You are on page 1of 2

ĐỀ 2 và đáp án ÔN TẬP TÙY BÚT VÀ TẢN VĂN

(1) Phở ăn bất cứ vào giờ nào cũng đều thấy trôi cả. Sớm, trưa, chiều, tối, khuya, lúc nào cũng
ăn được. Trong một ngày ăn thêm một bát phở, cũng như lúc trò chuyện ăn giọng nhau mà pha
thêm một ấm trà, cùng thưởng thức với bạn bè. Hình như không ai nỡ từ chối một người quen
rủ đi ăn phở. Phở giúp cho người thanh bạch đủ điều kiện biểu hiện lòng thành theo với bầu
bạn nó hợp với cái túi nhỏ của mình. Phở còn tài tình ở cái chỗ là mùa nào ăn cũng thấy có
nghĩa thâm thúy. Mùa nắng, ăn một bát, ra mồ hôi, gặp cơn gió nhẹ chạy qua mặt qua lưng,
thấy như giời quạt cho mình. Mùa đông lạnh, ăn bát phở nóng, đôi môi tái nhợt chợt thắm tươi
lại. Trong một ngày mùa đông của người nghèo, bát phở có giá trị như một tấm áo kép mặc
thêm lên người. Đêm đông, có người ăn phở xong, tự coi như vừa nuốt được cả một cái chăn
bông và tin rằng có thể ngủ yên đến sáng, để mai đi làm khoẻ. Dùng những hình ảnh bình dị để
nói lên mùa đông ở Việt Nam, tôi cho không gì nên thơ bằng cái hình ảnh một bếp lửa hàng
phở bến ô tô nhiều hành khách quây quanh chờ đợi bát mình, vai rụt xuống một tí, người nhún
nhẩy như trẻ em đang thú đời […]
(2) Phở cũng có những quy luật của nó. Như tên các hàng phở, hiệu phở. Tên người bán phở
thường chỉ dùng một tiếng, lấy ngav cái tên cúng cơm người chủ hoặc tên con mà đặt làm tên
gánh, tên hiệu, ví dụ phở Phúc, phở Lộc, phở Thọ, phở Trưởng ca, phở Tư... [...] Quần chúng
nhân dân, nhất là nhân dân Hà Nội có nhiều sáng kiến để đặt tên cho những người họ yêu tin.
Anh hàng phở ấy hãy đứng ở đâu bán hàng, họ lấy luôn cái địa điểm ấy mà gọi thành tên người
Bác phở Nhà thương, ông phở Đầu ghi, anh phở Bến tàu điện, anh phở Gầm cầu... Có khi lấy
một vài nét đặc thù trong cách phục sức mà gọi. Cái mũ tàu bay trên đầu ông bán phở thời Tây
xưa, đã thành cái tên một người bán phở trứ danh của thủ đô sau này. [...] Trong nghề phở, nó
cũng có những cái nề nếp của nó.
(3) Nhưng khoa phở đã có những việc nó đòi phá cả những khuôn phép của nó. Theo tôi nghĩ,
cái nguyên tắc cơ bản của phở là làm bằng thịt bò. [...] Có phải là vì muốn chống công thức
mà người ta đã làm phở vịt, phở xá xíu, phớ chuột? Cứ cái đà tìm tòi ấy, thì rồi sẽ có những
hàng phở ốc, phở ếch, phở dê, chó, khỉ, ngựa, tôm, cá chép, bồ câu, cắc kè... nghĩa là loạn, phở
nôi loạn. Có nhẽ ngày ấy thiên hạ sẽ gọi là đi ăn một thứ phở Mỹ miếc gì đó. *
(Phở, Nguyễn Tuân, Báo Văn số 1, 10-5-1957, và số 2, 17-5-1957. In lại trong Cảnh sắc và
hương vị đất nước, NXB Tác Phẩm Mới, 1988)
(*So với nguyên tác, bài viết có chỉnh sửa lại các địa danh theo quy tắc viết hoa mới)

Đáp án đề 2:
Câu 1: Thể loại: tùy bút. Vì văn bản là những cảm nhận của tác giả về một món ăn, nó được
trình bày theo kết cấu của một đoạn văn. Tác giả kết hợp giữa yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình….
(HS chỉ cần lí giải 01 lý do)
Câu 2: HS có thể chỉ ra một trong các biện pháp tu từ như:
-Liệt kê: Sớm, trưa, chiều, tối, khuya/ phở Phúc, phở Lộc, phở Thọ, phở Trưởng ca, phở Tư…
Tác dụng: diễn tả cụ thể thời gian thưởng thức món ăn phở/ những quán phở danh tiếng …
-So sánh: thấy như giời quạt cho mình… Tác dụng: diễn tả sinh động, hấp dẫn niềm vui của tác
giả khi thưởng thức món ăn bình dị.
Câu 3:
- Phở được nhìn nhận trên 3 phương diện chính.
- Đó là các phương diện sau:
+ Thời gian thích hợp để ăn phở (Phở ăn bất cứ vào giờ nào cũng đều thấy trôi cả. Sớm, trưa,
chiều, tối, khuya, lúc nào cũng ăn được)
+ Những quy luật riêng của món phở thể hiện trong tên gọi hiệu phở (Tên người bán phở
thường chỉ dùng một tiếng, lấy ngay cái tên cúng cơm người chủ hoặc tên con mà đặt làm tên
gánh, tên hiệu)
+ Tiếng rao bán phở thể hiện được hồn cốt của văn hóa dân tộc nhưng hiện đã mai một đi ít
nhiều (bây giờ Hà Nội vẫn có phở, mà tiếng rao lại vắng hẳn đi)
Câu 4: Các từ ngữ đặc biệt như: cứ cái đà tìm tỏi ấy, thứ phở Mỹ miếc, đó lại là chuyện khác là
những từ mang tính khẩu ngữ có đặc điểm bình dị, tự nhiên, gần gũi..
Tác dụng: Phù hợp để thể hiện giọng điệu cá nhân, cung cấp những hiểu biểt cá nhân về vấn đề
được nói tới. Cách nói không khoa trương hình thức đem lại cảm giác nhẹ nhàng, gần gũi với
người đọc.
Câu 5:
Tác giả bộc lộ tình cảm quý mến, thân thuộc với món phở Hà Nội, đó là một món ăn thấm
đượm tinh thần dân tộc.
Câu 6:
Học sinh có thể tự do kể lại trải nghiệm và những cảm nhận của mình về văn hóa Việt Nam để
lựa chọn ra một nét đẹp mà mình ấn tượng nhất. Giải thích nguyên nhân một cách giản dị, trung
thực, trong sáng, tránh cường điệu hóa cảm xúc của mình.

You might also like