You are on page 1of 7

Trắc nghiệm đường dây

PHẦN 1
1. Bù công suất phản kháng chỉ có lợi khi đặt tại
a. Rải rác trên lưới trung thế hay hạ thế nổi công cộng
b. Tất cả đều đúng
c. Ngay tại trạm biến áp các để giảm chi phí quản lý
d. Phụ tải có hệ số công suất thấp
2. Tổng trở nối tiếp trên đường dây xuất hiện vì
a. Đường dây dẫn điện xoay chiều
b. Hiện tượng tự cảm của đường dây
c. Hiện tượng cảm ứng điện từ giữa các pha
d. Tất cả đều đúng
3. Chọn dây dẫn theo điều kiện mật độ dòng điện kinh tế
a. Có thể áp dụng cho lưới điện truyền tải
b. Tất cả đều đúng
c. Phụ thuộc vào hệ số điền kín của đồ thị phụ tải
d. Có thể áp dụng cho lưới điện phân phối và hạ thế nếu sụt áp cuối lưới chấp nhận
được
4. Công thức tính sụt áp DU = (PR+QX)/Uđm
a. Có thể áp dụng cho lưới điện một pha 2 dây
b. Có thể áp dụng cho lưới điện 3 pha đối xứng
c. Có thể áp dụng cho lưới điện hai pha 3 dây
d. Có thể áp dụng cho lưới điện 3 pha bất đối xứng
5. Công thức tính thất công suất trên nhánh: DP = (P^2+Q^2)R/U^2đm
a. Có thể áp dụng cho lưới điện hai pha 3 dây có tải trên các pha không đối xứng
b. Có thể áp dụng cho lưới điện một pha 2 dây
c. Có thể áp dụng cho lưới điện 3 pha bất đối xứng
d. Chỉ dùng được cho lưới điện 3 pha có các phụ tải đối xứng
6. Chọn cấp điện áp cho chống sét van trên hệ thống điện
a. Theo điện áp pha của lưới điện
b. Theo điện áp dây của lưới điện
c. Tất cả đều sai
d. Theo điện áp dây trung tính của lưới điện
7. Lý do tồn tại điện dung ký sinh trên đường dây
a. Điện dung giữa các pha với nhau
b. Điện dung giữa pha với dây chống sét và mặt đất
c. Tất cả đều đúng
d. Điện dung giữa pha và dây trung tính
8. Công thức tính tổn thất công suất 3 pha trên đường dây
a. Bỏ qua tổn thất công suất trong công suất đường dây
b. Tất cả đều đúng
c. Bỏ qua sự bất đối xứng giữa các pha
d. Bỏ qua sụt áp trên đường dây
9. Chọn dây cùng tiết diện trên lưới điện
a. Áp dụng cho lưới hạ thế từng đoạn
b. Chỉ dung cho lưới điện trung thế ngầm có Ring Main Unit
c. Áp dụng cho lưới điện trung thế nổi trên mạch chính có xét đến chuyển tải
d. Tất cả đều đúng
10. Công thức tính sụt áp trên đường dây 3 pha có đặc điểm
a. Đã tính luôn tổng trở của dây trung tính
b. Công suất truyền trên đường dây là công suất của 1 pha
c. Tổng trở là tổng trở 1 pha
d. Tải trên tuyến dây là tải 3 pha đối xứng
PHẦN 3

1. Mô hình tải được biểu diễn dưới dạng


a. Tổng trở không đổi
b. Tất cả đều đúng
c. Công suất hay dòng điện tiêu thụ không đổi (P+jQ = const hay Itải = const)
d. Công suất hay tổng trở phụ thuộc vào tần số và điện áp nút
2. Mô hình hợp lý cho đường dây 220kV hình pi là
a. Bỏ qua dung dẫn, điện dẫn và điện trở đường dây
b. Bỏ qua điện dẫn đường dây
c. Bỏ qua điện dẫn và điện trở đường dây
d. Bỏ qua dung dẫn và cảm kháng đường dây
3. Trong mô hình đường dây 500kV hình pi khi tăng chiều dài dây dẫn thì
a. Dung dẫn, điện dẫn đường dây giảm và tổng trở đường dây giảm
b. Dung dẫn, điện dẫn đường dây tăng và tổng trở đường dây tăng
c. Dung dẫn, điện dẫn đường dây giảm và tổng trở đường dây tăng
d. Dung dẫn, điện dẫn đường dây tăng và tổng trở đường dây giảm
4. Mô hình hệ thống điện là
a. Sự lắp ghép của mô hình phần tử trong hệ thống điện
b. Sự lắp ghép từ các hệ thống điện bé hơn
c. Sự mô tả phức tạp các hệ thương trình và bật phương trình toán học
d. Là sự lắp ghép từ các hệ thống điện bé hơn và kết hợp lắp ghép các mô hình phần
tử trong hệ thống điện
5. Mô hình máy phát điện ở chế độ xác lập
a. Công suất tác dụng và biên độ điện áp nút không đổi
b. Công suất tác dụng và công suất phản kháng không đổi
c. Công suất tác dụng, biên độ điện áp nút không đổi hoặc công suất tác dụng, công
suất phản kháng không đổi
d. Công suất phản kháng và biên độ điện áp nút không đổi
6. Mô hình đường dây phân phối gồm
a. Điện dẫn, dung dẫn, điện trở và cảm kháng đường dây
b. Điện trở và cảm kháng đường dây
c. Cảm kháng đường dây
d. Dung dẫn, điện trở và cảm kháng đường dây
7. Mô hình tụ bù hoặc mô hình cuộn kháng khi nối vào một nút trong HTĐ
a. Tương đương một máy bù đồng bộ hoạt động ở hai chế độ bơm và rút công suất
kháng
b. Tất cả đều đúng
c. Một dòng điện không đổi bơm vào /rút ra tại nút xem xét
d. Tương đương một tổng trở
8. Xác định mô hình máy biến áp bằng cách
a. Thí nghiệm không tải
b. Thí nghiệm khác
c. Cả hai thí nghiệm không tải và ngắn mạcn một phía của MBA
d. Thí nghiệm ngắn mạch phía sơ cấp hoặc thứ cấp
9. Mô hình máy bù đồng bộ
a. Công suất tác dụng bằng không và biên độ điện áp nút nối máy bù không đổi
b. Tất cả đều đúng
c. Công suất kháng là hằng số và biên độ điện áp nối máy bù thay đổi
d. Tất cả đều sai
10. Lý do tồn tại mô hình tải có công suất không đổi theo điện áp nút là
a. Cả hai lý do đều đúng
b. Xem xét tải tiêu thụ luôn được lắp với MBA có điều áp có tải
c. Để đơn giản mô hình tải khi tính toán
d. Cả hai lý do đều sai
PHẦN 5
1. Cho thông số lưới ở hệ đơn vi tương đốiị tương đối, tại nut Nt2 có công suất tiêu thụ
S1=(1.8+j0.7)pU và nút Nt3 có công suất tiêu thụ là S2=(0.6+j0.3)pU, công suất máy
phát Sg=(3.9+j2.1)pU. Giá trị dòng điện bơm vào nút Nt2 và Nt3 lần lượt là
a. I(Nt2) =(1.80-j0.70)/V*2 và I(Nt3) =(3.30-j2.40)/V*3
b. I(Nt2) =(-1.80-j0.70)/V*2 và I(Nt3) =(3.90+j2.10)/V*3
c. I(Nt2) =(-1.80+j0.70)/V*2 và I(Nt3) =(3.30-j1.80)/V*3
d. I(Nt2) =(1.80-j0.70)/V*2 và I(Nt3) =(-3.30-j1.80)/V*3
2. Quan hệ phi tuyến trong bài toán PBCS là quan hệ giữa
a. Điện áp V và dòng điện nút I
b. Công suất S và tổng dẫn đường dây Y
c. Điện áp V và tổng dẫn đường dây
d. Công suất S và điện áp nút V
3. Khi đặt thêm một phụ tải có tổng trở không đổi vào lưới điện thì quan hệ Y.V = I có
a. Ma trận tổng dẫn Y thay đổi
b. Cả ma trận tổng dẫn Y và Vector nguon dong I đều không thay đổi
c. Vector nguồn dòng I thay đổi
d. Ma trận tổng dẫn Y và Vector nguồn dòng I thay đổi
4. Thông số lưới điện ở hệ pU, công suất tiêu thụ tại nút Nt2 có S1=2.8+j1.6 và nút Nt2
có S2=3.4+j1.6. Dòng điện bơm vào nút Nt2 và Nt3 lần lượt là

a. I(Nt2) =(2.80+j1.60)/V*2 và I(Nt3) =(3.40+j1.60)/V*3


b. I(Nt2) =(-2.80-j1.60)/V*2 và I(Nt3) =(-3.40-j1.60)/V*3
c. I(Nt2) =(0.60+j3.20)/V*2 và I(Nt3) =(-3.40+j1.60)/V*3
d. I(Nt2) =(-2.80+j1.60)/V*2 và I(Nt3) =(-3.40+j1.60)/V*3
5. Tốc độ hội tụ khi giải lặp các hệ phương trình phi tuyến trong bài toán PBCS phụ
thuộc vào
a. Phương pháp giải lặp và ảnh hưởng của giá trị ban đầu
b. Lưới điện có nhiều máy phát chạy ở chế độ ổn định điện áp đầu cực
c. Những phương án trả lời đều đúng
d. Độ lớn của lưới điện
6. Thông số lưới điện ở hệ pU, tổng dẫn y12a=j11.3, y12b=j19.4, y23=j34.3. Giá trị
Y12, Y21, Y23, Y32, Y13 và Y31 lần lượt có giá trị là

a. Y12=-j31, Y21=-j31, Y23=-j34, Y32=-j34, Y13=-j65 và Y31=-j65


b. Y12=-j31, Y21=j31, Y23=-j34, Y32=j34, Y13=-j0 và Y31=j0
c. Y12=-j31, Y21=-j31, Y23=-j34, Y32=-j34, Y13=-j0 và Y31=-j0
d. Y12=-j31, Y21=0j, Y23=-j34, Y32=-0j, Y13=-j65 và Y31=-j65
7. Khi công suất tác dụng truyền từ A đến B theo đường dây AB, thì góc lệch pha tại
điện áp nút A và nút B cần có quan hệ
a. Góc lệch pha điện áp tại nút A bé hơn góc lệch pha điện áp tại nút B
b. Góc lệch pha điện áp tại nút A lớn hơn góc lệch pha điện áp tại nút B
c. Không có quan hệ giữa góc lệch pha điện áp tại nút A và góc lệch pha điện áp tại
nút B
d. Góc lệch pha điện áp tại nút A bằng góc lệch pha điện áp tại nút B
8. Dùng giải thuật lặp Gass-Seidel xác định điện áp V2(1) và V3(1) như hình vẽ biết
V1=1.02+0j và giá trị V2(0) =1+0j và V3(0) =1+0j
a. V2(1) =1.08 - j-0.05 và V3(1) = 0.37 - j-0.06
b. V2(1) =0.97 - j-0.03 và V3(1) = 0.95 - j-0.14
c. V2(1) =0.97 - j-0.03 và V3(1) = 0.86 + j-0.04
d. V2(1) =0.97 - j-0.03 và V3(1) = 0.86 - j-0.04
9. Cho lưới điện có thông số ở hệ pU, tổng dẫn y12a=j22.4, y12b=j23.0, y23=j31.6. Giá
trị Y11, Y22, Y33 lần lượt có giá trị là

a. Y11=j45.40, Y22=j54.00, Y33=j31.60


b. Y11=j31.60, Y22=j77.00, Y33=j45.40
c. Y11=j22.40, Y22=j45.40, Y33=j31.60
d. Y11=j45.40, Y22=j77.00, Y33=j31.60
10. Khi đặt thêm một phụ tải có công suất không đổi vào lưới điện thì quan hệ Y.V = I có
a. Ma trận tổng dẫn Y thay đổi
b. Vector nguồn dòng thay đổi
c. Cả vector nguồn dòng I và ma trận tổng Y đều thay đổi
d. Cả 2 đều không liên quan

You might also like