You are on page 1of 3

Nội dung thuyết trình

I.THÔNG TIN VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN


1.Khái niệm thông tin
a.Khái niệm
- Trong đời sống hàng ngày, chúng ta tiếp nhận và sử dụng nhiều thông tin.
Thông tin đem lại cho chúng ta sự hiểu biết, giúp chúng ta nhận thức đúng đắn
về các hiện tượng tự nhiên và xã hội; cũng nhờ thông tin ta có được những hành
động hợp lý nhằm đạt được những mục đích trong cuộc sống.
- Thông tin thường được hiểu là nội dung chứa trong thông báo nhằm tác động
vào nhận thức của một số đối tượng nào đó
- Thông báo được thể hiện bằng nhiều hình thức: văn bản, lời nói, hình ảnh, cử
chỉ...; và các thông báo khác nhau có thể mang cùng một nội dung. Trong lĩnh
vực tin học, thông tin có thể được phát sinh, được lưu trữ, được biến đổi trong
những vật mang tin; thông tin được biến đổi bởi các dữ liệu và các dữ liệu này
có thể được truyền đi, được sao chép, được xử lý hoặc bị phá hủy
VD(cho vào nếu ông thấy cần):
- Thông báo thể hiện dưới dạng văn bản ví dụ như “Thông tin về một mạng
máy tính bị nhiễm virus” - Trong thông báo này, thành phần “Mạng máy
tính” đóng vai trò là vật mang tin, còn sự kiện “nhiễm virus” là dữ liệu
của thông tin.
b.Phân loại thông tin
- Gồm 2 loại:
+ Thông tin liên tục: thường thể hiện các đại lượng được tiếp nhận liên tục trong
miền thời gian và nó được biểu diễn bằng hàm số có biến số thời gian độc lập,
liên tục.(VD:thủy triều,mực nước biển,tia bứa xạ)
+ Thông tin rời rạc: y thường thể hiện các đại lượng được tiếp nhận có giá trị ở
từng thời điểm rời rạc và nó được biểu diễn dưới dãy số.(VD:các vụ tai nạn)

c.Đơn vị đo thông tin


- Trong tin học, đơn vị đo thông tin nhỏ nhất là Bit (viết tắt của Binary digit-số
nhị phân) - biểu diễn với 2 giá trị 0 và 1, viết tắt là b.
- Người ta thường dùng đơn vị đo byte. 1 byte = 8 bit.
- Bảng bội số byte:
Tên gọi Ký hiệu Giá trị
Byte B 8 bit
Word W 2B
KiloByte KB 1024B=210B
Megabyte MB 1024KB=210KB
GigaByte GB 1024MB=210MB
TeraByte TB 1024GB=210GB

d.Mã hóa thông tin rời rạc (cái đoạn này hơi dài dòng nên tôi chỉ cho sơ lược
nếu ông muốn đủ thì bảo tôi)
- Mã hóa thông tin là quá trình biến đổi thông tin từ dạng biểu diễn thông
thường sang một dạng khác theo quy ước nhất định. Quá trình biến đổi ngược
lại của mã hóa thông tin được gọi là phép giải mã
VD: mã sinh viên để mã hóa thông tin sinh viên.
- Mã hoá thông tin rời rạc là một khái niệm rất căn bản và ứng dụng nhiều trong
kỹ thuật máy tính điện tử
2.Xử lý thông tin
a.Sơ đồ tổng quát của một quá trình xử lý thông tin
-Quá trình xử lý thông tin chính là sự biến đổi những dữ liệu đầu vào ở dạng rời
rạc thành thông tin đầu ra ở dạng chuyên biệt phục vụ cho những mục đích nhất
định.
- Mọi quá trình xử lý thông tin cho dù thực hiện bằng máy tính hay bằng con
người đều phải tuân thủ theo chu trình sau:

(Ông nào thuyết trình thì học thuộc cái quy trình trong giáo trình)
b.Xử lý thông tin bằng máy tính điện tử (MTĐT)
- Quá trình xử lý thông tin trên MTĐT:
+ Trước hết đưa chương trình cần thực hiện (do con người lập sẵn) vào bộ nhớ
của máy tính.
+ Máy tính bắt đầu xử lý, dữ liệu nhập từ môi trường ngoài vào bộ nhớ (thông
qua thiết bị nhập).
+ Máy tính thực hiện thao tác dữ liệu và ghi kết quả trong bộ nhớ.
+ Đưa kết quả từ bộ nhớ ra bên ngoài nhờ các thiết bị xuất (máy in, màn hình).
- Đặc điểm chính của MTĐT:
+ Tốc độ xử lý nhanh, độ tin cậy cao.
+ Khả năng nhớ rất lớn.
+ Tham số về tốc độ thường được tính bằng số phép tính thực hiện trong một
giây, còn khả năng nhớ đựơc tính theo dung lượng bộ nhớ trong đo bằng
KB,MB hay GB.
3.Tin học và các lĩnh vực nghiên cứu của tin học
a.Tin học là gì
- Tin học là một ngành khoa học công nghệ nghiên cứu các phương pháp xử lý
thông tin một cách tự động dựa trên các phương tiện kỹ thuật mà chủ yếu hiện
tại là máy tính điện tử.
b.Các lĩnh vực nghiên cứu tin học
* Bao gồm 2 lĩnh vực:
- Lĩnh vực khoa học:Nghiên cứu về các phương pháp xử lý thông tin tự động
- Lĩnh vực kỹ thuật: nhằm vào 2 kỹ thuật phát triển song song đó là
+ Kỹ thuật phần cứng(hardware engineering).
+ Kỹ thuật phần mềm(software engineering).
c.Ứng dụng tin học.
- Tin học hiện đang được ứng dụng rộng rãi trong tất cả các ngành nghề khác
nhau của xã hội từ khoa học kỹ thuật, y học, kinh tế, công nghệ sản xuất đến
khoa học xã hội, nghệ thuật,... như: Công nghệ thông tin,tự động hóa,quản trị
kinh doanh,giáo dục,an ninh quốc phòng,y học.

You might also like