You are on page 1of 27

BỘ NGOẠI GIAO

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO


KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO
--------------------

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Lan Anh


Lớp học phần: CSĐNVN1945-1975-QHQT49.1_LT

Hà Nội – 2024
BỘ NGOẠI GIAO
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO
--------------------

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ


YẾU TỐ QUỐC TẾ TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI
CỦA VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA TẠI
HỘI NGHỊ GIƠ-NE-VƠ 1954

Giảng viên: Vũ Đoàn Kết, Nguyễn Phương Ly


Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Lan Anh
Mã SV: QHQT49C41118
Lớp học phần: CSĐNVN1945-1975- QHQT49.1_LT
Nhóm: 9
Số từ: 8379 từ

Hà Nội – 2024
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA CTQT&NG Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
-------------- -------------***--------------
RUBRICS CHẤM TIỂU LUẬN MÔN CSĐN VIỆT NAM
Tiêu chí /cấp Yếu Trung Bình Khá Giỏi Điểm
độ đánh giá thành
phần
C1: Xác định Từ 0 – 0.5 Từ 0.5 – 1.5 điểm Từ 1.5 – 2.25 điểm Từ 2.25 – 3.0 điểm
vấn đề, đối điểm
tượng, câu hỏi, Không xác Xác định được vấn Xác định vấn đề, Xác định được vấn đề, đối
giả định nghiên định được vấn đề nghiên cứu, nêu đối tượng nghiên tượng nghiên cứu, nêu được
cứu, giới hạn, đề, đối tượng được câu hỏi cứu, nêu được câu câu hỏi nghiên cứu, giả định
phương pháp nghiên cứu và nghiên cứu phù hỏi nghiên cứu, giả nghiên cứu, phạm vi và đề
nghiên cứu câu hỏi nghiên hợp với yêu cầu định nghiên cứu xuất phương pháp nghiên
cứu môn học phù hợp với yêu cứu rõ ràng, sáng tạo.
cầu môn học
C2: Xử lý vấn 0 – 1 điểm 1 – 3.0 3.0 – 4.0 điểm 4.0 – 5.0 điểm
đề, kết cấu, nội Không xử lý Có kết cấu phù Có kết cầu phù
Có kết cầu phù hợp, chặt
dung nghiên được vấn đề hợp, nội dung hợp, chặt chẽ, cân
chẽ, cân đối, sáng tạo,
cứu, chứng nghiên cứu, kết nghiên cứu trả lời đối, chứng minh
chứng minh được giả định
minh giả định cấu không phù được câu hỏi được giả định
nghiên cứu, trả lời tốt câu
nghiên cứu, trả hợp, không trả nghiên cứu ở mức nghiên cứu, trả lời
hỏi nghiên cứu, có áp dụng
lời câu hỏi lời được câu cơ bản tốt câu hỏi nghiên
sáng tạo lý luận vào nghiên
nghiên cứu hỏi nghiên cứu cứu cứu, có liên hệ thực tiễn
Chính sách đối ngoại Việt
Nam hiện nay
C3: Trích dẫn, 0 – 0.25 điểm 0.25 – 0.5 điểm 0.5 – 0.75 điểm 0.75 – 1.0 điểm
tài liệu tham Không đảm Trích dẫn chưa đầy Trích dẫn đầy đủ, Trích dẫn đầy đủ, thống
khảo bảo trích dẫn, đủ, chính xác, TLTK phù hợp với nhất theo một chuẩn, trình
tài liệu tham TLTK sơ sài, đối chủ đề bày trích dẫn phù hợp,
khảo không phó TLTK đầy đủ, cập nhật, phụ
phù hợp lục phù hợp nội dung
nghiên cứu
C4: Trình bày, 0 – 0.25 điểm 0.25 – 0.5 điểm 0.5 – 0.75 điểm 0.75 – 1.0 điểm
tóm tắt, mục Trình bày Cơ bản đủ yêu cầu: Trình bày đảm bảo Trình bày đảm bảo tốt các
lục, lỗi chính không đảm bảo tóm tắt, mục lục. các yêu cầu về tóm yêu cầu về tóm tắt, mục lục,
tả, yêu cầu Trình bày chưa tắt, mục lục, chương mục, thống nhất.
thống nhất, lỗi chương mục, thống Không mắc lỗi chính tả.
chính tả nhất. Ít lỗi chính tả. Trình bày dễ đọc, có mô
Có áp dụng mô hình, biểu đồ sáng tạo và
hình, biểu đồ. phù hợp.

Tổng điểm

Hà Nội, ngày… tháng 01 năm 2024


GIẢNG VIÊN CHẤM BÀI

MỤC LỤC
TÓM TẮT.............................................................................................................................1

MỞ ĐẦU...............................................................................................................................2

1. Lý do chọn đề tài......................................................................................................2
2. Câu hỏi nghiên cứu..................................................................................................3
3. Giả định nghiên cứu.................................................................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................3
5. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................3
6. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................4
7. Bố cục........................................................................................................................4
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN...........................................................6

1. Tổng quan về yếu tố quốc tế....................................................................................6


2. Bối cảnh quốc tế và tình hình trong nước dẫn tới Hội nghị Giơ-ne-vơ 1954......7
2.1. Bối cảnh quốc tế................................................................................................7
2.2. Tình hình trong nước.......................................................................................9
Tiểu kết: ........................................................................................................................9
CHƯƠNG II. YẾU TỐ QUỐC TẾ VÀ THỰC TIỄN CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI
CỦA VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA TẠI HỘI NGHỊ GIƠ-NE-VƠ 1954........10

1. Yếu tố quốc tế.........................................................................................................10


2. Thực tiễn chính sách..............................................................................................12
2.1. Giai đoạn 1 (từ 08/5/1954 – 19/6/1954)..........................................................12
2.2. Giai đoạn 2 (từ 20/6/1954 – 10/7/1954)..........................................................13
2.3. Giai đoạn 3 (từ 11/7/1954 – 21/7/1954)..........................................................13
Tiểu kết:.......................................................................................................................14
CHƯƠNG III. NHỮNG HẠN CHẾ TRONG CHÍNH SÁCH ĐẾN TỪ TÁC ĐỘNG
CỦA YẾU TỐ QUỐC TẾ TẠI HỘI NGHỊ GIƠ-NE-VƠ 1954.....................................15

1. Vấn đề giới tuyến....................................................................................................15


2. Vấn đề tổng tuyển cử.............................................................................................16
3. Vấn đề Lào và Campuchia....................................................................................17
Tiểu kết:.......................................................................................................................18
KẾT LUẬN.........................................................................................................................19

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................21


TÓM TẮT
Bài tiểu luận với đề tài mang tên “Yếu tố quốc tế trong chính sách đối
ngoại của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Giơ-ne-vơ 1954” tập trung
vào nghiên cứu về yếu tố quốc tế trong chính sách đối ngoại của Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa tại Hội nghị Giơ-ne-vơ 1954. Thông qua 3 chương lớn lần lượt là:
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn, Chương II: Yếu tố quốc tế và thực tiễn chính
sách đối ngoại của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Giơ-ne-vơ 1954 và
Chương III: Những hạn chế trong chính sách đến từ tác động của yếu tố quốc tế tại
Hội nghị Giơ-ne-vơ 1954, bài tiểu luận sẽ trình bày về sự tác động mạnh mẽ của yếu
tố quốc tế trong chính sách đối ngoại của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại Hội nghị,
phân tích chi tiết về những hạn chế trong chính sách từ những ảnh hưởng từ yếu tố
quốc tế đó. Bài nghiên cứu sẽ cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn về quan hệ giữa yếu tố
quốc tế và chính sách đối ngoại của một quốc gia trong một sự kiện quốc tế có tính
lịch sử như Hội nghị Giơ-ne-vơ, đồng thời đưa ra những đánh giá cá nhân về đề tài
nghiên cứu. Cuối cùng, phần kết luận sẽ tổng hợp lại bài nghiên cứu, khẳng định
mức độ giải quyết câu hỏi nghiên cứu dựa vào giả định đã chọn, đưa ra những điểm
mới so với bài nghiên cứu của nhóm và những hạn chế trong quá trình nghiên cứu.

1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hội nghị Giơ-ne-vơ 1954 là một dấu mốc lịch sử quan trọng trong lịch sử
Ngoại giao Việt Nam, đây là lần đầu tiên nền ngoại giao non trẻ Việt Nam tham gia
một diễn đàn đàm phán đa phương phức tạp, chịu sự chi phối của các nước lớn.
Ngoại giao Việt Nam phải đương đầu trực tiếp với mối quan hệ hợp tác - đấu tranh
giữa các nước lớn, mối quan hệ giữa các nước lớn và các nước nhỏ cũng như sự cọ
sát giữa các tính toán về lợi ích giữa các nước. Từ chỗ là một thuộc địa của Pháp,
với cuộc đấu tranh đầy hy sinh, anh dũng của mình, nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa đã trở thành một bên tham gia đàm phán quốc tế, phát huy thiện chí hòa bình,
tranh thủ được sự ủng hộ của đông đảo nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới
và trở thành biểu tượng của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, vì hòa bình và
dân chủ. Kết quả của Hiệp định Giơ-ne-vơ được hợp thành từ nhiều yếu tố, trong đó
bao gồm yếu tố dân tộc và yếu tố quốc tế, đặc biệt là sự tác động mạnh mẽ của yếu
tố quốc tế đến chính sách của Việt Nam trong quá trình tham gia và ký kết tại Hội
nghị. Tại hội nghị Giơ-ne-vơ, Việt Nam đã đạt được những thành công nhất định
trong công tác ngoại giao, bên cạnh đó còn một số điểm hạn chế.
Trong bài nghiên cứu của nhóm với đề tài lớn là “Yếu tố dân tộc và yếu tố
quốc tế trong chính sách đối ngoại của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại Hội nghị
Giơ-ne-vơ 1954”, nhóm tập trung vào trình bày những ảnh hưởng của yếu tố dân
tộc và yếu tố quốc tế tới chính sách đối ngoại của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và
rút ra được đánh giá đảm bảo với giả định nghiên cứu đã nêu ra từ đầu là yếu tố
quốc tế có phần nổi trội hơn. Cá nhân em đồng tình với đánh giá mà nhóm đã đưa
ra, bên cạnh đó em muốn mở rộng hơn về tác động của yếu tố quốc tế và đặt ra câu
hỏi là “Liệu yếu tố quốc tế có phải là yếu tố tác động chính dẫn tới những hạn chế
trong chính sách của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại Hội nghị Giơ-ne-vơ 1954 hay
không?”. Để tìm lời giải đáp cho câu hỏi này, em quyết định chọn một phần nhỏ
trong đề tài của nhóm để làm đề tài nghiên cứu riêng cho bài tiểu luận cá nhân của
em như sau “Yếu tố quốc tế trong chính sách đối ngoại của Việt Nam Dân chủ

2
Cộng hoà tại Hội nghị Giơ-ne-vơ 1954” với mục tiêu nghiên cứu chính là phân
tích những tác động của yếu tố quốc tế và đi đến chứng minh cho giả định nghiên
cứu mà em đã đặt ra là “Sự tác động mạnh mẽ của yếu tố quốc tế dẫn tới những
hạn chế trong chính sách đối ngoại của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại Hội nghị
Giơ-ne-vơ 1954”. Việc nghiên cứu kỹ sự tác động của các yếu tố quốc tế tới Chính
sách đối ngoại của Việt Nam có thể rút ra được bài học trong việc tìm hiểu kỹ tình
hình thế giới và mục tiêu của các nước, tránh việc trở thành quân cờ bị thao túng và
điều khiển trong chính sách của nước khác mà làm tổn thương lợi ích dân tộc.
Do sự mới mẻ của vấn đề nghiên cứu, cùng với đó là giới hạn về thời gian và
trình độ chuyên môn của cá nhân em, do vậy những nội dung trình bày trong bài
tiểu luận chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp, phê bình từ thầy cô để hoàn chỉnh hơn nội dung của đề tài.
2. Câu hỏi nghiên cứu
Yếu tố quốc tế tác động như thế nào tới chính sách đối ngoại của Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Giơ-ne-vơ 1954?
3. Giả định nghiên cứu
Sự tác động mạnh mẽ của yếu tố quốc tế dẫn tới những hạn chế trong chính
sách đối ngoại của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Giơ-ne-vơ 1954.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trên cơ sở của bài tiểu luận nhóm, bài tiểu luận này đã thu hẹp đối tượng và
phạm vi nghiên cứu những vẫn đảm bảo nằm trong đề tài nghiên cứu của nhóm. Về
đối tượng nghiên cứu, bài tiểu luận tập trung nghiên cứu về yếu tố quốc tế trong
chính sách đối ngoại của Viêt Nam Dân chủ Cộng hoà trong phạm vi diễn ra Hội
nghị Giơ-ne-vơ năm 1954. Ngoài ra, bài tiểu luận có bổ sung luận điểm về tác động
của yếu tố quốc tế dẫn tới hạn chế trong chính sách của Việt Nam Dân chủ Cộng
hoà.
5. Mục tiêu nghiên cứu
Trọng tâm nghiên cứu của bài tiểu luận này không nằm ngoài mục tiêu làm
rõ về sự tác động của yếu tố quốc tế lên chính sách đối ngoại của Việt Nam Dân chủ

3
Cộng hoà tại Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954. Từ đó đưa ra một số đánh giá cá nhân
liên quan đến nội dung nghiên cứu, chỉ ra điểm mới so với bài nghiên cứu của
nhóm.
Bài tiểu luận sẽ tập trung giải quyết câu hỏi nghiên cứu chính: “Yếu tố quốc
tế tác động như thế nào tới chính sách đối ngoại của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
tại Hội nghị Giơ-ne-vơ 1954”? trong định hướng của giả định nghiên cứu là: “Sự
tác động mạnh mẽ của yếu tố quốc tế dẫn tới những hạn chế trong chính sách đối
ngoại của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Giơ-ne-vơ 1954”.
6. Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên mục tiêu và định hướng nghiên cứu đã đề ra, các phương pháp
nghiên cứu chủ đạo được sử dụng trong bài tiểu luận là phương pháp phân tích
chính sách, phương pháp lịch sử - logic và phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp phân tích chính sách:
Đây là một trong những phương pháp chính được sử dụng trong bài tiểu luận
nhằm lý giải quá trình hoạch định chính sách đối ngoại của Việt Nam Dân chủ
Cộng hoà tại Hội nghị Giơ-ne-vơ 1954.
- Phương pháp lịch sử - logic:
Phương pháp này được sử dụng khi đề cập đến thực tiễn các hoạt động trong
Hội nghị Giơ-ne-vơ 1954.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp:
Đây là phương pháp được sử dụng trong hầu hết các phần của bài tiểu luận,
giúp xác định cơ sở lý luận và thực tiễn, làm rõ quá trình. Phương pháp này được
thực hiện thông qua quá trình phân tích, so sánh và tổng hợp các tài liệu đã thu thập
được từ các nguồn uy tín, từ đó đưa ra những đánh giá từ sơ bộ đến nâng cao hơn.
7. Bố cục
Bài nghiên cứu gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn

4
Chương này tập trung làm rõ các khái niệm liên quan tới yếu tố quốc tế cũng
như bối cảnh dẫn tới Hội nghị Giơ-ne-vơ, tạo cơ sở nền tảng cho các nội dung được
trình bày ở các chương tiếp theo.
Chương II:Yếu tố quốc tế và thực tiễn chính sách đối ngoại của Việt Nam Dân chủ
Cộng hoà tại Hội nghị Giơ-ne-vơ 1954
Đây là chương tập trung làm nổi bật những yếu tố quốc tế có tác động tới
chính sách đối ngoại của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà xuất hiện trong Hội nghị
Giơ-ne-vơ 1954. Bên cạnh đó, nội dung chương có trình bày thực tiễn chính sách
của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại Hội nghị.
Chương III: Những hạn chế trong chính sách đến từ tác động của yếu tố quốc tế tại
Hội nghị Giơ-ne-vơ 1954
Nội dung chính của chương này là nêu rõ những hạn chế trong chính sách
của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sách đến từ tác động của yếu tố quốc tế tại Hội
nghị Giơ-ne-vơ, đồng thời khai thác thêm những nguyên nhân đến từ các yếu tố
khác.

5
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Với đề tài “Yếu tố quốc tế trong chính sách đối ngoại của Việt Nam Dân
chủ Cộng hoà tại Hội nghị Giơ-ne-vơ 1954”, việc tìm hiểu như thế nào là yếu tố
quốc tế và vai trò của yếu tố quốc tế trong chính sách đối ngoại của Việt Nam, cụ
thể là Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trong phạm vi nghiên cứu là điều quan trọng và
là cơ sở cho các chương tiếp theo. Bên cạnh đó, bối cảnh dẫn tới Hội nghị được chia
ra làm bối cảnh quốc tế và tình hình trong nước cũng là nền tảng cho việc nghiên
cứu về diễn biễn cũng như nội dung chính sách của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại
Hội nghị này.
1. Tổng quan về yếu tố quốc tế
Yếu tố quốc tế trong chính sách đối ngoại Việt Nam là một khái niệm mới,
chưa được xuất hiện trong các văn bản chính thức của Việt Nam. Vì vậy, để đưa ra
một khái niệm cụ thể và đúng đắn đối với yếu tố quốc tế là một việc không mấy dễ
dàng. Nhưng nếu tìm hiểu sâu về tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa dân tộc và
chủ nghĩa quốc tế, ta cũng có thể rút ra được một số ý quan trọng về yếu tố quốc tế.
Trong bản Hồ Chí Minh toàn tập, Hồ Chí Minh nhiều lần nhấn mạnh các yếu
tố đến từ quốc tế có tầm quan trọng đặc biệt đối với cách mạng Việt Nam. Người đã
đánh giá hết sức đúng đắn và chủ động tiếp nhận sự giúp đỡ của quốc tế đối với
cách mạng Việt Nam. Trong điều kiện mà “cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ
phận khăng khít của cách mạng vô sản trong phạm vi toàn thế giới” 1 thì “thắng lợi
của cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do của các dân tộc gắn liền với sự ủng hộ và giúp
đỡ tích cực của phe xã hội chủ nghĩa và của phong trào công nhân ở các nước tư
bản chủ nghĩa”2. Chính vì vậy, Hồ Chí Minh đã tích cực, chủ động “kết hợp phong
trào cách mạng nước ta với phong trào cách mạng của giai cấp công nhân quốc tế và
1
Hồ Chí Minh toàn tập - Tập 15 2011, tr.392
2
Hồ Chí Minh toàn tập - Tập 15 2011, tr.392

6
của các dân tộc bị áp bức”3. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Người đã
tận dụng được sự giúp đỡ của quốc tế, của nhân dân lao động và các dân tộc bị áp
bức, đặc biệt là sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa đối với cách mạng Việt
Nam.
Vậy có thể nói, yếu tố quốc tế trong chính sách đối ngoại của Việt Nam là
tập thể cách mạng vô sản trên phạm vi toàn thế giới, chủ nghĩa Mác – Lênin, “anh
em” xã hội chủ nghĩa, phong trào công nhân ở các nước tư bản chủ nghĩa cùng với
đó là sự đồng tình, giúp đỡ đối với Việt Nam. Ngoài ra, yếu tố quốc tế còn là những
bối cảnh, tình hình các nước trên thế giới có tác động tới lợi ích dân tộc của Việt
Nam, có thể đem lại cơ hội nhưng bên cạnh đó cũng có thể đem tới những thách
thức lớn cho cách mạng Việt Nam, yêu cầu phải có những chính sách phù hợp để
ứng phó và thích nghi.
2. Bối cảnh quốc tế và tình hình trong nước dẫn tới Hội nghị Giơ-ne-vơ
1954
2.1. Bối cảnh quốc tế
Vào cuối năm 1953 và đầu năm 1954 khi chiến tranh lạnh đã đi đến đỉnh cao
thì thế giới đã xuất hiện xu thế các nước lớn bắt đầu đi vào hòa hoãn, chủ trương
giải quyết hòa bình các cuộc chiến tranh khu vực. Về phía Liên Xô, sau khi Tổng bí
thư Đảng Cộng sản Liên Xô Xtalin mất vào tháng 3 năm 1953, ban lãnh đạo mới
của Liên Xô điều chỉnh chiến lược đối ngoại, đẩy mạnh hòa hoãn quốc tế nhằm
củng cố thực lực trong nước, thực hiện thi đua với Mỹ để giành ưu thế trên tất cả
các lĩnh vực. Đối với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, thực hiện năm đầu của kế
hoạch phát triển kinh tế năm năm lần thứ nhất nhằm đặt nền móng xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở Trung Quốc, đẩy mạnh chính sách cùng tồn tại hòa bình, trước hết
với các nước châu Á, nhằm phá thế bao vây cấm vận của Mỹ áp đặt để chống Trung
Quốc từ năm 1951. Như vậy, hai đồng minh trụ cột của Việt Nam lúc bấy giờ là
Liên Xô và Trung Quốc đều muốn hòa hoãn với Mỹ và phương Tây, làm dịu tình
hình thế giới để tranh thủ phục hồi và phát triển đất nước.

3
Hồ Chí Minh toàn tập - Tập 12 2011, tr.417

7
Biểu hiện rõ nhất của xu thế hòa hoãn là các nước lớn Mỹ, Anh, Pháp và
Liên Xô đi đến triệu tập Hội nghị ngoại trưởng bốn nước tại Berlin tháng 2 năm
1954 bàn về vấn đề Đức - Áo. Do bất đồng quá lớn trong việc giải quyết các vấn đề
chính trị tồn tại sau chiến tranh lạnh, Hội nghị thất bại nên chuyển sang bàn về vấn
đề Biển Đông. Ngày 18/2/1954, Hội nghị Ngoại trưởng bốn nước ra tuyên bố cuối
cùng, trong đó Hội nghị sẽ xem xét vấn đề Đông Dương. Điều này đã mở ra một
con đường mới cho khả năng kết thúc chiến tranh ở Việt Nam, Đông Dương thông
qua biện pháp thương lượng hòa bình. Bên cạnh đó, việc ký kết Hiệp định đình
chiến ở Triều tiên ngày 27/3/1953, Chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 và sự
chuyển hóa trong Chính phủ và Quốc hội Pháp đã thúc đẩy việc khởi động quá trình
các nước lớn tìm cách giải quyết vấn đề Đông Dương bằng thương lượng.4
Trước tình hình thế giới đã xuất hiện xu thế các nước lớn bắt đầu đi vào hòa
hoãn, chủ trương giải quyết hòa bình các cuộc chiến tranh khu vực, Đảng và Chính
phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã nêu rõ lập trường, sẵn sàng thương lượng để
giải quyết hòa bình về vấn đề Việt Nam. Ngày 26/11/1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh
tuyên bố: "Hiện nay nếu thực dân Pháp tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược thì nhân
dân Việt Nam quyết tâm tiếp tục cuộc chiến tranh ái quốc đến thắng lợi cuối cùng.
Nhưng nếu Chính phủ Pháp đã rút được bài học trong cuộc chiến tranh mấy năm
nay, muốn đi đến đình chiến ở Việt Nam bằng cách thương lượng là giải quyết vấn
đề Việt Nam theo lối hòa bình thì nhân dân và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa sẵn sàng tiếp ý muốn đó. Cơ sở của việc đình chiến ở Việt Nam là Chính phủ
Pháp thật thà tôn trọng nền độc lập thực sự của nước Việt Nam...".5 Ngày
19/12/1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định lập trường của Chính phủ Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa: "Nếu Chính phủ Pháp muốn đi đến đình chiến ở Việt Nam bằng
cách thương lượng và muốn giải quyết vấn đề Việt Nam theo lối hòa bình thì nhân
dân và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng sẵn sàng nói chuyện". 6 Ngày
15/3/1954, Báo cáo trước Chính phủ, Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng nêu rõ:

4
Tài liệu tuyên truyền Kỷ niệm 60 năm ngày ký Hiệp định Giơ-ne-vơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, 2014
5
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, H.1996, tr. 168
6
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, H.1996, tr. 192

8
"Phương châm đấu tranh của ta là vừa đánh, vừa nói chuyện. Phải chủ động cả hai
mặt nhưng yếu tố quyết định vẫn là đấu tranh quân sự. Ta càng đánh càng thắng,
nói chuyện càng thuận lợi... Phải tích cực chủ động cả về quân sự lẫn ngoại giao".
Thiện chí hòa bình của Đảng, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chủ tịch
Hồ Chí Minh cũng đã mở ra một cơ hội đi đến chấm dứt chiến tranh ở Đông
Dương.7
2.2. Tình hình trong nước
Dưới sự lãnh đạo của Đàng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam đã bước vào giai đoạn quyết
định. Đầu tháng 12/1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng chủ trương mở chiến dịch
đánh bại địch ở Điện Biên Phủ. Chủ tịch Hồ Chí Minh chi thị: "Chiến dịch này là
một chiến dịch rất quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không
những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy, toàn quân, toàn dân, toàn
Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được".8
Ngày 13/3/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu. Trải qua ba đợt chiến
đấu gay go và gian khổ, liên tục trong 56 ngày đêm, ngày 7/5/1954 chiến dịch Điện
Biên Phủ toàn thắng. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã làm rung chuyển nội bộ xã hội
và dân tình nước Pháp, thúc đẩy phong trào chống chiến tranh của nhân dân Pháp
lên cao trào, tạo phân hóa trong chính giới Pháp, thúc đầy mạnh mẽ lực lượng chủ
hòa trong chính giới Pháp, đặc biệt trong Quốc hội Pháp. Chiến thắng Điện Biên
Phủ tăng thêm sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân Pháp và nhân dân yêu chuộng hòa
bình thế giới đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt
Nam. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã góp phần tạo thế vững vàng cho đoàn Việt
Nam bước vào Hội nghị Giơ-ne-vơ với lợi thế hơn với tư cách là bên thắng so với
Pháp.9
Tiểu kết: Trước bối cảnh như vậy, việc cần thiết phải tổ chức một Hội nghị
đàm phán đa phương là điều chắc chắn. Việc nền ngoại giao non trẻ của Việt Nam

7
Tài liệu tuyên truyền Kỷ niệm 60 năm ngày ký Hiệp định Giơ-ne-vơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, 2014
8
Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, t.5, tr.403
9
Đỗ Hồng Thanh, 2022

9
Dân chủ Cộng hoà phải bước vào Hội nghị đa phương, đặc biệt có sự tham gia của
các nước lớn tiêu biểu là đại diện đứng đầu hai khối đối lập và Liên Xô và Mỹ là
một thách thức lớn. Bên cạnh đó, dựa vào các bên tham gia Hội nghị và các vấn đề
sẽ bàn tại đây, yếu tố quốc tế được dự báo là một yếu tố sẽ tác động mạnh mẽ tới
chính sách và quyết định của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Nhất là việc hai đồng
minh lớn của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đang có xu hướng hoà với Mỹ và
phương Tây.

CHƯƠNG II. YẾU TỐ QUỐC TẾ VÀ THỰC TIỄN CHÍNH SÁCH ĐỐI


NGOẠI CỦA VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA TẠI HỘI NGHỊ
GIƠ-NE-VƠ 1954
1. Yếu tố quốc tế
Trước khi bước vào Hội nghị Giơ-ne-vơ yếu tố dân tộc của chúng ta rất được
nêu cao, nhận thức về dân tộc, lợi ích dân tộc, mục tiêu cũng như phương pháp đàm
phán được thể hiện rất rõ. Nhưng vì những nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan,
từ quá trình đàm phán cho đến kết thúc hội nghị, yếu tố quốc tế đã trở nên lấn át và
có sự tác động mạnh mẽ hơn đến việc hoạch định và thực thi chính sách đối ngoại
của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Cuộc đàm phán Giơ-ne-vơ năm 1954 không chỉ diễn ra giữa hai nước là Việt
Nam và Pháp mà có sự tham gia của các nước lớn. Tham gia Hội nghị có 9 đoàn đại
biểu gồm 5 nước lớn (Anh, Pháp, Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc), Việt Nam Dân chủ
Cộng hoà và đại diện 3 chính phủ bù nhìn của Pháp ở Đông Dương. Đoàn Việt Nam
Dân chủ Cộng hoà đưa ra đề nghị phải có sự tham dự của các lực lượng kháng chiến
ở Campuchia là Khmer và Pathét ở Lào nhưng không được xét đến. Với phép tính
đơn giản về thành phần hội nghị, sẽ thấy có sự chênh lệch theo tỷ lệ 3 trên 6 trong
tương quan giữa hai phía. Đó là điều bất lợi đối với ta trong khi đó phía Liên Xô và
Trung Quốc cũng có những toan tính riêng trong Hội nghị. Vì vậy có thể thấy rằng
vấn đề Đông Dương đã được quốc tế hóa, với yếu tố quốc tế hóa như vậy, dấu ấn

10
của các cường quốc trong tiến trình và kết quả hội nghị là điều không tránh khỏi.
“Hiệp định Giơ-ne-vơ là sản phẩm của một quá trình vừa đấu tranh, vừa nhân
nhượng giữa các bên tham gia cuộc đàm phán. Nó phản ánh tương quan lực lượng
trên chiến trường, đồng thời chịu tác động chung của tình hình thế giới. Đoàn đại
biểu mỗi nước đều cố giành cho mình được phần có lợi nhất song vẫn không thể
vượt ra khỏi khả năng thực tế và không thể không cân nhắc đến ý đồ của các bên
đồng minh cũng như của đối phương”.10
Phía Anh, Pháp, Mỹ có thể nói là khá thống nhất trong mục tiêu và hành
động khi ngồi vào bàn đàm phán. Thứ nhất có thể kể đến việc Pháp tìm đến Hội
nghị như một diễn đàn đa phương để có thể rút lui khỏi Việt Nam trong danh dự,
tránh phải đàm phán trực tiếp với Việt Nam Dân chủ Cộng hoà với tư thế là kẻ thua
trận. Pháp gây áp lực và đe doạ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà bằng cách mời ba
chính phủ bù nhìn của Pháp tại Đông Dương, từ chối đề nghị bổ sung hai chính phủ
kháng chiến là Khmer và Pathét Lào. Hơn thế nữa, Pháp còn lôi kéo Liên Xô và
Trung Quốc bằng cách mở những cuộc gặp mặt riêng với Liên Xô và Trung Quốc
nhằm cô lập Việt Nam Dân chủ Cộng hoà khỏi hai đồng minh, ép Việt Nam Dân
chủ Cộng hoà phải nghe theo những sắp xếp trong Hội nghị.
Hai đồng minh trụ cột của Việt Nam lúc bấy giờ là Liên Xô và Trung Quốc
đều muốn hòa hoãn với Mỹ và phương Tây, làm dịu tình hình thế giới để tranh thủ
phục hồi và phát triển đất nước. Vậy nên hai nước cũng có những suy tính và mục
tiêu riêng khi bước vào Hội nghị. Mục đích của Liên Xô khi đến hội nghị là không
gây thêm căng thăng với Mỹ nên Liên Xô không muốn để vấn đề Việt Nam làm ảnh
hưởng mục tiêu này. Vì thế Liên Xô cũng gây sức ép buộc Việt Nam Dân chủ Cộng
hoà phải nhân nhượng với phía Anh, Pháp Mỹ. Để giảm bớt thế đối đầu với Mỹ,
Liên Xô đã không đồng tình với đề nghị của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà về vấn đề
chia cắt giới tuyến quân sự và thời hạn tổng tuyển cử. Vì Việt Nam nhận được
nhiều sự việc trợ của Liên Xô trong kháng chiến chống Pháp nên ta đã phải chấp
nhận phần nào đề nghị của Liên Xô mà tạm hạ thấp sự độc lập, tự chủ trọn vẹn. Còn

10
Vũ Dương Ninh, Việt Nam học - Kỷ yếu hội thảo quốc tế lần thứ hai, tr. 385

11
về phía Trung Quốc, trong thời gian diễn ra Hội nghị Trung Quốc liên tục tiến hành
gặp gỡ quan chức Pháp và Anh với nội dung không có lợi cho cuộc đấu tranh trên
bàn đàm phán của Việt Nam. Một vấn đề nữa là khi Phó Thủ tướng Phạm Văn
Đồng nêu mong muốn thời gian tổng tuyển cử sẽ diễn ra càng sớm càng tốt, phía
Pháp mong muốn điều ngược lại và Trung Quốc ủng hộ quan điểm của Pháp. Từ
sức ép của các nước lớn, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà khó tránh khỏi được việc đất
nước bị chia cắt, bị kéo dài thời hạn tổng tuyển cử, tệ hại hơn là sẽ còn tiếp tục cuộc
đấu tranh thêm 20 năm nữa mới đạt được mục tiêu thống nhất.
Có thể thấy, suốt quá trình diễn ra hội nghị, chính sách đối ngoại của Việt
Nam Dân chủ cộng hòa chịu sự chi phối mạnh mẽ và sự lấn át của yếu tố quốc tế.
Tác động của yếu tố quốc tế, nhất là thái độ của các nước lớn dẫn tới những thay
đổi trong mục tiêu ban đầu đưa ra của phía Việt Nam Dân chủ Cộng Hoà. Chúng ta
có thể nhận thấy rằng các điều khoản của hiệp định chỉ để nhắm làm thảo mãn các
cường quốc, vì muốn bảo vệ quyền lợi của mình ở khu vực Đông Nam Á mà các
cường quốc này đã tự quy định phần lớn các điều khoản trong Hiệp định, không cần
tính đến phản ứng của các nước Đông Dương – nhân vật chính của Hội nghị. Đứng
trước sức ép từ phía phe thực dân, cộng thêm sự tin tưởng vào anh em Xã hội chủ
nghĩa, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà chỉ còn cách nhượng bộ và chấp nhận hi sinh
lợi ích dân tộc.
2. Thực tiễn chính sách
2.1. Giai đoạn 1 (từ 08/5/1954 – 19/6/1954)
Trong giai đoạn này, chính sách của phía Việt nam Dân chủ Cộng Hoà chủ
yếu là vấn đề quyền độc lập của ba nước Đông Dương, vấn đề rút quân và sự tham
dự của hai chính phủ kháng chiến tại Lào và Campuchia.
Ngày 8/5/1954, khi Hội nghị Giơ-ne-vơ bắt đầu thảo luận về vấn đề Đông
Dương, Trưởng đoàn Phạm Văn Đồng đọc tham luận nhấn mạnh rằng, Chính phủ
khẳng chiến Khơme và Chính phủ kháng chiến Pathét Lào cần có đại diện tham dự
Hội nghị. 11

11
Nguyễn Đình Bin, Ngoại giao Việt Nam 1945-2000, tr.145-146

12
Ngày 10/5/1954, Trưởng đoàn Phạm Văn Đồng phát biểu, đưa ra lập trường
8 điểm của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là giải quyết đồng thời cả hai vấn đề quân
sự và chính trị, giải quyết đồng thời cả ba vấn đề Việt Nam, Lào, Campuchia. Ông
Phạm Văn Đồng nhấn mạnh, Pháp phải thừa nhận quyền dân tộc cơ bản của nhân
dân Việt Nam, Campuchia, Lào. Quân đội nước ngoài phải rút khỏi ba nước Đông
Dương là cơ sở quan trọng nhất cho chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông
Dương, Trung Quốc, Liên Xô ủng hộ lập trường của Việt Nam.12

2.2. Giai đoạn 2 (từ 20/6/1954 – 10/7/1954)


Trong giai đoạn này, hầu hết Trưởng đoàn các nước về báo cáo, chỉ có
Trưởng đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng ở lại. Các quyền
Trưởng đoàn tổ chức các cuộc họp hẹp và họp tiểu ban quân sự Việt – Pháp. Các
cuộc họp chủ yếu bàn các vấn đề tập kết, chuyển quân, thả tù binh, đi lại giữa hai
miền. Tuy nhiên, các cuộc họp hẹp ở Geneva trong giai đoạn này không có tiến
triển gì đáng kể.
Từ ngày 3 đến ngày 5/7/1954, tại Liễu Châu (Trung Quốc), Chủ tịch Hồ Chí
Minh gặp Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai để bàn về các vấn đề phân vùng, thời
hạn tổng tuyển cử, vấn đề Lào và Campuchia. Hai bên chưa đạt được thống nhất về
vấn đề giới tuyến và thời hạn tổng tuyển cử. Chủ tịch Hồ Chí Minh đề xuất giới
tuyến là vĩ tuyến 13 cùng lắm thì là vĩ tuyến 16, thời hạn tổng tuyển cử là sáu tháng
đến một năm. Phía Chu Văn Lai đề xuất sông Bến Hải tức vĩ tuyến 17 làm giới
tuyến và có thể để thời hạn tổng tuyển cử là hai năm.13
Ngày 9/7/1954, tại cuộc họp tiểu ban quân sự, ta đề nghị vĩ tuyến 14 nhưng
Pháp vẫn chủ trương vĩ tuyến 18. Hồ Chủ tịch điện cho Đoàn Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa: cho Pháp dùng Đường 9 và Đà Nẵng để Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
giữ lấy Liên khu 5.

12
Nguyễn Đình Bin, Ngoại giao Việt Nam 1945-2000, tr.150-151
13
PGS. TS. Vũ Dương Huân, Biên niên Ngoại giao Việt Nam (1945-1985), tr. 71

13
Ngày 10/7/1954, Chu Ân Lai điện khuyên Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nên
nhượng bộ về vĩ tuyến, về Lào, về Ủy ban kiểm soát và giám sát quốc tế để sớm đi
tới Hiệp định.14
2.3. Giai đoạn 3 (từ 11/7/1954 – 21/7/1954)
Giai đoạn cuối của Hội nghị Geneva đã diễn ra nhiều cuộc gặp gỡ, trao đổi
tay đôi, tay ba hoặc nhiều bên giữa các Trưởng đoàn. Vấn đề bàn bạc chủ yếu vẫn là
vẫn đề giữa hai phái đoàn là đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Đoàn Pháp đàm
phán về phân chia vĩ tuyến về thời hạn tổ chức tổng tuyển cử.
Ngày 11/7, Trưởng đoàn Phạm Văn Đồng gặp Thủ tướng Pháp M. France
chủ động báo rằng Hội nghị quân sự, đoàn ta vừa có nhượng bộ là đề nghị lấy vĩ
tuyến 14 làm ranh giới. Ngày 13/7, trong cuộc gặp Thủ tướng Pháp M. France,
Trưởng đoàn Phạm Văn Đồng đề nghị lấy vĩ tuyến 16 làm giới tuyến tạm thời. M.
France cự tuyệt với lý do Đà Nẵng, Huế và đường 9 là thiết yếu đối với đường giao
thông của Lào ra biển. 15 Chiều 16/7, Trưởng đoàn Phạm Văn Đồng lại hội đàm với
Thủ tướng Pháp M.France, M. France vẫn giữ ranh giới là vĩ tuyến 18, muốn Việt
Nam nhượng bộ một chút về quân sự, và không đồng ý việc ta vừa muốn định thời
hạn bầu cử sớm vừa muốn chuyển đường ranh giới về phía Nam. Phía Pháp công
khai nói, Việt Nam nhượng bộ nhiều một chút về vấn đề này, Pháp cũng nhượng bộ
một chút về điểm kia thì có thể thỏa thuận được. Tuy nhiên ta vẫn cứng rắn, nhất
quyết không đồng thuận với đề xuất vĩ tuyến 18 cho vấn đề ranh giới. Cuộc đàm
phán về vấn đề này luôn trong tình trạng căng thẳng, gay gắt. Phía Pháp nhiều lần
đề nghị Chu Ân Lai ép ta nhiều hơn nữa về vấn đề giới tuyến và thời hạn tổng tuyển
cử.
Trải qua nhiều cuộc hội đàm, thảo luận về vấn đề phân chia ranh giới nhưng
đều không đi đến một kết quả. Trước thái độ mọi người muốn nhanh chóng giải
quyết vấn đề, đoàn đại biểu Việt Nam chấp nhận vĩ tuyến 17, thời hạn tổng tuyển cử
là 2 năm và lấy hai tỉnh Sa Phong Lỳ, Sầm Nưa làm vùng tập kết của quân Pathet
Lào và bộ đội tình nguyện Việt Nam. Ngày 21/7/1954, Hội nghị Geneva về hòa
14
Báo Cứu quốc, số ngày 10-7-1954
15
Nguyễn Đình Bin, Ngoại giao Việt Nam 1945-2000, tr.155

14
bình ở Đông Dương kết thúc. Hội nghị thông qua bản Tuyên bố cuối cùng của Hội
nghị gồm các vấn đề như ngừng bắn trên toàn Đông Dương, Việt Nam tạm thời chia
làm hai miền giới tuyến quân sự tạm thời ở vĩ tuyến 17, tổ chức tổng tuyển cử tự do
trong cả nước sau hai năm, xác nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt
Nam.
Tiểu kết: Trong quá trình diễn ra hội nghị, chính sách đối ngoại của Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa bị áp đặt và chi phối mạnh mẽ bởi yếu tố quốc tế. Sự ảnh
hưởng của các nước lớn, đặc biệt là thái độ của họ đã dẫn đến thay đổi trong mục
tiêu ban đầu của Việt Nam. Các điều khoản trong hiệp định thường chỉ phản ánh
mong muốn làm hài lòng các cường quốc. Đối diện với áp lực từ phe thực dân và
dựa vào niềm tin vào tinh thần đoàn kết của phong trào Xã hội chủ nghĩa, Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa không tránh khỏi việc phải chấp nhận nhượng bộ và hy sinh lợi
ích dân tộc.

CHƯƠNG III. NHỮNG HẠN CHẾ TRONG CHÍNH SÁCH ĐẾN TỪ TÁC
ĐỘNG CỦA YẾU TỐ QUỐC TẾ TẠI HỘI NGHỊ GIƠ-NE-VƠ 1954
1. Vấn đề giới tuyến
Không thể không nói vấn đề gay cấn trong Hội nghị Giơne vơ chính là phân
vùng giới tuyến. Qua vấn đề này thể hiện rõ nét nhất sự chi phối của các nước lớn
đối với Hội nghị Giơnevơ. Các nước lớn đã thoả thuận với nhau để đạt được lợi ích
của mình. Ngày 20 tháng 7, hồi 17h15 phút, trong cuộc họp giữa hai Chủ tịch, Anh
- Liên Xô, cùng với các Trưởng đoàn Pháp, Việt Nam, Trung Quốc, Ngoại trưởng
Molotov đưa ra đề nghị lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới quân sự tạm thời. Kết quả là
các bên đều đạt được đến thoả thuận, nhưng trước đó là cả một quá trình đàm phán
phức tạp và cam go.
Ngày 10-5-1954, trong tuyên bố 8 điểm được Phó Thủ tướng Phạm Văn
Đồng trình bày tại Hội nghị, ta đã nêu chủ trương lấy vĩ tuyến 13 hoặc ít nhất là vĩ
tuyến 16 làm ranh giới phân chia vùng tập kết. Phía Pháp không chấp nhận phương
án vĩ tuyến 13 của Việt Nam với lý do chính quyền Bảo Đại vẫn cần phải có Huế,

15
Pháp vẫn cần Đường 9 để tiếp tế cho Lào từ Biển Đông, đồng thời mất Tây Nguyên
thì sớm hay muộn Việt Nam Dân chủ Cộng hóa cũng sẽ chiếm miền Nam Việt
Nam. Pháp đề xuất vĩ tuyến 18 để ép Việt Nam phải từ bỏ vùng kháng chiến ở khu
vực miền Trung gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, những địa bàn có lực
lượng Việt Minh rất mạnh cả về chính trị lẫn quân sự.
Ngày 3 đến 5-7-1954, tại Liễu Châu, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, đã diễn
ra cuộc gặp giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai. Nội
dung chủ yếu của cuộc họp là bàn về vấn đề phân vùng giới tuyến, thời hạn tổng
tuyển cử và tương lai chính trị của Lào và Campuchia. Trong cuộc gặp, Thủ tướng
Chu Ân Lai nói tình hình quốc tế yêu cầu có hòa bình, việc phân chia ranh giới tạm
thời nên châm chước một chừng nào để tranh thủ những cơ sở pháp lý cho một cuộc
Tổng tuyển cử hòa bình thống nhất hai miền Nam, Bắc Việt Nam trong vòng hai
năm. Trong khi đó, chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng với so sánh lực lượng trên thực
tế chiến trường, ta đề ra vĩ tuyến 13 là hợp lý, vĩ tuyến 17 đối với ta là không thể
chấp nhận, ít nhất cũng phải giành được vĩ tuyến 16. Còn thời hạn tổ chức tổng
tuyển cử ở Việt Nam ta nên đòi sáu tháng chứ không nên kéo dài là hai năm như
phía Trung Quốc đề xuất. Trước lúc đoàn Việt Nam về nước, để gây thêm sức ép,
Thủ tướng Chu Ân Lai nói với Hồ Chủ tịch: "Tôi sẽ bàn với đồng chí V. Môlôtốp
hết sức cố gắng thực hiện chỉ thị của Hồ Chủ tịch. Vì ở xa không có điều kiện trao
đổi, nếu việc đấu tranh xác định ranh giới tạm thời gặp khó khăn, vạn bất đắc dĩ
phải chọn vĩ tuyến 17, mong Hồ Chủ tịch chú ý vấn đề quan trọng nhất hiện nay là
tranh thủ cho được hòa bình và những điều kiện hòa bình thống nhất Việt Nam".16
Tóm lược lại các sự kiện trên, có thể thấy việc lấy vỹ tuyến 17 làm ranh giới
phân vùng là một điều không thể tránh khỏi đối với Việt Nam, và cũng phải đến hạn
chót vào ngày 20-7 mới có thể thoả thuận được. Vì những mưu đồ riêng, Liên Xô
và Trung Quốc muốn đạt được sự chia cắt ở Việt Nam nên đã thoả thuận với Pháp
và liên tục thúc giục ta nhân nhượng hơn nữa. Với sự thỏa hiệp của các nước lớn,

16
Hữu Mai, Phạm Chí Nhân. Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Tổng hợp Hồi ký, tr. 1114

16
cuối cùng ta đành phải chấp nhận vĩ tuyến 17, đây là một hạn chế lớn dẫn đến việc
tạo điều kiện cho âm mưu chia cắt mãi mãi Việt Nam.
2. Vấn đề tổng tuyển cử
Về tổ chức tổng tuyển cử tự do, quan điểm của phía Việt Nam Dân chủ Cộng
hoà là tổng tuyển cử hai miền càng sớm càng tốt. Trong Hội nghị và tại cuộc gặp gỡ
với Chu văn Lai tại Liễu Châu, ta luôn đưa ra thời hạn tuyển cử là sáu tháng hoặc
muộn nhất là một năm sau ngày ngừng bắn, nhưng Chu Ân Lai khuyên ta nên để
thời gian là hai năm và chịu nhượng bộ để sớm đi đến ký kết. Cuối cùng phía Trung
Quốc gây sức ép và đưa ra thời gian là 2 năm tại Hội nghị, các bên đồng ý và ta
buộc phải chấp nhận tổ chức tổng tuyển cử trong cả nước sau hai năm.
Theo nhận xét của thủ tướng Phạm Văn Đồng, giới tuyến quân sự chi là tạm
thời bởi lẽ khi có tổ chức tổng tuyển cử nhằm thống nhất nước Việt Nam thì tất
nhiên không còn có giới tuyến này nữa. Pháp cho rằng Việt Nam bị chia cắt càng
lâu thì Việt Nam sẽ không bị cộng sản hóa, nên tổng tuyển cử sớm thì những người
ở Miền Nam sẽ bỏ phiếu cho Hồ Chí Minh, đây là điều bất lợi cho Pháp. Về phía
Mỹ, Mỹ đã công khai bày tỏ sự e ngại rằng thống nhất có nghĩa là cuối cùng cả Việt
Nam nằm dưới sự thống trị của Hồ Chí Minh, và như vậy Mỹ đồng ý cho tiến hành
tổng tuyển cử, sau đó là kéo dài thời gian tới hai năm. Khoảng thời gian hai năm
tổng tuyển cử là cơ hội để chuẩn bị các điều kiện cụ thể cho việc thế chân Pháp trực
tiếp can thiệp vào Việt Nam. Hơn thế nữa, về vấn đề này, phía đồng minh tại Hội
nghị của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là Liên Xô và Trung Quốc thì lại không coi
trọng lắm. Trong khi đó đối với phía ta, đây là vấn đề chính trị và có ý nghĩa quan
trọng trong việc thống nhất nước nhà. Nếu lúc bấy giờ ta hiểu rõ hơn tình hình và có
bàn bạc thuyết phục các đoàn bạn thì cũng có thể đạt được mục tiêu đề ra. Vậy nên
dẫn đến sau đó chính quyền Ngô Đình Diệm khước từ đề nghị hiệp thương tổ chức
tổng tuyển cử tự do trong cả nước để thống nhất đất nước, phía Ngô Đình Diệm lấy
cớ không ký không chịu thi hành, Pháp là người ký lại rút lui khỏi miền Nam.
Chính vì bị kéo dài thời hạn tổng tuyển cử, sự chống phá trong thi hành hiệp định,

17
nước ta đã phải chịu sự chia cắt kéo dài, cùng với sự xâm lược từ Mỹ, ta sẽ còn phải
tiếp tục cuộc đấu tranh thêm 20 năm nữa mới đạt được mục tiêu thống nhất.
3. Vấn đề Lào và Campuchia
Hiệp định Giơ-ne-vơ ký kết nhằm đem lại độc lập thống nhất cho Đông
Dương bao gồm Việt Nam, Lào và Campuchia. Nhưng được có mặt tại Hội nghị chỉ
có phía Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và 3 chính phủ bù nhìn do Pháp lập nên.
Chúng ta rất cần có hai đồng minh ủng hộ, giúp sức trong cuộc đấu tranh trên bàn
đàm phán này, vậy nên tại phiên họp khai mạc ngày 8-5-1954, Trưởng đoàn Phạm
Văn Đồng đề nghị mời đại diện hai chính phủ kháng chiến Lào và Campuchia dự
hội nghị. Đoàn Liên Xô, Trung Quốc đầu tiên tỏ ra ủng hộ nhưng sau đó lại cho qua
đề nghị đó. Nhưng theo thông lệ quốc tế và thực tế hoàn cảnh lúc bấy giờ, việc Liên
Xô không đề xuất mời hai chính phủ kháng chiến Lào và Campuchia là điều có thể
hiểu được. Thứ nhất, lực lượng kháng chiến Lào và Campuchia còn non yếu, về thể
chế, lực lượng kháng chiến hai nước chưa hình thành nhà nước, chưa có quan hệ
quốc tế, chưa được công nhận. Vậy nên khi Hội nghị khai mạc, đề nghị của phía ta
cũng không thể đặt lại được vấn đề và kết quả là ta bị hạn chế vì thiếu đồng minh từ
đó thì tiếng nói trong Hội nghị cũng bị giảm bớt nhiều.
Giải pháp cho vấn đề Lào, Campuchia, đối với Lào, ta nêu chủ trương chia
giới tuyến dọc theo đất nước từ Bắc xuống Nam, với Campuchia, ta đặt vấn đề cần
có một khu vực tập kết cho lực lượng Khmer Itsarak. Trung Quốc không có lợi ích
trực tiếp nên không thể hiện sự ủng hộ. Cộng với việc phái đoàn Pháp và
Campuchia phản đối mạnh mẽ nên ý kiến của Việt Nam đã không được coi trọng.
Cuối cùng chỉ đạt được thỏa thuận tập kết lực lượng Pathet Lào tại hai tỉnh Sầm
Nưa và Phông Salỳ, đối với Campuchia quyết định cuối cùng lại là giải ngũ tại chỗ
Khmer Itsarak, cho hòa nhập vào nhân dân hoặc tham gia cảnh sát quốc gia. Đây có
thể là một thiệt thòi lớn đối với hai nước bạn của phe ta, đồng thời làm gia tăng sự
hiểu nhầm của nước bạn với nước ta, điều này không có lợi đối với Việt Nam Dân
chủ Cộng hoà lúc bấy giờ.

18
Tiểu kết: Có thể nói, những mục tiêu và mong muốn của ta trước khi bước
vào Hội nghị đều phải thay đổi và nhân nhượng trước sức ép của các nước lớn, hay
nói cách khác là ta đã bị yếu tố quốc tế chi phối trong hành động, dẫn đến sự thay
đổi trong chính sách, yếu tố dân tộc nay đã bị hạn chế hơn do sự tác động quá mạnh
mẽ đến từ yếu tố quốc tế. Vậy có thể chứng tỏ rằng sự tác động mạnh mẽ của yếu tố
quốc tế dẫn tới những hạn chế trong chính sách đối ngoại của Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa tại Hội nghị Giơ-ne-vơ 1954. Nhưng bên cạnh đó, sự tác động của yếu tố
quốc tế cũng chưa phải là toàn bộ nguyên nhân của những hạn chế trong chính sách.
Chính vì phía Việt Nam Dân chủ Cộng hoà chưa có sự chuẩn bị kỹ càng trước Hội
nghị, chưa nắm rõ được ý đồ của mỗi nước, cộng thêm quá tin tưởng vào cái gọi là
“anh xem Xã hội chủ nghĩa” nên ta đã dễ dàng bị yếu tố quốc tế ảnh hưởng tới nhận
thức và hành động mà xem nhẹ đi yếu tố tiên quyết là yếu tố dân tộc.

KẾT LUẬN
Tổng thư ký Hội khoa học lịch sử Việt Nam, Dương Trung Quốc đã nói “…
không thể đánh giá sự kiện Giơ-ne-vơ 1954 cách đây nửa thế kỷ bằng tâm thức của
ngày hôm nay. Không thể đòi hỏi một nền ngoại giao của một quốc gia từ trong
rừng sâu của chiến khu lần đầu tiên đến một hội nghị quốc tế với sự tham dự của
những cường quốc lớn nhất của hai khối chính trị đối địch nhau giữa thời chiến
tranh lạnh, lại có ngay được một tư thế hoàn toàn độc lập, tự chủ trong mọi quyết
định trên bàn đàm phán”. Câu nói này một lần nữa chứng minh sự tác động mạnh
mẽ đến mức chi phối của yếu tố quốc tế trong chính sách của Việt Nam Dân chủ
Cộng hoà tại Hội nghị Giơ-ne-vơ 1954. Trong bài nghiên cứu này, có thể thấy rằng
yếu tố quốc tế phản ánh lợi ích và mục tiêu của các quốc gia khi đến với Hội nghị.
Bên cạnh đó, những phân tích và dẫn chứng rõ ràng được đưa ra nhằm chứng minh
rằng những tác động của yếu tố quốc tế có dẫn tới những hạn chế trong chính sách
đối ngoại của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Giơ-ne-vơ 1954.

19
Thông qua những trình bày ở ba chương của bài nghiên cứu, có thể thấy
chính sách đối ngoại của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bị áp đặt và chi phối mạnh
mẽ bởi yếu tố quốc tế. Bên cạnh sức ép từ phía Anh, Pháp, Mỹ, nguyên nhân chính
chính là do lòng tin quá lớn vào Liên Xô, Trung Quốc, chủ nghĩa quốc tế vô sản.
Chúng ta nghĩ là có thể hoàn toàn dựa vào Liên Xô, Trung Quốc cả về công tác
ngoại giao cũng như nghiên cứu ngoại giao17. Ngoài ra, những hỗ trợ quân sự và
chính trị từ hai nước này đã tạo ra sự áp lực cho phía Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
trong việc thỏa thuận và ký kết hiệp định cuối cùng. Sự tác động của yếu tố quốc tế
cũng chưa phải là toàn bộ nguyên nhân của những hạn chế trong chính sách. Chính
vì phía Việt Nam Dân chủ Cộng hoà chưa có sự chuẩn bị kỹ càng trước Hội nghị,
chưa nắm rõ được ý đồ của mỗi nước nên ta đã dễ dàng bị yếu tố quốc tế ảnh hưởng
tới nhận thức và hành động mà xem nhẹ đi yếu tố tiên quyết là yếu tố dân tộc. Từ đó
ta nhận thấy được tầm quan trọng của việc kết hợp hài hòa giữa yếu tố dân tộc với
yếu tố quốc tế, trong đó yếu tố dân tộc phải là nền tảng.
Gần 70 năm nhìn lại Hội nghị Giơ-ne-vơ, có thể nói cuộc đàm phán mang
tính lịch sử này đã cung cấp nhiều bài học quý báu cho ngoại giao Việt Nam. Trong
đó bài học về sự linh hoạt trong đàm phán, nghiên cứu kỹ tình hình quốc tế, ý đồ và
chiến lược của các nước lớn vẫn phát huy giá trị trong thực tiễn xây dựng và phát
triển đất nước, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay.

17
Vũ Dương Huân, NCQT. 2021. “Một số suy nghĩ mới về Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương.”

20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. TÀI LIỆU GIẤY


1. Bùi Anh Thư. 2014. "Hội nghị Genève về Đông Dương năm 1954 – Thắng
lợi lớn trong lịch sử ngoại giao Việt Nam." Tạp chí Khoa học Đại học sư
phạm thành phố Hồ Chí Minh. tr. 115-121.
2. Hồ Chí Minh. 2011. Hồ Chí Minh toàn tập. Tập 7. Hà Nội: Nxb. Chính trị
quốc gia – Sự thật. tr. 168 – 192.
3. Hồ Chí Minh. 2011. Hồ Chí Minh toàn tập. Tập 15. Hà Nội: Nxb. Chính trị
quốc gia – Sự thật. tr. 392.
4. Hữu Mai, Phạm Chí Nhân. 2006. Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Tổng tập Hồi
ký. Hà Nội: Nxb. Quân đội nhân dân.

21
5. Nhiều tác giả. 2007. Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử - Tập 5 (1/1951-
12/1954). Hà Nội: Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật.
6. Nguyễn Văn Hải biên soạn. 2017. Báo cứu quốc 1942-1954. Hà Nội: Nxb.
Tri thức.
7. Nguyễn Đình Bin. 2005. Ngoại giao Việt Nam 1945-2000. Hà Nội: Nxb.
Chính trị quốc gia.
8. PGS.TS. Vũ Dương Huân. 2009. Biên niên ngoại giao Việt Nam 1945-1985.
Nxb. Chính trị quốc gia. tr. 64-74.
9. PGS.TS. Vũ Dương Huân. 2009. Hội nghị Giơnevơ: 50 năm nhìn lại. Hà
Nội: Nxb. Chính trị Quốc gia.
10. Vũ Dương Ninh. 2004. "Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 - Một nấc thang trong
tiến trình giải phóng dân tộc." Việt Nam học - Kỷ yếu hội thảo quốc tế lần
thứ 2. tr. 385.
11. Vũ Dương Ninh. 2004. "Kỷ niệm 50 năm ngày ký Hiệp định Genève vể
Đông Dương (1954 - 2004) vế nhân tố quốc tế trong hội nghị Genève." Tạp
chí khoa học Đại học quốc gia Hà Nội. Khoa học xã hội & Nhân văn. tr. 11-
19.

II. TÀI LIỆU TỪ INTERNET


12. Ban tuyên giáo Trung ương. 2014. "Tài liệu tuyên truyền về kỷ niệm 60 năm
ngày ký Hiệp định Giơ-ne-vơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam." Tạp chí của
ban tuyên giáo trung ương. Truy cập ngày 26/12/2023.
https://www.tuyengiao.vn/tai-lieu-tuyen-truyen-ve-ky-niem-60-nam-ngay-
ky-hiep-dinh-gio-ne-vo-ve-dinh-chi-chien-su-o-viet-nam-64276.
13. Công Hoàng. 2014. "Hội nghị Giơ-ne-vơ: Bài học về lợi ích dân tộc, quốc
gia." Tạp chí điện tử Lý luận chính trị. Truy cập ngày 29/12/2023.
http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/bai-noi-bat/item/741-hoi-nghi-gio-
ne-vo-bai-hoc-ve-loi-ich-dan-toc-quoc-gia*.html

22
14. Đỗ Hồng Thanh. 2022. "Hiệp định Giơ-ne-vơ đã chấm dứt ách đô hộ kéo dài
hàng thế kỷ của Thực dân Pháp ở Việt Nam và trên toàn cõi Đông Dương. "
Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang. Truy cập ngày
27/12/2023. https://tuyenquang.dcs.vn/DetailView/99869/2/Hiep-dinh-Gio-
ne-vo-da-cham-dut-ach-do-ho-keo-dai-hang-the-ky-cua-Thuc-dan-Phap-o-
Viet-Nam-va-tren-toan-coi-Dong-Duong.html.
15. GS. TS. Vũ Dương Huân. 2021. "Một số suy nghĩ mới về Hội nghị Giơ-ne-
vơ năm 1954 về Đông Dương. " Nghiên cứu quốc tế. Truy cập ngày
24/12/2023. https://nghiencuuquocte.org/2021/09/13/mot-so-suy-nghi-moi-
ve-hoi-nghi-gio-ne-vo-nam-1954-ve-dong-duong/#_edn4.
16. Ths. Nguyễn Tùng Lâm. 2015. "Quan điểm của Hồ Chí Minh về giải quyết
mối quan hệ giữa yếu tố dân tộc và quốc tế trong cách mạng Việt Nam. "
Tạp chí tổ chức nhà nước. Truy cập ngày 27/12/2023.
https://tcnn.vn/news/detail/20899/Quan_diem_cua_Ho_Chi_Minh_ve_giai_q
uyet_moi_quan_he_giua_yeu_to_dan_toc_va_quoc_te_trong_cach_mang_V
ietall.html.

23

You might also like