You are on page 1of 2

ĐỀ ĐỌC HIỂU SỐ 1

MỜI TRẦU
Quả cau nho nhỏ, miếng trầu hôi,
Này của Xuân Hương mới quệt rồi
Có phải duyên nhau thì thắm lại,
Đừng xanh như lá, bạc như vôi.
Hồ Xuân Hương
Câu 1 (0.5 điểm). Bài thơ trên thuộc thể thơ nào?
A. Thất ngôn bát cú luật Đường B. Tứ tuyệt luật Đường
C. Thất ngôn trường thiên D. Thất ngôn xen lục ngôn
Câu 2 (0.5 điểm). Bài thơ mang những đặc điểm của thơ luật Đường trên các phương diện nào?
A. Bài thơ có 4 câu, mỗi câu 7 tiếng
B. Gieo vần bằng ở cuối các câu 1, 2, 4
C. Các tiếng 2 – 4 – 6 của câu 1 và 4, câu 2 và 3 cùng phối thanh B – T – B; hoặc T – B – T.
D. Cả A, B, C
Câu 3 (0.5 điểm). Chỉ ra thành ngữ được sử dụng trong bài thơ:
A. Quả cau nho nhỏ B. Có phải duyên nhau thì thắm lại
C. xanh như lá, bạc như vôi D. miếng trầu hôi
Câu 4 (0.5 điểm). Hình ảnh: “Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi” là hình ảnh ẩn dụ cho điều gì?
A. Người phụ nữ B. Số phận người phụ nữ
C. Tình yêu của người phụ nữ D. Suy nghĩ của người phụ nữ
Câu 5 (0.5 điểm). Bài thơ gắn với phong tục gì của người Việt?
A. Miếng trầu là đầu câu chuyện B. Cúng ông Công, ông Táo
C. Chơi hoa dịp Tết D. Bày mâm ngũ quả
Câu 6 (0.5 điểm). Xác định đặc điểm gieo vần trong bài thơ.
A. Gieo vần chân B. Vần bằng
C. Gieo vần ôi ở tiếng cuối của các câu 1, 2, 4 D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 7 (0.5 điểm). Bài thơ trên được viết theo luật nào?
A. Luật bằng B. Luật trắc
Câu 8 (0.5 điểm). Bài thơ nói lên điều gì?
A. Ý thức cá nhân, tinh thần đấu tranh đòi hạnh phúc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến
xưa
B. Khát khao về tình yêu đôi lứa
C. Nỗi niềm đau thương, tuyệt vọng khi tình yêu bị phản bội
D. Tất cả những ý trên đều đúng
Câu 9 (2,0 điểm). Hãy xác giá trị nội dung của bài thơ.
Trả lời: cả bài thơ chính là một thông điệp gói trọn tâm tình, khát khao nồng thắm của một phụ
nữ đa tài, tấm lòng rộng mở và muốn được vẹn tình. Tâm tình ấy, khát vọng ấy đã vang lên,
trong trẻo và mạnh mẽ, mạnh dạn phá bỏ những định kiến tàn nhẫn, u ám của thời đại. Đó là tín
hiệu đẹp cho sự đâm chồi, nảy tược của một ý thức cá nhân, của tinh thần đấu tranh đòi hạnh
phúc cho người phụ nữ
Câu 10 (4,0 điểm). Nêu suy nghĩ của em về khát vọng của người phụ nữ được thể hiện trong bài thơ.
(Trình bày bằng hình thức đoạn văn).
Trả lời: Dưới chế độ xã hội phong kiến, người phụ nữ bị kìm kẹp về mọi mặt và hoàn
toàn phụ thuộc và nam giới. Hồ Xuân Hương là một trong số những tác giả tiêu biểu
luôn lên tiếng đòi "nữ quyền" cho phụ nữ. Trong các thi phẩm của bà chúa thơ Nôm,
người ta thường thấy sự khát khao hạnh phúc lứa đôi và tình yêu được thể hiện rõ nét.
Khát khao đó là khát khao chính đáng của người phụ nữ. Những người phụ nữ xứng
đáng được hưởng hạnh phúc. Tuy nhiên, xã hội phong kiến với những luật lệ hà khắc
khiến cho họ gặp phải những tình cảnh đáng thương và số phận bất hạnh như Vũ
Nương, Thúy Kiều... Hồ Xuân Hương đã góp phần vào tiếng nói nhân đạo, đấu tranh
cho hạnh phúc của người phụ nữ.

-----Hết-----

You might also like