You are on page 1of 9

BÀI TẬP

1. Công cụ lao động gắn liền với nền văn minh thông tin là:
A. động cơ hơi nước.
B. máy bay.
C. máy điện thoại.
D. máy tính điện tử. .
2. Ưu việt của máy tính điện tử là:
A. chơi game tốt.
B. phân loại hình ảnh khi lưu.
C. có thể dùng để giải trí .
D. làm việc không mệt mỏi.
3. Chọn đáp án đúng khi nói về thuật ngữ Tin học:

A. Ngành khoa học về xử lí thông tin tự động dựa trên máy tính điện tử.
B. Áp dụng máy tính trong các hoạt động xử lí thông tin.
C. Máy tính và các công việc liên quan đến máy tính điện tử.
D. Lập chương trình cho máy tính.
4. Lĩnh vực Tin học nghiên cứu vấn đề :
A. cấu trúc, tính chất của thông tin, những vấn đề liên quan đến máy tính điện tử.
B. cấu trúc, tính chất của thông tin, phương pháp thu thập, xử lí và truyền thông tin.
C. tất cả những gì liên quan đến máy tính điện tử.
D. các phương pháp thu thập xử lí truyền thông tin.
5. Tin học được hình thành và phát triển thành một ngành khoa học vì đó là ngành:
A. Nghiên cứu máy tính điện tử.
B. Sử dụng máy tính điện tử.
C. Được sinh ra trong nền văn minh thông tin.
D. Có nội dung, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu riêng.
6. Máy tính trở thành công cụ lao động không thể thiếu được trong xã hội hiện đại vì nó có
thể :
A. tính toán cực kì nhanh và chính xác.
B. giúp cho con người giải tất cả các bài toán khó.
C. truy cập vào internet để tìm kiếm thông tin.
D. cho ta khả năng lưu trữ và xử lí thông tin.
7. “Máy tính điện tử là … không thể thiếu trong sự… và … của Tin học”. Nội dung cần
điền vào các dấu … trên là:
A. công cụ lao động/ phát triển/ hình thành.
B. công cụ lao động/ hình thành/ phát triển.
C. dụng cụ lao động/ hình thành/ phát triển.
D. dụng cụ lao động/ phát triển/ hình thành.
8. Sắp xếp thứ tự ra đời của công cụ sản xuất từ trước đến sau:
A. Lửa  Máy tính điện tử Máy hơi nước.
B. Máy tính điện tử  Lửa  Máy hơi nước.
C. Máy hơi nước  Lửa  Máy tính điện tử.
D. Lửa  Máy hơi nước  Máy tính điện tử.
9. Học bằng phương pháp nào sau đây có sự hỗ trợ của Tin học :
A. bảng đen.
B. giáo án điện tử.
C. qua phiếu trả lời trắc nghiệm.
D. theo nhóm.
10. Computer Science (khoa học máy tính) là thuật ngữ quen dùng của nước nào:
A. Việt Nam.
B. Mỹ. .
C. Pháp.
D. Đức.
11. Đơn vị cơ bản để đo lượng thông tin là:

A. Bit B. Byte C. MB D. GB

12. Bộ mã Unicode có thể mã hoá được bao nhiêu kí tự khác nhau?


65536 B. 65535 C. 255 D. 256
13. Hệ hexa sử dụng bao nhiêu kí hiệu để biểu diễn

A. 2 B. 10 C. 16 D. 6

14. Thông tin có thể phân thành:


A. 2 loại B. 3 loại C. 4 loại D. 5 loại
15. Hệ đếm nào chỉ sử dụng 2 chữ số 0 và 1 để biểu diễn ?
A. Hệ hexa B. Hệ La Mã. C. Hệ thập phân D. Hệ nhị phân.
16. Để mã hóa số nguyên -100 cần ít nhất bao nhiêu byte?
A. 1 B. 2 C.3 D.4
17. Đâu không phải là thông tin loại phi số?
A. Cuốn sách. B. Bức tranh.
C. Tiếng ve kêu. D. 254
18. Số thực 0,000984 được viết dưới dạng dấu phẩy động là:

A. 0,984 x 10-3 B. 0,984 x 103 C. 0.984 x 103 D. 0.984 x 10-3

19. 1110112 ?10


A. 5810 B. 6010 C. 5910 D. 5710
20. Dãy ba byte 01010100 01001111 01001001 dùng để biểu diễn xâu kí tự nào? (Cho mã
thập phân tương ứng của các kí tự: T:84; N:78; O:79; I:73 )
A . “TIN” B. “TOI” C. “NIN” D. “NOI”

21. Các thành phần cơ bản của một máy tính?

A. CPU, màn hình, máy in, bàn phím, chuột

B. CPU, bộ nhớ trong/ngoài

C. CPU, bộ nhớ trong/ngoài, thiết bị vào ra

D. CPU, ổ cứng, màn hình, chuột, bàn phím

22. Hãy chọn phương án đúng nhất : Bộ nhớ chính (Bộ nhớ trong) bao gồm?

A. Thanh ghi và ROM B. Thanh ghi và RAM

C. ROM và RAM D. Cache và ROM

23. Bộ nhớ truy cập nhanh (Cache) thuộc bộ phận nào dưới đây?

A. Bộ điều khiển. B. Bộ xử lý trung tâm. C. Bộ nhớ trong. D. Bộ nhớ ngoài.

24. Hệ thống tin học dùng để:

A. Nhập, xử lí, xuất và truyền thông tin.

B. Nhập, xuất, truyền và lưu trữ thông tin .

C. Nhập, xử lí, xuất, truyền và lưu trữ thông tin.

D. Nhập, xử lí, xuất và lưu trữ thông tin

25. Nguyên lí Phôn Nôi-Man đề cập đến vấn đề nào?

A. Mã nhị phân, điều khiển bằng chương trình, truy cập theo địa chỉ.

B. Mã hoá nhị phân, điều khiển bằng chương trình và lưu trữ chương trình, truy cập theo địa
chỉ.

C. Điều khiển bằng chương trình và lưu trữ chương trình, truy cập theo địa chỉ.

D. Mã nhị phân, điều khiển bằng chương trình và lưu trữ chương trình, truy cập bất kỳ.
26. Dựa vào sơ đồ cấu trúc máy tính đã học, hãy cho biết quá trình xử lý thông tin thực hiện theo
quy trình nào trong những quy trình dưới đây (hay thứ tự các thao tác ở phần khái niệm hệ thống
tin học) :

A. Xử lý thông tin  Xuất dữ liệu  Nhập ; Lưu trữ thông tin

B. Nhập thông tin  Xử lý thông tin  Xuất ; Lưu trữ thông tin

C. Nhập thông tin  Lưu thông tin  Xuất ; Xử lý thông tin

D. Xuất thông tin  Xử lý dữ liệu  Nhập ; Lưu trữ thông tin

27. Trong tin học dữ liệu là:

A. Các số được mã hoá thành dãy số nhị phân.

B. Thông tin được lưu trữ ở bất kỳ phương tiện nào

C. Thông tin đã được đưa vào máy tính

D. Thông tin về đối tương được xét

28. Máy tính sẽ xảy ra hiện tượng gì khi bộ nhớ Rom không hoạt động:

A. Máy chạy liên tục không dừng.

B. Thông báo lỗi và hoạt động bình thường.

C. Máy không làm việc được.

D. Máy kiểm tra các thiết bị rồi dừng

29. Một hệ thống máy tính có bao nhiêu ổ đĩa:

A. Một ổ đĩa mềm và một ổ đĩa cứng

B. Một ổ đĩa mềm và hai ổ đĩa cứng

C. Một ổ đĩa mềm, một ổ đĩa cứng và một ổ CD-ROM

D. Tuỳ theo sự lắp đặt của người cài đặt

30. DVD, ROM, Keyboard lần lượt là các thiết bị?

A. Bộ nhớ ngoài – bộ nhớ trong – thiết bị ra

B. Bộ nhớ ngoài – bộ nhớ trong – thiết bị vào


C. Bộ nhớ trong – bộ nhớ ngoài – thiết bị vào

D. Bộ nhớ trong – bộ nhớ ngoài – thiết bị ra

31. Ngôn ngữ lập trình là:


A. Phương tiện để soạn thảo chương trình.
B. Ngôn ngữ mô tả thuật toán giải bài toán trên máy tính.
C. Phương tiện mô tả thuật toán.
D. Pascal và C.
32. Chương trình dịch là chương trình:
A. Chuyển đổi ngôn ngữ máy sang ngôn ngữ lập trình bậc cao.
B. Chuyển đổi chương trình viết bằng hợp ngữ hoặc ngôn ngữ lập trình bậc cao sang ngôn ngữ
máy.
C. Chuyển đổi hợp ngữ sang ngôn ngữ lập trình bậc cao.
D. Chuyển đổi ngôn ngữ máy sang hợp ngữ.
33. Ngôn ngữ máy là:
A. Bất cứ ngôn ngữ lập trình nào mà có thể mô tả thuật toán để giao cho máy tính thực hiện.
B. Ngôn ngữ duy nhất mà máy tính có thể hiểu và thực hiện được.
C. Ngôn ngữ gần với ngôn ngữ tự nhiên, có tính độc lập cao và không phụ thuộc vào các loại
máy.
D. Ngôn ngữ duy nhất mà máy tính không thể hiểu và thực hiện được.
34. Hợp ngữ là ngôn ngữ:
A. Mà máy tính có thể thực hiện được trực tiếp không cần dịch.
B. Sử dụng một số từ để thực hiện các lệnh trên thanh ghi. Để thực hiện được cần dịch ra ngôn
ngữ máy.
C. Mà các lệnh không viết trực tiếp bằng mã nhị phân.
D. Không viết bằng mã nhị phân, được thiết kế cho một số loại máy có thể hiểu và thực hiện trực
tiếp các câu lệnh dưới dạng kí tự.
35. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng nhất về ngôn ngữ bậc cao?
A. Là loại ngôn ngữ mô tả thuật toán dưới dạng văn bản theo những quy ước nào đó và hoàn toàn
không phụ thuộc vào các máy tính cụ thể.
B. Là loại ngôn ngữ mà máy tính không thực hiện trực tiếp được. Trước khi thực hiện phải dịch
ra ngôn ngữ máy.
C. Là ngôn ngữ gần với ngôn ngữ tự nhiên, có tính độc lập cao và không phụ thuộc vào các loại
máy.
D. Là loại ngôn ngữ có thể mô tả được mọi thuật toán.
36. Ngôn ngữ lập trình bao gồm các loại ngôn ngữ?
A. Ngôn ngữ máy, hợp ngữ, ngôn ngữ C.
B. Hợp ngữ, ngôn ngữ bậc cao, Pascal.
C. Ngôn ngữ bậc cao, ngôn ngữ máy, Pascal.
D. Ngôn ngữ máy, hợp ngữ, ngôn ngữ bậc cao.
37. Ngôn ngữ lập trình nào không cần chương trình dịch?
A. Ngôn ngữ máy.
B. Hợp ngữ.
C. Ngôn ngữ bậc cao.
D. Pascal
38. Ngôn ngữ Pascal thuộc loại?
A. Ngôn ngữ máy.
B. Hợp ngữ.
C. Ngôn ngữ bậc cao.
D. Ngôn ngữ máy, hợp ngữ, ngôn ngữ bậc cao.
39. Chọn phát biểu đúng về ngôn ngữ lập trình bậc cao
A. Ngôn ngữ bậc cao thường sử dụng các từ viết tắt tiếng Anh
B. Hợp ngữ là ngôn ngữ thích hợp với đa số người lập trình hơn ngôn ngữ bậc cao
C. Ngôn ngữ bậc cao đầu tiên là ngôn ngữ FORTRAN
D. Ngôn ngữ bậc cao phụ thuộc vào các loại máy cụ thể.
40. Phát biểu nào sau đây là SAI:
A. Visual basic, Java, C++ là ngôn ngữ lập trình bậc cao
B. Nhược điểm của hợp ngữ là còn phức tạp, phụ thuộc vào loại máy
C. INPUT, ADD, SUB, DIV là 1 số lệnh của ngôn ngữ hợp ngữ
D. Ngôn ngữ máy thích hợp với số đông người lập trình.
41. Phần mềm nào sau đây là phần mềm hệ thống ?
A. Windows

B. MS.Word

C. Paint

D. Bkav

42. Phần mềm nào sau đây là phần mềm ứng dụng ?

A. Windows

B. MS.Word

C. MS-DOS

D. windows server

43. Hệ điều hành là

A. phần mềm hệ thống

B. phần mềm ứng dụng

C. phần mềm công cụ

D. phần mềm tiện ích

44. Chương trình có thể dùng để giải bài toán với nhiều bộ input khác nhau là:

A. Ngôn ngữ lập trình

B. Sơ đồ khối

C. Thuật toán

D. Phần mềm máy tính

45. Không thể thực hiện một …… mà không cần ….. Các dấu chấm đó là

A. phần mềm tiện ích/ phần mềm công cụ

B. phần mềm ứng dụng/ hệ điều hành

C. phần mềm hệ thống/ phần mềm ứng dụng

D. hệ điều hành/ phần mềm tiện ích


46. Có mấy loại phần mềm máy tính?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

47. Phần mềm diệt virut là

A. phần mềm hệ thống

B. phần mềm ứng dụng

C. phần mềm tiện ích

D. phần mềm công cụ

48. Phần mềm công cụ là

A. Tạo môi trường làm việc cho các phần mềm khác

B. Hỗ trợ việc làm ra các sản phẩm phần mềm khác

C. Giúp làm việc với máy tính thuận lợi hơn

D. Giải quyết các công việc thường gặp

49. Trong các phần mềm máy tính sau đây phần mềm nào phần mềm quan trọng nhất ?

A. phần mềm ứng dụng

B. phần mềm tiện ích

C. phần mềm hệ thống

D. phần mềm công cụ

50 Phần mềm máy tính là do ?

A. Hệ điều hành tạo ra

B. Máy tính tự tạo ra

C. Con người tạo ra


D. Cả ba đều đúng.

You might also like