You are on page 1of 3

LISTENING 101

A. Completion type
- Đây là dạng dễ nhất trong ielts listening
- Sẽ chỉ xuất hiện trong section 1 và section 4
- Đối với section 1
+) đây là bài dễ nhất khi không có từ ngữ quá academic và audio speed
cũng rất chậm, do đó ở bài này mình sẽ ăn nhau ở phản xạ nghe
+) phần đánh đố nhất chính là 2 dạng “ đọc sdt” ; “đánh vần tên” và
một dạng kết hợp là đọc postcode
+) đối với các câu trả lời khác chỉ cần nghe kĩ là ra vì được paraphrase
không quá khó
+) phải dự đoán đc dạng từ của đáp án để tránh điền sai ( noun/adj/v/
adv/....)
- Đối với section 4
+) đây sẽ là bài khó hơn khi những từ vựng sẽ được paraphrase bằng
những từ ngữ học thuật hơn, cùng với audio speed nhanh hơn ( lưu ý là
sec 4 sẽ không có nghỉ giữa chừng)
+) một mẹo để nhận biết dc khoảng nghỉ là người nói sẽ pause lại chừng
3-5s
+) lỗi sai thường thấy ở sec 4 là không nghe ra dc paraphrase của câu
hỏi nên không biết phải điền gì
- Cách làm chung
+) luyện tập phản xạ đối với các con số và mặt chữ cái (đa phần sai sec 1
đều do lỗi này)
+) luyện tập khả năng bắt paraphrase ( cái này buộc phải tự nâng cao
vốn từ vựng bản thân)

B. Map
- Đây là một trong những dạng không khó tuy nhiên lại rất tricky
- Sẽ chỉ xuất hiện trong section 2
- Một trong những lỗi sai hay gặp nhất là bị lẫn, không thể định
hướng được người nói đang nói đến đâu (mù đường)
- Một trong những điều bắt buộc phải làm đó là “ người ta nói đến
đâu, bút mình di đến đó”. Mục đích là để không bị loạn hướng mà
follow dc hoàn toàn lời người ta nói
- Để làm được dạng này phải thành thạo 100% các từ mang tính
định hướng
- Các bước làm
+) điểm bắt đầu đi ở đâu thì đặt đầu bút hoặc con trỏ chuột ở đó
+) audio nói đến đâu mình di bút theo đó
+) chú ý các cặp hướng na ná nhau và dễ nhầm như left&right;
opposite&behind
+) luôn luôn phải ghi nhớ vị trí la bàn ( phòng trường hợp nói có sử
dụng định vị từ la bàn)
+) trước khi bắt đầu nghe thì phải định hình sơ bộ vị trí của các ô cần
điền và vị trí của các ô đã được xác định sẵn

C. MATCHING TYPES
- Đây là một dạng không khó nhưng rất dễ nhầm bởi bị ngợp thông
tin
- Thường xuất hiện ở nửa sau Sec 3
- Đối với dạng này sẽ cần phản xạ cực kì nhạy bén để bắt được
thông tin nhanh chóng
- Các bước làm
+) Đọc hiểu các headings
+) gạch chân headings nếu cần
+) ko cần đọc tên đề mục
+) khi nói đến tên đề mục nào thì ko nhìn headings luôn mà cố gắng
ghi nhớ nội dung chính ideas, sau đó đem so lại với từng headings

D. MCQ Type
- Đây là dạng khó nhất listening do khối lượng thông tin quá nhiều
cũng như audio speed quá nhanh
- 100% sẽ xuất hiện trong nửa đầu sec 3
- Dạng này thiên hẳn về phản xạ tai cũng như khả năng nghe hiểu
- Các bước làm
+) đọc qua toàn bộ câu hỏi và phải hiểu hoàn toàn nghĩa của câu hỏi đó
+) nếu còn thời gian sẽ đọc lướt qua các câu trả lời của 2 câu đầu
+)khi nghe mình sẽ không tập trung vào 3 câu trả lời để dò mà mình sẽ
tập trung nghe đoạn chứa thông tin của câu hỏi
+) khi đã bắt được thông tin thì sẽ ghi nhớ lại và nhanh chóng so sánh
với 3 đáp án để chọn đáp án đúng nhất.
+) chú ý là trong mcq, những đáp án sai sẽ thường chỉ khác một phần
thông tin nhỏ so với câu trả lời, vì thế phải chú ý kĩ

You might also like