You are on page 1of 14

Ha Pham - DUE Banking BAN 3015 - 8/25/2020

Insurance

Rủi ro
NỘI DUNG
01 Khái niệm
Rủi ro/Hiểm họa/Nguy cơ
Phân loại
Phương thức xử lý

Bảo hiểm
Lịch sử ra đời
Sự phát triển
02
Bảo hiểm
Khái niệm

03 Bản chất
Vai trò

1
Ha Pham - DUE Banking BAN 3015 - 8/25/2020
Insurance

Phân loại Bảo hiểm


NỘI DUNG
04 Theo đối tượng BH
Theo tính chất pháp lý
Theo mục đích hoạt động
...

Loại hình Bảo hiểm


BH Nhà Nước
BH thương mại
05
Tóm tăt – Thảo luận

06

2. Lịch sử ra đời và phát triển của bảo hiểm


 Năm 4.500 trước CN, những người thợ đẽo đá Ai Cập đã biết lập “Quỹ
tương trợ” để giúp đỡ lẫn nhau khi chẳng may có ai bị tai nạn trong quá
trình lao động. => “lấy số đông bù số ít” trong BH.
 Năm 3.000 trước CN, các lái buôn tại Trung Quốc đã biết phân chia hàng
hóa ra nhiều thuyền nhỏ thay vì chuyên chở tất cả trên một thuyền lớn, để
tránh tổn thất toàn bộ khi lưu thông trên sông hồ, biển cả. => “không nên bỏ
tất cả trứng vào một giỏ” và cũng là nguyên lý “phân tán rủi ro” trong BH.
 Năm 2.250 trước CN, tại Babylon, các nhà buôn đã thuê người chuyên chở
lạc đà vận chuyển hàng hóa với điều kiện là, nếu kinh doanh suôn sẻ, các
nhà buôn sẽ chia ½ tiền lãi, ngược lại, nếu bị lỗ vốn, người vận chuyển sẽ
phải đền bù. Tuy nhiên, nếu hàng bị cướp bóc mà không có sự đồng lõa của
người vận chuyển thì họ cũng miễn bồi thường => đây là khái niệm “miễn
trách” trong ngành hàng hải, được áp dụng cho đến ngày nay.
4

2
Ha Pham - DUE Banking BAN 3015 - 8/25/2020
Insurance

2. Lịch sử ra đời và phát triển của bảo hiểm


 Ở thành Rome (Ý) cuối thế kỷ 14 BH hàng hải đã ra đời. Bản HĐBH cổ
nhất hiện còn lưu giữ đã được ký kết trên bến cảng Genoa, bên bờ Địa
Trung Hải nhằm ngày 23/10/1347.
 Tại Anh, trước thế kỷ XVII đã có loại hình BH hàng hải và HĐBH được ký
kết vào năm 1547, song mãi đến cuối thế kỷ XVII, tại quán cà phê do ông
Edward LIoyd làm chủ (LIoyd’s Coffee House), BH mới chính thức trở
thành dịch vụ kinh doanh có tổ chức.
 BH nhân thọ cũng đã được ghi nhận hình thành vào năm 1583, HĐBH nhân
thọ Anh quốc (“English Life Insurance Policy”) lần đầu được xác lập,
nhưng chưa được hưởng ứng mạnh mẽ. Ở Hoa Kỳ, năm 1759, Công ty BH
Nhân thọ đầu tiên đã được thiết lập. Đến năm 1762, tại Anh, người ta đã
thành lập “Hội bảo đảm công bằng cho những người sống và người thừa
kế”, đây là công ty đầu tiên thực hiện loại hình BH nhân thọ cho cộng đồng
5

3. Bảo hiểm – Khái niệm


 Là một cách thức trong quản trị rủi ro, thuộc nhóm biện pháp hoán chuyển
rủi ro, được sử dụng để đối phó với những rủi ro có tổn thất, thường là tổn
thất về tài chính, nhân mạng,... Và được xem như là một cách thức chuyển
giao rủi ro tiềm năng một cách công bằng từ một cá thể sang cộng đồng
thông qua phí bảo hiểm.
 Mặc dù ra đời từ khá sớm, song cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm
thống nhất về bảo hiểm, bởi vì người ta đã đưa ra khái niệm về bảo hiểm ở
nhiều góc độ khác nhau
 Là một cách thức trong quản trị rủi ro, thuộc nhóm biện pháp hoán chuyển
rủi ro, được sử dụng để đối phó với những rủi ro có tổn thất, thường là tổn
thất về tài chính, nhân mạng,... Và được xem như là một cách thức chuyển
giao rủi ro tiềm năng một cách công bằng từ một cá thể sang cộng đồng
thông qua phí bảo hiểm.
6

3
Ha Pham - DUE Banking BAN 3015 - 8/25/2020
Insurance

3. Bảo hiểm – Khái niệm


 Về mặt hình thức: BH là 1 phương pháp lập quỹ dự trữ bằng tiền do những
người có cùng khả năng gặp một loại rủi ro nào đó đóng góp tạo nên.
 Về mặt nội dung: BH là hoạt động thể hiện sự cam kết bồi thường từ người
BH đến người tham gia bảo hiểm cho những tổn thất do RR bảo hiểm gây ra
khi người tham gia BH đóng phí theo đúng qui định

3. Bảo hiểm – Bản chất


 BH thể hiện sự phân phối lại giữa những người tham gia nhằm đáp ứng nhu
cầu tài chính phát sinh khi có RR bất ngờ gây tổn thất
 BH thể hiện sự san sẻ của số đông cho số ít
 BH thể hiện sự liên kết gắn bó các thành viên trong cộng đồng vì lợi ích
chung

4
Ha Pham - DUE Banking BAN 3015 - 8/25/2020
Insurance

3. Bảo hiểm – Vai trò

• BH đóng vai trò như một trung gian tài chính, là một trong những định chế tín dụng không phải ngân
hàng (non – bank credit institutions).

• Góp phần ổn định tài chính và đảm bảo cho các khoản đầu tư
• Bảo hiểm là một trong những kênh huy động vốn rất hữu hiệu để đầu tư phát triển kinh tế – xã hội
• Bảo hiểm góp phần ổn định và tăng thu cho ngân sách đồng thời thúc đẩy phát triển quan hệ kinh tế
đối ngoại giữa các nước

• Bảo hiểm góp phần ngăn ngừa, đề phòng và hạn chế tổn thất, giúp cho cuộc sống của con người an
toàn hơn, xã hội trật tự hơn.
• Các loại hình bảo hiểm phát triển đã tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, đồng thời còn tạo
nên một nếp sống tiết kiệm trên phạm vi toàn xã hội
• Bảo hiểm là chỗ dựa tinh thần cho mọi người dân, mọi tổ chức kinh tế – xã hội
9

3. Bảo hiểm – Vai trò

10

5
Ha Pham - DUE Banking BAN 3015 - 8/25/2020
Insurance

4. Phân loại Bảo hiểm – Theo đối tượng bảo hiểm

 Bảo hiểm con người

 Bảo hiểm tài sản

 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự

11

4. Phân loại Bảo hiểm – Theo đối tượng bảo hiểm (1)
Bảo hiểm con người:
 Đối tượng bảo hiểm là tuổi thọ, tính mạng, thân thể, sức khỏe của con
người.
 Bảo hiểm con người bao gồm các loại sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, bảo
hiểm sức khoẻ và tai nạn con người bao gồm các loại như bảo hiểm an
sinh giáo dục, bảo hiểm trả tiền định kỳ, bảo hiểm tiết kiệm và đầu tư,
bảo hiểm chi phí khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ, bảo hiểm tai
nạn học sinh, lao động…
 Bên mua bảo hiểm có thể mua bảo hiểm cho chính bản thân mình hoặc vợ,
chồng, con, cha, mẹ; anh, chị, em ruột; người có quan hệ nuôi dưỡng và cấp
dưỡng; và người khác nếu bên mua bảo hiểm có quyền lợi có thể được bảo
hiểm.
12

6
Ha Pham - DUE Banking BAN 3015 - 8/25/2020
Insurance

4. Phân loại Bảo hiểm – Theo đối tượng bảo hiểm (2)
Bảo hiểm tài sản:
 Đối tượng bảo hiểm là tài sản (cố định hay lưu động) của người được bảo
hiểm (tập thể hay cá nhân) bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được
bằng tiền và các quyền tài sản.
 Bảo hiểm tài sản bao gồm bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm cháy, bảo hiểm
hàng hoá, bảo hiểm nhà, bảo hiểm công trình…
 Có 3 loại hợp đồng bảo hiểm tài sản là hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá
trị, hợp đồng bảo hiểm tài sản dưới giá trị và hợp đồng bảo hiểm trùng.
 Khi xảy ra rủi ro tổn thất về tài sản như mất mát, hủy hoại về vật chất, người
bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm căn cứ vào
giá trị thiệt hại thực tế và mức độ đảm bảo thuận tiện hợp đồng;

13

4. Phân loại Bảo hiểm – Theo đối tượng bảo hiểm (3)
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự:
 trách nhiệm phát sinh do ràng buộc của các quy định trong luật dân sự,
theo đó, người được bảo hiểm phải bồi thường bằng tiền cho người thứ 3
những thiệt hại gây ra do hành vi của mình hoặc do sự vận hành của tài
sản thuộc sở hữu của chính mình.
 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bao gồm bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ
xe cơ giới với người thứ ba, bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ hãng hàng
không, bảo hiểm trách nhiệm đối với sản phẩm…
 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự có thể là bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp
hoặc bảo hiểm trách nhiệm công cộng.

14

7
Ha Pham - DUE Banking BAN 3015 - 8/25/2020
Insurance

4. Phân loại Bảo hiểm – Theo tính chất pháp lý

 Bảo hiểm bắt buộc

 Bảo hiểm tự nguyện

15

4. Phân loại Bảo hiểm – Theo tính chất pháp lý (1)


Bảo hiểm bắt buộc:
 Là loại bảo hiểm do pháp luật quy định về điều kiện bảo hiểm, mức phí
bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu mà tổ chức, cá nhân tham gia bảo
hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ thực hiện.
 Loại bảo hiểm này chỉ áp dụng với một số loại bảo hiểm nhằm mục đích
bảo vệ lợi ích công cộng và an toàn xã hội. Theo Luật kinh doanh Bảo
hiểm Việt Nam được ban hành ngày 09/12/2000, các loại hình bảo hiểm
sau là bắt buộc: BH trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, BH trách
nhiệm dân sự của người bảo hiểm hàng không đối với hành khách, BH
trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn pháp luật, BH trách
nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, BH cháy nổ,
BH y tế bắt buộc, BH xã hội bắt buộc
16

8
Ha Pham - DUE Banking BAN 3015 - 8/25/2020
Insurance

4. Phân loại Bảo hiểm – Theo tính chất pháp lý (2)


Bảo hiểm tự nguyện:
 Là những loại bảo hiểm mà hợp đồng được kết lập dựa hoàn toàn trên sự
cân nhắc và nhận thức của người được bảo hiểm. Đây là tính chất vốn có
của bảo hiểm thương mại khi nó có vai trò như là một hoạt động dịch vụ
cho sản xuất và sinh hoạt con người.
 Bảo hiểm tự nguyện là loại hình bảo hiểm mà người tham gia được quyền
lựa chọn công ty bảo hiểm, sản phẩm bảo hiểm, mức phí và quyền lợi bảo
hiểm.
 Các loại BH tự nguyện (BH hỏa hoạn, BH hàng hoá, BH thiệt hại vật chất
xe cơ giới, BH tai nạn cá nhân, BH du lịch,…) được thực hiện trên cơ sở
nguyên tắc thoả thuận và nguyện vọng của Người được BH cũng như
Người BH.
17

4. Phân loại Bảo hiểm – Theo khía cạnh xã hội và kinh tế


 Bảo hiểm do Nhà Nước thực hiện (bảo hiểm xã hội nhằm phục vụ
cho các chính sách xã hội của Nhà nước)
 Bảo hiểm tiền gửi
 Bảo hiểm y tế
 Bảo hiểm xã hội
 Bảo hiểm thất nghiệp

 Bảo hiểm thương mại (nhằm mục tiêu lợi nhuận)


 Bảo hiểm nhân thọ
 Bảo hiểm phi nhân thọ
 Bảo hiểm sức khỏe
18

9
Ha Pham - DUE Banking BAN 3015 - 8/25/2020
Insurance

4. Phân loại Bảo hiểm – Theo khía cạnh xã hội và kinh tế (1)
Bảo hiểm do Nhà Nước thực hiện:
 Bảo hiểm tiền gửi
Theo luật Bảo hiểm tiền gửi 06/2012/QH13, Bảo hiểm tiền gửi là sự
bảo đảm hoàn trả tiền gửi cho người được bảo hiểm tiền gửi trong hạn mức
trả tiền bảo hiểm khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi lâm vào tình trạng
mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền hoặc phá sản.
Theo Quyết định 21/2017/QĐ-TTg mới nhất của Thủ tướng Chính
phủ về hạn mức trả tiền bảo hiểm tiền gửi thì "Số tiền bảo hiểm được trả
cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm theo quy định của Luật bảo
hiểm tiền gửi (gồm cả gốc và lãi) của một cá nhân tại tổ chức tham gia bảo
hiểm tiền gửi tối đa là 75.000.000 đồng (Bảy mươi lăm triệu đồng).

19

4. Phân loại Bảo hiểm – Theo khía cạnh xã hội và kinh tế (2)
Bảo hiểm do Nhà Nước thực hiện:
 Bảo hiểm y tế
Theo luật Bảo hiểm y tế 25/2008/QH12: Bảo hiểm y tế là hình thức
bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của
Luật bảo hiểm y tế để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do
Nhà nước tổ chức thực hiện.
Mức đóng BHYT hiện đang được Chính phủ quy định bằng 4,5%
mức lương cơ sở. Trước đây, theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Bảo hiểm y tế 2014, mức đóng bảo hiểm y tế hàng tháng tối đa bằng
6% tiền lương tháng hoặc mức lương cơ sở… tùy từng đối tượng. Nhưng
Nhà nước hỗ trợ từ 30% -100% tiền đóng bảo hiểm y tế cho một số đối
tượng như người có công với cách mạng, hộ gia đình cận nghèo, hssv...
20

10
Ha Pham - DUE Banking BAN 3015 - 8/25/2020
Insurance

4. Phân loại Bảo hiểm – Theo khía cạnh xã hội và kinh tế (3)
Bảo hiểm do Nhà Nước thực hiện:
 Bảo hiểm xã hội
Theo luật Bảo hiểm xã hội 58/2014/QH13: Bảo hiểm xã hội là sự bảo
đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị
giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã
hội.
Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước
tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia. Mức
đóng hằng tháng của người lao động Việt Nam bằng 8% mức tiền lương
tháng/ lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất.

21

4. Phân loại Bảo hiểm – Theo khía cạnh xã hội và kinh tế (3)
Bảo hiểm do Nhà Nước thực hiện:
 Bảo hiểm xã hội (tt)
Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước
tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù
hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo
hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
Các chế độ của bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm: Ốm đau; Thai sản; Tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Hưu trí; Tử tuất. Các chế độ của bảo hiểm
xã hội tự nguyện là hưu trí và tử tuất.

22

11
Ha Pham - DUE Banking BAN 3015 - 8/25/2020
Insurance

4. Phân loại Bảo hiểm – Theo khía cạnh xã hội và kinh tế (4)
Bảo hiểm do Nhà Nước thực hiện:
 Bảo hiểm thất nghiệp
Theo luật Bảo hiểm xã hội 58/2014/QH13: Bảo hiểm thất nghiệp là một loại
bảo hiểm xã hội hỗ trợ người lao động trong trường hợp người lao động
chấm dứt hợp đồng lao động với đơn vị sử dụng lao động. Từ đó, hỗ trợ
người lao động học nghề, tìm kiếm việc làm dựa trên cơ sở Qũy bảo hiểm
thất nghiệp.
Bảo hiểm thất nghiệp được coi là chính sách an sinh xã hội hữu ích với
người lao động, được coi là một chiếc phao cứu sinh giải quyết không ít khó
khăn cho người lao động.

23

4. Phân loại Bảo hiểm – Theo khía cạnh xã hội và kinh tế (5)
Bảo hiểm thương mại:
 Bảo hiểm nhân thọ
Theo Luật kinh doanh bảo hiểm (2000/2010), Bảo hiểm nhân thọ là loại
nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết.
Bảo hiểm nhân thọ có 7 nghiệp vụ bảo hiểm sau:
– Bảo hiểm trọn đời
– Bảo hiểm sinh kỳ
– Bảo hiểm tử kỳ
– Bảo hiểm hỗn hợp
– Bảo hiểm trả tiền định kỳ
– Bảo hiểm hưu trí
– Bảo hiểm liên kết đầu tư
24

12
Ha Pham - DUE Banking BAN 3015 - 8/25/2020
Insurance

4. Phân loại Bảo hiểm – Theo khía cạnh xã hội và kinh tế (6)
Bảo hiểm thương mại:
 Bảo hiểm phi nhân thọ
Theo Luật kinh doanh bảo hiểm (2000/2010), Bảo hiểm phi nhân thọ là loại
nghiệp vụ bảo hiểm tài sản, trách nhiệm dân sự và các nghiệp vụ bảo hiểm
khác không thuộc bảo hiểm nhân thọ. Trong Bảo hiểm phi nhân thọ được
chia thành các nghiệp vụ bảo hiểm sau:
– Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại
– Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển đường bộ, đường biển, đường sông, đường sắt và
đường không
– Bảo hiểm hàng không
– Bảo hiểm xe cơ giới
– Bảo hiểm cháy, nổ
25

4. Phân loại Bảo hiểm – Theo khía cạnh xã hội và kinh tế (7)
Bảo hiểm thương mại:
 Bảo hiểm phi nhân thọ (tt)
Theo Luật kinh doanh bảo hiểm (2000/2010), Bảo hiểm phi nhân thọ là loại
nghiệp vụ bảo hiểm tài sản, trách nhiệm dân sự và các nghiệp vụ bảo hiểm
khác không thuộc bảo hiểm nhân thọ. Trong Bảo hiểm phi nhân thọ được
chia thành các nghiệp vụ bảo hiểm sau:
– Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu
– Bảo hiểm trách nhiệm chung
– Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính
– Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh
– Bảo hiểm nông nghiệp

26

13
Ha Pham - DUE Banking BAN 3015 - 8/25/2020
Insurance

4. Phân loại Bảo hiểm – Theo khía cạnh xã hội và kinh tế (8)
Bảo hiểm thương mại:
 Bảo hiểm sức khỏe
Bảo hiểm sức khỏe là loại hình bảo hiểm cho trường hợp người được bảo
hiểm bị thương tật, tai nạn, ốm đau, bệnh tật hoặc chăm sóc sức khỏe được
doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng
bảo hiểm. Trong bảo hiểm sức khỏe có 3 nghiệp vụ bảo hiểm sau:
– Bảo hiểm tai nạn con người: là sản phẩm bảo hiểm cho những trường hợp bị tổn
thương thân thể hoặc tử vong do tai nạn.
– Bảo hiểm y tế thương mại: hay còn gọi là bảo hiểm sức khỏe của các công ty bảo hiểm
phi nhân thọ nhằm mục đích hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh khi người tham gia không
may gặp rủi ro ốm đau bệnh tật, tai nạn...
– Bảo hiểm chăm sóc sức khỏe: là sản phẩm bảo hiểm hỗ trợ chi phí điều trị và trợ cấp
cho người tham gia trong trường hợp ốm đau, bệnh tật, phẫu thuật, tai nạn, thai sản…
27

14

You might also like