You are on page 1of 6

I.

Đọc thầm và làm bài tập


.ĐỀ 1
Ổ bánh mỳ
Một giáo sư người Mỹ làm giảng viên tại một viện đại học ở nước Ba Tây
(Brazil) đã nhắc lại một kỷ niệm khó quên. Ông thuật lại rằng một ngày kia khi đang
trên con đường đến trường đại học, ông cảm thấy có ai đó kéo quần mình, quay đầu lại,
ông thấy một cậu bé độ 5 hay 6 tuổi với đôi mắt tròn đen và sáng trong khuôn mặt lem
luốc bẩn thỉu.
Cậu bé nhìn ông với lời van xin: “Thưa ông! Cho con bánh mì”. Khác với những
lần trước, mỗi khi gặp trẻ ăn xin trên đường phố, mở lời van xin, ông thường phớt lờ,
lạnh lùng bước đi, vì có nhiều trẻ ăn xin quá, nhưng không biết vì sao lần này ông lại
dừng bước, rồi bảo cậu cùng đi với ông ta vào quán cà phê gần đó. Sau khi mua cho cậu
một bánh kem và thức ăn khác mà cậu muốn, ông mua cho mình một tách cà phê, rồi
bước ra khỏi tiệm, quên hẳn cậu bé.
Nhưng khi ông đi được ít bước thì có người đụng vào lưng ông, quay nhìn lại,
ông thấy cậu bé khi nãy. Cậu bé vẫn cầm ổ bánh kem và run run nói: “Con cám ơn
ông!”. Vị giáo sư này cảm động vì lời cám ơn của cậu bé ăn xin đáng thương đó, trong
khi đó có những trẻ ăn xin khác đã nhận tiền hay thức ăn ông cho nhưng chưa có em
nào có lòng biết ơn như thế!

Câu 1. Vị giáo sư người nước nào?


A. Nước Mỹ B. Nước Brazil C. Nước Ba Lan
Câu 2. Trên đường đến trường đại học, ông gặp ai?
A. Một cậu bé độ 5 hay 6 tuổi với đôi mắt tròn đen và khuôn mặt sáng sủa.
B. Một cô bé độ 5 hay 6 tuổi với đôi mắt tròn đen và sáng trong khuôn mặt lem luốc bẩn
thỉu.
C. Một cậu bé độ 5 hay 6 tuổi với đôi mắt tròn đen và sáng trong khuôn mặt lem luốc
bẩn thỉu.
Câu 3. Điều gì khiến vị giáo sư này cảm động?
A. Vì nhìn cậu bé ấy đáng thương
B. Vì lời cảm ơn của cậu bé đó
C. Vì cậu bé quay lại gặp ông
Câu 4. Câu chuyện trên muốn nhắn nhủ đến em điều gì?
……………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Câu 5. Viết tiếp để tạo thành câu có vị ngữ nêu đặc điểm của đối tượng được nói
đến ở chủ ngữ:( 1đ)
Trong câu chuyện, em bé ăn xin……………………………………………………

ĐỀ 2
Vương quốc vắng nụ cười
Ngày xửa ngày xưa, có một vương quốc buồn chán kinh khủng chỉ vì cư dân
ở đó không ai biết cười.Nói chính xác là chỉ có rất ít trẻ con cười được, còn người
lớn thì hoàn toàn không. Buổi sáng mặt trời không muốn dậy,chim không muốn
hót,hoa trong vườn chưa nở đã tàn. Ra đường gặp toàn những gương mặt rầu rĩ héo
hon. Ngay kinh dô là nơi nhộn nhịp cũng chỉ nghe thấy tiếng ngựa hí,tiếng sỏi đá
lạo xạo dưới bánh xe,tiếng gió thở dài trên những mái nhà……Nhà vua, may sao,
vẫn còn tĩnh táo để nhận ra mối nguy cơ đó. Ngài họp triều đình và cử ngay môt
viên đại thần đi du học chuyên về môn cười.

Đọc thầm bài "Vương quốc vắng nụ cười". Chọn và khoanh tròn trước ý trả lời đúng
nhất từ câu 1 đến câu 6
Câu 1:Những chi tiết nào cho thấy ở vương quốc nọ buồn chán?
A .Buổi sáng, mặt trời không muốn dậy,chim không muốn hót, hoa trong vườn chưa
nở đã tàn.
B. Ra đường gặp toàn những gương mặt rầu rĩ,héo hon.
C. Chỉ nghe thấy tiếng ngựa hí,tiếng sỏi đá lạo xạo,tiếng gió thở dài trên mái mái nhà.
D. Tất cả các ý trên đều đúng.
Câu 2:Vì sao cuộc sống ở vương quốc nọ buồn chán như vậy?
A. Vì chỉ có người lớn cười.
B. Vì mọi người không chịu cười.
C. Vì cư dân ở đó không ai biết cười.
D. Tất cả các ý trên đều đúng.
Câu 3:Nhà vua đã làm gì để thay đổi tình hình?
A .Bắt mọi người cười
B. Mở lớp dạy cười
C. Khuyến khích mọi người cười.
D. Cử một viên đại thần đi du học, chuyên về môn cười.
Câu 4:Tìm chủ ngữ trong câu “ Ngài họp triều đình.” ?
A. Ngài B.Ngài họp
C. họp triều đình D.triều đình
Câu5:Câu:Tìm vị ngữ trong câu: ‘’ Mặt trời không muốn dậy ”?
A .Mặt tời B. Trời
C. không muốn dậy D. trời không muốn dậy
Câu 6:Tìm động từ trrong câu : “ Chim không muốn hót”?
A. Chim B. không muốn
C. hót D. không muốn hót
Câu 7: Nối các từ ở cột A với các từ cột B cho thích hợp:

A B
Danh từ dễ thương
Động từ chạy
Tính từ cây viết
xinh xắn

Câu 8: Gạch dưới các từ viết sai chính tả trong đoạn văn sau:
Nhà vua, may sao, vẫn còn tĩnh táu để nhận ra mối nguy cơ đó. Ngài hôp triều đình
và cử ngai môt viên đại thần đi du học truyên về môn cười.
Câu 9: Đặt câu một câu có chủ ngữ chỉ cây cối.
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
ĐỀ 3:
CÂY XOÀI
Ba tôi trồng một cây xoài. Giống xoài quả to, ngọt và thơm lừng. Mùa xoài nào cũng vậy,
ba đều đem biếu chú Tư nhà bên vài ba chục quả.
Bỗng một năm gió bão làm bật mấy chiếc rễ. Thế là cây xoài nghiêng hẳn một nửa sang
vườn nhà chú Tư. Rồi đến mùa quả chín, tôi trèo lên cây để hái. Sơn (con chú Tư) cũng
đem cây có móc ra vin cành xuống hái. Tất nhiên tôi ở trên cây nên hái được nhiều hơn.
Hái xong, ba tôi vẫn đem biếu chú Tư vài chục quả . Lần này thì chú không nhận. Đợi lúc
ba tôi đi vắng, chú Tư ra đốn phần cây xoài ngã sang vườn chú . Các cành thi nhau đổ
xuống. Từng chiếc lá xoài rơi lả tả, nhựa cây ứa ra . Ba tôi về thấy vậy chỉ thở dài mà
không nói gì.
Mùa xoài lại đến. Lần này, ba tôi cũng đem biếu chú Tư vài chục quả . Tôi liền phản đối.
Ba chỉ nhỏ nhẹ khuyên tôi:
- Chú Tư sống dở, mình phải sống hay như thế mới tốt, con ạ !
Tôi tức lắm nhưng đành phải vâng lời. Lần này chú chỉ nhận mấy quả thôi. Nhưng từ đó
cây xoài cành lá lại xum xuê . Đến mùa, cây lại trĩu quả và Sơn cũng chẳng còn ra tranh
hái với tôi nữa.
Đơn giản thế nhưng ba tôi đã dạy cho tôi cách sống tốt ở đời.
Mai Duy Quý

Đọc thầm bài " Cây xoài ". Chọn và khoanh tròn trước ý trả lời đúng nhất từ câu 1 đến câu 6
Câu 1. Ai đã trồng cây xoài?
a. Ông bạn nhỏ.
b. Mẹ bạn nhỏ.
c. Ba bạn nhỏ.
Câu 2. Tại sao chú hàng xóm lại không nhận xoài biếu như mọi năm?
a. Vì chú không thích ăn xoài.
b. Vì xoài năm nay không ngon.
c. Vì chú thấy con mình cũng hái xoài.
Câu 3. Ba của bạn nhỏ đã có thái độ như thế nào khi thấy cây xoài bị đốn phần cành ngả
sang nhà hàng xóm ?
a.Bố bạn nhỏ chỉ thở dài không nói gì, vẫn tiếp tục sống tốt và biếu xoài.
b. Bố bạn nhỏ chỉ thở dài không nói gì,
c. Vẫn tiếp tục sống tốt và biếu xoài.
Câu 4. Đợi lúc ba bạn nhỏ đi vắng chú Tư đã làm gì?
a. Dựng phần cây xoài bị ngã sang vườn nhà chú lên.
b. Chặt phần cây xoài bị ngã sang vườn nhà chú.
c. Để nguyên phần cây xoài bị ngã ở vườn nhà mình.
Câu 5. Bạn nhỏ đã rút ra điều gì qua câu chuyện này?
a. Không nên cãi nhau với hàng xóm.
b. Bài học về cách sống tốt ở đời.
c. Không nên chặt cây cối.
Câu 6. Thái độ của bạn nhỏ như thế nào khi ba bảo bạn mang xoài sang biếu chú Tư?
a. Tức giận.
b. Vui vẻ.
c. Không nói gì.
Câu 7: Gạch dưới các từ viết sai chính tả trong đoạn văn sau
Tôi tứt lắm nhưng đành phải vâng lời. Lần này chú chỉ nhận mấy quả thôi. Nhưng từ đó
cây xoài cành lá lại xum xê . Đến mùa, cây lại trỉu quả và sơn cũng chẳng còn ra tranh hái
với tôi nữa
Câu 8: Chọn vị ngữ ở cột B phù hợp với chủ ngữ ở cột A để tạo thành câu:

Câu 9: Hãy xác định chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau?

Ba tôi về thấy vậy chỉ thở dài mà không nói gì.

ĐỀ 4:
Người ăn xin
Lúc ấy, tôi đang đi trên phố. Một người ăn xin già lọm khọm đứng ngay trước mặt tôi.
Đôi mắt ông lão đỏ đọc và giàn giụa nước mắt. Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại...
Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào!
Ông già chìa trước mặt tôi bàn tay sưng húp, bẩn thỉu. Ông rên rỉ cầu xin cứu giúp.
Tôi lục tìm hết túi nọ túi kia, không có tiền, không có đồng hồ, không có cả một chiếc khăn
tay. Trên người tôi chẳng có tài sản gì.
Người ăn xin vẫn đợi tôi. Tay vẫn chìa ra, run lẩy bẩy.
Tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia:
- Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.
Người ăn xin nhìn tôi chằm chằm bằng đôi mắt ướt đẫm. Đôi môi tái nhợt nở nụ cười và tay
ông cũng xiết lấy tay tôi:
- Cháu ơi, cảm ơn cháu ! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. - Ông lão nói bằng giọng khản đặc.
Khi ấy, tôi chợt hiểu rằng: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão.
(theo Tuốc-ghê-nhép)
(Trích từ Sách Tiếng Việt 4, tập 1, trang 30, NXB Giáo dục Việt Nam, 2006)

Đọc thầm bài " Người ăn xin". Chọn và khoanh tròn trước ý trả lời đúng nhất từ câu 1
đến câu 6
Câu 1: Khi đang đi trên phố, cậu bé gặp chuyện gì?
A. Gặp một người ăn xin già lọm khọm đứng ngay trước mặt.
B. Thấy một cụ già bị nghi ngờ là ăn xin rồi bị đuổi đánh.
C. Thấy một người ăn xin bị nghi ngờ là trộm tiền rồi bị đuổi đánh.
D. Gặp một cụ già đang ngồi co ro trong góc tường với tấm áo mỏng manh.
Câu 2: Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương như thế nào?
A. Ông lão già lọm khọm, đôi mắt đỏ đọc, giàn giụa nước mắt
B. Đôi môi tái nhợt, quần áo tả tơi, thê thảm.
C. Bàn tay sưng húp, bẩn thỉu. Giọng rên rỉ cầu xin
D. Tất cả các ý trên
Câu 3: Trước tình cảnh đáng thương của ông lão, cậu bé đã có hành động gì?
A. Rất muốn cho ông lão một thứ gì đó nên lục hết túi nọ tới túi kia, không có tiền, không có
đồng hồ, không có khăn tay. Trên người không có chút tài sản nào cả.
B. Chạy đi tìm mẹ để cho ông lão một chút tiền.
C. Nắm chặt lấy bàn tay ông lão.
D. Nắm chặt tay rồi tặng cho ông lão chiếc mũ của mình.
Câu 4: Hành động và lời nói ân cần của cậu bé chứng tỏ tình cảm của cậu đối với ông lão ăn
xin như thế nào?
A. Cậu bé chân thành thương xót ông lão, tôn trọng ông lão, muốn giúp đỡ ông lão.
B. Cậu bé thấy ông lão thật đáng thương, muốn giúp đỡ ông lão.
C. Ông lão trong mắt cậu bé là một người thật khốn khổ và bất hạnh.
D. Cậu bé chỉ mong kiếm một cái gì đó cho ông lão để ông lão biến mất trước mặt cậu cho
nhanh.
Câu 5: Chủ ngữ trong câu “Ông rên rỉ cầu xin cứu giúp” là:
A. Ông rên rỉ
B. Cứu giúp
C. Ông
D. Rên rỉ
Câu 6: Vị ngữ trong câu “Ông rên rỉ cầu xin cứu giúp” là:
A. Ông
B. Rên rỉ cầu xin cứu giúp
C. Rên rỉ
D. Cầu xin cứu giúp
Câu 7: Gạch dưới các từ viết sai chính tả trong đoạn văn sau
Đôi mắc ông lảo đỏ đọc và giàn giụa nước mắt. Đôi môi tái nhợc, áo quần tả tơi thảm hại...
Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nác con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào!
Câu 9: Em hãy viết một câu có chủ ngủ chỉ cây cối?
.........................................................................................................................................

ĐỀ 5:
CẦM LẤY TAY NHAU
Đêm ấy, dù đã làm việc rất khuya nhưng cô y tá vẫn cố gắng để đưa một thanh
niên có dáng vẻ mệt mỏi đến bên giường của một bệnh nhân già. Cô cúi xuống người
bệnh và khẽ khàng gọi : “Cụ ơi, con trai cụ đã đến rồi đây!”
Đôi mắt lạc thần của ông cụ cố gắng mở ra, rồi ánh lung linh vội khép lại.
Chàng thanh niên nắm chặt bàn tay nhăn nheo của người bệnh và ngồi xuống bên
ông cụ. Suốt đêm hôm đó, anh cứ ngồi như thế, chẳng thiết gì đến nghỉ ngơi, vừa
cầm tay cụ già vừa thì thầm những lòi vỗ về, an ủi bên tai cụ.
Đến rạng sáng thì cụ già qua đời. Các nhân viên y tế đến làm những thủ tục cần
thiết. Cô y tá đêm qua cũng trở lại và đang nói lòi chia buồn với chàng lính trẻ thì anh
chợt ngắt ngang hỏi: “Ông cụ ấy là ai vậy?”
Cô y tá sửng sốt: “Tôi tưởng ông cụ là cha anh chứ!”
– Không, ông ấy không phải là cha tôi. – Chàng thanh niên nhẹ nhàng đáp. – Tôi
chưa gặp ông cụ lần nào cả.
- Thế sao anh không nói cho tôi biết lúc tôi đưa anh đến gặp cụ ?
- Tôi nghĩ là người ta đã nhầm giữa tôi và con trai cụ khi cấp phép, có thể do tôi
và anh ấy trùng tên hay trùng quê quán gì đó. Ông cụ đang rất mong mỏi được gặp con
trai mà anh ấy lại không có mặt ở đây, khi đến bên cụ tôi nhận thấy cụ đã yếu đến nỗi
không thể nhận ra tôi không phải là con trai cụ. Tôi nghĩ cụ rất cần có ai đó ở bên nên
tôi mới quyết định ở lại.
- Mẹ Tê-rê-sa* đã nhắc nhở chúng ta rằng trong thế giới này lẽ ra không nên có ai
phải chết trong nỗi đơn côi, không ai phải buồn khổ, đớn đau hay lặng lẽ khóc một mình
trong những bất hạnh của đòi mình.
Chúng ta sinh ra và cùng nắm tay nhau đi qua những chặng đường muôn vẻ của
cuộc sống. Lúc nào cũng có một ai đó sẵn lòng chìa cho ta bàn tay thân ái. Và luôn có
một ai đó, quanh đây, đang mong mỏi được ta dắt dìu.
(Theo xti-vơ Gu-đi-ơ)
* Mẹ Tê-rê-sa (1910 – 1997), vốn là người An-ba-ni, được phái làm giáo sĩ thừa sai
công giáo La Mã tại Ân Độ. Mẹ đã có nhiều hoạt động tích cực nhằm giúp đỡ ngilòi
nghèo, được giải Nô-ben hoà bình năm 1979.
Câu 1. Người ta đã đưa ai đến bên một cụ già đang hấp hối?
A. Một thanh niên là bạn con trai cụ.
B. Người con trai cụ.
C. Một thanh niên xa lạ.
Câu 2. Điều gì làm cô y tá ngạc nhiên?
A. Cụ già qua đời.
B. Cậu thanh niên không phải là con cụ già.
C. Cậu thanh niên đã ngồi bên cụ già suốt đêm.
Câu 3. Tại sao anh thanh niên đã ngồi suốt đêm bên cụ già?
A. Vì anh không biết đi đâu.
B. Vì anh nghĩ cụ đang rất cần có ai đó ở bên cạnh vào lúc này.
C. Vì các bác sĩ yêu cầu như vậy.
Câu 4. Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
A. Hãy cùng nắm tay nhau đi qua những chặng đường muôn vẻ của cuộc sống và sẵn
lòng chìa bàn tay thân ái ra sưởi ấm giúp đỡ mọi người chung quanh.
B. Hãy biết sống chan hoà với mọi người.
C. Hãy biết kiên trì làm việc.
…………………………………………………………..
KIỂM TRA VIẾT ( TẬP LÀM VĂN)

ĐỀ 1: : Em hãy tả một cây ăn quả mà em thích ?


ĐỀ 2: : Em hãy tả một cây hoa mà em thích ?
ĐỀ 3: : Em hãy tả một cây che bóng mát mà em thích ?

You might also like