You are on page 1of 20

C10, C13, C4

4-1. Hãy thảo luận những vấn đề ảnh hưởng đến quá trình tổ chức hoạt động logistics trong một công ty.
Việc tổ chức các hoạt động logistics trong một công ty phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm: cơ cấu tổ
chức và thiết kế tổ chức, quy mô của tổ chức, số lượng và vị trí của kho hàng và các vấn đề vận chuyển.
Cụ thể: cơ cấu tổ chức có thể ảnh hưởng đến việc một công ty áp dụng tổ chức logistics tập trung hay phi
tập trung. Thiết kế tổ chức của logistics là việc xác định dòng công việc, quy trình, cấu trúc, hệ thống và
điều chỉnh các hoạt động này phù hợp với mục tiêu kinh doanh của công ty. Quy mô của một tổ chức có
thể ảnh hưởng đến việc tổ chức các hoạt động logistics theo nghĩa là có những hạn chế về mức độ chuyên
môn hóa của nhân viên quản lý trong các doanh nghiệp nhỏ.

4-2. Hãy so sánh và đối chiếu các cấu trúc logistics phân mảnh và thống nhất.
Cấu trúc logistics phân mảnh: các hoạt động logistics được quản lý ở nhiều bộ phận trong tổ chức. Mặt
khác, cơ cấu logistics thống nhất bao gồm nhiều hoạt động hậu cần được kết hợp lại và do một bộ phận
duy nhất quản lý.
Cấu trúc logistics phân mảnh
Ưu điểm của cấu trúc logistics phân mảnh: Các công ty logistics có thể chuyên môn hóa trong các
lĩnh vực mà họ giỏi nhất, điều này có thể cải thiện hiệu quả và tính linh hoạt, họ có thể lựa chọn các nhà
cung cấp logistics có giá cả cạnh tranh nhất. Ngoài ra, logistics phân mảnh có thể thúc đẩy cạnh tranh
bằng cách cung cấp các dịch vụ chất lượng cao với giá cả thấp.
Nhược điểm của cấu trúc logistics phân mảnh: Các công ty cần quản lý nhiều nhà cung cấp
logistics, điều này có thể khiến việc phối hợp hoạt động trở nên khó khăn, giảm khả năng kiểm soát.

Cấu trúc logistics thống nhất


Ưu điểm của cấu trúc logistics thống nhất: Công ty có toàn quyền kiểm soát các hoạt động
logistics của mình, việc quản lý một nhà cung cấp logistics có thể giảm chi phí và rủi ro, tăng khả năng
tích hợp và cải thiện hiệu quả.
Nhược điểm của cấu trúc logistics thống nhất: Giảm tính linh hoạt vì công ty có thể gặp khó khăn
trong việc thích ứng với các thay đổi trong thị trường và tăng chi phí đầu tư vào cơ sở hạ tầng và nhân lực
logistic.

4-3. Điểm khác biệt giữa phòng ban logistics tập trung và phi tập trung là gì?

Tổ chức logistics tập trung là tổ chức trong đó tất cả các hoạt động logistics của doanh nghiệp
được quản lý bởi một bộ phận hoặc phòng ban duy nhất, thường nằm ở trụ sở chính của doanh
nghiệp.

Tổ chức logistics phi tập trung là tổ chức trong đó các hoạt động logistics của doanh nghiệp được
quản lý bởi các bộ phận hoặc phòng ban riêng biệt, mỗi bộ phận hoặc phòng ban chịu trách
nhiệm quản lý các hoạt động logistics tại một địa điểm, khu vực hoặc lĩnh vực kinh doanh cụ thể.

4-4. Mô tả cơ cấu tổ chức theo giai bậc và ma trận.


Trong một tổ chức có thứ bậc, việc ra quyết định và giao tiếp thường tuân theo quy trình từ trên xuống.
Mỗi cấp có một người quản lý chịu trách nhiệm chỉ đạo và giám sát các cấp dưới.
Cơ cấu tổ chức theo thứ bậc có ưu điểm là dễ dàng kiểm soát và rõ ràng về trách nhiệm và quyền hạn giữa
các cấp. Tuy nhiên, tổ chức có thứ bậc thiếu tính linh hoạt trong việc thực hiện quyền chỉ huy, có nghĩa là
người quản lý của một bộ phận hoặc phòng ban chỉ có quyền quản lý số lượng nhân viên của phòng ban
mình, không có quyền ra lệnh nhiều hơn số lượng nhân viên. Một nhược điểm nữa là trong tổ chức thứ
bậc không cho phép báo cáo vượt cấp, điều này sẽ tạo ra sự trì trệ trong việc ra quyết định, đồng thời thiết
kế phân cấp thiếu tính cá nhân làm hạn chế sự đổi mới trong tổ chức.

Trong thiết kế ma trận, một số nhân viên có thể đảm nhận các trách nhiệm liên chức năng. Các nhân viên
có thể được sắp xếp theo hai hệ thống cấp bậc song song: hệ thống chức năng và hệ thống dự án, họ được
quản lý bởi hai người, một người quản lý chức năng và một người quản lý dự án.
Cơ cấu tổ chức theo ma trận có ưu điểm là sự linh hoạt trước những thay đổi của môi trường, từ đó đáp
ứng các yêu cầu của khách hàng tốt hơn. Cơ cấu tổ chức theo ma trận thúc đẩy sự phối hợp và hợp tác
giữa các bộ phận chức năng khác nhau và tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên đổi mới, sáng tạo.
Nhược điểm của kiểu thiết kế tổ chức này là nó tốn kém hơn so với thiết kế theo cấp bậc do trong thiết kế
tổ chức ma trận cần có nhiều nhân viên ở cấp quản lý hơn. Ngoài ra, cơ cấu tổ chức theo ma trận khá
phức tạp và khó quản lý, từ đó có thể tạo ra xung đột giữa các bộ phận.

4-5. Từ góc độ logistics, cơ cấu tổ chức mạng lưới được thể hiện như thế nào về tính phù hợp (relevance),
khả năng đáp ứng (responsiveness) và tính linh hoạt (flexibility)?
 Tính phù hợp (relevance)
Thiết kế tổ chức mạng lưới coi trọng sự phù hợp về mặt đáp ứng nhu cầu hiện tại và mới nổi của khách
hàng, cũng như phát triển mối quan hệ đôi bên cùng có lợi với các khách hàng quan trọng. Đồng thời,
hiểu được nhu cầu và mong muốn của các khách hàng này.
 Khả năng đáp ứng (responsiveness)
Phản ánh mức độ mà một tổ chức có thể đáp ứng các yêu cầu độc nhất hay ngoài kế hoạch của khách
hàng. Những người ra quyết định được cung cấp thông tin liên quan và quyền giải quyết các yêu cầu độc
nhất hoặc nằm ngoài kế hoạch
 Tính linh hoạt (flexibility)
Tính linh hoạt là khả năng của một tổ chức giải quyết những tình huống hoặc những hoạt động vận hành
bất ngờ, không mong muốn bằng cách trì hoãn một số nhiệm vụ nhất định cho đến khi hoàn thành mọi
yêu cầu của khách hàng.

4-6. Hãy nêu định nghĩa của năng suất và thảo luận cách cải thiện năng suất.
- Năng suất được định nghĩa là số lượng đầu ra chia cho số lượng đầu vào. Nói cách khác, năng
suất phản ánh sự hiệu quả mà các nguồn lực công ty đang được sử dụng.
- Ba cách nâng cao năng suất: Giảm lượng đầu vào, giữ số lượng đầu ra không đổi; Tăng số lượng
đầu ra, giữ số lượng đầu vào không đổi; Tăng đầu ra, giảm đầu vào.

4-7. Công đoàn lực lượng nhân công sẽ là thách thức để cải thiện năng suất theo cách nào?

Lực lượng lao động công đoàn có thể là một thách thức để nâng cao năng suất lao động vì xếp hàng và
vận chuyển hàng vào kho phụ thuộc nhiều vào nhân công, nói cách khác nhân công là đầu vào (tức là
người lao động nhận tiền công hay tiền lương). Do đó, sự thiếu linh hoạt của người lao động như một số
quy định về thời gian làm việc, nghỉ phép, và nghỉ việc có thể cản trở năng suất do không đáp ứng được
thay đổi của thị trường. Bên cạnh đó, việc công đoàn đòi hỏi tiền lương và phúc lợi cao hơn mức thị
trường, điều này có thể làm tăng chi phí lao động, từ đó làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Ngoài ra,
công đoàn có thể tạo ra xung đột giữa người lao động và quản lý, điều này có thể làm giảm hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp.
Có thể nâng cao năng suất lao động trong logistics bằng việc tăng số lượng đầu ra trong khi giữ đầu vào
không đổi bằng việc áp dụng các quy trình cơ giới hóa, tự động hóa, số hóa…trong vận hành các hoạt
động của doanh nghiệp.

4-8. Tài xế xe tải sử dụng GPS, GIS và Tachograph như thế nào để cải thiện năng suất của mình?
Để khai thác các phần mềm như GPS, GIS và Tachograph, tài xế xe tải cần gắn thiết bị định vị xe ô tô để
thu thập dữ liệu cho phần mềm. Phần mềm hỗ trợ xuất ra đầy đủ các báo cáo và các bản cập nhật dữ liệu
tức thời dựa trên hiệu suất động cơ, tốc độ của xe, giúp cảnh báo những nguy cơ tiềm ẩn của vi phạm giao
thông. GPS và GIS giúp tài xế xe tải biết được đường đi tốt nhất và tránh được những tuyến đường kẹt xe,
giúp tiết kiệm thời gian (hỗ trợ giao hàng đúng giờ), giảm chi phí nhiên liệu và tăng năng suất giao hàng
(tăng số lượng đơn đặt hàng được hoàn thành). Tachograph giúp tài xế xe tải quản lý thời gian lái xe và
thời gian nghỉ ngơi, giúp giảm thiểu tai nạn giao thông và tăng năng suất.

4-9. Những thách thức tiềm tàng thông qua việc tạo nên nhiều đầu ra hơn từ tài sản hiện có nhằm cải thiện
năng suất là gì?
Việc sử dụng quá mức tài sản hiện có có thể làm giảm chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ. Khi hoạt
động quá tải, tài sản hiện có có thể bị hao mòn nhanh hơn và giảm chất lượng. Điều này có thể dẫn đến
giảm hiệu quả và tăng chi phí bảo trì. Bên cạnh đó, sử dụng quá mức tài sản hiện còn làm tăng áp lực lên
nhân viên, cụ thể khi nhân viên phải làm việc quá tải, họ có thể bị căng thẳng, mệt mỏi và giảm năng suất,
điều này có thể dẫn đến tăng tỷ lệ nghỉ việc và giảm lòng trung thành của nhân viên.

4-10. Khái niệm ISO và Sáu Sigma cải thiện chất lượng dịch vụ trong hoạt động logistics như thế nào?
- ISO là một tổ chức quốc tế chuyên phát triển các tiêu chuẩn quốc tế. Tiêu chuẩn ISO 9001 là một
tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng, giúp doanh nghiệp logistics xây dựng một hệ
thống quản lý chất lượng hiệu quả, đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng. Ví dụ: sử dụng
ISO 9001 để xây dựng hệ thống quản lý chất lượng trong hoạt động vận tải: xác định yêu cầu của
khách hàng, thiết lập và kiểm soát quy trình đảm bảo chất lượng dịch vụ.
- Sáu Sigma (Six Sigma) là một phương pháp cải tiến chất lượng dựa trên thống kê. Phương pháp
này tập trung vào việc giảm thiểu lỗi, cải thiện hiệu quả của các quy trình và tăng cường sự hài
lòng của khách hàng. Ví dụ: sử dụng Sáu Sigma để cải thiện hiệu quả của quy trình giao hàng,
hạn chế giao hàng trễ, thất lạc hoặc hư hỏng hàng hoá.

4-11. Công ty sử dụng mô hình kim tự tháp về sự không chắc chắn trong logistics nhằm thực hiện
logistics tốt hơn như thế nào?
Các công ty có thể sử dụng mô hình kim tự tháp về sự không chắc chắn trong logistics nhằm xác định các
các nguồn gây bất ổn cho hoạt động logistics (nguyên nhân sự không chắc chắn đến từ bên trong hay bên
ngoài). Mô hình này xác định một số loại tình trạng không chắc chắn bao gồm: người gửi hàng, khách
hàng, nhà vận chuyển, hệ thống kiểm soát và bên ngoài. Sau đó, đánh giá mức độ không chắc chắn của
các yếu tố đó và tiến hành các biện pháp giảm thiểu rủi ro phù hợp với từng mức độ.
 Mô hình kim tự tháp có thể giúp các nhà quản lý logistics sắp xếp việc kiểm tra các rủi ro tiềm ẩn
có thể ảnh hưởng đến hệ thống logistics của công ty họ.

4-12. Chương trình nào ở quốc gia của bạn ngăn chặn khủng bố thông qua các kênh nhập khẩu và vận
chuyển?
- Chương trình TWIC được sử dụng để xác định người lao động trên tất cả các phương thức vận
tải. TWIC là thẻ chứa cả dữ liệu cá nhân và sinh trắc học, được sử dụng để loại trừ một số công
nhân nhất định khỏi khu vực an toàn tại các cảng và nhà ga.
- Chương trình Quan hệ đối tác thương mại hải quan chống khủng bố (C-TPAT) nhằm ngăn chặn
khủng bố chống lại Hoa Kỳ thông qua nhập khẩu và vận chuyển.
- Chương trình (CSI), một thỏa thuận trong đó một số cảng trên thế giới đồng ý cho phép các cơ
quan hải quan Hoa Kỳ xác định và kiểm tra các container có rủi ro cao đến Hoa Kỳ trước khi
chúng được vận chuyển đến Hoa Kỳ.

4-13. Sau khi đếm và lưu lại thông tin của món hàng hoàn trả thì nên hỏi như thế nào?
• Sản phẩm có bị hư hỏng và không thể bán được hay có thể tân trang lại và bán lại không?
• Nó có bị trả lại như một phần của thỏa thuận cung cấp quá nhiều hàng với một nhà bán lẻ
không?
• Đây có phải là sản phẩm đang bị thu hồi không?
• Mặt hàng đó có được đóng gói nguyên vẹn để có thể đưa vào kho để bán lại ngay không?
• Sản phẩm có cần trải qua quá trình kiểm tra đặc biệt không?
• Giá trị của món đồ là bao nhiêu?
• Chính sách trả lại hàng của công ty áp dụng như thế nào đối với mặt hàng này?

4-14. Cục An ninh Vận tải cố gắng cải thiện an ninh của hệ thống giao thông Hoa Kỳ theo cách nào?
Cục An ninh Vận tải TSA cải thiện an ninh của hệ thống giao thông Hoa Kỳ bằng cách phát triển Chứng
chỉ Nhận dạng Công nhân Vận tải (TWIC), đây là chứng chỉ phổ biến được sử dụng để xác định người
lao động trên tất cả các phương thức vận tải. Một trong những đặc điểm chính của TWIC là thẻ tương ứng
chứa cả dữ liệu cá nhân và sinh trắc học, được sử dụng để loại trừ một số công nhân nhất định khỏi khu
vực an toàn tại các cảng và nhà ga.

4-15. Luật yêu cầu soi chiếu tất cả các container tại biên giới Mỹ sẽ gây gián đoạn thương mại quốc tế
theo cách nào?
Quá trình lập pháp này có thể bị gián đoạn vì một số cảng ngoài nội địa hiện không có công nghệ cần
thiết để kiểm tra container. Các cảng này sẽ phải mua và cài đặt công nghệ quét liên quan (khá tốn kém),
ngừng gửi container đến Hoa Kỳ hoặc chuyển container qua các cảng ngoài nước khác được trang bị công
nghệ liên quan.

4-16. Hãy thảo luận về Chương trình an ninh phối hợp với hải quan Mỹ chống khủng bố (C-TPAT).
Hiệp định Đối tác Thương mại Hải quan Chống Khủng bố là một chương trình được ban hành kể từ ngày
11/9, C-PAT hợp tác với các tổ chức khác nhằm ngăn chặn khủng bố chống lại Hoa Kỳ thông qua nhập
khẩu và vận chuyển. Các tổ chức tư nhân nộp đơn xin cấp chứng nhận C-TPAT cho Cơ quan Hải quan và
Bảo vệ Biên giới, quy trình này bao gồm việc chứng minh rằng các tổ chức đã cải thiện an ninh vật lý cho
các lô hàng trong container, cũng như theo dõi những người có quyền truy cập vào các lô hàng trong
container của họ. Lợi ích do chính phủ mang lại cho chứng nhận C-TPAT bao gồm ít kiểm tra an ninh đối
với container nhập khẩu, thời gian xử lý thông qua nhanh hơn, quy trình C-TPAT cũng giúp giảm trộm
cắp và mất mát hàng hóa.

4-17. Hãy thảo luận về logistics ngược được nhìn nhận là phương pháp thích hợp đối với trách nhiệm xã
hội của logistics như thế nào.
- Logistics ngược là một bộ phận của logistics bao gồm các hoạt động thu hồi, tái chế và tái sử
dụng hàng hóa đã qua sử dụng. Logistics ngược đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu tác
động của hoạt động logistics đối với môi trường và xã hội như: giảm ô nhiễm môi trường bằng
việc sử phương tiện vận chuyển thân thiện, giảm lượng rác thải trong quá trình vận chuyển, tiết
kiệm tài nguyên; Đảm bảo an toàn và chất lượng của hàng hóa trong quá trình vận chuyển; đồng
thời tạo ra các chương trình đào tạo và phát triển cho nhân viên để đảm bảo an toàn, sức khỏe và
trách nhiệm xã hội trong quá trình làm việc…. thể hiện tính bền vững và trách nhiệm xã hội trong
logistics.
- Logistics ngược là quy trình xử lý hàng hóa bị trả lại, có thể đắt gấp bốn đến năm lần so với dịch
vụ logistics chuyển tiếp và quy trình có thể mất nhiều gấp 12 lần so với logistics chuyển tiếp.
- Quy trình logistics ngược tập trung vào ba yếu tố quan trọng: (1) tại sao sản phẩm được trả lại,
(2) làm thế nào để tối ưu hóa logistics ngược và (3) liệu logistics ngược nên được quản lý nội bộ
hay thuê ngoài cho bên thứ ba.

4-18. Kho bãi có thể kiểm soát việc sử dụng năng lượng về thiết kế, chiếu sáng và lợp mái như thế nào?
- Thiết kế: Các cơ sở có thể được bố trí sao cho cửa bến tàu không được đặt ở phía bắc của tòa nhà
(hầu hết gió lạnh thổi từ phía bắc)
- Chiếu sáng: Cửa sổ trần, cửa sổ lớn kết hợp năng lượng mặt trời và hệ thống chiếu sáng hiệu suất
cao có thể giảm mức sử dụng điện từ 20đến 60%. Ngoài ra, hệ thống chiếu sáng hiệu suất cao
thường cung cấp chất lượng chiếu sáng tốt hơn và do đó có khả năng cải thiện sự an toàn tại nơi
làm việc
- Tấm lợp: nên sử dụng vật liệu mái màu trắng có xu hướng phản xạ nhiệt do mặt trời tạo ra để làm
mát khu vực bên trong nhà kho. Một số cơ sở kho bãi đang được thiết kế với mái cỏ, giúp giảm
mức tiêu thụ năng lượng trong những tháng mùa hè.

4-19. Những khía cạnh an toàn nào cần cân nhắc đối với trách nhiệm xã hội về logistics?
Các khía cạnh an toàn chủ yếu cần cân nhắc về trách nhiệm xã hội trong logistics bao gồm: khía cạnh xã
hội, môi trường và kinh tế. Cụ thể: môi trường, đạo đức, sự đa dạng, an toàn, từ thiện và nhân quyền,
cùng các hoạt động khác được sử dụng để đánh giá khía cạnh trách nhiệm xã hội về logistics

Ví dụ, về mặt môi trường, các tổ chức có thể tập trung vào việc tái sử dụng và tái chế sản phẩm, giảm
lượng bao bì, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và giảm các loại ô nhiễm. Về mặt đạo đức bao gồm
các vấn đề như hối lộ và tặng quà. Các hoạt động liên quan đến an toàn bao gồm di chuyển và bảo quản
sản phẩm an toàn, đặc biệt là những sản phẩm có tính chất nguy hiểm và thiết bị làm việc phù hợp (ví dụ:
mũ cứng, kính bảo hộ). Các hoạt động hậu cần từ thiện có thể bao gồm việc quyên góp hàng tồn kho dư
thừa hoặc lỗi thời cho các tổ chức từ thiện. Vấn đề bóc lột sức lao động là vấn đề liên quan tới nhân
quyền.

4-20. Nguyên nhân chính của tính phức tạp trong hệ thống logistics là gì?
- Phức tạp về mạng lưới: Số lượng giao điểm ngày càng tăng và những thay đổi liên quan đến các
liên kết trong hệ thống logistics.
- Phức tạp về quy trình: Tập trung vào sự phát triển, bổ sung và sửa đổi các quy trình theo thời gian
- Phức tạp về phạm vi: Tập trung vào những tác động liên quan đến số lượng sản phẩm ngày càng
tăng mà hầu hết các công ty tiếp tục phải đối mặt trong nỗ lực tạo sự khác biệt với khách hàng
của mình.
CHƯƠNG 10: QUẢN LÝ LƯU KHO

10-1. Tại sao lưu kho tồn tại trong một chuỗi cung ứng?
Lý do chính cho việc lưu kho là do các mô hình sản xuất và tiêu dùng không trùng khớp và việc lưu
kho đáp ứng các tốc độ hoặc khối lượng lưu chuyển khác nhau. Số lượng hàng hóa được mua lớn hơn
mức có thể được tiêu thụ trong một khoảng thời gian ngắn và cần có không gian kho để lưu trữ sản
phẩm dư thừa. Ngoài ra, về phía nhà sản xuất kho bãi được dùng để chứa nguyên vật liệu đầu vào, họ
có thể mua thêm nguồn cung cấp trữ vào kho để đáp ứng quá trình sản xuất phòng khi có tình trạng
thiếu hụt so với dự kiến.
10-2. Giải thích bốn phương pháp lưu kho tạo điều kiện cho chức năng tái phân nhóm.
- Thu gom (tích luỹ): là tập hợp các loại hàng tương tự nhau từ nhiều nguồn khác nhau
- Chia nhỏ (xé lẻ hàng): là chia nhỏ số lượng hàng lớn thành những lượng hàng nhỏ hơn
- Sắp xếp: tích luỹ nhiều loại sản phẩm khác nhau để bán lại cho khách hàng cụ thể
- Phân loại: phân loại hàng hoá theo cấp và chất lượng như mong muốn của những thị trường mục
tiêu khác nhau.
10-3. Thảo luận về lý do phương pháp gom hàng nhanh tại kho (Cross-docking) trong logistics đương
đại lại phổ biến.
Gom hàng nhanh tại kho (Cross-docking) có nghĩa là quá trình nhận sản phẩm và vận chuyển sản
phẩm ngay trong ngày hoặc qua đêm mà không cần nhập vào kho.
Sự nhấn mạnh ngày càng tăng vào việc giảm thời gian trong chuỗi cung ứng đã dẫn đến sự phát triển
của cross-docking. Phương pháp này có lợi ích chủ yếu bao gồm: dịch vụ đã cải thiện theo phương
pháp vận chuyển sản phẩm đến nơi nhận nhanh hơn và giảm chi phí lưu hàng tồn kho, do đó phân
phối sản phẩm nhanh hơn. Khác với trung tâm phân phối ở khoảng thời gian sản xuất sản phẩm (24
giờ hoặc ít hơn đối với cơ sở gom hàng nhanh).
10-4. Thảo luận về những bất lợi của việc kho lưu trữ công cộng.
Nhược điểm lớn nhất của kho bãi công cộng là khả năng thiếu sự kiểm soát của cơ quan quản lý. Ví
dụ: đôi khi kho công cộng không có đủ không gian trống theo yêu cầu của người dùng; ngay cả khi có
sẵn không gian, người dùng có thể sẽ không được sử dụng vì có ít tiếng nói về vị trí của họ.
Hơn nữa, một số kho công cộng không mở cửa 24 giờ một ngày, có nghĩa là người dùng tiềm năng có
thể không truy cập được sản phẩm của họ khi cần và người dùng có thể cần điều chỉnh hoạt động của
mình để phù hợp với hoạt động của kho công cộng.
10-5. Những lợi thế và bất lợi của kho chứa tư nhân là gì?
Một bất lợi đối với kho tư nhân là tốn chi phí cố định cao đòi hỏi lượng cầu cao và ổn định. Ngoài ra,
giải pháp thay thế có chi phí cố định cao trở nên kém hấp dẫn hơn trong thời điểm lãi suất cao vì việc
đảm bảo nguồn tài chính cần thiết sẽ tốn kém hơn. Kho tư nhân cũng có thể làm giảm tính linh hoạt
của tổ chức trong việc ứng phó với những thay đổi của môi trường bên ngoài.
Về lợi ích, kho lưu trữ tư nhân cung cấp cho người dùng nhiều quyền kiểm soát đối với nhu cầu lưu
trữ của họ. Cụ thể hơn, kho tư nhân có thể được xây dựng để đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của người
dùng và các công ty cũng có thể kiểm soát việc bố trí sản phẩm trong cơ sở, đảm bảo đủ nhu cầu và
ổn định để kho luôn đầy hàng. Ngoài ra, kho tư nhân cung cấp khả năng tiếp cận sản phẩm khi tổ
chức cần hoặc muốn chúng.
10-6. Thảo luận tại sao lưu kho theo hợp đồng là một lựa chọn ưa thích cho nhiều tổ chức.
Kho hàng theo hợp đồng còn được gọi là kho hàng của bên thứ ba (3PL) hoặc kho hàng chuyên dụng.
Là “thỏa thuận đôi bên cùng có lợi dài hạn chuyên cung cấp dịch vụ kho hàng và logistics thiết kế
riêng dành cho một kiểu khách hàng. Nhà cung cấp và khách hàng sẽ cùng chịu rủi ro về hoạt động
kho hàng”. Lưu kho theo hợp đồng là một lựa chọn ưa thích cho nhiều tổ chức vì:
- Kho bãi theo hợp đồng giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí hơn so với kho hàng tư nhân
- Cho phép doanh nghiệp tập trung vào năng lực cốt lõi của mình với việc quản lý kho bãi do các
chuyên gia cung cấp.
- Có khả năng kiểm soát ở mức độ tương tự như kho bãi tư nhân do các thông số kỹ thuật chính
được quy định theo hợp đồng.
10-7. Khi nào thì sự sắp xếp kho hàng có mối liên hệ đến nhiều khách hàng mới thật sự thích hợp với
một công ty?
Trong trường hợp kho hàng theo hợp đồng thường chỉ dành riêng cho một khách hàng và kho hàng
công cộng có thể được sử dụng bởi bất kỳ số lượng khách hàng nào, thì một số lượng khách hàng hạn
chế (ít nhất 2, nhưng không quá 10) sử dụng cơ sở nhiều khách hàng. Theo cách tương tự, các dịch vụ
trong cơ sở nhiều khách hàng khác biệt hơn so với dịch vụ trong cơ sở công cộng, nhưng ít tùy chỉnh
hơn so với dịch vụ kho bãi theo hợp đồng.
10-8. Giải thích làm thế nào lối tư duy thông thường lại hữu ích về mặt thiết kế kho.
Một lời khuyên thông thường là trước khi thiết kế một cơ sở kho bãi, bạn phải biết số lượng và tính
chất của hàng hóa cần xử lý. Ví dụ: số lượng đặt hàng trực tuyến có xu hướng nhỏ hơn nhiều so với
những người đến cửa hàng bán lẻ; do đó, việc lấy và lắp ráp một hoặc hai mặt hàng khác nhiều so với
việc lấy và lắp ráp một tải pallet của các mặt hàng đó
10-9. Về mặt thiết kế kho bãi, hãy nêu các ví dụ về sự đánh đổi liên quan đến không gian, lao động và
cơ giới hóa.
Sự rộng rãi có thể không phải lúc nào cũng thuận lợi vì khoảng cách mà một cá nhân hoặc máy phải
di chuyển trong các chức năng lưu trữ và truy xuất được tăng lên. Hơn nữa, không gian không sử
dụng làm khối lượng lưu trữ giảm xuống đồng nghĩa với dư thừa công suất và công suất dư thừa sẽ
gây tốn kém. Ngoài ra, chật chội các điều kiện có thể dẫn đến sự thiếu hiệu quả như hư hỏng sản
phẩm có thể do xe nâng đâm thủng và tắc nghẽn di chuyển do chiều rộng lối đi không hiệu quả. Và
nơi có lối đi hẹp hơn yêu cầu phải có thiết bị lưu trữ và xử lý chuyên dụng (đắt hơn), tốn kém hơn.
10-10. Phân biệt giữa các vị trí đặt lô hàng cố định và dễ đổi chỗ. Làm thế nào vị trí đó có thể ảnh
hưởng đến thiết kế kho bãi?
Vị trí cố định đề cập đến tình huống trong đó mỗi SKU có một hoặc nhiều vị trí cố định được chỉ định
cho nó, trong khi vị trí có thể thay đổi bao gồm các vị trí trống được chỉ định cho các sản phẩm dựa
trên tình trạng còn trống. Một ví dụ về vị trí khe thay đổi là vị trí lưu trữ sẵn có gần nhất, với "gần
nhất" được xác định là thời gian di chuyển ngắn nhất tới điểm vào hoặc ra. Vị trí cố định có thể mang
lại sự ổn định trong việc chọn hàng theo nghĩa là công ty phải luôn biết vị trí của một SKU cụ thể; tuy
nhiên, điều này có thể dẫn đến việc sử dụng không gian thấp. Mặc dù vị trí khe thay đổi nhìn chung
mang lại kết quả sử dụng không gian hiệu quả hơn nhưng nó đòi hỏi một hệ thống thông tin gần như
hoàn hảo vì phải có kiến thức hoàn hảo về vị trí của từng sản phẩm.
10-11. Các đặc điểm chính khi bố trí lần neo tàu đơn lẻ là gì? (Các đặc điểm chính của bố trí dock
đơn)
Trong hệ thống một bến, mỗi bến có thể được sử dụng cho cả vận chuyển và nhận hàng, thường nhận
sản phẩm vào một thời điểm trong ngày và vận chuyển vào một thời điểm khác. Nhìn từ trên cao,
hàng hóa di chuyển theo hình chữ U thay vì theo hình thẳng. Giải pháp thay thế này giúp giảm không
gian cần thiết cho các bến lưu trữ, nhưng nó yêu cầu các nhà vận chuyển phải nhận và giao hàng vào
những thời điểm cụ thể. Ngoài ra, giải pháp thay thế này đôi khi cũng có thể dẫn đến sự nhầm lẫn
trong đó sản phẩm đã nhận đôi khi được chất lại vào phương tiện đã giao sản phẩm đó.
Bố trí một bến tàu là một kiểu bố trí kho trong đó tất cả các hoạt động bốc xếp diễn ra tại một bến tàu
duy nhất. Điều này trái ngược với bố cục nhiều dock, có nhiều dock. Bố trí một bến tàu thường được
sử dụng trong các nhà kho vừa và nhỏ, vì chúng hiệu quả và tiết kiệm chi phí hơn so với bố trí nhiều
bến cho các loại cơ sở này.
10-12. Giải thích mối liên hệ của chiều rộng lối đi trong thiết kế kho.
Khi không gian lối đi tăng lên, khả năng lưu trữ của cơ sở sẽ giảm; ví dụ, lối đi hẹp có thể lưu trữ
nhiều sản phẩm hơn 20-25% so với lối đi thông thường. Tuy nhiên, việc vận hành thiết bị cơ khí ở lối
đi rộng hơn sẽ dễ dàng hơn và lối đi rộng hơn sẽ giảm bớt khả năng xảy ra tai nạn và hư hỏng sản
phẩm. Ngoài ra, các lối đi hẹp hơn đòi hỏi phải có thiết bị lưu trữ và xử lý chuyên dụng, đồng thời
thiết bị này đắt hơn các thiết bị ít chuyên dụng hơn và đòi hỏi các kỹ năng của người vận hành nâng
cao như phối hợp mắt, tay và chân nhạy bén hơn.
10-13. Một số ví dụ điển hình về tự động hóa kho lưu trữ trong chương này là gì? Những ưu và nhược
điểm của tự động hóa kho là gì?
Tự động hóa kho hàng đề cập đến việc sử dụng các thiết bị cơ khí hoặc điện tử để thay thế sức lao
động của con người. Ví dụ về tự động hóa kho bao gồm: xe nâng có lối đi hẹp, xe có hướng dẫn tự
động, hệ thống lưu trữ và thu hồi hàng tự động, nhận dạng tần số vô tuyến và lấy hàng bằng robot và
những thiết bị khác. Ưu điểm của tự động hoá kho là: có tiềm năng giảm chi phí lao động và cải thiện
năng suất của kho, nhưng điều quan trọng đối với các nhà quản lý là đảm bảo rằng tự động hóa mang
lại sự cải thiện rõ rệt về hiệu quả và hiệu suất của kho. Để đạt được mục tiêu này, trước tiên tổ chức
nên đánh giá xem tổ chức đã sẵn sàng cho tự động hóa hay chưa, bởi vì tự động hóa có thể phức tạp,
tốn kém (chẳng hạn như chi phí vận hành, sửa chữa và bảo trì, cũng như chi phí nhân sự và quản lý có
liên quan) và gây gián đoạn cho các hoạt động hàng ngày.
Nếu một tổ chức đã sẵn sàng cho tự động hóa thì điều quan trọng là phải đánh giá xem tự động hóa sẽ
hỗ trợ hệ thống logistics của tổ chức như thế nào. Ví dụ: đem lại hiệu quả trong quá trình vận hành
hàng hoá trong kho, làm việc thông minh hơn trong các nhiệm vụ cụ thể.
10-14. Một số nhu cầu không gian phi lưu trữ tiềm năng có thể ảnh hưởng đến thiết kế kho bãi là gì?
Thông thường một cơ sở kho bãi chỉ hoạt động với 20% không gian được sử dụng cho sản phẩm. Bởi
vì ngoài lưu trữ hàng hoá thì không gian kho bãi còn được sử dụng cho những mục đích khác như:
một khu vực nơi tài xế vận tải và người điều hành có thể đợi trong khi thiết bị của họ được xếp hoặc
dỡ, khu vực sắp xếp hoặc lưu trữ tạm thời cho cả hàng hóa nhập và xuất; nhà vệ sinh, phòng ăn trưa
của nhân viên và những nơi tương tự, cơ sở lưu trữ và sửa chữa pallet; một khu vực được thiết kế để
lưu trữ hàng hóa bị hư hỏng đang chờ đại diện yêu cầu bồi thường kiểm tra; hu vực cứu hộ, sửa chữa
hàng hóa bị hư hỏng số; khu vực đóng gói lại, dán nhãn, ghi giá …. Khi thiết kế cơ sở kho bãi, điều
quan trọng là phải ghi nhớ các nhu cầu tiềm ẩn liên quan đến không gian bên ngoài.
* 12 nhu cầu không gian phi lưu trữ tiềm năng ảnh hưởng tới thiết kế kho bãi:
1. Khu vực mà người lái xe, người điều khiển phương tiện có thể đợi trong khi xếp, dỡ thiết bị của
mình
2. Khu vực sắp xếp hoặc lưu trữ tạm thời cho cả hàng hóa nhập và xuất
3. Nhà vệ sinh, phòng ăn trưa của nhân viên và những nơi tương tự
4. Cơ sở lưu trữ và sửa chữa pallet (Các cơ sở nhận vật liệu chưa được xếp vào pallet nhưng vận
chuyển trên pallet có thể yêu cầu vận hành lắp ráp pallet.)
5. Không gian văn phòng, bao gồm khu vực dành cho các hệ thống máy tính cần thiết
6. Một khu vực được thiết kế để lưu trữ hàng hóa bị hư hỏng đang chờ đại diện yêu cầu bồi thường
kiểm tra
7. Khu vực cứu hộ, sửa chữa hàng hóa bị hư hỏng số
8. Khu vực đóng gói lại, dán nhãn, ghi giá, v.v.
9. Khu tập kết, đóng kiện phế liệu, phế liệu
10. Khu vực bảo quản, bảo trì thiết bị (Ví dụ: xe nâng chạy bằng ắc quy cần được sạc điện định kỳ.)
11. Kho chuyên dụng cho các mặt hàng nguy hiểm, hàng hóa có giá trị cao, vật tư nhập kho hoặc các
mặt hàng cần xử lý chuyên dụng khác (chẳng hạn như tủ đông hoặc kho lạnh)
12. Khu xử lý hàng trả lại, hàng tái chế
10-15. Làm thế nào để cải thiện năng suất kho bãi mà không cần đầu tư đáng kể vào công nghệ hoặc
thiết bị?
Một đề xuất để cải thiện năng suất kho bãi bao gồm việc xem xét các quy trình và thực tiễn hiện có để
xác định các nhiệm vụ đang tạo ra sự thiếu hiệu quả lớn nhất mà không cần bổ sung hoặc nâng cấp
công nghệ hoặc thiết bị hiện tại. Các tổ chức cũng có thể kiểm tra cách bố trí cơ sở của họ; chạy
ngang dài và quay lại thường xuyên có thể là dấu hiệu của vấn đề về bố cục. Một việc cơ bản như
việc thêm các lối đi chéo có thể làm giảm độ dài của các lần chạy ngang cũng như độ dài của việc
quay lại. Một gợi ý chi phí thấp khác để nâng cao năng suất kho bãi là phát nhạc nếu điều kiện cho
phép; nghiên cứu cho thấy năng suất của người lao động tăng lên khi nhạc được bật.
10-16. Thảo luận về ví dụ các quy định của chính phủ đã ảnh hưởng đến an toàn kho bãi ở nước bạn
như thế nào?
OSHA là Cơ quan Quản lý An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp, một cơ quan của chính phủ liên bang
Hoa Kỳ chịu trách nhiệm về các biện pháp an toàn công nghiệp và các thanh tra viên OSHA thường
xuyên đến thăm các nơi làm việc công nghiệp để đảm bảo tuân thủ quy định. OSHA đặc biệt quan
tâm đến các hoạt động và thiết bị xe nâng. Ví dụ: chỉ những nhân viên kho bãi được đào tạo và chứng
nhận mới được phép vận hành xe nâng và người vận hành xe nâng phải được chứng nhận lại ba năm
một lần. Một số quy định về An toàn lao động của OSHA để cải thiện an toàn kho hàng chẳng hạn
như: cấm nhân viên nhảy từ tấm đế này sang tấm đế khác và giữ sàn nhà sạch sẽ, không bị trơn trượt
tránh tình trạng vấp ngã gây ra tai nạn….vv.
10-17. Thảo luận về hoả hoạn là mối đe dọa bất biến trong kho.
Hỏa hoạn là mối đe dọa thường xuyên trong kho bãi, một phần vì nhiều vật liệu dùng để đóng gói rất
dễ cháy. Ngoài ra, mặc dù pallet nhựa có tuổi thọ cao hơn, sạch hơn và ít bị vỡ hơn so với pallet gỗ
nhưng chúng lại có nguy cơ cháy nổ cao hơn. Các cơ sở cao tầng dễ bị cháy hơn vì khoảng cách
thẳng đứng giữa vật liệu được lưu trữ đóng vai trò là ống khói và giúp lửa cháy.
10-18. Vật liệu nguy hiểm là gì? Nên cân nhắc những yếu tố thiết kế nào khi lưu trữ các vật liệu nguy
hiểm?
Vật liệu nguy hiểm (hazmat) là bất kỳ vật phẩm hoặc tác nhân nào (sinh học, hóa học, vật lý) có khả
năng gây hại cho con người, động vật hoặc môi trường, hoặc tự nó hoặc thông qua sự tương tác với
các yếu tố khác. Các vật liệu nguy hiểm bao gồm: chất nổ, chất lỏng dễ cháy và chất rắn dễ cháy.
Một số yếu tố thiết kế cũng phải được xem xét khi lưu trữ các vật liệu nguy hiểm. Ví dụ: Các tòa nhà
lưu trữ chất độc hại thường có khu vực được xây dựng đặc biệt để có thể chứa vật liệu trong trường
hợp xảy ra tai nạn. Tương tự như vậy, những cơ sở này có thể có tường và cửa có thể chịu được lửa
cháy dữ dội trong vài giờ. Điều quan trọng đối với cơ sở lưu trữ chất độc hại là phải có hệ thống phun
nước thích hợp cũng như hệ thống thông gió tốt.
10-19. Các mối đe dọa tiềm ẩn với an ninh kho bãi và hậu quả là gì?
Các mối đe dọa tiềm tàng đối với an ninh kho bãi bao gồm: trộm cắp, cố ý phá hoại của công, nhiệt
độ và độ ẩm, hỏa hoạn và mất điện, v.v. Những mối đe dọa này có thể gây ra một số hậu quả tiêu cực
như mất doanh thu và lợi nhuận, tăng chi phí bổ sung để tăng cường an ninh, thời gian và chi phí để
nộp đơn yêu cầu bồi thường thích hợp và mối nguy hiểm tiềm tàng cho công chúng.
Một số hậu quả này đã được minh họa rõ ràng trong vụ trộm dược phẩm trị giá gần 80 triệu USD từ
một nhà kho ở Connecticut vào năm 2010. Vấn đề nhiệt độ trong kho như việc thiếu tủ lạnh hoặc độ
lạnh không đạt chuẩn có thể làm nhiễm bẩn một số dược phẩm và nhà sản xuất không nhận được
doanh thu từ lô hàng đó. Ngoài ra, việc đánh cắp hàng từ nhân viên kho bãi cũng ảnh hưởng tới lợi
ích của doanh nghiệp.
10-20. Làm thế nào là vấn đề sạch sẽ và vệ sinh trong hoạt động kho bãi?
Sự sạch sẽ và vệ sinh trong kho là cực kỳ quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp, chẳng hạn như
ngành dịch vụ thực phẩm, nơi kho hàng sạch sẽ và hợp vệ sinh giúp giảm khả năng mắc các bệnh do
thực phẩm. Hơn nữa, cơ sở vật chất sạch sẽ và vệ sinh có tác động tích cực đến sự an toàn, tinh thần
và năng suất của nhân viên, đồng thời làm giảm tỷ lệ luân chuyển nhân viên. Sự sạch sẽ và vệ sinh
của nhà kho phụ thuộc vào ý thức chung và tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân. Ví dụ, một nhà
cung cấp thiết bị vệ sinh công nghiệp hàng đầu gợi ý rằng một công ty nên xây dựng lịch trình dọn
dẹp kho hàng của mình một cách thường xuyên và tuân thủ lịch trình đó.

CHƯƠNG 14
14-1. Thảo luận về rào cản thương mại xuyên biên giới vừa mang tính quốc tế vừa trọng yếu.
Rào cản thương mại xuyên biên giới là những yếu tố cản trở việc giao thương hàng hóa và dịch vụ
giữa các quốc gia. Rào cản này có thể mang tính quốc tế hoặc chỉ áp dụng cho một số quốc gia nhất
định.
Một số rào cản thương mại xuyên biên giới mang tính quốc tế và trọng yếu bao gồm:
- Thuế quan: Thuế quan là một khoản phí được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu. Thuế quan có
thể làm tăng giá của hàng hóa nhập khẩu, khiến chúng trở nên kém cạnh tranh hơn so với hàng
hóa sản xuất trong nước.
- Hạn ngạch: Hạn ngạch là giới hạn về số lượng hàng hóa nhập khẩu mà một quốc gia cho phép.
Hạn ngạch có thể được sử dụng để bảo vệ ngành sản xuất trong nước khỏi sự cạnh tranh từ hàng
hóa nhập khẩu.
- Các quy định kỹ thuật: Các quy định kỹ thuật là các quy định về tính an toàn, sức khỏe hoặc môi
trường của hàng hóa. Các quy định kỹ thuật có thể khác nhau giữa các quốc gia, khiến việc xuất
khẩu và nhập khẩu hàng hóa trở nên khó khăn hơn.
- Các quy định về sở hữu trí tuệ: Các quy định về sở hữu trí tuệ bảo vệ quyền sở hữu đối với các tài
sản trí tuệ, chẳng hạn như bằng sáng chế, nhãn hiệu và tác quyền. Các quy định này có thể khác
nhau giữa các quốc gia.

 Những rào cản thương mại xuyên biên giới này có thể ảnh hưởng tới hoạt động logistics quốc tế.
14-2. Làm thế nào chính phủ của một quốc gia cụ thể được phép tham gia vào thương mại quốc tế?
Các chính phủ có thể kiểm soát mạnh mẽ giao thông đường biển và đường hàng không vì họ hoạt
động như một phần mở rộng của nền kinh tế của một quốc gia và phần lớn doanh thu chảy vào nền
kinh tế của quốc gia đó.
Trong một số trường hợp, giấy phép nhập khẩu do chính phủ cấp có thể hạn chế việc di chuyển đối
với tàu hoặc máy bay do nước nhập khẩu sở hữu hoặc điều hành.
Một số quốc gia còn cung cấp trợ cấp để phát triển hoặc duy trì các hãng vận tải đường biển và
đường hàng không của họ.
Chính phủ cũng hỗ trợ các hãng vận tải của mình thông qua các quy tắc ưu tiên hàng hóa.
Chính phủ còn tham gia thương mại quốc tế thông qua: Thỏa thuận thương mại quốc tế (FTA), tổ
chức thương mại thế giới (WTO), các quy định về hàng rào thuế quan hoặc các rào cản thương mại
khác đối với hàng hóa và dịch vụ được giao dịch giữa các quốc gia.
14-3. Thảo luận về quy mô thị trường của một quốc gia có tầm ảnh hưởng đến thương mại quốc tế và
hậu cần quốc tế, hãy lần lượt thảo luận từng chủ đề.
Quy mô thị trường của một quốc gia bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm: dân số, mức sống, sức
mua, cơ cấu kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP)….
Quy mô thị trường có ảnh hưởng lớn đến thương mại quốc tế:
Quy mô thị trường là yếu tố thu hút đầu tư nước ngoài: Các doanh nghiệp nước ngoài thường đầu tư
vào các quốc gia có quy mô thị trường lớn, vì họ có thể tìm thấy nhiều khách hàng tiềm năng ở đó.
Thúc đẩy xuất khẩu: Các doanh nghiệp trong nước có thể xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của mình
sang các quốc gia có quy mô thị trường lớn. Điều này giúp họ mở rộng thị trường và tăng doanh thu.
Tăng cường cạnh tranh: Các doanh nghiệp trong nước phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước
ngoài trên thị trường nội địa. Điều này giúp họ nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ của mình,
đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Ví dụ, Trung Quốc là quốc gia có quy mô thị trường lớn trên thế giới nhờ vào quy mô dân số và tốc
độ tăng triển cao. Điều này đã thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến Trung Quốc, thúc đẩy xuất
khẩu và tăng cường sức cạnh tranh trong nền kinh tế Trung Quốc.
Quy mô thị trường có ảnh hưởng đến hậu cần quốc tế:
Các quốc gia có quy mô thị trường lớn có nhu cầu cao về dịch vụ hậu cần, chẳng hạn như vận tải, kho
bãi và phân phối. Điều này tạo ra cơ hội kinh doanh mới cho các doanh nghiệp hậu cần.
Sự gia tăng nhu cầu về dịch vụ hậu cần tạo ra cơ hội kinh doanh mới cho các doanh nghiệp hậu cần.
Các quốc gia có quy mô thị trường lớn cần có hệ thống hậu cần hiệu quả để đáp ứng nhu cầu của nền
kinh tế.
Khi kinh tế của một quốc gia phát triển, nhu cầu vận chuyển hàng hóa cũng sẽ tăng cao, và ngược lại.
Ví dụ, Hoa Kỳ là quốc gia có quy mô thị trường lớn. Điều này đã tạo ra nhu cầu cao về dịch vụ hậu
cần ở Hoa Kỳ, dẫn đến sự phát triển của các doanh nghiệp hậu cần lớn như FedEx, UPS và DHL.
14-4. Làm thế nào hội nhập kinh tế lại ảnh hưởng đến hậu cần quốc tế?
Hội nhập kinh tế có ảnh hưởng đến hậu cần quốc tế như sau:
- Hội nhập kinh tế làm giảm chi phí và thời gian vận chuyển hàng hóa giữa các quốc gia. Điều này
thúc đẩy thương mại quốc tế, dẫn đến nhu cầu tăng cao về dịch vụ hậu cần.
- Hội nhập kinh tế cho phép các doanh nghiệp phân chia quy trình sản xuất của họ giữa các quốc
gia, dẫn đến sự hình thành của các chuỗi cung ứng mới, đòi hỏi các dịch vụ hậu cần phức tạp hơn.
- Hội nhập kinh tế mở ra thị trường mới cho các doanh nghiệp hậu cần. Điều này dẫn đến sự cạnh
tranh ngày càng tăng trong ngành, đòi hỏi các doanh nghiệp phải đổi mới và nâng cao hiệu quả.
Ví dụ: Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA) đã loại bỏ thuế quan đối với hàng hóa thương mại
giữa các quốc gia ASEAN. Điều này đã thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu trong khu vực, dẫn đến nhu
cầu tăng cao về dịch vụ hậu cần.
14-5. Làm thế nào lý do ngôn ngữ lại ảnh hưởng đến khâu đóng gói và ghi nhãn trên các lô hàng quốc
tế?
Ngôn ngữ là một yếu tố quan trọng trong khâu đóng gói và ghi nhãn trên các lô hàng quốc tế, do
- Nhãn hàng hóa phải cung cấp thông tin chính xác về sản phẩm, bao gồm tên sản phẩm, thành
phần, hướng dẫn sử dụng, v.v. Thông tin này phải được viết bằng ngôn ngữ mà người nhận có thể
hiểu được.
- Một số quốc gia có các quy định cụ thể về ngôn ngữ được sử dụng trên nhãn hàng hóa. Ngoài ra,
nhãn hàng hóa có thể được viết bằng nhiều ngôn ngữ để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng ở
các quốc gia khác nhau. Ví dụ, một lô hàng hàng hóa được vận chuyển từ Việt Nam sang Hoa Kỳ
có thể có nhãn hàng hóa bằng tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Trung.
- Do sự khác biệt về ngôn ngữ cho nên việc ghi nhãn trên các lô hàng quốc tế có thể được thay thế
bằng các ký hiệu. Các ký hiệu được đánh dấu khi đóng gói hàng hoá xuất khẩu như: ký hiệu cảnh
báo; ký hiệu của người gửi hàng, đích đến và số đơn hàng; ký hiệu xử lý hàng hoá….
14-6. Giấy chứng nhận xuất xứ, hóa đơn thương mại và tờ khai xuất khẩu của người giao hàng là gì?
Giấy chứng nhận xuất xứ: chỉ rõ quốc gia hoặc các quốc gia nơi sản phẩm được sản xuất. Chính phủ
có thể yêu cầu tài liệu này nhằm mục đích kiểm soát hoặc các nhà xuất khẩu dùng để xác minh địa
điểm sản xuất hàng hoá.
Hóa đơn thương mại: về bản chất tương tự như vận đơn nội địa, hóa đơn thương mại tóm tắt toàn bộ
giao dịch và chứa các thông tin bao gồm mô tả hàng hóa, điều khoản bán hàng, phương thức thanh
toán, số lượng và phương thức vận chuyển, …v.v.
Tờ khai xuất khẩu của người gửi hàng: chứa dữ liệu giao dịch xuất khẩu có liên quan như các phương
thức vận chuyển, người tham gia giao dịch và mô tả về những gì đang được xuất khẩu.
CHƯƠNG 13
13.1 Quản lý vận tải là gì và tại sao nó quan trọng?
Quản lý vận tải là quá trình lập kế hoạch, tổ chức và điều phối sự di chuyển của hàng hóa hoặc con
người từ nơi này đến nơi khác. Quản lý vận tải liên quan đến việc quản lý các phương thức vận tải,
quản lý cơ sở hạ tầng liên quan như đường xá, đường cao tốc và cảng biển.
Quản lý vận tải rất quan trọng vì: quản lý vận tải hiệu quả giúp tối ưu hóa hoạt động vận tải, giảm chi
phí, nâng cao hiệu quả và sự hài lòng của khách hàng. Cụ thể:
- Tối ưu hóa chi phí vận tải: Quản lý vận tải giúp doanh nghiệp lựa chọn phương thức vận tải phù
hợp, đàm phán giá cả với nhà cung cấp vận tải và tối ưu hóa các tuyến vận tải.
- Nâng cao hiệu quả vận tải: Quản lý vận tải giúp doanh nghiệp đảm bảo hàng hóa được vận
chuyển đúng thời gian, địa điểm và với chất lượng tốt, đảm bảo sự hài lòng của khách hàng.
Đảm bảo an toàn: Quản lý vận tải tốt giúp đảm bảo an toàn cho hàng hóa và con người trong quá
trình vận chuyển, giảm nguy cơ tai nạn và các sự cố khác.
- Giảm tác động tới môi trường: lập kế hoạch di chuyển giao thông để giảm thiểu những tác động
xấu đến môi trường (vấn đề ô nhiễm không khí, nguồn nước…) bằng cách giảm việc đi lại không
cần thiết và tối ưu hóa các tuyến đường và phương thức vận tải.

13.2 Những tiến bộ trong công nghệ đã thay đổi quá trình xác định tỷ giá như thế nào?
Khoảng 30 năm trước, tất cả các mức giá đều được công bố dưới dạng thuế quan, ngày nay nhiều nhà
mạng cung cấp thông tin xếp hạng trực tuyến và người quản lý vận tải cần cập nhật mã zip codes đi
và đến, trọng lượng lô hàng liên quan để xác định tỷ giá.
Những tiến bộ trong công nghệ giúp quá trình xác định tỷ giá minh bạch và hiệu quả hơn. Cụ thể:
- Công nghệ đã giúp cải thiện tính minh bạch của thị trường ngoại hối, bằng cách cung cấp dữ liệu
giao dịch theo thời gian thực và thông tin về các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá. Điều này giúp các
nhà đầu tư và doanh nghiệp đưa ra quyết định chính xác hơn về việc mua, bán ngoại tệ.
- Công nghệ đã giúp tăng cường tính hiệu quả của thị trường ngoại hối, bằng cách cho phép các
giao dịch được thực hiện nhanh chóng và dễ dàng hơn. Điều này đã giúp giảm chi phí giao dịch
và tăng tính thanh khoản của thị trường.
Những tiến bộ trong công nghệ hiện nay:
Các giao dịch ngoại hối hiện nay được tự động hóa nhiều hơn so với trước đây, do các nhà đầu tư và
ngân hàng sử dụng các thuật toán máy tính để thực hiện các giao dịch của họ.
Sự phát triển của các thị trường ngoại hối điện tử (ECN), cho phép các nhà đầu tư giao dịch với
nhau trực tiếp, mà không cần thông qua một nhà môi giới.
Sự phát triển của các công cụ phân tích kỹ thuật: sử dụng dữ liệu lịch sử giao dịch để dự đoán xu
hướng giá trong tương lai.
13.3 Thảo luận về cách các nhà quản lý vận tải có thể tham gia vào các hoạt động khác của công ty.
Hoạt động tiếp thị: các nhà quản lý vận tải hỗ trợ tiếp thị bằng cách báo giá cước vận chuyển cho
nhân viên bán hàng, đề xuất giảm giá theo số lượng có thể dựa trên mức tiết kiệm chi phí vận chuyển
cũng như lựa chọn hãng vận chuyển và tuyến đường để vận chuyển sản phẩm đáng tin cậy.
Hoạt động sản xuất: các nhà quản lý vận tải có thể hỗ trợ sản xuất bằng cách tư vấn về cách đóng gói
và xử lý nguyên liệu, đồng thời đảm bảo có đủ nguồn cung cấp phương tiện vận chuyển khi cần thiết.
Hoạt động vận chuyển: Người quản lý vận tải có thể hỗ trợ quá trình vận chuyển bằng cách cung cấp
hướng dẫn vận chuyển hoặc định tuyến đơn giản, lập chứng từ vận chuyển và khuyến khích hợp nhất
lô hàng.
Hoạt động thu mua: Họ cũng có thể hỗ trợ việc mua hàng bằng cách tư vấn về các phương pháp kiểm
soát chi phí và chất lượng của các chuyến hàng nhập vào cũng như bằng cách theo dõi và xử lý các lô
hàng đầu vào quan trọng bị thất lạc hoặc chậm trễ.
13.4 Ba yếu tố chính quyết định tốc độ vận chuyển là gì?
Phí vận tải dựa trên ba yếu tố:

➢ Sản phẩm: Loại sản phẩm được vận chuyển có ảnh hưởng đến phí vận tải, các sản phẩm dễ vỡ, giá
trị cao hoặc có yêu cầu vận chuyển đặc biệt thường có phí vận tải cao hơn.

➢ Trọng lượng: Trọng lượng của hàng hóa càng lớn thì phí vận tải càng cao.

➢ Khoảng cách: Khoảng cách vận chuyển càng xa thì phí vận tải càng cao.

13.5 Phân biệt giữa tỷ giá hàng hóa và tỷ giá loại.


Tỷ giá hàng hóa: Mức giá hàng hoá cụ thể là sự kết hợp của sản phẩm, trọng lượng và khoảng cách.
Mặc dù, giá hàng hóa giúp giải quyết các tình huống theo nhu cầu cụ thể, nhưng số lượng giá hàng
hóa rất nhiều do mỗi sản phẩm có trọng lượng và khoảng cách vận chuyển khác nhau. Ví dụ, vì có
hơn 30.000 điểm vận chuyển và nhận hàng quan trọng ở Hoa Kỳ, nên trong hệ thống giá hàng hóa sẽ
cần có các mức giá riêng biệt cho tất cả các kết hợp có thể có của điểm vận chuyển và điểm nhận
hàng.
Tỷ giá loại (hệ thống phân loại giá): Đơn giản hóa từng yếu tố trong ba yếu tố chính: sản phẩm, trọng
lượng và khoảng cách. Một ví dụ về đơn giản hóa sản phẩm là phân loại hàng hóa, dựa trên mật độ,
khả năng xếp gọn, dễ xử lý và trách nhiệm pháp lý đối với hư hỏng và trộm cắp của sản phẩm.
13.6 Thảo luận về bốn yếu tố được sử dụng để xác định phân loại cước vận chuyển của sản phẩm.
Bốn yếu tố được dùng để xác định sự phân loại cước vận chuyển của sản phẩm

➢ Tỉ trọng: Là trọng lượng của một sản phẩm so với kích thước của sản phẩm đó, là yếu tố chính để
phân loại sản phẩm

➢ Độ ổn định: Là mức độ dễ dàng đóng gói vào một kiện hàng của hàng hóa. Những cân nhắc khả
thi về giá cả liên quan đến khả năng hàng hóa được chất cùng các vật liệu nguy hiểm và khả năng
chất chồng hàng hóa lên nhau

➢ Tính dễ xử lý: Liên quan đến những thách thức từ kích thước, trọng lượng của hàng hóa, v.v.

để giải quyết

➢ Trách nhiệm pháp lý đối với thiệt hại và trộm cắp: Trong số những yếu tố khác, trách nhiệm pháp
lý được xem là khả năng gây hư hỏng hàng hóa khác, khả năng dễ hư hỏng và giá trị của hàng hóa đó
13.7 Xác định hệ thống phân loại hàng hóa và giá cước phổ biến ở nước bạn trong dịch vụ hậu cần
nội địa.
Cái này trong slide của cô

 Hệ thống phận loại hàng hoá:


Hàng hóa vận chuyển trong logistic được phân theo:
- Tính chất lý hóa: Hàng hóa có tính chất lý hóa như chất lỏng, chất rắn, khí,...
- Đặc điểm: Hàng hóa có đặc điểm như hàng hóa rời, hàng hóa đóng gói, hàng hóa nguyên kiện,...
- Tính chất nguy hiểm: Hàng hóa có tính chất nguy hiểm như hàng hóa dễ cháy, dễ nổ, hàng hóa
độc hại,...
Dựa trên tính chất nguy hiểm, hàng hóa được phân loại thành 2 nhóm chính:
Hàng hóa nguy hiểm: Là loại hàng hóa có khả năng gây nguy hiểm cho con người, tài sản, môi
trường trong quá trình vận chuyển, phân loại thành 10 nhóm theo Liên minh Vận tải Quốc tế (IMDG),
bao gồm:
Nhóm 1: Chất nổ
Nhóm 2: Khí dễ cháy
Nhóm 3: Khí không dễ cháy, không độc hại
Nhóm 4: Chất lỏng dễ cháy
Nhóm 5: Chất rắn dễ cháy
Nhóm 6: Chất độc
Nhóm 7: Chất phóng xạ
Nhóm 8: Chất ăn mòn
Nhóm 9: Các chất khác có nguy cơ cháy nổ
Hàng hóa thông thường: Là loại hàng hóa không có khả năng gây nguy hiểm trong quá trình vận
chuyển.

 Giá cước vận chuyển nội địa


Giá cước vận chuyển nội địa theo các phương thức vận tải phụ thuộc vào các yếu tố sau: Khối lượng,
kích thước hàng hóa, Tính chất nguy hiểm của hàng hóa, Quãng đường vận chuyển…
Dưới đây là giá cước vận chuyển nội địa theo từng phương thức vận tải phổ biến ở Việt Nam:
- Vận tải đường bộ: dao động từ 15.000 đến 30.000 đồng/kg, vận tải hàng hóa liên tỉnh thường dao
động từ 10.000 đến 25.000 đồng/kg.
- Vận tải đường biển: dao động từ 100 đến 300 đồng/kg/km, hàng hóa quốc tế thường dao động từ
50 đến 200 USD/tấn/km.
- Vận tải đường hàng không: dao động từ 1.000 đến 2.000 đồng/kg/km, hàng hóa quốc tế thường
dao động từ 2.000 đến 5.000 USD/tấn/km
13.8 Thảo luận cách người quản lý vận tải có thể tận dụng sự cân bằng giữa giá cả và dịch vụ.
Cân bằng giữa giá cả và dịch vụ là một trong những thách thức lớn nhất mà người quản lý vận tải
phải đối mặt. Họ cần tìm cách cung cấp dịch vụ vận tải chất lượng cao với giá cả cạnh tranh.
Người quản lý vận tải có thể tận dụng sự cân bằng giữa giá cả và dịch vụ thông qua:
 Phân tích nhu cầu của khách hàng, bao gồm các yếu tố như tốc độ, độ tin cậy, khả năng đáp ứng
và chất lượng. Từ đó có thể cung cấp dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng với giá cả phù
hợp.
 Sử dụng nhiều phương thức vận tải: có thể sử dụng vận tải đường bộ cho các lô hàng nhỏ, vận tải
đường biển cho các lô hàng lớn và vận tải đường hàng không cho các lô hàng cần vận chuyển
nhanh chóng.
 Tối ưu hóa quy trình vận tải: bằng việc sử dụng công nghệ, hợp tác với các đối tác vận tải và cải
thiện hiệu quả hoạt động.
Ví dụ: trường hợp phí bảo hiểm được trả bằng tiền để đáp ứng các tiêu chuẩn dịch vụ được xác định
trước, nếu người vận tải không đảm bảo các tiêu chuẩn dịch vụ được xác định trước có thể phải nộp
phạt bằng tiền.
13.9 Giá cước và hạng mục dịch vụ quan trọng trong quá trình đàm phán vận chuyển giữa người vận
chuyển và người gửi hàng là gì?
Đối với phân loại hàng hóa của sản phẩm, xếp hạng phân loại càng cao thì phí vận chuyển hàng hóa
tương đối càng cao. Do đó, người gửi hàng có xu hướng thích số phân loại thấp hơn (có nghĩa là tỷ lệ
thấp hơn), trong khi các hãng vận chuyển có xu hướng thích số phân loại cao hơn.
Giá cước trong quá trình đàm phán vận chuyển giữa người vận chuyển và người gửi hàng là mức giá
mà người vận chuyển sẽ tính cho người gửi hàng để vận chuyển hàng hóa từ điểm A đến điểm B. Giá
cước thường được tính dựa trên: phương thức vận chuyển, khối lượng, khoảng cách và thời gian vận
chuyển…Trong quá trình đàm phán vận chuyển, người vận chuyển và người gửi hàng cần cân nhắc
các yếu tố trên để đưa ra mức giá cước phù hợp cho cả hai bên. Người vận chuyển cần đảm bảo thu
được lợi nhuận cao, trong khi người gửi hàng cần đảm bảo chi phí vận chuyển thấp theo nhu cầu của
mình.
13.10 Tại sao quá trình lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ lại kém đơn giản hơn quá trình lựa chọn
phương thức?
Lý do khiến quá trình lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ không đơn giản bằng quá trình lựa chọn phương
thức vận tải. Vì lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ phải cân nhắc thêm nhiều tiêu chí khác, ngoài các tiêu
chí lựa chọn phương thức vận tải như: khối lượng, tính chất hàng hoá, quãng đường và thời gian vận
chuyển thì lựa chọn nhà cung cấp cần cân nhắc thêm các yếu tố về: uy tín của nhà cung cấp, chất
lượng dịch vụ, giá cả và khả năng đáp ứng nhu cầu vận tải của doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp
cũng cần cân nhắc về tình hình hoạt động của nhà cung cấp, các chính sách khi hợp tác với họ như
vấn đề bảo hiểm, chính sách giải quyết khi có vấn đề xảy ra trong quá trình vận chuyển.
13.11 Xác định ý nghĩa của người gửi hàng amodal và thảo luận về các yếu tố góp phần vào sự phát
triển của nó.
Người gửi hàng amodal là các doanh nghiệp hoặc cá nhân không sở hữu hoặc vận hành phương tiện
vận tải của riêng mình. Thay vào đó, họ thuê dịch vụ vận tải từ các nhà cung cấp dịch vụ vận tải khác.
Người quản lý vận tải mua một mức độ dịch vụ vận tải được xác định trước (ví dụ: giao hàng trong
hai ngày với một mức giá cụ thể) và không quan tâm đến (các) phương thức và/hoặc hãng vận chuyển
được sử dụng để cung cấp dịch vụ vận tải thực tế.
Lý do cho sự phát triển của nó là do sự tăng trưởng của thương mại điện tử, phát triển công nghệ ứng
dụng trong vận tải và sự thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng.
- Sự gia tăng của thương mại điện tử: Thương mại điện tử đã dẫn đến sự gia tăng nhu cầu vận
chuyển hàng hóa.
- Sự phát triển của công nghệ: Công nghệ đã giúp đơn giản hóa việc thuê dịch vụ vận tải. Các nền
tảng trực tuyến hiện nay cho phép người gửi hàng amodal so sánh giá cả và dịch vụ của các nhà
cung cấp dịch vụ vận tải khác nhau một cách dễ dàng.
- Sự thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng: Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sự bền
vững. Họ muốn các sản phẩm của mình được vận chuyển theo cách hiệu quả và thân thiện với
môi trường.
Vận chuyển phi phương thức cũng được hỗ trợ bởi các công ty như UPS và FedEx cung cấp các loại
dịch vụ vận tải khác nhau (ví dụ: đường hàng không và chuyển phát nhanh).
 Người gửi hàng amodal có một số lợi thế so với các doanh nghiệp sở hữu phương tiện vận tải của
riêng mình. Họ có thể tập trung vào các hoạt động cốt lõi của mình, chẳng hạn như sản xuất hoặc
bán hàng, trong khi thuê ngoài việc vận chuyển cho các nhà cung cấp dịch vụ vận tải. Điều này có
thể giúp họ tiết kiệm chi phí và cải thiện hiệu quả hoạt động.

13.12 Tại sao chứng từ lại là một thành phần rất quan trọng trong vận chuyển?
Chứng từ là một thành phần rất quan trọng trong vận chuyển vì chúng đóng vai trò như một bằng
chứng pháp lý cho việc vận chuyển hàng hóa, giúp xác định chủ sở hữu hàng hóa, tình trạng hàng
hóa, phương thức vận chuyển và các điều khoản của hợp đồng vận chuyển.
Cụ thể, chứng từ vận chuyển có các vai trò sau:
 Là bằng chứng giao hàng: Chứng từ vận chuyển xác nhận rằng người vận chuyển đã nhận hàng
hóa từ người gửi hàng. Điều này giúp bảo vệ quyền lợi của người gửi hàng nếu hàng hóa bị mất
mát hoặc hư hỏng trong quá trình vận chuyển.
 Là bằng chứng sở hữu hàng hóa: Chứng từ vận chuyển có thể được sử dụng như một chứng từ sở
hữu hàng hóa. Điều này có nghĩa là người nắm giữ chứng từ vận chuyển có quyền nhận hàng hóa
từ người vận chuyển.
 Là bằng chứng thanh toán: Điều này có nghĩa là người vận chuyển chỉ giao hàng hóa cho người
nắm giữ chứng từ vận chuyển sau khi đã nhận được thanh toán.
 Là bằng chứng về hợp đồng vận chuyển: Chứng từ vận chuyển ghi nhận các điều khoản của hợp
đồng vận chuyển. Điều này giúp giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình vận chuyển.
Trong hoạt động xuất nhập khẩu, chứng từ còn có các vai trò quan trọng sau: Được sử dụng để làm
thủ tục hải quan, để thanh toán quốc tế và bảo hiểm hàng hóa
13.13 Phân biệt vận đơn thẳng và vận đơn theo lệnh.
Vận đơn đích danh – trang trắng: Loại vận đơn này ở mục Consginee sẽ ghi rõ các thông tin của
người nhận hàng như tên, địa chỉ, email, fax… và chỉ có người này mới có quyền nhận hàng.
Vận đơn theo lệnh – trang vàng: Người vận tải sẽ giao hàng theo lệnh của người đứng ở mục To order
of., người này ký hậu đằng sau vận đơn tên người nhận hàng. Người đứng ở mục To order of. Có thể
là một người đích danh nào đó, một ngân hàng phát hành L/C, hay chính là người gửi hàng (shipper).
Nói cách khác, bất kỳ ai cầm vận đơn trong tay đều có quyền nhận hàng.

13.14 Khiếu nại cước vận chuyển là gì? Thời hạn nộp đơn cho các yêu cầu này là bao lâu?
Khiếu nại cước vận chuyển là việc người gửi hàng hoặc người nhận hàng yêu cầu nhà vận chuyển
giải quyết các vấn đề liên quan đến cước vận chuyển. Các vấn đề này có thể bao gồm:
- Thu sai cước vận chuyển
- Cước vận chuyển quá cao
- Cước vận chuyển không phù hợp với thỏa thuận giữa các bên
Thời hạn nộp đơn khiếu nại cước vận chuyển thường được quy định trong hợp đồng vận chuyển. Nếu
không có quy định cụ thể, thời hạn này thường là 30 ngày kể từ ngày nhận hàng. Để khiếu nại cước
vận chuyển, người gửi hàng hoặc người nhận hàng cần chuẩn bị các giấy tờ sau: Bản gốc hợp đồng
vận chuyển, Hóa đơn cước vận chuyển, Biên bản giao nhận hàng
Sau khi chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, người gửi hàng hoặc người nhận hàng cần gửi đơn khiếu nại đến nhà
vận chuyển. Đơn khiếu nại cần nêu rõ các vấn đề mà người gửi hàng hoặc người nhận hàng khiếu nại.
Nhà vận chuyển có trách nhiệm giải quyết khiếu nại của người gửi hàng hoặc người nhận hàng trong
thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại. Nếu nhà vận chuyển không giải quyết khiếu
nại trong thời hạn này, người gửi hàng hoặc người nhận hàng có thể khởi kiện nhà vận chuyển ra tòa
án.

13.15 Thảo luận các vấn đề cơ bản, xung đột và các vấn đề liên quan đến yêu cầu bồi thường thiệt hại
và tổn thất bị che giấu.
Mất mát và hư hỏng bị che giấu đề cập đến tình huống mất mát hoặc hư hỏng không rõ ràng cho đến
khi lô hàng đã được mở gói và kiểm tra. Các nhà vận chuyển không muốn thanh toán các yêu cầu bồi
thường tổn thất và thiệt hại bị che giấu vì hai lý do.
Đầu tiên, nếu lô hàng trải qua quá trình vận chuyển mà không bị hư hỏng bên ngoài thì rất có thể sản
phẩm đã được bảo vệ không đúng cách ở bên trong. Trong trường hợp này, người vận chuyển được
miễn trách nhiệm vì việc đóng gói không đúng quy cách là lỗi của người gửi hàng. Thứ hai, có khả
năng nhân viên của người nhận hàng đã làm vỡ hoặc lấy trộm sản phẩm. Các yêu cầu bồi thường tổn
thất và thiệt hại bị che giấu là việc mang tính chất tế nhị.

13.16 Giải thích tại sao các chuyến hàng nhỏ hơn lại là thách thức đối với các nhà quản lý vận tải.
Các chuyến hàng nhỏ hơn là một thách thức đối với các nhà quản lý vận tải vì chi phí tính trên mỗi
pound để vận chuyển số lượng lớn hơn sẽ thấp hơn. Tuy nhiên, có thể mất một thời gian để tích lũy số
lượng đơn vị và việc tăng thời gian này có thể dẫn đến dịch vụ khách hàng kém hơn. Số lượng lô
hàng nhỏ lẻ lớn cũng đồng nghĩa với việc cần phải có hệ thống thông tin có khả năng theo dõi tình
trạng của từng lô hàng. Hơn nữa, trong khi các chuyến hàng lớn hơn có thể tiết kiệm chi phí vận
chuyển, vẫn có những cân nhắc về chi phí tồn kho đối với các đơn vị nắm giữ trong quá trình hợp
nhất.
13.17 Thảo luận ý tưởng cơ bản về phạt lưu giữ và tạm giam cũng như các thỏa thuận tính trung bình
có thể hữu ích như thế nào trong lĩnh vực này.
Tiền phạt là khoản tiền do người gửi hàng hoặc người nhận hàng thực hiện cho hãng đường sắt, hãng
vận tải đường thủy nội địa hoặc đường ống vì đã giữ thiết bị cụ thể quá thời gian cần thiết để trả lại
cho hãng vận chuyển. Việc giam giữ là khái niệm tương tự được áp dụng cho các công ty vận tải
đường bộ. Trong các thỏa thuận tính trung bình, một hệ thống kế toán ghi nợ và tín dụng được thành
lập. Một khoản tín dụng sẽ được nhận mỗi khi thiết bị được giao sớm và một khoản ghi nợ sẽ được
ghi lại mỗi khi thiết bị được giao muộn.
13.18 Giải thích cách người quản lý vận tải có thể sử dụng hướng dẫn định tuyến.
Định tuyến có thể được định nghĩa là quá trình xác định cách thức một lô hàng sẽ được di chuyển
giữa điểm đi và điểm đến. Hướng dẫn định tuyến là tài liệu có thể cung cấp nhiều thông tin liên quan
đến lô hàng như chuẩn bị lô hàng, lập hóa đơn cước, danh sách các hãng vận chuyển ưu tiên và danh
sách các hãng vận chuyển sẽ sử dụng cho các lô hàng di chuyển giữa hai điểm.
Hướng dẫn định tuyến có thể giúp các nhà quản lý vận tải giải quyết các vấn đề như: tối thiểu hoá chi
phí, tăng cường hiệu quả vận tải nhờ giảm thời gian vận chuyển và tăng khả năng sử dụng phương
tiện, nâng cao dịch vụ khách hàng.
Các nhà quản lý sử dụng hướng dẫn định tuyến để:
- Tối ưu hóa mạng lưới vận tải thông qua việc xác định các tuyến đường vận chuyển hiệu quả nhất,
ngắn nhất giữa các địa điểm vận chuyển
- Tạo kế hoạch vận chuyển bằng việc các định thời gian khởi hành, thời gian đến
13.19 Phân biệt giữa theo dõi và xúc tiến.
Theo dõi đề cập đến việc xác định vị trí của lô hàng trong quá trình di chuyển và khả năng theo dõi lô
hàng ảnh hưởng trực tiếp đến việc xúc tiến, bao gồm nhu cầu nhanh chóng di chuyển lô hàng đến
điểm đến cuối cùng.
Xúc tiến là một hoạt động nhằm thúc đẩy nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics của khách hàng. Xúc tiến
trong logistics có thể được thực hiện thông qua nhiều kênh khác nhau hoặc thông qua các chương
trình khuyến mãi như giảm giá, tặng quà hoặc miễn phí vận chuyển. Các chương trình này sẽ thu hút
khách hàng và khuyến khích họ sử dụng dịch vụ logistics của doanh nghiệp.
13.20 Thẻ điểm hiệu suất của nhà cung cấp dịch vụ là gì? Các nhà quản lý vận tải có thể sử dụng nó
như thế nào?
Thẻ điểm hiệu suất của nhà cung cấp dịch vụ chứa danh sách các thuộc tính có liên quan (có thể là
các thuộc tính tương tự được sử dụng để chọn nhà cung cấp dịch vụ) và đánh giá về từng nhà cung
cấp dịch vụ trên mỗi thuộc tính.
Thẻ điểm hiệu suất có thể được sử dụng như một công cụ chẩn đoán. Ví dụ: nếu hiệu suất của một
nhà cung cấp dịch vụ riêng lẻ thấp hơn một con số nhất định thì nhà cung cấp dịch vụ đó có thể bị
quản chế trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu hiệu suất không cho thấy sự cải thiện thỏa đáng
trong thời gian thử việc thì người vận chuyển có thể bị sa thải.

You might also like