You are on page 1of 4

BÀI CA NGẤT NGƯỞNG

I. MỞ BÀI
Trong dòng chảy của nền thi ca trung đại VN, cảm hứng nhân đạo và quan niệm sống đã đi vào ngòi
bút của rất nhiều tác giả, trở thành hai mạch ngầm xuyên suốt chặng đường lịch sử. Đặc biệt, vào TK thứ
18 – 1 thời đại hết sức chuyên chế, phản động, nơi con người trở nên tính toán, vụ lợi hơn thì càng có nhiều
nhà thơ, nhà văn muốn thoát khỏi sự bó hẹp trong những lễ giáo hà khắc của xã hội phong kiến. Tiêu biểu
trong số đó là cái tôi, cái ngất ngưởng vô cùng mới mẻ được thể hiện rõ nét qua“Bài ca ngất ngưởng” của
Nguyễn Công Trứ. Bằng thể hát nói tự thuật độc đáo mang tính tự do, phóng khoáng, tác giả đã chứng minh
bản lĩnh cá nhân, phong cách ngang tàn, ngay thẳng, dám nghĩ dám làm vượt lên mọi khuôn thước của thời
đại lúc bấy giờ.
“Vũ trụ nội mạc phi phận sự
.....
Trong triều ai ngất ngưởng được như ông.”
II. THÂN BÀI
1. Tác giả
Nguyễn Công Trứ (1778 – 1858) hiệu là Hi Văn, quê tỉnh Hà Tĩnh. Ông xuất thân trong 1 gia đình
nhà nho nghèo có truyền thống khoa bảng, từ nhỏ đã thông minh, hiếu học. Ông là người tài năng, văn võ
song toàn, giàu chí khí và lòng yêu nước thương dân. Nhưng sống trong 1 triều đình phong kiến bảo thủ,
quan lại kẻ xu người nịnh cộng thêm tính cách ngay thẳng, ngang tàn nên ông ít được lòng người, cuộc đời
làm quan cũng vì thế mà thăng trầm, nhiều lần thăng quan, giáng chức thất thường. Sáng tác của ông hầu
hết bằng thơ Nôm (nổi bật là ca trù) thường nêu cao quan niệm về chí làm trai, lối sống thanh bần, tự do,
mang tiếng cười châm biếm, ngông nghênh vượt lên thói tầm thường của lễ giáo phong kiến eo hẹp, bó
buộc. Ông được mệnh danh là Uy Viễn tướng quân - nhân vật kiệt xuất trong xã hội VN với những câu nói
“ngông thấu trời xanh”.
2. Tác phẩm
“Bài ca ngất ngưởng” được sáng tác sau năm 1848, khi tác giả đã cáo quan về quê ở ẩn. Dưới thể
hát nói tự do, Nguyễn Công Trứ đã chứng tỏ bản lĩnh cứng cỏi, ngất ngưởng, cái tôi tài năng cũng như lối
tự thuật thích nói về bản thân, cuộc đời làm quan đầy sóng gió của mình. Đây là một trong những đề tài mà
rất ít người thể hiện độc đáo được như ông.
3. Ngất ngưởng là gì? Cái tôi của tác giả
Ngay từ nhan đề tác phẩm, Nguyễn Công Trứ đã gây dấu ấn cho người đọc bởi cái tôi, cái ngất
ngưởng rất mới, rất lạ của mình. Trong từ điển điển Tiếng việt, “ngất ngưởng” là từ láy tượng hình chỉ sự
cao hơn mức bình thường hay tư thế không vững. Còn trong tác phẩm, tác giả sử dụng từ “ngất
ngưởng”(được lặp lại 5 lần) để nói chính bản thân mình. Theo những việc làm cũng như quan niệm sống
của tác giả, ta có thể hiểu ngất ngưởng nghĩa là thái độ ngang tàn, vượt lên mọi định kiến, thói tầm thường
của xã hội, bỏ qua mọi sự dèm pha, đàm tiếu thị phi để sống theo những gì bản thân mong muốn. Hay nói
cách khác, ông đề cao lối sống cứng cỏi, ngay thẳng, có chí khí, không rung sợ trước thế tục mà làm điều
trái với lương tâm.
4. Sáu câu thơ đầu
Mỗi từ “ngất ngưởng” gắn liền với dấu mốc trong cuộc đời của tác giả. Ở 6 câu thơ đầu, từ “ngất
ngưởng” vang lên là khi tác giả đang làm quan trong triều đình cùng với những đóng góp, công trạng vẻ
vang trên nhiều lĩnh vực:
“Vũ trụ nội mạc phi phận sự,
Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng.
Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông,
Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng.
Lúc bình Tây, cờ đại tướng,
Có khi về phủ doãn Thừa Thiên.”
Theo một số tư liệu tham khảo, các nhà nho học trung đại khi xưa thường phá cách tác phẩm của mình bằng
việc đan xen thêm một số từ Hán Việt. Việc dùng từ như vậy vừa tạo nên sắc thái trang trọng, hòa nhã vừa
đánh dấu một mốc sự kiện, sự việc quan trọng trong lời diễn đạt của tác giả. Với Nguyễn Công Trứ cũng
vậy. Ông đã moở đầu tác phẩm bằng 1 giọng điệu hào hùng, khí thế “Vũ trụ nội mạc phi phận sự”, nghĩa là
mọi việc trong trời đất đều là phận sự của ta. Câu nói này không chỉ nêu bật quan niệm về chí làm trai cũng
như tư tưởng theo lối tự nguyện của những người học Nho mà còn cho thấy lòng nhiệt huyết, sự khẳng định
vai trò quan trọng trong con đường công danh của ông. Ngay câu thơ dưới tác giả lại tự xưng bản thân là
“Ông”, biệt hiệu “Hi Văn” kèm chữ “tài bộ” nghĩa là tàii hoa như thể đang khen chính mình, đang tự hào
khẳng định vị thế, cái tôi của mình. Với nhiều người, thi cử rồi ra làm quan là cách tốt nhất để chứng tỏ
năng lực, học thức của bản thân nhưng với Nguyễn Công Trứ lại khác, ông xem việc đó chẳng khác nào bị
giam cầm, mất tự do như chim “vào lồng”. Bởi lẽ, trong xã hội xưa, làm việc trong triều đình tức phải tuân
thủ mọi quy định nghiêm ngặt, phải ra mặt nể nang và đôi khi còn phải chịu miệng đời xỉa xói. Nó hoàn
toàn trái ngược với tính cách phóng khoáng, tự do, có phần ngông nghênh trước lễ giáo phong kiến của
Nguyễn Công Trứ. Đó là lí do vì sao ông thấy khó chịu, cố tình sử dụng phép ẩn dụ “vào lồng” để tỏ thái
độ. Dù vậy, đến cuối cùng, lòng tận trung, yêu nước thương dân lại không cho phép ông làm điều đó. Ông
không muốn phí phạm tài năng, công sức học hành để sống 1 cuộc đời vô nghĩa. Và đương nhiên, phải có
tài năng thực sự ông mwois dõng dạc tuyên bố như thế. Ở những câu tiếp theo, cái tôi tài năng của tác giả
đã dần rõ ràng hơn. Một loại thủ pháp liệt kê các danh vị, chức tước quan trọng “Thủ khoa, Tham tán, Tổng
đốc Đông”, về võ “thao lược đã nên tay ngất ngưởng, đại tướng”, về văn “phủ doãn Thừa Thiên” và điệp
từ “khi” càng nhấn mạnh tài văn võ song toàn, thiên phú hơn người của Nguyễn Công Trứ. Những chức vị
ông nắm giữ không phải lần 1, lần 2 nữa mà là sự liên tiếp, rất nhiều lần. Từ “ngất ngưởng” vang lên lần
thứ 2 sau nhan đề lại càng làm nổi bật lòng tự cao của ông. Nghe có vẻ oong đang khoe trạng nhưng chỉ có
những con người như vậy mới dám ngất ngưởng, châm biến xã hội pk lúc bấy giờ. Qua cách sử dụng từ Hán
Việt kết hợp nghệ thuật liệt kê, giọng điệu tự tại, phóng khoáng, tác giả đã chứng minh tài năng cũng như
chí khí anh hùng, lòng tận trung thêm phần ngay thẳng, ngạo nghễ của mình với những đóng góp to lớn cho
đất nước.
5. 12 câu thơ tiếp theo
Nếu như 6 câu thơ đầu, Nguyễn Công Trứ thể hiện bản lĩnh, cái tự tôn, cái ngất ngưởng của mình qua
những dạnh vị khi còn trong chốn quan trường thì 12 câu thơ tiếp theo lại 1 lần nữa nhấn mạnh lối sống
ngông thấu trời xanh”, dám nghĩ dám làm lúc bế quan về quê của tác giả:
“Đô môn giả tổ chi niên
Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng
Kìa núi nọ phau phau mây trắng
Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi
Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì
Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng
Được mất dương dương người thái thượng
Khen chê phơi phới ngọn đông phong.
Khi tửu, khi ca, khi cắc, khi tùng
Không Phật, không Tiên, không vướng tục.
Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú
Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung.”
“Đô môn giải tổ chi niên” nghĩa là cáo quan, cởi dây đeo ấn về quê. Ở đây, Nguyễn Công Trứ vẫn sử dụng
từ Hán Việt như khi mở đầu tác phẩm nhằm đánh dấu 1 cột mốc quan trọng trong cuộc đời ông. Sau mấy
chục năm cống hiến cho đất nước, cuối cùng, lúc ngoài 70 tuổi, ông đã có thể về nghỉ ngơi, an hưởng cuộc
sống. Nhưng điều đáng nói là những hành động, thú vui của ông vô cùng khác người hay thậm chí là kì
quặc. “Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng”. Thường chỉ nghe người ta nói cưỡi ngựa đi chu du đây đó chứ
chưa ai bảo cưỡi bò vàng đi bao giờ. Đằng này lại còn đeo nhạc của ngựa cho bò và lấy cau che trên phần
đuôi, nói là để che miệng thế gian. Phải chăng ông đang chễ giễu những người hay đi mỉa mai, xỉa xói
người khác giống như phần dưới đuôi bò? Cả khi đi chùa ông lại đưa theo mấy cô ả đào “đôi dì” lên cùng
để nghe ca trù và mang theo cả kiếm cung giả dạng “từ bi”. Đây đều là những lẽ trái với đời thường mà rất
ít có ai dám làm như ông. Bằng biện pháp liệt kê kết hợp tiểu đối – “kiếm cung” với “từ bi”, “gót tiên” với
“đôi dì”, ông đã mang tiếng cười trào phúng vào tác phẩm để thể hiện cái “ngất ngưởng”, trái khoáy về
khuôn thước của lễ giáo phong kiến. Việc ông làm khôi hài đến mức “Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng”.
Hay hiểu theo cách khác là thiên hạ đang cười vào sự ngông cuồng của ông. Nhưng hãy nghĩ mà xem, ông
là người từng lặn lộn trong triều đình, từng là quan văn tướng võ, thậm chí từng bị đày xuống lính thú quèn.
Cái ngông của ông không phải là sự tự cao tự đại, làm màu mè để gây chú ý mà là cái ngông của một con
người khao khát tự do, muốn xóa bỏ mọi ràng buộc của lễ giáo phong kiến, ko chỉ riêng mỗi chuyện này mà
còn rất nhiều điều khác nữa. Có lẽ chính ông cũng đã nhận ra sự cổ hủ, trì trệ của xã hội lúc ấy và muốn
chứng minh cho mọi người thấy bản lĩnh của 1 con người dc sống là chính mình, ông muốn đem đến tư
tưởng mới mẻ cho họ chứ ko phải nhấn chìm họ trong quy củ. Bên cạnh đó, ông còn là người rất biết hưởng
thụ thú vui của đời. Bao nhiêu năm cống hiến tận tâm cho triều đình, đất nước, phải gò bó trong những
khuôn khổ, giờ đây ông đã có thể sống 1 cách tjw do, phóng khoáng, cùng “ca, tửu, cắc, tùng”, ko theo 1
tôn giáo, tín ngưỡng nào. Các điệp ngữ “khi”, “không” và phép liệt kê liên tiếp lại 1 lần nữa nhấn mạnh lối
sống tích cực, vui vẻ của tác giả mà không hề kiêng dè, ẩn dật như những người khác khi cáo quan về quê.
Đặc biệt,với một người từng trải như Nguyễn Công Trứ, ông coi chuyện được mất, khen chê là thứ hư vô,
tầm thường, không bận tậm mà còn đối mặt nó như đang đi trong ngọn gió mùa xuân ấm áp. Hai câu tiểu
đối “được – mất”, “khen – chê” là một trong những tư tưởng mới mẻ rất hiếm thấy của các nhà nho trong
xã hội ngyaf xưa. Mặc dù lối sống của ông có vẻ phóng khoáng, ngông nghênh mà khác thường nhưng tận
sâu trong con người ấy vẫn luôn là một trung thần của triều đình, một người yêu nước thương dân của dân
tộc. Tác giả tự nhận thức được những công lao của mình, đặt bản thân sánh ngang với những điển cố, điển
tích của người nổi tiếng có sự nghiệp hiển hách “Trái, Nhạc, Hàn Phú” để cho thấy rằng, cuộc đời ông đã
không còn gì hối tiếc nữa. Tất cả tài năng, sức lực đến cuối đời cũng không hề phai mờ mà mãi vẹn “nghĩa
vua tôi”. Quả là 1 lòng chung thành sâu sắc, đẹp đẽ của NCT.
6. Câu thơ cuối
Cuối cùng, kết lại tác phẩm, NCT đã dõng dạc, hào hùng tự khẳng định bản lĩnh của mình:
“Trong triều ai ngất ngưởng như ông!”
Từ “ngất ngưởng” cuối cùng vang lên để ca ngợi, .... lại cả cuộc đời sống trong sự thanh cao, không hổ
thẹn hay hối tiếc của tác giả. Ông đã tự so sánh, đặt ngang hàng vị thế của mình và đối nghịch lại với cả
triều đình. Nói như vậy cũng không sai. Bởi lẽ, riêng về phong cách sống, ông đã chứng tỏ bản lĩnh, cá tính
vững vàng của mình, vượt lên những thói tầm thường của xã hội. Ông không chạy theo tiền tài, danh vọng
như những kẻ xu nịnh mà tự dựa vào tài năng bản thân, dám làm những điều người khác không dám làm,
dám nói những điều người khác không dám nói. Cái sự ngất ngưởng của ông ở đây không phải thói tự cao
tự đại, cho mình là nhất mà đó chính là lối sống ngay thẳng, cứng cỏi, là chí khí làm trai, là lòng tự tôn cao
quý, không khom lưng quỳ gối trước thế lực của đồng tiền hay thay đổi chỉ vì định kiến của xã hội lúc bấy
giờ. Nguyễn Công Trứ vừa là một người có tài vừa có bản lĩnh cá nhân rất riêng, có nhân cách cao đẹp.
Ông đã sống một cuộc đời ý nghĩa, phóng khoáng và vượt lên mọi sự dèm pha của thế tục để sống theo cách
sống cao đẹp nhất.
7. Khẳng định lại phẩm chất của tác giả
Dù ở cương vị nào, ở đâu, lúc thăng lúc giáng thì Nguyễn Công Trứ vẫn luôn là một trung thần,
luôn là người dám nghĩ dám làm, dám sống, vượt lên trên tầm mức và khuôn thước của thời đại. Nhắc đến
Nguyễn Công Trứ là nhắc đến một phong cách phóng khoáng, ngang tàng, tự do tự tại. Ông là hiện thân, là
hình tượng con người mới lạ

Như một lẽ tự nhiên, con người ấy sẽ bỏ ngoài tai những lời đàm tiếu thế gian để đi theo tiếng gọi cá nhân
bên trong:
Nguyễn Công Trứ không phải là một đại anh hùng cứu quốc, một nhà tư tưởng lớn, một học giả lớn, một
thiên tài văn chương số 1, một nhà đại cách mạng, nhưng ở Nguyễn Công Trứ là “sự lên ngôi của cái Tôi –
cá thể” hiếm và trội mang giá trị nhân bản chân chính, với những điều được dẫn giải như trên mà tôi hy vọng
rằng sẽ được khoa học nhân văn nước nhà chấp nhận. Nếu đúng thế thì tôi xin thắp hương cầu nguyện cho
đất nước hôm nay và mai sau có được nhiều Nguyễn Công Trứ theo tinh thần tiếp thu có phát triển trên cơ sở
nhận thức đầy đủ hơn và tường minh hơn về con người – cá thể trong sự sống nhân quần với những nội dung
phong phú cao đẹp và cần thiết của nó trong đó có tư duy cá thể mà Descartes đã khởi xướng bên trời Âu từ
thế kỷ XVII nhưng chính là của chung cho nhân loại trong muôn đời.

You might also like