, mới 100%. Hàng về cảng Hải Phòng và được đóng trong
02 container 40' và được làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng
Hải phòng khu vực I.
Hỏi:
1. Lô hàng nhập khẩu trên mở tờ khai hải quan giấy hay tờ khai hải quan điện tử?
Vì sao?
2. Lô hàng nhập khẩu trên có phải nộp thuế nhập khẩu không? Tại sao?
3. Hồ sơ hải quan mà công ty TNHH Đại Nam phải nộp gồm những chứng từ gì?
Trả lời:
1. Lô hàng trên mở tờ khai HQ điện tử vì công ty đáp ứng đủ các điều kiện khai
HQ điện tử theo Điều 25 ND08/2015/ND-CP, lô hàng trên là nhóm quà biếu, quà
tặng của 2 tổ chức với nhau chứ không phải là trường hợp quà biếu quà tặng giữa
các cá nhân, người khai HQ là Công ty TNHH Đại Nam là đại lý làm thủ tục HQ.
( Tham khảo giáo trình T46,47)
2. Lô hàng trên KHÔNG phải nộp thuế NK vì trường hợp trên thuộc đối tượng xét
miễn thuế( Điều 16 Luật Thuế Xuất Khẩu, Nhập Khẩu. NK lô hàng thiết bị xử lý
nước thải để phục vụ trưc tiếp cho việc nghiên cứu Khoa học)
3. Hồ sơ hải quan mà công ty TNHH Đại Nam phải nộp gồm những chứng từ:
- Tờ khai HQ
- Vận đơn
- Văn bằng chứng từ biếu tặng giữa 2 tổ chức với nhau
- Chứng nhận xuất xứ hàng hóa(C/O) ( có thể xuất trình khi cơ quan HQ yêu cầu)
- Trị giá HQ ( trong TH này k phải xuất trình nhưng có thể nộp khi cơ quan HQ yêu
cầu)

Tình huống 10
Ngày 20/08/2017, Công ty TNHH thương mại T&T có nhập khẩu một lô hàng gồm
15.000 tấn bột mì từ Nga. Lô hàng được làm thủ tục hải quan tại Chi cục hải quan
cảng Hải Phòng KVI, lô hàng phân vào luồng xanh và được chấp nhận thông quan.
Tuy nhiên khi nhân viên công ty đến cảng nhận hàng thì phát hiện trong lô hàng có
một số bao bột mì bị ngấm nước và mốc. Công ty đã đề nghị công ty Vinacontrol
giám định và được chứng nhận tỷ lệ tổn thất là 15% giá trị lô hàng và lô hàng đang
nằm trong khu vực giám sát hải quan.
Hỏi:
1.Trong trường hợp này TNHH thương mại T&T có được giảm thuế nhập
khẩu cho số hàng bị hư hỏng không? Hồ sơ và thủ tục phải tiến hành như thế nào?
2. Số thuế nhập khẩu được giảm là bao nhiêu? Biết, trị giá tính thuế của bột
mì là 280 USD/tấn, thuế suất thuế nhập khẩu là 5%, tỷ giá là 1 USD = 22.500 đ.
Trả lời:
1. Có được giảm thuế NK
Khoản 1 Điều 32 Nghị định 134/2016/NĐ-CP và Khoản 1 Điều 18 Luật thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu
Có thể thấy, lô hàng hóa nhập khẩu bị hư hỏng thỏa mãn các điều kiện:
- hàng hóa nhập khẩu đang trong quá trình giám sát của cơ quan hải quan;
- sự hư hỏng, mất mát do nguyên nhân khách quan;
- có đủ hồ sơ theo quy định.
cho lô hàng trên Vì lý do khách quan và đã được công ty Vina giám định và trong
chứng từ giám định đã thể hiện rõ được tỷ lệ tổn thất là bao nhiêu và hàng hóa đó
đang nằm trong khu vực giám sát HQ.
- Hồ sơ và thủ tục (Điều 129 TT39-2018/TT-BTC)
2. Số thuế NK được giảm =15000*280*22500*5%*15%= …

11. Tình huống 11:


Công ty TNHH Công nghệ Namuga Phú Thọ xuất khẩu mặt hàng Mô đun Camera cho khách
hàng tại Trung Quốc. Hàng xuất khẩu bị lỗi nên khách hàng đã trả lại.
Yêu cầu:
a. Công ty TNHH Công nghệ Namuga Phú Thọ có được mở tờ khai tái nhập hàng về sửa chữa
không? Vì sao?
b. Hồ sơ hải quan công ty TNHH Công nghệ Namuga Phú Thọ phải nộp khi làm thủ tục tái nhập
lô hàng trên?
Đáp án:
Câu a. Công ty TNHH Công nghệ Namuga Phú Thọ có được mở tờ khai tái nhập đối với lô hàng
Mô đun Camera đã xuất khẩu về sửa chữa, vì:
Căn cứ Điều 47 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định: Thủ
tục hải quan tái nhập đối với hàng hóa đã xuất khẩu
Các hình thức tái nhập hàng hóa đã xuất khẩu nhưng bị trả lại (sau đây gọi tắt là tái nhập hàng
trả lại) bao gồm:
a)Tái nhập hàng trả lại để sửa chữa, tái chế (gọi chung là tái chế) sau đó tái xuất;
b) Tái nhập hàng trả lại để tiêu thụ nội địa;
c) Tái nhập hàng trả lại để tiêu hủy tại Việt Nam (không áp dụng đối với hàng gia công cho
thương nhân nước ngoài);
d) Tái nhập hàng trả lại để tái xuất cho đối tác nước ngoài khác.
Câu b. Hồ sơ hải quan:
– Tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu;
– Chứng từ vận tải trong trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không,
đường sắt: nộp 01 bản chụp;
– Văn bản của bên nước ngoài thông báo hàng bị trả lại hoặc văn bản của hãng tàu/đại lý hãng
tàu thông báo không có người nhận hàng: nộp 01 bản chụp.

12. Tình huống 12


Công ty Thiên Long nhập khẩu lô hàng từ Trung Quốc vào Việt Nam. Sau khi hàng hóa được
phân luồng vàng, công ty Thiên Long nhận được thông tin phía đối tác gửi nhầm hàng và đã phát
hiện sai sót trên tờ khai hải quan: có một mặt hàng khai sai về tên hàng, số lượng và hai mặt
hàng phải có giấy phép (một mặt hàng phải kiểm dịch động vật một mặt hàng phải kiểm dịch
thực vật), do đối tác gửi nhầm hàng nên Công ty không có kết quả kiểm tra chuyên ngành.
Yêu cầu:
a. Công ty Thiên Long có được khai bổ sung hồ sơ hải quan hay không? Vì sao?
b. Đối với mặt hàng phải xin giấy phép của cơ quan quản lý chuyên ngành, Công ty Thiên Long
phải có giấy phép ở thời điểm nào?

Gợi ý:
Căn cứ Khoản 4, Điều 29 Luật Hải quan:
“4. Người khai hải quan xác định có sai sót trong việc khai hải quan được thực hiện khai bổ
sung trong các trường hợp sau đây:
a) Đối với hàng hóa đang làm thủ tục hải quan: trước thời điểm cơ quan hải quan thông báo
việc kiểm tra trực tiếp hồ sơ hải quan;
b) Đối với hàng hóa đã được thông quan: trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan và
trước thời điểm cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra, trừ trường hợp
nội dung khai bổ sung liên quan đến giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu; kiểm tra chuyên ngành về
chất lượng hàng hóa, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm.
Quá thời hạn quy định tại điểm a và điểm b khoản này, người khai hải quan mới phát hiện sai
sót trong việc khai hải quan thì thực hiện khai bổ sung và xử lý theo quy định của pháp luật về
thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.”
– Đối với mặt hàng khai sai về tên hàng, số lượng nhưng không vi phạm chính sách quản lý
chuyên ngành thì được khai bổ sung theo quy định trên và sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo
quy định của pháp luật.
– Đối với những mặt hàng không khai báo hải quan và thuộc danh mục hàng hoá nhập khẩu
thuộc đối tượng quản lý chuyên ngành thì không được khai bổ sung và cơ quan hải quan xử lý
theo quy định của pháp luật.
Trường hợp của công ty vi phạm quy định về khai hải quan nên sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính
theo quy định của pháp luật.
Điểm 3, khoản 12, Điều 1 NĐ 59/2018:
“Trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện phải có giấy phép của cơ quan quản lý
chuyên ngành thì phải có giấy phép trước khi đăng ký tờ khai hải quan và phải khai đầy đủ
thông tin giấy phép trên tờ khai hải quan theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Khi kiểm tra hồ sơ cơ quan hải quan đủ cơ sở xác định hàng hóa thuộc diện phải có giấy phép
mà không có giấy phép tại thời điểm đăng ký tờ khai thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật
về xử lý vi phạm hành chính và tờ khai hải quan đã đăng ký không có giá trị thực hiện thủ tục
hải quan”.

CÂU HỎI TÌNH HUỐNG

You might also like