You are on page 1of 2

Câu 1: Tên thay thế của C2H5OH là

A. etanol.
B. ancol metylic.
C. ancol etylic.
D. metanol.
Câu 2: Chất nào sau đây không phải là ancol?
A. CH3 – CH = CH – OH.
B. C6H5 – CH2 – OH.
C. CH2 = CH – CH2 – OH.
D. CH2(OH) – CH2(OH).
Câu 3: Công thức của glixerol là
A. C3H5(OH)3.
B. C2H5OH.
C. C2H4(OH)2.
D. CH3OH.
Câu 4: Ứng dụng nào sau đây không phải của ancol etylic?
A. Chất giặt rửa tổng hợp.
B. Làm nhiên liệu.
C. Đồ uống có cồn.
D. Chất sát khuẩn.
Câu 5: Chất nào sau đây là ancol bậc 1?
A. CH3 – CH(CH)3 – CH2 – OH.
B. CH3 – CH(OH) – CH3.
C. CH2 = CH – C(CH3)2 – OH.
D. CH3 – CH(CH3) – CH(CH3) – OH.
Câu 6: Công thức của phenol là
A. C6H5 – OH.
B. C6H5 – CH3.
C. C6H5 – CH=CH2.
D. C6H5 – CH2OH.
Câu 7: Phenol không phản ứng với chất nào sau đây ?
A. NaCl.
B. NaOH.
C. Na.
D. Br2.
Câu 8: Nhỏ từ từ từng giọt brom vào ống nghiệm chứa dung dịch phenol hiện tượng quan sát được là:
A. xuất hiện kết tủa trắng.
B. dung dịch brom bị mất màu.
C. xuất hiện kết tủa trắng sau tan dần.
D. xuất hiện kết tủa vàng.
Câu 9: Ancol etylic 40o có nghĩa là
A. Trong 100ml dung dịch ancol có 40ml C2H5OH nguyên chất.
B. Trong 100ml dung dịch ancol có 60 gam nước.
C. Trong 100 gam dung dịch ancol có 40 gam ancol C2H5OH nguyên chất
D. Trong 100 gam ancol có 60ml nước.
Câu 10: Cả phenol và ancol etylic đều phản ứng được với
A. Na
B. NaOH
C. Br2
D. NaHCO3.
Câu 11: Khẳng định nào dưới đây không đúng?
A. Phenol tan tốt trong nước ở nhiệt độ thường do có nhóm OH tạo liên kết hiđro với phân tử nước.
B. Ancol tan tốt trong nước do có nhóm OH tạo liên kết hiđro với phân tử nước.
C. Nhiệt độ sôi của ancol cao hơn các hidrocacbon tương ứng do tạo được liên kết hidro giữa các phân tử ancol.
D. Phenol là chất rắn ở điều kiện thường, nóng chảy ở 43oC.
Câu 12: Khi đun nóng ancol metylic với H2SO4 đặc ở 170oC thì sẽ tạo ra
A. CH3OCH3
B. HCH=O.
C. C2H5OC2H5.
D. CH2=CH2.
Câu 13: Khi ancol tác dụng với chất nào sau đây xảy ra phản ứng thế nhóm OH ancol?
A. HBr.
B. Na.
C. CuO.
D. H2SO4 đặc, 170oC.
Câu 14: Phát biểu nào sau đây về phenol là không đúng?
A. Là chất lỏng ít tan trong nước lạnh, tan tốt trong nước nóng.
B. Để lâu trong không khí bị oxi hóa thành màu hồng.
C. Rất độc, gây bỏng khi tiếp xúc.
D. Phenol tinh khiết là chất rắn, không màu.
o
Câu 15: Cho PTHH sau: CH3 – CH(CH3) – CH(OH) – CH3 + CuO t X + Cu + H2O. X là

A. CH3 – CH(CH3) – CO – CH3.
B. CH3 – CH(CH3) – CHO – CH3.
C. CH3 – C(CH3) = CH – CH3.
D. CH3 – CH(CH3) – CH = CH2.
Câu 16: Phát biểu nào sau đây về phenol là đúng?
A. phenol là một axit yếu, không làm đổi màu quì tím.
B. phenol là một axit mạnh, làm đổi màu quì tím.
C. phenol là một axit yếu, làm đổi màu quì tím.
D. phenol là một axit yếu, nhưng mạnh hơn H2CO3.
Câu 17: Ảnh hưởng của nhóm -OH đến gốc C6H5- trong phân tử phenol thể hiện qua phản ứng giữa phenol với
A. Dung dịch Br2.
B. Na kim loại.
C. Dung dịch NaOH.
D. H2 (Ni, nung nóng).
Câu 18: Đốt cháy hoàn toàn 1 ancol no, đơn chức, mạch hở X cần hết 13,44 lít O2 (đktc) thu được CO2 và 9 gam
H2O. Vậy X là
A. C4H10O.
B. C2H6O.
C. C3H8O.
D. CH4O.
Câu 19: Để điều chế axit picric (2,4,6–trinitrophenol) người ta đi từ 4,7gam phenol và HNO3 đặc, dư. Khối lượng
axit picric thu được là (các phản ứng xảy ra hoàn toàn)?
A. 11,45 gam.
B. 10,38 gam.
C. 13,85 gam.
D. 9,16 gam.
Câu 20: Cho Na tác dụng vừa đủ với 1,24 gam hỗn hợp 3 ancol đơn chức X, Y, Z thấy thoát ra 0,336 lít khí
H2 (đkc). Khối lượng muối natri ancolat thu được là
A. 1,9 gam.
B. 2,4 gam.
C. 2,85 gam.
D. 3,8 gam.

You might also like