You are on page 1of 20

BỘ NGOẠI GIAO

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO


KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO
--------------------

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ


MÔN: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM 1945 – 1975
TÊN ĐỀ TÀI: SỰ CÔNG NHẬN VÀ HẬU THUẪN CỦA LIÊN XÔ,
TRUNG QUỐC TÁC ĐỘNG TỚI VIỆC HOẠCH ĐỊNH
CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1950 - 1954
Sinh viên thực hiện: Phạm Ngọc Ánh
Lớp: CSĐNVN1945-1975-QHQT49.2_LT. Nhóm: 03
Mã số sinh viên: QHQT49C11119
Số từ: 9239 từ
Hà Nội – 2024
BỘ NGOẠI GIAO
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO
--------------------

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ


MÔN: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM 1945 – 1975
TÊN ĐỀ TÀI: SỰ CÔNG NHẬN VÀ HẬU THUẪN CỦA LIÊN XÔ,
TRUNG QUỐC TÁC ĐỘNG TỚI VIỆC HOẠCH ĐỊNH
CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1950 - 1954
Giảng viên hướng dẫn: Th.S Vũ Đoàn Kết
Sinh viên thực hiện: Phạm Ngọc Ánh
Lớp: CSĐNVN1945-1975-QHQT49.2_LT. Nhóm: 03
Mã số sinh viên: QHQT49C11119
Hà Nội – 2024

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA CTQT&NG Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
-------------- -------------***--------------

RUBRICS CHẤM TIỂU LUẬN MÔN CSĐN VIỆT NAM


Tiêu chí /cấp Yếu Trung Bình Khá Giỏi Đ
độ đánh giá
C1: Xác định Từ 0 – 0.5 điểm Từ 0.5 – 1.5 điểm Từ 1.5 – 2.25 điểm Từ 2.25 – 3.0 điểm
vấn đề, đối
tượng, câu hỏi, Không xác định Xác định được vấn Xác định vấn đề, đối Xác định được vấn đề, đối tượng
2
giả định được vấn đề, đối đề nghiên cứu, nêu tượng nghiên cứu, nghiên cứu, nêu được câu hỏi nghiên
nghiên cứu, tượng nghiên cứu được câu hỏi nghiên nêu được câu hỏi cứu, giả định nghiên cứu, phạm vi và
giới hạn, và câu hỏi nghiên cứu phù hợp với yêu nghiên cứu, giả định đề xuất phương pháp nghiên cứu rõ
phương pháp cứu cầu môn học nghiên cứu phù hợp ràng, sáng tạo.
nghiên cứu với yêu cầu môn học

C2: Xử lý vấn 0 – 1 điểm 1 – 3.0 3.0 – 4.0 điểm 4.0 – 5.0 điểm
đề, kết cấu, nội
Không xử lý được Có kết cấu phù hợp, Có kết cầu phù hợp, Có kết cầu phù hợp, chặt chẽ, cân đối,
dung nghiên
vấn đề nghiên cứu, nội dung nghiên cứu chặt chẽ, cân đối, sáng tạo, chứng minh được giả định
cứu, chứng
kết cấu không phù trả lời được câu hỏi chứng minh được giả nghiên cứu, trả lời tốt câu hỏi nghiên
minh giả định
hợp, không trả lời nghiên cứu ở mức định nghiên cứu, trả cứu, có áp dụng sáng tạo lý luận vào
nghiên cứu, trả
được câu hỏi cơ bản lời tốt câu hỏi nghiên nghiên cứu, có liên hệ thực tiễn Chính
lời câu hỏi
nghiên cứu cứu sách đối ngoại Việt Nam hiện nay
nghiên cứu
C3: Trích dẫn, 0 – 0.25 điểm 0.25 – 0.5 điểm 0.5 – 0.75 điểm 0.75 – 1.0 điểm
tài liệu tham
Không đảm bảo Trích dẫn chưa đầy Trích dẫn đầy đủ, Trích dẫn đầy đủ, thống nhất theo một
khảo
trích dẫn, tài liệu đủ, chính xác, TLTK phù hợp với chuẩn, trình bày trích dẫn phù hợp,
tham khảo không TLTK sơ sài, đối chủ đề TLTK đầy đủ, cập nhật, phụ lục phù
phù hợp phó hợp nội dung nghiên cứu
C4: Trình bày, 0 – 0.25 điểm 0.25 – 0.5 điểm 0.5 – 0.75 điểm 0.75 – 1.0 điểm
tóm tắt, mục
Trình bày không Cơ bản đủ yêu cầu: Trình bày đảm bảo Trình bày đảm bảo tốt các yêu cầu về
lục, lỗi chính
đảm bảo yêu cầu tóm tắt, mục lục. các yêu cầu về tóm tóm tắt, mục lục, chương mục, thống
tả,
Trình bày chưa tắt, mục lục, chương nhất. Không mắc lỗi chính tả. Trình bày
thống nhất, lỗi chính mục, thống nhất. Ít dễ đọc, có mô hình, biểu đồ sáng tạo và
tả lỗi chính tả. Có áp phù hợp.
dụng mô hình, biểu
đồ.

Tổng điểm

H
à
N

i,
n
g
à
y

.
t
h
á
n
g
0
1
n
ă
m
2
0
2
4
G
I

N
G
V
I
Ê
N
C
H

M
3
B
À
I

TÓM TẮT
Bài tiểu luận tập trung nghiên cứu nhân tố quốc tế: sự hậu thuẫn của Liên Xô, Trung
Quốc có tác động lớn nhất tới nhận thức lãnh đạo và triển khai chính sách đối ngoại
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong giai đoạn 1950 - 1954. Để làm rõ tầm quan
trọng của sự công nhận, viện trợ của Liên Xô, Trung Quốc, tác giả đã đưa ra những
số liệu về sự viện trợ của Liên Xô, Trung Quốc về vũ khí đối với Việt Nam để thấy
được vai trò, tác động và hệ quả của nó lên nhận thức lãnh đạo và định hướng chính
sách đối ngoại Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975. Nghiên cứu yếu tố quốc tế vô sản
trong giai đoạn này sẽ góp phần chỉ ra những điểm cần cải thiện của chính sách đối
ngoại Việt Nam, và đóng góp cho bài học đối ngoại trong giai đoạn sau này. Căn cứ
vào mục tiêu nghiên cứu, nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu, đề tài sẽ sử dụng
những phương pháp nghiên cứu khoa học phù hợp, cụ thể gồm: phương pháp định
tính, phương pháp lịch sử - logic và phương pháp phân tích chính sách. Ở chương
III, tác giả liên hệ thực tiễn tới chính sách đối ngoại Việt Nam hiện nay bằng việc
đưa ra nhận định về mối quan hệ Việt Nam với Liên Xô và Trung Quốc giai đoạn
1945 - 1975 và những nhân tố cần tính đến trong việc hoạch định chính sách đối
ngoại của Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế.

4
MỤC LỤC
TÓM TẮT
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: SỰ CÔNG NHẬN VÀ VIỆN TRỢ CỦA LIÊN XÔ, TRUNG
QUỐC TÁC ĐỘNG TỚI VIỆC HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI
CỦA VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
1. Sự công nhận và viện trợ của Liên Xô, Trung Quốc đối với Việt Nam giai
đoạn 1950 - 1954
2. Hệ quả của nhân tố quốc tế vô sản: Sự công nhận và viện trợ của Liên Xô,
Trung Quốc có tác động lớn nhất tới việc hoạch định chính sách đối ngoại Việt
Nam giai đoạn 1950 - 1954
2.1 Tác động lên nhận thức lãnh đạo
2.2 Định hướng chính sách đối ngoại
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ SỰ CÔNG NHẬN VÀ VIỆN TRỢ CỦA LIÊN XÔ,
TRUNG QUỐC TÁC ĐỘNG TỚI VIỆC HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH ĐỐI
NGOẠI CỦA VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
CHƯƠNG III: LIÊN HỆ THỰC TIỄN CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN 1950 - 1954 TỚI HIỆN NAY
1. Quan hệ Việt Nam với Liên Xô và Trung Quốc giai đoạn 1950 - 1954
1.1 Quan hệ Việt Nam - Liên Xô giai đoạn 1950 - 1954
1.2 Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc giai đoạn 1950 - 1954
2. Những nhân tố cần tính đến trong hoạch định và thực thi chính sách đối ngoại
của Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược,
giữa bốn bề vòng vây của chủ nghĩa đế quốc, Việt Nam khó có điều kiện thiết lập
quan hệ với các nước anh em. Nhưng từ sau chiến thắng Biên Giới, thế bao vây cô
5
lập của thực dân Pháp với cách mạng Việt Nam hoàn toàn bị phá vỡ. Đồng thời, hậu
phương kháng chiến của ta được nối liền với Trung Quốc, qua đó nối với Liên Xô
và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, khởi nguồn giao lưu nhiều mặt giữa cách
mạng Việt Nam với phong trào hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội
trên toàn thế giới. Dựa trên đề tài lớn của nhóm về tác động của yếu tố quốc tế tới
chính sách đối ngoại Việt Nam giai đoạn 1950 - 1954, yếu tố quốc tế rõ ràng có sự
ảnh hưởng mạnh mẽ đến cả nhận thức và việc triển khai chính sách của Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa. Trong suốt 4 năm, từ 1950 đến 1954, với nỗ lực hòa vào dòng
chảy của phong trào cách mạng dân chủ thế giới, dựa vào phe xã hội chủ nghĩa để
từng bước giành độc lập, nhờ có sự đoàn kết quốc tế, sự giúp đỡ của các nước anh
em xã hội chủ nghĩa trên toàn thế giới, đặc biệt là Trung Quốc và Liên Xô mà cách
mạng Việt Nam có đạt được những thành công nhất định.
Bài tiểu luận nhóm đã nghiên cứu, đánh giá tác động của yếu tố quốc tế vô
sản lên nhận thức lãnh đạo và hoạch định chính sách đối ngoại Việt Nam giai đoạn
1950-1954. Tuy nhiên, nhóm không nghiên cứu sâu về nhân tố quốc tế quan trọng
nhất tác động tới việc định hướng chính sách đối ngoại Việt Nam giai đoạn 1950 -
1954. Vì vậy, bài tiểu luận cá nhân dưới đây lựa chọn chỉ phân tích nhân tố quốc tế
có tác động mạnh mẽ nhất: sự công nhận, hậu thuẫn của Liên Xô và Trung Quốc chi
phối nhận thức lãnh đạo, ảnh hưởng tới việc hoạch định chính sách đối ngoại Việt
Nam giai đoạn 1950 - 1954.

2. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu


Dựa trên bài tiểu luận nhóm, tác giả đặt ra câu hỏi câu hỏi nghiên cứu: Yếu
tố quốc tế vô sản nào có tác động lớn nhất tới nhận thức lãnh đạo và định hướng
chính sách đối ngoại Việt Nam thời kỳ 1950 - 1954?
Giả thuyết mà tác giả đưa ra là: Sự công nhận, hậu thuẫn của Liên Xô và
Trung Quốc có tác động lớn nhất tới nhận thức lãnh đạo và triển khai chính sách đối
ngoại Việt Nam thời kỳ 1950 - 1954. Nhân tố quốc tế có tác động lớn nhất tới nhận
thức lãnh đạo và định hướng chính sách đối ngoại Việt Nam thời kỳ 1950 - 1954 là
sự thừa nhận, giúp đỡ, hỗ trợ từ Liên Xô và Trung Quốc. Lực lượng Việt Minh từ
khi bắt đầu chiến tranh đã nhận được sự trợ giúp quân sự quan trọng từ Trung Quốc
hoặc từ Liên Xô qua Trung Quốc, để tách biệt hai nguồn này hầu như là không thể.
Liên Xô không thừa nhận sự tham gia của mình một cách công khai mà chỉ viện trợ
bí mật: viện trợ được trao cho Trung Quốc, nước này đã trao cho Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa.

3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu


Dựa trên giả thuyết đó, bài tiểu luận hướng tới đối tượng nghiên cứu là chính
sách đối ngoại của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ năm 1950 đến năm 1954.
Mục tiêu nghiên cứu: phân tích và đánh giá những tác động của yếu tố quốc
tế vô sản: sự công nhận, hậu thuẫn của Liên Xô và Trung Quốc có ảnh hưởng mạnh
mẽ nhất nhận thức lãnh đạo và triển khai chính sách đối ngoại Việt Nam thời kỳ

6
1950 - 1954. Từ đó liên hệ thực tiễn chính sách ngoại giao Việt Nam giai đoạn 1950
- 1954 tới bối cảnh Việt Nam hiện nay.

4. Phương pháp nghiên cứu


Để đạt được mục đích, yêu cầu và nhiệm vụ của bài tiểu luận, tác giả dựa vào
cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin. Đó là phương pháp
duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử. Về cơ bản, tác giả sử dụng
phương pháp luận sử học như: phương pháp lịch sử, phương pháp logic, hệ thống.
Ngoài ra, tác giả còn sử dụng các phương pháp thống kê để phân tích, xử lý các văn
bản, số liệu một cách khách quan.

5. Tình hình nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã tham khảo các nguồn tài liệu liên quan
đến chính sách đối ngoại Việt Nam giai đoạn 1950 - 1954, bao gồm các Văn kiện
Đại hội Đảng, các công trình nghiên cứu của các học giả trong nước và quốc tế.
Ngoài ra, các Văn kiện Đảng toàn tập từ năm 1950 đến năm 1954, Hồ Chí Minh
toàn tập, cùng với nghiên cứu của GS. TS. Vũ Dương Huân cũng là những nguồn
tài liệu trực tiếp giúp tác giả hình thành luận điểm, xây dựng luận cứ và mở rộng bài
nghiên cứu.

Nghiên cứu về mối quan hệ Việt Nam - Liên Xô, tác giả tham khảo các văn
bản chính thức của Đảng và Nhà nước, các hiệp định, các bài phát biểu, thư điện
của các nguyên thủ quốc gia, các báo cáo, văn bản tiếp xúc của các phái đoàn, cơ
quan hai nước được công bố. Bên cạnh đó còn có những tác phẩm của các nhà
nghiên cứu. Các tác phẩm như: “Việt Nam - Liên Xô 30 năm quan hệ (1950 -
1980)", Nhà xuất bản Ngoại giao, Hà Nội, 1980. Cuốn sách bao gồm những văn
kiện quan trọng nhất về quan hệ giữa Việt Nam và Liên Xô trong những năm 1950 -
1980 gồm những Hiệp ước, hiệp định và những văn kiện thỏa thuận khác, những
tuyên bố và thông cáo chung, những thông báo về các cuộc hội đàm giữa các đoàn
đại biểu Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, công đoàn và các đoàn đại biểu
khác của Việt Nam và Liên Xô. Các bài viết, tranh ảnh được đăng tải trên báo Nhân
dân, báo Pravda, báo Liên Xô ngày nay, báo Quân đội nhân dân, tạp chí Lịch sử
Quân sự, tạp chí Lý luận chính trị, “Tìm hiểu sự giúp đỡ của nhân dân Liên Xô
trong cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam 1945 - 1975” của Hồng Hạnh - Hải
Hà (Tạp chí Lịch sử quân sự, số 4/2000), … Những bài viết này đã đề cập đến
những khía cạnh khác nhau của mối quan hệ, nhất là sự giúp đỡ Liên Xô đối với
Việt Nam. “Lịch sử quan hệ Liên Xô - Việt Nam (1917 - 1985)”, Nxb Quan hệ quốc
tế, 1986, tiếng Nga của M.P.Ixaep. A.X.Trecnưsep; “Liên bang Xô Viết và chiến
tranh Việt Nam”, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 1998 của ILya. V Gaiduk, … Các
nhà nghiên cứu phương Tây cũng đã có những nghiên cứu về mối quan hệ giữa hai
quốc gia, sự viện trợ và cả những mặt tối trong quan hệ hai nước như: “The Soviet
Legacy and Its Impact on Contemporary Vietnam”, Cambridge University Press,
2018; “Soviet-Vietnamese Relations and the Future of Southeast Asia”, Robert
7
C. Horn, Pacific Affairs, University of British Columbia, 1979; The Soviet Union
and Vietnam, Bhabani Sen Gupta, 1973; ... Những tác phẩm này cho chúng ta thấy
được mối quan hệ ngoại giao ở một góc nhìn mới lạ, một góc nhìn từ một hệ tư
tưởng khác so với Liên Xô và Việt Nam.

Nghiên cứu về mối quan hệ giữa Việt Nam- Trung Quốc giai đoạn 1950 -
1954, bài tiểu luận có tham khảo từ các nguồn tài liệu chính thống như: Văn kiện
Đảng Toàn Tập; cuốn Ngoại giao Việt Nam hiện đại vì sự nghiệp giành độc lập, tự
do (1945 - 1975) của tác giả Nguyễn Phúc Luân cùng với các tạp chí, báo điện tử
chính thống khác.

8
CHƯƠNG I: SỰ CÔNG NHẬN VÀ VIỆN TRỢ CỦA LIÊN XÔ, TRUNG
QUỐC TÁC ĐỘNG TỚI VIỆC HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI
CỦA VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Năm 1945, Cách mạng Tháng Tám thành công đưa đến sự ra đời của nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, xây dựng nhà nước theo chế độ dân chủ nhân dân tiến
lên chủ nghĩa xã hội do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Tuy nhiên, chỉ ba tuần lễ sau khi
tuyên bố độc lập, nhân dân Việt Nam phải đứng lên chiến đấu chống lại sự xâm
lược của thực dân Pháp được các thế lực đế quốc giúp sức, bảo vệ nền độc lập mới
giành được. Nhân dân ta bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trong
điều kiện bị bao vây tứ phía, vô cùng khó khăn. Vì vậy, cùng với phát huy tinh thần
và truyền thống tự lực tự cường, Đảng, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa,
đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực hiện chủ trương đối ngoại sáng tạo “làm
bạn với tất cả mọi nước dân chủ và không thù oán với một ai” nhằm phá vây, kết
nối Việt Nam với thế giới, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế tạo sức mạnh đưa "kháng
chiến, kiến quốc" đến thắng lợi. Bên cạnh việc đặt trọng tâm tranh thủ sự ủng hộ
giúp đỡ của Trung Quốc - nước láng giềng vốn có mối quan hệ chính trị, kinh tế,
văn hóa gần gũi, lâu đời, Việt Nam cũng nỗ lực hướng đến thiết lập quan hệ với
Liên Xô.

1. Sự công nhận và viện trợ của Liên Xô, Trung Quốc đối với Việt Nam
giai đoạn 1950 - 1954
Ngày 18-1-1950, Trung Quốc chính thức công nhận và thiết lập quan hệ
ngoại giao với nước ta. Trung Quốc trở thành nước đầu tiên trên thế giới công nhận
và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, tiếp sau đó là Liên Xô và các nước
Đông Âu. Đây là những sự kiện rất quan trọng, không chỉ tăng cường vị thế nước ta
trên trường quốc tế mà còn tạo điều kiện thuận lợi để Liên Xô, Trung Quốc và các
nước xã hội chủ nghĩa khác hỗ trợ mạnh mẽ cuộc kháng chiến của Nhân dân Việt
Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh khi đánh giá việc Liên Xô và các nước dân chủ nhân
dân công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam đã viết: “Mấy năm kháng
chiến đã đưa lại cho nước ta một thắng lợi to nhất trong lịch sử Việt Nam, tức là hai
nước lớn nhất trên thế giới - Liên Xô, Trung Quốc và các nước dân chủ mới đã thừa
nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là nước ngang hàng trong đại gia đình các
nước dân chủ trên thế giới. Nghĩa là ta đứng hẳn về phe dân chủ và nhập vào khối
800 triệu nhân dân chống đế quốc. Chắc rằng, cuộc thắng lợi chính trị ấy, sẽ là cái
đà cho thắng lợi sau này.” 1
Khoảng giữa tháng 2/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiến hành một chuyến đi
bí mật sang Trung Quốc, sau đó sang Liên Xô. Tại cuộc hội kiến với lãnh đạo Liên
Xô là Xtalin (có Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Tổng Bí thư Đảng
Cộng sản Trung Quốc là Mao Trạch Đông đang ở thăm Liên Xô cùng tham dự),
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thông báo rõ tình hình cuộc kháng chiến của Việt Nam và

1 Hồ Chí Minh (2000) Toàn tập, tập 66. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, tr.81-82
9
đề nghị hai nước Liên Xô, Trung Quốc trợ giúp Việt Nam kháng chiến, nhất là trợ
giúp về quân sự. Lãnh đạo Liên Xô bày tỏ quan điểm công nhận Việt Nam, nhất trí
sẽ viện trợ nhưng cho rằng về mặt địa lý, Liên Xô ở xa Việt Nam, nên đề nghị
Trung Quốc viện trợ quân sự cho Việt Nam, Liên Xô sẽ hoàn trả cho Trung Quốc
khối lượng vũ khí, trang bị, vật chất mà Trung Quốc giúp Việt Nam. I.V. Stalin đã
thống nhất với Mao Trạch Đông: "Chúng tôi đã đánh xong trận Đại chiến thế giới
lần thứ hai, có nhiều vũ khí không dùng tới nữa, chúng tôi có thể chở nhiều sang
Trung Quốc, các đồng chí có thể giữ lại, trong đó thứ nào thích hợp với Việt Nam
thì các đồng chí có thể chở cho họ một số."
Liên Xô đã viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam một số mặt hàng có ý
nghĩa chiến lược. Số hàng đầu tiên gồm pháo cao xạ 37 mm, một số xe vận tải mô-
tô-lô-va và thuốc quân y quá cảnh qua Trung Quốc sang Việt Nam. 2 Năm 1952, ta
đề nghị Liên Xô viện trợ 10 tấn thuốc sốt rét (ký ninh), Liên Xô cấp tốc gửi ngay
500 kg. Cũng năm 1952, ta đề nghị Liên Xô viện trợ pháo cao xạ 37 mm cho 4
trung đoàn (144 khẩu và 10 cơ số đạn/khẩu), 72 khẩu pháo 76,2 mm và 10 cơ số
đạn/khẩu, 200 khẩu súng phòng không 12,7 mm và 10 cơ số đạn/khẩu và đào tạo
giúp 50-100 du học sinh. Liên Xô đã đáp ứng kịp thời các yêu cầu của Việt Nam.
Tính chung, từ 5/1950 - 6/1954, Việt Nam nhận được 21.517 tấn hàng viện trợ quốc
tế (gồm 4.253 tấn vũ khí đạn, 73 tấn hàng quân giới, 5.069 tấn hàng vận tải, 9.590
tấn gạo, 1.505 tấn quân trang, 157 tấn hàng quân y 200 tấn hàng thông tin, 40 tấn
hàng công binh; 715 xe ô tô vận tải, 24 khẩu pháo 105 mm và 1.000 viên đạn, 48
khẩu pháo 75 mm và 32.484 viên đạn, 76 khẩu pháo cao xạ 37 mm và 51.620 viên
đạn) từ Liên Xô, Trung Quốc và các nước dân chủ nhân dân khác với tổng trị giá 54
triệu Rúp. Trong số vũ khí đạn, toàn bộ pháo cao xạ 37 mm (76 khẩu và đạn đi
cùng), toàn bộ hỏa tiễn Kachiusa (12 dàn 6 nòng và đạn đi cùng), toàn bộ súng tiểu
liên K50 và đạn đi cùng, 685/715 chiếc ôtô vận tải và một số lượng lớn thuốc kháng
sinh, ký ninh là do Liên Xô viện trợ. Còn các loại vũ khí bộ binh khác, pháo 105
mm, 75 mm và lương thực là do Trung Quốc viện trợ. 3 Không những giúp đỡ, viện
trợ cho Việt Nam về quân sự, Liên Xô còn là nước chủ động đề xuất mở hội nghị
quốc tế giữa các nước lớn trên thế giới như Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc
và các nước có liên quan trực tiếp để giải quyết cuộc chiến tranh ở Đông Dương
bằng con đường đàm phán và đã đóng vai trò quan trọng, tích cực để các bên liên
quan ký kết Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự, lập lại hòa bình ở Việt Nam và
Đông Dương (7-1954). Liên Xô đã chủ động trong tuyên truyền, vận động quốc tế
đề cao cuộc kháng chiến của ta, phê phán, kiềm chế âm mưu câu kết của Mỹ-Pháp
trong việc tăng cường và mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Tháng 9-
1952, Liên Xô đã phủ quyết đề nghị của chính quyền Bảo Đại xin gia nhập Liên
hợp quốc, đồng thời gợi ý và nhiệt thành ủng hộ yêu cầu của ta được là thành viên
của tổ chức này. Lập trường của Liên Xô coi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là đại
diện cho ý chí của toàn thể dân tộc Việt Nam đòi được độc lập, tự do thoát khỏi ách

2 Võ Nguyên Giáp: Chiến đấu giữa vòng vây, Nxb QĐND, Hà Nội, 1995, tr.12.
3 Các nước xã hội chủ nghĩa ủng hộ Việt Nam kháng chiến chống Mỹ (1954-1975), NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 2013, tr.72-73.
10
thống trị của nước ngoài. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là đại diện hợp pháp duy
nhất của nhân dân Cộng Nam. Thái độ của Liên Xô đối với ta có tác động to lớn
đến các đảng cộng sản và công nhân ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là đối với
Đảng Cộng sản Pháp. Liên Xô còn đề nghị Đảng Cộng sản Trung Quốc trực tiếp
giúp đỡ cuộc kháng chiến của nhân dân ta.
Ngày 17/2/1950, Hồ Chí Minh đi cùng chuyến tàu đặc biệt của Mao Trạch
Đông rời Moskva qua Siberia về Trung Quốc. Ngày 22/2, Mao Trạch Đông, Chu
Ân Lai và Hồ Chí Minh hội đàm trên tàu, bàn việc Trung Quốc viện trợ Việt Nam.
Hồ Chí Minh nói rõ với Mao Trạch Đông, yêu cầu Trung Quốc cung cấp vũ khí đạn
dược và cử đoàn cố vấn quân sự sang Việt Nam công tác. Ngày 4/3/1950, Mao
Trạch Đông, Chu Ân Lai về đến Bắc Kinh. Sau đó Bộ Chính trị Đảng Cộng sản
Trung Quốc họp bàn vấn đề viện trợ Việt Nam. Hội nghị nhận định cách mạng Việt
Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, nếu Việt Nam kháng chiến chống
Pháp thắng lợi thì an ninh ở phía Nam Trung Quốc sẽ được bảo đảm. 4 Viện trợ của
Trung Quốc đã một góp phần không nhỏ trong việc làm thay đổi cục diện chiến
tranh ở nước ta. Archimedes Patti, một nhà quan sát Mỹ, trong hồi ký viết: “Đến
năm 1950, Mao đã ở trong thế có thể giúp đỡ ông Hồ qua đường biên giới phía Bắc
Việt Nam. Ông Hồ không còn bị cô lập như trước, ông đã có rất nhiều đồng minh,
trước hết là Trung Quốc và sau đó là Liên Xô, một sân bóng mới đã bắt đầu”.5

2. Hệ quả của nhân tố quốc tế vô sản: Sự công nhận và viện trợ của Liên
Xô, Trung Quốc có tác động lớn nhất tới việc hoạch định chính sách đối
ngoại Việt Nam giai đoạn 1950 - 1954

2.1 Tác động lên nhận thức lãnh đạo


Sau khi Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN công nhận và đặt quan hệ
ngoại giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chính phủ ta đã nhận thức sâu
sắc vị trí, vai trò của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong khối Xã hội Chủ
nghĩa cũng như tầm quan trọng của cuộc Cách mạng Việt Nam nói riêng, cuộc Cách
mạng Đông Dương nói chung với phong trào giải phóng dân tộc thế giới. Là em út
của đại gia đình vô sản thế giới, ta nhận ra nghĩa vụ giúp đỡ các dân tộc anh em có
cùng hoàn cảnh. Từ đó, Chính phủ đã ra sức giúp đỡ hai dân tộc anh em thân thiết:
Lào và Campuchia, đoàn kết mặt trận giải phóng Đông Dương khỏi thực dân Pháp
và ngăn chặn âm mưu can thiệp của Đế quốc Mỹ. Bên cạnh nghĩa vụ dân tộc, ta còn
gánh thêm nghĩa vụ quốc tế trên vai. Từ những thay đổi trong nhận thức của các nhà
lãnh đạo, nhiệm vụ đối ngoại của ta được xác định rõ ràng và đồng bộ với cách tư
duy mới của Chính phủ.

4NCQT. “Việt Nam Mật Chiến (Phần 4)”. Nghiên cứu quốc tế, 20/7/ 2021.
https://nghiencuuquocte.org/2021/07/21/viẹt-nam-mat-chien-phan-4/.
5 Nguyễn Phương Hoa, Viện trợ của Trung Quốc đối với cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt
Nam. Báo Quân đội nhân dân. 01/05/2009.
https://www.qdnd.vn/ho-so-su-kien/dai-tuong-vo-nguyen-giap/vien-tro-cua-trung-quoc-doi-voi-cuoc-
khang-chien-chong-phap-cua-viet-nam-260871 .
11
2.2 Định hướng chính sách đối ngoại
Từ Hội nghị cán bộ Trung ương tháng 1/1949 đến Đại hội Đảng lần thứ II
(2/1951), Đảng và Nhà nước ta đã đề ra phương hướng hoạt động đối ngoại trong
giai đoạn mới. Đầu tiên, hoạt động đối ngoại tiếp tục phục vụ cho mục tiêu lớn nhất
của công cuộc kháng chiến, đó là giành lại độc lập, tự chủ, thống nhất và toàn vẹn
lãnh thổ. Đoàn kết chặt chẽ và giúp đỡ hai dân tộc Miên, Lào kháng chiến độc lập,
cùng nhau giải phóng Đông Dương; tích cực ủng hộ phong trào giải phóng của các
dân tộc bị áp bức; đoàn kết chặt chẽ với Liên Xô, Trung Quốc và các nước dân chủ
nhân dân khác; đồng thời liên hiệp mật thiết với nhân dân Pháp và nhân dân thuộc
địa Pháp, góp phần vào công cuộc chống đế quốc, gìn giữ hòa bình và dân chủ thế
giới.
Tranh thủ sự ủng hộ, đồng tình của Liên Xô, Trung Quốc và các nước dân
chủ nhân dân trở thành ưu tiên hàng đầu trong hoạt động ngoại giao của ta. Song
hành với nhận thức của lãnh đạo Việt Nam năm 1953, để làm rõ mục đích cuộc
cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân của ta là giành độc lập dân tộc, xây dựng và
phát triển dân chủ nhân dân, tạo điều kiện quá độ lên chủ nghĩa xã hội, cùng với đó
là tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản và sự ủng hộ nhiệt tình các phong trào hòa bình
thế giới, chính quyền nước ta bấy giờ đã đưa ra những chính sách, văn kiện nhằm
hiện thực hóa nhận thức ấy. Cuối tháng 1/1953, tại Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp
hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ: "Cho
đến nay, chúng ta giúp kháng chiến Miên-Lào chưa đúng mức. Từ nay chúng ta
phải cố gắng giúp hơn nữa. Ta phải nhận rõ rằng: Hai dân tộc anh em Miên-Lào
được giải phóng, thì nước ta mới được giải phóng thật sự và hoàn toàn". Chính bởi
vậy, vào đầu tháng 2/1953, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ
kháng chiến Lào đã có quyết định phối hợp mở Chiến dịch Thượng Lào nhằm tiêu
diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng một phần đất đai, xây dựng và mở rộng
khu căn cứ địa, tạo lập hậu phương kháng chiến, thúc đẩy cuộc kháng chiến của lực
lượng cách mạng Lào và phá thế bố trí chiến lược của địch ở Bắc Đông Dương. Từ
đó, các đơn vị, các đợt chỉnh huấn tại Việt Nam được tổ chức, cơ quan chính trị các
cấp đẩy mạnh giáo dục chính trị tư tưởng, xây dựng cho bộ đội quyết tâm chiến đấu
đi cùng ý thức chấp hành chính sách đoàn kết Việt-Lào, chính sách dân vận khi
chiến đấu trên Lào.
Việc Liên Xô công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau khi cách mạng
Trung Quốc thành công và tích cực giúp đỡ ta, vừa là đòn cảnh cáo Mỹ và các
cường quốc phương Tây vừa có tác động lớn đến các nước Á-Phi mới giành được
độc lập trong việc xác định chiều hướng phát triển của đất nước, tránh sự phụ thuộc
hoàn toàn vào Mỹ và các đế quốc phương Tây khác. Cùng với sự chuyển biến mạnh
mẽ của cuộc kháng chiến sang giai đoạn mới, sau khi cách mạng Trung Quốc thành
công, ta đã chủ động phá vòng vây hãm của chủ nghĩa đế quốc và phản động, gắn
cuộc kháng chiến của nhân dân ta với hậu phương xã hội chủ nghĩa đồng thời mở
rộng quan hệ quốc tế với nhiều lực lượng khác nhau ở bên ngoài, nhất là phong trào
chống chiến tranh của nhân dân Pháp và phong trào có quy mô toàn cầu vì hòa bình,
độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Những thắng lợi về ngoại giao của ta
12
đã góp phần tích cực làm thay đổi cục diện quốc tế của cuộc chiến tranh và thúc đẩy
chiều hướng phát triển ngày càng bất lợi cho thực dân Pháp xâm lược. Điều có ý
nghĩa quan trọng là cùng với thắng lợi trên chiến trường, thắng lợi chính trị đối
ngoại trong giai đoạn này đã tạo ra những tiền đề làm cơ sở buộc đối phương phải
đi vào xu hướng kết thúc chiến tranh trên thế yếu bằng biện pháp thương lượng hòa
bình, công nhận độc lập, chủ quyền toàn vẹn của dân tộc ta.
Củng cố mối quan hệ với Liên Xô, Trung Quốc và các nước dân chủ nhân
dân, mở rộng quan hệ với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào
đấu tranh cho hòa bình và dân chủ thế giới nhằm tranh thủ sự đồng tình ủng hộ về
tinh thần, vật chất đối với cuộc kháng chiến, trở thành phương hướng hoạt động đối
ngoại chủ yếu của ta (1950-1951). Hội nghị Thường vụ Trung ương Đảng họp ngày
9-2-1950 đã thảo luận về vấn đề Liên Xô, Trung Quốc và các nước dân chủ nhân
dân công nhận Việt Nam về mặt ngoại giao. Hội nghị đã ra nghị quyết nhấn mạnh:
Việc Liên Xô, Trung Quốc và các nước dân chủ nhân dân sốt sắng thừa nhận và đặt
bang giao với Việt Nam chứng tỏ phe dân chủ thế giới do Liên Xô lãnh đạo quyết
tâm giúp đỡ Việt Nam một cách công khai và chính thức trong hàng ngũ các nước
dân chủ thế giới. Việc thừa nhận ấy là cú đau đánh vào thực dân Pháp và phe lũ bù
nhìn và cũng là cú đánh vào bọn phản động Mỹ, Anh đang mưu tính trực tiếp can
thiệp vào chiến tranh Việt-Pháp. 6
Về ý nghĩa quốc tế, Nghị quyết nhấn mạnh: “Sau cách mạng Trung Quốc
thắng lợi, Đông Dương đã trở thành một tiền tiêu trong mặt trận dân chủ chống đế
quốc ở Đông Nam Á". Trong bối cảnh quốc tế thuận lợi, nhất là ở châu Á, cán cân
lực lượng đang chuyển sang thế có lợi cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta. Việc lập
quan hệ ngoại giao với Liên Xô, Trung Quốc và các nước anh em đã làm cho cuộc
kháng chiến gắn với hậu phương lớn xã hội chủ nghĩa và phong trào đấu tranh
chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân, vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ
và chủ nghĩa xã hội. Nó đã góp phần quan trọng cải thiện thế chiến lược của cuộc
kháng chiến chống thực dân xâm lược Pháp. Thông qua thắng lợi về ngoại giao này,
Việt Nam có điều kiện để tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các nước anh em và sự
chi viện về vật chất, khí tài đáng quý từ bên ngoài, nhất là của Trung Quốc và Liên
Xô. Hay nói cách khác, sự viện trợ của Trung Quốc và Liên Xô có ảnh hưởng lớn
nhất tới việc hoạch định chính sách đối ngoại Việt Nam giai đoạn 1950 - 1954.

6 Học viện Quan hệ Quốc tế, Nguyễn Phúc Luân (Chủ biên) Ngoại giao Việt Nam hiện đại vì sự
nghiệp giành độc lập, tự do ( 1945 - 1975 ) Nhà xuất bản Chính trị quốc gia

13
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ SỰ CÔNG NHẬN VÀ VIỆN TRỢ CỦA LIÊN
XÔ, TRUNG QUỐC TÁC ĐỘNG TỚI VIỆC HOẠCH ĐỊNH CHÍNH
SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Từ năm 1950, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nước ta
đã nhận được viện trợ từ các nước XHCN, trong đó có Liên Xô và Trung Quốc.
Trung Quốc và Liên Xô là những nước viện trợ cho Việt Nam tích cực nhất, nhiều
nhất lúc đó. Trong bối cảnh thực dân Pháp được Mỹ giúp sức, kết thúc chiến tranh
còn thế và lực của quân ta chưa thực sự lớn mạnh, viện trợ của Liên Xô và Trung
Quốc có ý nghĩa hết sức quan trọng. Quan sát quá trình thay đổi nhận thức đến đề ra
mục tiêu đối ngoại mới của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong giai đoạn này,
yếu tố quốc tế vô sản đã len lỏi sâu trong hệ thống chính trị của ta, tác động đến
cách ta thực hiện hoạt động ngoại giao với thế giới và để lại những hệ quả nhất
định.
Trong bối cảnh chiến tranh lạnh, viện trợ của Trung Quốc cho Việt Nam một
phần do sự phân công quốc tế của phe xã hội chủ nghĩa, đứng đầu là Liên Xô.
Trong thời kỳ này, Trung Quốc thực hiện chính sách ngoại giao “nhất biên đảo”,
ngả về phe xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu, trực tiếp đối đầu với Mỹ, coi Mỹ
là kẻ thù nguy hiểm nhất, cần phải đoàn kết với Liên Xô, với các nước trong phe xã
hội chủ nghĩa trong đó có Việt Nam để chống lại sự uy hiếp của Mỹ. Vì vậy, mặc
dù trong điều kiện còn rất nhiều khó khăn nhưng Trung Quốc đã tích cực ủng hộ và
đưa quân tình nguyện tham chiến ở Triều Tiên chống Mỹ, giúp đỡ Việt Nam trong
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Trung Quốc tích cực thực hiện nghĩa vụ
quốc tế đối với Việt Nam, một tiền đồn chống chủ nghĩa đế quốc trong khu vực. Vì
vậy, thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Nam không chỉ là thắng
lợi của riêng dân tộc ta mà còn là thắng lợi của cả phe xã hội chủ nghĩa. Thắng lợi
này đã góp phần làm tăng sức mạnh của phe xã hội chủ nghĩa, nâng cao vị trí và uy
tín của Trung Quốc trên đường quốc tế.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân ta đã nỗ lực đưa cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp vượt qua nhiều khó khăn, thử thách. Đến năm 1950, cục diện
cách mạng Việt Nam có những chuyển biến căn bản theo hướng tích cực; thế và lực
của ta ngày càng vững mạnh, cùng với những nỗ lực ngoại giao đã hội đủ yếu tố để
các nước công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Như vậy, với đường
lối "kháng chiến, kiến quốc" đúng đắn cùng chủ trương và nỗ lực đối ngoại sáng
tạo, Đảng và Chính phủ ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát huy và kết
hợp được sức mạnh của toàn dân tộc với sức mạnh quốc tế tạo thành sức mạnh tổng
hợp to lớn đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đến thắng lợi cuối
cùng, là nền tảng vững chắc cho cuộc kháng chiến chống Mỹ sau này.
Vũ khí, trang bị của Liên Xô góp phần quan trọng nâng cao khả năng tiến
công và sức cơ động của bộ đội ta trong các chiến dịch lớn. Trong điều kiện khó
khăn, thiếu thốn của Việt Nam khi tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
xâm lược, thì viện trợ quốc tế nói chung, của Liên Xô và Trung Quốc nói riêng có ý
14
nghĩa vô cùng quan trọng nâng cao tiềm lực quân sự, sức chiến đấu của quân đội ta.
Nhờ có sự thừa nhận của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa, Việt
Nam đã chính thức gia nhập đại gia đình dân chủ chống Đế quốc chủ nghĩa do Mỹ
dẫn đầu, kẻ thù của ta là bọn thực dân Pháp và đế quốc Mỹ can thiệp. Sự kiện Liên
Xô và Trung Quốc công nhận Việt Nam, hai nước đặt quan hệ ngoại giao đặt cơ sở
nền tảng cho quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước, phù hợp với lợi ích của nhân
dân Việt Nam, Liên Xô, được dư luận tiến bộ trên thế giới đồng tình, ủng hộ, tạo
điều kiện để các nước khác công nhận Việt Nam trên trường quốc tế, chấm dứt thời
kỳ cuộc kháng chiến ở thế bị bao vây, mở ra cơ hội thực tiễn trong việc phối hợp
hành động và nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của quốc tế một cách trực tiếp.
Sự viện trợ của Trung Quốc và Liên Xô vừa thể hiện tinh thần quốc tế vô
sản, vừa mang màu sắc đối kháng giữa hai hệ thống chính trị. Trước khi nước Cộng
hòa nhân dân Trung Hoa ra đời, tháng 7-1949, Lưu Thiếu Kỳ thăm Liên Xô, trong
buổi nói chuyện với Stalin, Stalin đã có sự phân công: “Mong rằng Trung Quốc từ
nay về sau nên gánh vác thêm sự giúp đỡ về phương diện phong trào cách mạng dân
tộc dân chủ ở địa bàn thuộc địa và các quốc gia phụ thuộc.” 7 Trong hoàn cảnh đất
nước còn rất nhiều khó khăn, lại đang viện trợ Triều Tiên chống Mỹ, Trung Quốc
vẫn tích cực viện trợ cho cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta. Viện trợ
này vừa xuất phát từ lợi ích quốc gia nhằm đảm bảo an ninh ở phía Nam, tạo điều
kiện để Trung Quốc phát triển kinh tế, nâng cao vị thế của Trung Quốc trên trường
quốc tế.

CHƯƠNG III: LIÊN HỆ THỰC TIỄN CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN 1950 - 1954 TỚI HIỆN NAY

1. Quan hệ Việt Nam với Liên Xô và Trung Quốc giai đoạn 1950 - 1954

1.1 Quan hệ Việt Nam - Liên Xô giai đoạn 1950 - 1954


Trong giai đoạn 1950 - 1954, mối quan hệ giữa Việt Nam - Liên Xô dựa trên
cơ sở lợi ích riêng của mỗi bên trong sự kết hợp với lợi ích chung, phù hợp với xu
thế phát triển của thời đại lúc đó là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa
xã hội. Đây là quan hệ ngoại giao giữa hai nước có cùng một hệ tư tưởng, là mối
quan hệ tác động hai chiều, qua đó mỗi bên đều tìm thấy những lợi ích thiết thực
cho dân tộc mình. Những giúp đỡ của Liên Xô đối với Việt Nam trong sự nghiệp
đấu tranh vì độc lập là rất to lớn cả mặt vật chất và tinh thần. Liên Xô là nguồn
động viên, khích lệ, chỗ dựa cho cách mạng Việt Nam. Đảng, Nhà nước và nhân
dân Việt Nam đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ, sự giúp đỡ chí tình, chí nghĩa của
Đảng, Nhà nước và nhân dân Liên Xô. Sự ủng hộ, giúp đỡ toàn diện, to lớn và quý
7Nguyễn Phương Hoa, Viện trợ của Trung Quốc đối với cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt
Nam. Báo Quân đội nhân dân. 01/05/2009.
https://www.qdnd.vn/ho-so-su-kien/dai-tuong-vo-nguyen-giap/vien-tro-cua-trung-quoc-doi-voi-cuoc-
khang-chien-chong-phap-cua-viet-nam-260871
15
báu của Liên Xô trong giai đoạn 1950 - 1954 là nhân tố quan trọng nhất tác động
lên nhận thức lãnh đạo và hoạch định chính sách đối ngoại. Liên Xô và Việt Nam
trên thực tế trở thành đồng minh chiến lược trên mặt trận chống đế quốc, thực dân
và chống các thế lực thù địch. Cũng từ đó đã nảy sinh và ngày càng trở nên sâu sắc
hơn tình hữu nghị Việt Nam - Liên Xô.
Quan hệ Việt Nam - Liên Xô trong những năm 1950- 1954 là một quan hệ
đặc biệt trong thời kỳ hiện đại. Liên Xô đã công nhận, đặt quan hệ ngoại giao, ủng
hộ về tinh thần và viện trợ to lớn về vật chất cho quân và dân Việt Nam chiến đấu,
góp phần quan trọng vào chiến thắng kẻ thù xâm lược là thực dân Pháp và đế quốc
Mỹ. Sự ủng hộ, giúp đỡ của Liên Xô về quân sự đối với Việt Nam là toàn diện, hiệu
quả trên các lĩnh vực viện trợ vũ khí, trang thiết bị, cử đội ngũ chuyên gia quân sự
hùng hậu, nhận đào tạo, huấn luyện cho hàng chục nghìn cán bộ, chiến sĩ của Quân
đội Việt Nam viện trợ được thực hiện trên cơ sở hiến pháp, pháp luật của nhà nước
Liên Xô, tuân thủ các điều ước, hiệp ước và thông lệ quốc tế, trên tinh thần tương
trợ, giúp đỡ lẫn nhau và tình cảm quốc tế sâu sắc. Bên cạnh cùng chung ý thức hệ,
cùng do Đảng Cộng sản lãnh đạo, Liên Xô viện trợ cho Việt Nam và thông qua Việt
Nam để kiềm chế, ngăn chặn ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực Đông Nam Á và trên thế
giới. Liên Xô coi Việt Nam là tiền đồn của phe xã hội chủ nghĩa ở khu vực Đông
Nam Á. Đồng thời, có điều kiện để tìm hiểu vũ khí, trang bị Mỹ sử dụng ở Việt
Nam để tìm ra cách đối phó hiệu quả hơn.
Kể từ khi Liên Xô tan rã (1991), quan hệ Liên Bang Nga - Việt Nam đã có
nhiều thay đổi phù hợp trong tình hình mới. Vì vậy việc rút ra những nhận xét từ
quan hệ quá khứ là điều cần thiết để tiếp tục phát triển quan hệ giữa hai nước lên
tầm cao mới và kế thừa có hiệu quả quan hệ truyền thống tốt đẹp xưa.

1.2 Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc giai đoạn 1950 - 1954
Mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc giai đoạn 1950 - 1954 đi vào lịch sử
hiện đại của quan hệ hai nước với nét đặc thù “vừa là đồng chí, vừa là anh em”. Có
thể nói, viện trợ, giúp đỡ Việt Nam kháng chiến chống Pháp của Trung Quốc diễn
ra trong bối cảnh Liên Xô, Trung Quốc và các nước trong phe xã hội chủ nghĩa
đoàn kết chống lại những âm mưu của Mỹ, lợi ích quốc gia hài hòa với tinh thần
quốc tế vô sản. Xu hướng này được đánh giá thông qua chủ trương ủng hộ việc khôi
phục, xây dựng miền Bắc với sự viện trợ vật chất to lớn (viện trợ không hoàn lại,
cho vay các khoản ưu đãi và vay dài hạn; giúp Việt Nam chuyên gia, thiết bị và kỹ
thuật trong các kế hoạch kinh tế 1954-1957, 1957-1960, 1961-1965...)

2. Những nhân tố cần tính đến trong hoạch định và thực thi chính sách đối
ngoại của Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế
Trong hồi ức của PGS. TS Vũ Dương Huân, “Suốt một thời gian dài chúng
ta bị ảnh hưởng của ý thức hệ. Trong bối cảnh thế giới chia làm hai phe, mà chúng
ta thuộc phe XHCN, thì khó có thể làm khác được.” 8 Lịch sử đã chứng minh một
8Huỳnh Phan & Lan Anh, “Ngoại giao VN 30 năm Đổi Mới và vai trò Nguyễn Cơ Thạch”. Nghiên
cứu quốc tế, 26/8/2016. https://nghiencuuquocte.org/2016/08/26/ngoai-giao-vn-30-nam-doi-moi-
16
trong những nhân tố cơ bản, đồng thời cũng là một bài học kinh nghiệm lớn của
cách mạng Việt Nam là phải kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, kết
hợp cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới, tranh thủ sự giúp đỡ của cách
mạng thế giới, trước hết và hàng đầu là của Liên Xô, Trung Quốc. Mọi quốc gia,
đặc biệt là các nước nhỏ đang tìm kiếm những hình thức mới trong quan hệ hợp tác,
nhằm đạt tới sự bình đẳng, trên cơ sở tôn trọng quyền lợi của nhau, mang lại hiệu
quả thiết thực.
Trong xu thế toàn cầu hóa, việc vận dụng quy luật kết hợp sức mạnh dân tộc
với sức mạnh thời đại là tất yếu. Quá trình hoạch định và triển khai chính sách đối
ngoại là một quy trình phức tạp, theo đó cần xem xét tổng hợp các yếu tố tác động
cả từ bên trong lẫn bên ngoài, nhất là trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng
sâu rộng vào khu vực và thế giới. Trước những diễn biến phức tạp, khó lường trên
thế giới: những thách thức an ninh phi truyền thống; đối mặt với những khó khăn:
rơi vào bẫy thu nhập trung bình; tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, suy
thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên;
các nhân tố của an ninh phi truyền thống và sự chống phá quyết liệt của các thế lực
thù địch…; việc nghiên cứu, vận dụng linh hoạt, sáng tạo quy luật kết hợp sức mạnh
dân tộc với sức mạnh thời đại có ý nghĩa cấp thiết trong công cuộc bảo vệ vững
chắc Tổ quốc Việt Nam. Nhận thức rõ tầm quan trọng của đoàn kết quốc tế trong tư
tưởng Hồ Chí Minh, ở thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương thực
hiện chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động, tích cực
hội nhập quốc tế trên nguyên tắc bao trùm và cũng là mục tiêu xuyên suốt của cách
mạng Việt Nam: hòa bình, độc lập, thống nhất và chủ nghĩa xã hội. Ngày nay, mặc
dù tình hình quốc tế, khu vực và Việt Nam đã có nhiều thay đổi căn bản, nhưng
những quan điểm cơ bản về đoàn kết quốc tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn còn
nguyên giá trị, có ý nghĩa chiến lược và tiếp tục được quán triệt, thấm sâu vào mọi
chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta, tạo nền tảng vững chắc
cho Việt Nam hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng và hiệu quả qua những thành tựu
đạt được.
Trong thời kỳ hội nhập toàn cầu đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, Việt
Nam cần xem xét những nhân tố: (1) lợi ích quốc gia - dân tộc là nguyên tắc tối
thượng cho mọi chính sách đối ngoại và hoạt động đối ngoại; (2) thế và lực của
quốc gia trên trường quốc tế 9; (3) cục diện thế giới và khu vực. Bên cạnh các nhân
tố bên trong, các yếu tố bên ngoài, như cục diện thế giới và khu vực cũng có ảnh
hưởng và tác động mạnh mẽ đến quá trình hoạch định và triển khai chính sách đối
ngoại của mọi quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Không một quốc gia
nào có thể tồn tại và phát triển hoàn toàn biệt lập với thế giới bên ngoài, ngược lại,
mọi quốc gia đều chịu sự tác động trực tiếp hoặc gián tiếp từ các nhân tố bên ngoài

nguyen-co-thach/.
9“Phan Thị Thu Dung, Những nhân tố cần tính đến trong hoạch định và thực thi chính sách đối
ngoại của Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế - Tạp chí Cộng sản”. 23/8/2019
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/-oi-ngoai2/-/2018/810302/nhung-nhan-to-can-tinh-
den-trong-hoach-dinh-va-thuc-thi-chinh-sach-doi-ngoai-cua-viet-nam-thoi-ky-hoi-nhap-quoc-
te.aspx.
17
và môi trường xung quanh. Trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế diễn ra
mạnh mẽ như hiện nay, sự liên kết giữa các quốc gia ngày càng trở nên chặt chẽ,
hợp tác ngày càng gia tăng, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng sâu
rộng. Chính vì vậy, đường lối, chính sách đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay cần có những bổ sung, phát triển phù hợp với điều kiện và tình hình mới ở
trong nước, khu vực và trên thế giới. Quá trình hoạch định và triển khai chính sách
đối ngoại của Việt Nam trong thời kỳ mới phải phục vụ tối cao lợi ích quốc gia -
dân tộc, tuân thủ những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, dựa trên thực lực
và vị thế của quốc gia, phù hợp với tình hình và xu thế phát triển của khu vực và thế
giới.

18
KẾT LUẬN
Như vậy, đối với câu hỏi nghiên cứu: “Yếu tố quốc tế vô sản nào có tác động
lớn nhất tới nhận thức lãnh đạo và định hướng chính sách đối ngoại Việt Nam thời
kỳ 1950 - 1954? ”, tác giả đã giải quyết vấn đề được đặt ra, thể hiện qua từ khóa
chính được lặp lại xuyên suốt bài viết như: “sự hậu thuẫn của Trung Quốc, Liên Xô
tác động mạnh mẽ lên nhận thức và chính sách”, “có tác động lớn nhất, chi phối
định hướng chính sách đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 1950 - 1954”.
Tổng kết lại, bài tiểu luận cá nhân vừa tái khẳng định vừa bổ sung cho bài
nghiên cứu của nhóm, nhấn mạnh vào yếu tố quan trọng nhất tác động lên nhận
thức lãnh đạo và định hướng chính sách đối ngoại Việt Nam thời kỳ 1950 - 1954. Ở
chương I, tác giả nêu khái quát về sự công nhận và viện trợ của Liên Xô, Trung
Quốc, thống kê những số liệu vật chất, khí tài mà hai nước này đã viện trợ cho Việt
Nam. Ở chương II, tác giả đưa ra những đánh giá về tác động của nó tới việc hoạch
định chính sách đối ngoại. Nhờ có tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản, sự hậu thuẫn
của Trung Quốc và Liên Xô, sự giúp đỡ của các anh em Xã hội Chủ nghĩa trên toàn
thế giới mà cách mạng Việt Nam đạt được thành công nhất định. Ở chương cuối, tác
giả liên hệ thực tiễn, đưa ra những đánh giá về mối quan hệ Việt Nam với Liên Xô
và Trung Quốc giai đoạn 1950 - 1954 và liên hệ tới việc thực thi chính sách đối
ngoại của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. Trong suốt quá trình
đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng đất nước, Đảng, Nhà nước và nhân dân
Việt Nam đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ, sự giúp đỡ toàn diện, to lớn và quý
báu của Liên Xô và Trung Quốc, góp phần vào thành công của sự nghiệp giải phóng
dân tộc.
Mặc dù thế giới có nhiều đổi thay, nhưng những bài học từ chính sách đối
ngoại Việt Nam giai đoạn 1950 - 1954 vẫn có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Việt
Nam cần phải tự củng cố, xây dựng thực lực của đất nước, đặt mình vào trong sự
chuyển động của các mối quan hệ quốc tế, vận động cùng thể cục. Thực hiện đường
lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa
dạng hóa quan hệ quốc tế, Việt Nam ngày càng tích cực và chủ động hội nhập quốc
tế với vị thế và vai trò ngày càng gia tăng ở khu vực và trên thế giới.

19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu sách tham khảo:
1. Bộ Ngoại giao, Việt Nam - Liên Xô 30 năm quan hệ (1950 - 1980), NXB
Ngoại giao, 1980
2. Bộ Ngoại Giao, Ngoại giao Việt Nam 1945 – 2000, NXB Chính trị quốc gia,
2002
3. Nguyễn Phúc Luân, Ngoại giao Việt Nam hiện đại vì sự nghiệp giành độc
lập, tự do (1945 – 1975), NXB Chính trị quốc gia, 2001
4. Nguyễn Phúc Luân, Ngoại giao Việt Nam từ Việt Bắc đến Hiệp định Geneva,
NXB Công an nhân dân, 2004
5. Vũ Dương Huân, Đấu tranh ngoại giao trong cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân (1945 – 1954), Học viện Quan hệ Quốc tế, 2002
6. Vũ Dương Ninh, Lịch sử quan hệ đối ngoại Việt Nam (1940 – 2010) (NXB
Chính trị quốc gia, 2014)
Tài liệu báo, tạp chí điện tử:
1. Nguyễn Văn Lan, Quan điểm về đoàn kết quốc tế trong tác phẩm “Đường
Cách mệnh” và sự vận dụng của Đảng ta trong thời kỳ đổi mới (Tạp chí
Cộng sản, 09-9-2022)
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/quoc-phong-an-ninh-oi-
ngoai1/-/2018/825827/quan-diem-ve-doan-ket-quoc-te-trong-tac-pham-
%E2%80%9Cduong-cach-menh%E2%80%9D-va-su-van-dung-cua-dang-ta-
trong-thoi-ky-doi-moi.aspx
2. Nguyễn Phương Hoa, Viện trợ của Trung Quốc đối với cuộc kháng chiến
chống Pháp của Việt Nam (Báo Quân đội nhân dân, 01/05/2009)
https://www.qdnd.vn/ho-so-su-kien/dai-tuong-vo-nguyen-giap/vien-tro-cua-
trung-quoc-doi-voi-cuoc-khang-chien-chong-phap-cua-viet-nam-260871
3. Nguyễn Mạnh Hà - Vũ Thị Hồng Dung, Sự giúp đỡ của Liên Xô đối với Việt
Nam trên lĩnh vực quân sự từ năm 1945 đến năm 1975, (Tạp chí Lý luận
chính trị, 18 Tháng 3 2020)

20

You might also like