You are on page 1of 2

ĐỀ ÔN TẬP HỌC KỲ I LỚP 10 SỐ 2

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm):


Đọc văn bản sau:
Mời trầu
Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi
Này của Xuân Hương mới quệt rồi
Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá bạc như vôi.
(Thơ Hồ Xuân Hương, NXB Văn học, 1987)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
A. Song thất lục bát
B. Thất ngôn bát cú
C. Thất ngôn tứ tuyệt
D. Ngũ ngôn tứ tuyệt
Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ
A. Tự sự
B. Biểu cảm
C. Miêu tả
D. Nghị luận
Câu 3: Sắp xếp bố cục của bài thơ:
(1): Khẳng định cá tính của bản thân
(2): Hình ảnh quả cau miếng trầu
(3): Niềm mong mỏi hạnh phúc lứa đôi
(4) Câu hát giao duyên
A. 1,2,4,3
B. 2,1,4,3
C. 2,3,4,1
D. 4,2,3,1
Câu 4: Chỉ ra thành ngữ được sử dụng trong bài thơ trên:
A. Quả cau nho nhỏ
B. Phải duyên nhau thì thắm lại
C. Miếng trầu hôi, xanh như lá
D. Xanh như lá, bạc như vôi
Câu 5: Hình ảnh “Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi” ẩn dụ cho điều gì?
A. Thân phận nhỏ bé của người phụ nữ
B. Văn hóa ăn trầu của người Việt Nam
C. Thái độ mời trầu của người phụ nữ
D. Khao khát được yêu thương mãnh liệt
Câu 6: Tác giả muốn gửi lời nhắn nhủ gì trong câu thơ cuối?
A. Không đồng tình với sự hèn nhát, khuyên người phụ nữ phản kháng
B. Không đồng tình trước sự bạc bẽo, khuyên mọi người phải sống thủy chung
C. Không đồng tình trước chế độ nam quyền, trọng nam khinh nữ
D. Không đồng tình với tình yêu chỉ từ một phía
Câu 7: Đọc bài thơ, anh (chị) nhận thấy khát vọng gì của Hồ Xuân Hương?
A. Khát vọng công danh, sự nghiệp
B. Khát vọng hạnh phúc lứa đôi
C. Khát vọng cuộc sống ấm no
D. Khát vọng được đi ngao du sơn thủy
Câu 8: Anh chị hiểu thế nào về nội dung hai câu thơ:
“Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá bạc như vôi.”
Câu 9: Cách nói “Này của Xuân Hương” trong câu thơ thứ hai giúp em hiểu gì về tính
cách của người mời trầu?
Câu 10: Nêu suy nghĩ của anh/chị về khát vọng của người phụ nữ được thể hiện trong
bài thơ?

You might also like