You are on page 1of 5

Phần 1:Thông tin và xử lý thông tin

I. Khái niệm thông tin


Là tất cả những gì đem lai hiểu biết, là nguồn gốc của nhận thức
Giá trị của thông tin không chỉ phụ thuộc vào nội dung mà phụ thuộc cả
vào sự hiểu biết của chủ thể nhận thức. Thông tin có thể vô giá trị
nếu đã được biết
Ví dụ :Báo cho biết tin hàng ngày,Tin tức từ Internet, báo .
2.Phân loại thông tin:
a.Thông tin liên tục:
-Là thông tin mà các tín hiệu thể hiện loại thông tin thường là các
đại lượng được tiếp nhận liên tục trong miền thời gian và nó được biểu
diễn bằng hàm số có biến số,thời gian độc lập ,liên tục.
Ví dụ:Thông tin về mức thủy triều của nước biển

b.Thông tin rời rạc:-Là thông tin mà các tín hiệu thể hiện loại thông
tin này thường là các đại lượng được tiếp nhận có giá trị ở từng thời điểm
rời rạc và nó được biểu diễn dưới dãy số
Ví dụ:Thông tin về tai nạn xảy ra trên đường Nguyễn Trãi.
3.Đơn vị đo thông tin:
-Trong tin học,đơn vị đo thông tin nhỏ nhất là Bit biểu diễn với 2
giá trị 0 và 1, viết tắt là b
Ta có bảng các bội số của byte như sau:

4.Mã hóa thông tin rời rạc :


-Mã hóa thông tin là quá trình biến đổi thông tin từ dạng biểu diễn
thông thường sang 1 dạng khác theo quy ước nhất định .Quá trình biến
đổi ngược lại của mã hóa thông tin gọi là phép giải mã.
II. Xử lý thông tin:
1.Sơ đồ tổng quat của một quá trình xử lý thông tin:

2.Xử lý thông tin bằng máy tính điện tử :


Máy tính điện tử là hệ thống tự động xử lý thông tin dựa trên nguyên tắc chung của quá trình xử lý
thông tin

Quá trình bao gồm việc đưa chương trình vào bộ nhớ, xử lý dữ liệu từ môi trường bên ngoài, ghi
kết quả vào bộ nhớ, và xuất kết quả qua các thiết bị như máy in và màn hình. Máy tính điện tử có
đặc điểm là tốc độ xử lý nhanh và khả năng nhớ lớn.

III. Tin học và các lĩnh vực nghiên cứu của tin học:
1.Tin học là gì:
-Tin học là 1 ngành khoa học công nghệ nghiên cứu các phương pháp xử
lý thông tin 1 cách tự động dựa trên các phương tiện kĩ thuật mà chủ yếu
hiện tại là máy tính điện tử.
2.Các lĩnh vực nghiên cứu của tin học:

Các lĩnh vực nghiên cứu của tin học bao gồm khía cạnh khoa học, tập trung vào phương pháp xử
lý thông tin tự động, và khía cạnh kỹ thuật, chia thành kỹ thuật phần cứng (nghiên cứu về thiết bị,
linh kiện điện tử) và kỹ thuật phần mềm (nghiên cứu về hệ điều hành, ngôn ngữ lập trình, tổ chức
dữ liệu)

3.Ứng dụng của tin học:


Được ứng dụng rộng rãi trong các ngành nghề khác nhau của xã
hội từ khoa học kỹ thuật ,y học,kinh tế,công nghệ sản xuất đến khoa học
xã hội,nghệ thuật........
IV. Biểu diễn thông tin trên máy tính:
1.Hệ đếm và logic mệnh đề:
a.Hệ đếm :
-Hệ đếm là tập ký hiệu và quy tắc biểu diễn giá trị số, với mỗi hệ có
số ký số hữu hạn và cơ số được ký hiệu là b.
窗体顶端

窗体底端

Có 4 hệ đếm phổ biến trong lĩnh vực kỹ thuật là:


 Hệ đếm thập phân sử dụng các chữ số từ 0 đến 9, với giá trị của mỗi chữ số tăng theo cơ số 10.
 Hệ đếm nhị phân sử dụng chỉ hai chữ số là 0 và 1, và giá trị của mỗi chữ số tăng theo cơ số 2.
 Hệ đếm bát phân sử dụng 8 chữ số, tương đương với cơ số 8, và giá trị của mỗi chữ số tăng theo
cơ số 8.
 Hệ đếm thập lục phân sử dụng 16 chữ số, bao gồm 0-9 và A-F, tương đương với cơ số 16, và giá
trị của mỗi chữ số tăng theo cơ số 16.

V. Biểu diễn dữ liệu:


1.Biểu diễn số nguyên :
Số nguyên không dấu là dạng số không có bit dấu, ví dụ như 1 byte (8 bit) có thể biểu diễn
256 số nguyên dương từ 0 đến 255

Số nguyên có dấu trong máy tính được biểu diễn dưới dạng nhị phân, sử dụng một bit làm
bit dấu (S), với quy ước rằng 0 là số dương và 1 là số âm. Đơn vị chiều dài của số nguyên có
thể thay đổi từ 2 đến 4 bytes.
2.Biểu diễn số thực:
Trong máy tính, số thực được biểu diễn bằng số dấu chấm tĩnh (số nguyên) và số dấu chấm
động (có phần lẻ không cố định, được biểu diễn dưới dạng số mũ)

3.Biểu diễn ký tự:


Khi biểu diễn ký tự trên máy tính, người ta sử dụng các bộ mã khác nhau, ví dụ như BCD
dùng 6 bit và EBCDIC dùng 8 bit (tương đương 1 byte) để biểu diễn mỗi ký tự.

You might also like