You are on page 1of 14

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TIN HỌC 11 HK1

Câu 1: Các bộ phận chính trong sơ đồ cấu trúc máy tính gồm:
A. CPU, bộ nhớ trong/ngoài, thiết bị vào/ra
B. Bàn phím và con chuột
C. Máy quét và ổ cứng
D. Màn hình và máy in
Câu 2: Thiết bị nào là thiết bị vào?
A. Chuột, bàn phím.
B. Loa, tai nghe.
C. Chuột, tai nghe.
D. Bàn phím, loa.
Câu 3: Thiết bị nào là thiết bị ra?
A. Chuột, bàn phím.
B. Loa, tai nghe.
C. Chuột, tai nghe.
D. Bàn phím, loa.
Câu 4: Thiết bị vừa vào và là thiết bị ra là:
A. Bàn phím.
B. Màn hình cảm ứng.
C. Chuột.
D. Loa.
Câu 5: Chọn câu phát biểu đúng nhất trong các câu sau:
A. Các thiết bị ra gồm: bàn phím, chuột, loa
B. Các thiết bị ra gồm: bàn phím, màn hình, máy in
C. Các thiết bị vào gồm: bàn phím, chuột.
D. Các thiết bị vào gồm: bàn phím, chuột, màn hình

Câu 6: Khẳng định nào sau đây là sai:


A. Bàn phím và chuột được dùng để nhập dữ liệu.
B. CPU là thành phần quan trọng nhất của máy tính.
C. RAM là bộ nhớ trong của máy tính.
D. Điện thoại thông minh không thể được coi là một máy tính bảng thu nhỏ.
Câu 7: Webcam là thiết bị dùng để:
A. Nhận thông tin dạng âm thanh.
B. Nhận thông tin dạng kí tự.
C. Nhận thông tin dạng hình ảnh.
D. Nhận thông tin dạng âm thanh và kí tự.
Câu 8: Khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về máy tính xách tay?
A. Toàn bộ hộp thân máy, màn hình, bàn phím, chuột được tích hợp chung thành một khối, đảm nhiệm
đầy đủ các chức năng của các thiết bị vào-ra và bộ phận xử lí thông tin.
B. Bên trong máy tính thường không có loa, muốn máy tính có khả năng xuất và nhận thông tin dạng
âm thanh ta phải cắm thêm bộ tai nghe kèm micro.
C. Máy tính xách tay không có khả năng nhận thông tin vào và xuất thông tin ra dưới dạng hình ảnh,
âm thanh.
D. Chuột và bàn phím của máy xách tay là tách rời và phải cắm ngoài.
Câu 9: Khẳng định nào sau đây là sai khi nói về máy tính bảng?
A. Màn hình cảm ứng không có chức năng của 1 bàn phím.
B. Màn hình cảm ứng xuất hiện bàn phím ảo khi cần nhập dữ liệu.
C. Màn ảnh cảm ứng cho phép chạm ngón tay để điều khiển máy tính thay thế chuột.
D. Máy tính bảng có khả năng nhận thông tin vào và xuất thông tin dưới dạng hình ảnh, âm thanh.
Câu 10: CPU làm những công việc chủ yếu nào?
A. Lưu trữ dữ liệu.
B. Nhập dữ liệu.
C. Xử lí dữ liệu.
D. Xuất dữ liệu.
Câu 11: Các thiết bị: Chuột, bàn phím thuộc:
A. Thiết bị vào.
B. Thiết bị ra.
C. Thiết bị lưu trữ.
D. Khối xử lí.
Câu 12: Thiết bị nào có thể thiếu trong một máy tính thông thường?
A. CPU.
B. ROM và RAM.
C. Màn hình.
D. USB
Câu 13: Khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về màn hình cảm ứng?
A. Màn hình cảm ứng là khối xử lí.
B. Màn hình cảm ứng là thiết bị lưu trữ.
C. Màn hình cảm ứng vừa là thiết bị vào, vừa là thiết bị ra.
D. Màn hình cảm ứng là bộ nhớ ngoài.
Câu 14: RAM là:
A. Bộ nhớ ngoài.
B. Bộ nhớ trong.
C. Thiết bị vào.
D. Thiết bị ra.
Câu 15: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về CPU?
A. CPU được tạo bởi RAM và ROM.
B. CPU lưu trữ các phần mềm người sử dụng.
C. CPU là bộ xử lí trung tâm, là bộ phận quan trọng nhất của máy tính.
D. CPU chính là bộ nhớ trong của máy tính.
Câu 16: Trong các bộ phận sau, bộ phận nào không thuộc bộ xử lý trung tâm:
A. Đơn vị phối ghép vào ra
B. Khối số học và logic
C. Tập các thanh ghi đa năng
D. Khối điều khiển
Câu 17: Trong các bộ phận sau, bộ phận nào không thuộc bộ xử lý trung tâm:
A. Bộ nhớ trong
B. Khối số học và logic
C. Tập các thanh ghi đa năng
D. Khối điều khiển để thi hành lệnh một cách tuần tự và tác động lên các mạch chức năng nhằm thi
hành lệnh.
Câu 18: Trong các bộ phận sau, bộ phận nào thuộc bộ xử lý trung tâm:
A. Bộ nhớ trong
B. Đơn vị phối ghép vào ra
C. Tập các thanh ghi đa năng
D. Khối điều khiển Bus hệ thống
Câu 19: Tại sao bộ nhớ trong của máy tính được gọi là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên?
A. Giá trị các ô nhớ là ngẫu nhiên
B. Thời gian truy cập vào một ô nhớ bất kỳ là như nhau
C. Bộ nhớ gồm các module có thứ tự sắp xếp ngẫu nhiên
D. Thời gian truy cập vào một ô nhớ bất kỳ là ngẫu nhiên
Câu 20: Người ta đánh giá sự phát triển của máy tính điện tử số qua các giai đoạn dựa vào tiêu chí
nào trong các tiêu chí sau đây?
A. Tốc độ tính toán của máy tính
B. Mức độ tích hợp của các vi mạch điện tử trong máy tính
C. Chức năng của máy tính
D. Cả 3 tiêu chí trên
Câu 1: Thuật ngữ nào dùng để chỉ ra các thiết bị vào ra của hệ thống máy tính?
A. Màn hình.
B. Phần mềm.
C. Phần cứng.
D. Tài nguyên dùng chung.
Câu 2: Thao tác nào sau đây tắt máy tính một cách an toàn?
A. Sử dụng nút lệnh Restart của Windows.
B. Sử dụng nút lệnh Shut down của Windows.
C. Nhấn giữ công tắc nguồn vài giây.
D. Rút dây nguồn khỏi ổ cắm.
Câu 3: Phương án nào sau đây chỉ gồm các thiết bị vào?
A. Micro, máy in.
B. Máy quét, màn hình.
C. Máy ảnh kĩ thuật số, loa.
D. Bàn phím, chuột.
Câu 4: Đâu là chức năng của loa?
A. Đưa mệnh lệnh vào máy tính để điều khiển đối tượng trong một số trò chơi trên máy tính.
B. Nhận biết vị trí và sự di chuyển của ngón tay người trên bề mặt và thể hiện trên màn hình.
C. Dùng để hiển thị nội dung màn hình máy tính lên màn chiếu.
D. Chuyển dữ liệu âm thanh từ máy tính ra bên ngoài.
Câu 5: Máy tính của em đang làm việc với một tệp trên thẻ nhớ. Em hãy sắp xếp lại thứ tự các thao
tác sau để tắt máy tính an toàn, không làm mất dữ liệu.
Chọn nút lệnh Shut down để tắt máy tính.
Đóng tệp đang mở trên thẻ nhớ.
Chọn "Safe To Remove Hardware" để ngắt kết nối với thẻ nhớ.
Lưu lại nội dung của tệp.
A. a - b - d - c
B. d - b - c - a
C. d - c - b - a
D. c - d - a - b
Câu 6: Thiết bị nào dưới đây có thể làm thiết bị đầu ra?
A. Màn hình.
B. Micro.
C. Bàn phím.
D. Webcam.
Câu 7: Em hãy cho biết máy ảnh nhập dữ liệu dạng nào vào máy tính?
A. Con số
B. Văn bản.
C. Hình ảnh.
D. Âm thanh.
Câu 8: Đâu là chức năng của máy chiếu?
A. Đưa mệnh lệnh vào máy tính để điều khiển đối tượng trong một số trò chơi trên máy tính.
B. Nhận biết vị trí và sự di chuyển của ngón tay người trên bề mặt và thể hiện trên màn hình.
C. Dùng để hiển thị nội dung màn hình máy tính lên màn chiếu.
D. Chuyển dữ liệu âm thanh từ máy tính ra bên ngoài.
Câu 9: Khi em đang gọi điện thoại có hình ảnh cho bạn, em không nghe thấy tiếng bạn, nhưng vẫn
thấy hình bạn đang nói. Em chọn phương án nào sau đây để giải quyết vấn đề?
A. Bật micro của mình và nhắc bạn bật micro.
B. Bật loa của mình và nhắc các bạn bật micro.
C. Bật micro của mình và nhắc bạn bật loa.
D. Bật loa của mình và nhắc bạn bật loa.
Câu 10: Thiết bị nào dưới đây không thể làm thiết bị đầu vào?
A. Máy quét.
B. Màn hình cảm ứng.
C. Máy in đa năng.
D. Loa.
Câu 11: Một bộ tai nghe có gắn micro sử dụng cho máy tính là loại thiết bị gì?
A. Thiết bị vào.
B. Thiết bị ra.
C. Thiết bị vừa vào vừa ra.
D. Không phải thiết bị vào - ra.
Câu 12: Một máy tính để bàn có các cổng nối như hình vẽ Em hãy lắp thiết bị a) bàn phím vào đúng
cổng của nó bằng cách ghép chữ cái với số tương ứng:

A. 1
B. 2
C. 5
D. 7
Câu 13: Đâu là chức năng của tấm cảm ứng?
A. Đưa mệnh lệnh vào máy tính để điều khiển đối tượng trong một số trò chơi trên máy tính.
B. Nhận biết vị trí và sự di chuyển của ngón tay người trên bề mặt và thể hiện trên màn hình.
C. Dùng để hiển thị nội dung màn hình máy tính lên màn chiếu.
D. Chuyển dữ liệu âm thanh từ máy tính ra bên ngoài.
Câu 14: Vai trò của thiết bị vào là:
A. Để xử lý thông tin.
B. Đưa thông tin ra ngoài.
C. Để tiếp nhận thông tin vào.
D. Thực hiện truyền thông tin giữa các bộ phận.
Câu 15: Một máy tính để bàn có các cổng nối như hình vẽ Em hãy lắp thiết bị b) Dây mạng vào đúng
cổng của nó bằng cách ghép chữ cái với số tương ứng:

A. 1
B. 3
C. 6
D. 7
Câu 16: Máy quét ảnh trong hình vẽ là loại thiết bị nào?
A. Thiết bị vào.
B. Thiết bị ra.
C. Thiết bị vừa vào vừa ra.
D. Thiết bị lưu trữ.
Câu 17: Vai trò của thiết bị ra là:
A. Để xử lý thông tin.
B. Đưa thông tin ra ngoài.
C. Để tiếp nhận thông tin vào.
D. Thực hiện truyền thông tin giữa các bộ phận.
Câu 18: Quy tắc nào không đảm bảo sử dụng máy tính an toàn
A. Giữ trật tự, không gây ồn ào khi sử dụng phòng máy tính.
B. Giữ gìn phòng máy luôn sạch sẽ, gọn gàng và ngăn nắp.
C. Ăn uống trong phòng máy tính.
D. Phải tắt máy trước khi rời khỏi phòng.
Câu 19: Đâu là chức năng của bộ điều khiển game?
A. Đưa mệnh lệnh vào máy tính để điều khiển đối tượng trong một số trò chơi trên máy tính.
B. Nhận biết vị trí và sự di chuyển của ngón tay người trên bề mặt và thể hiện trên màn hình.
C. Dùng để hiển thị nội dung màn hình máy tính lên màn chiếu.
D. Chuyển dữ liệu âm thanh từ máy tính ra bên ngoài.
Câu 20: Thiết bị phổ biến nhất được sử dụng để nhập dữ liệu số và văn bản vào máy tính là gì?
A. Máy vẽ đề thị.
B. Bàn phím.
C. Máy in.
D. Máy quét.
Câu 1: Vì sao nên lưu trữ thông tin trên internet?
A. Dung lượng bộ nhớ lớn
B. Tất cả đều đúng
C. Tính bảo mật cao, có thể tùy chỉnh
D. Dễ dàng tìm kiếm
Câu 2: Internet giúp khắc phục giới hạn lưu trữ bằng ?
A. Phân phối bán lẻ bộ nhớ
B. Cho người dùng thuê bộ nhớ
C. Bắt người dùng mua phần mềm thứ 3
D. Các dịch vụ chia sẻ tệp tin trực tuyến.
Câu 3: Những nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ trực tuyến như?
A. Tất cả đều đúng
B. Google Drive
C. One Drive
D. iCloud và Dropbox
Câu 4: Người dùng đăng ký sử dụng dịch vụ và được cấp một không gian lưu trữ trực tuyến gọi là?
A. Nhà lưu trữ
B. Cầu kết nối
C. Bát online
D. Đĩa trực tuyến
Câu 5: Tải tệp lên ổ đĩa trực tuyến cho người dùng….?
Xóa các tệp và file trong máy tính mình đi
Tải các tệp hay thư mục từ máy tính của mình lên ổ đĩa trực tuyến để lưu trữ và sử dụng
Mua bán thông tin lưu trữ của nhau
A và C đúng
Câu 6: Trên nơi lưu trữ trực tuyến cho phép người dùng….?
Tạo thư mục mới, quản lý ổ đĩa
A và C đúng
Chỉnh sửa trực tuyến
Trao đổi như một kênh chat
Câu 7: Ưu điểm của việc lưu trữ thông tin trực tuyến là?
Cho phép chia sẻ thư mục, tệp cho người dùng khác
Không cho phép chia sẻ thư mục, tệp cho người dùng khác
Bán được thông tin cho nhau để kiếm tiền
Thích vào thư mục của ai cũng được
Câu 8: Chủ sở hữu quyết định quyền của người được chia sẻ với ba chế độ?
Xem, xóa, khôi phục
Xem, nhận xét, chỉnh sửa
Xem, mua, bán
Xem, tải về, lấy tài khoản
Câu 9: Quyền chỉnh sửa là?
Không đáp án nào đúng
Là quyền lấy được tài khoản lưu trữ
Là quyền chỉ cho xem
Quyền cao nhất cho phép thao tác với thư mục và tệp
Câu 10: Người dùng có thể hủy hoặc thay đổi chế độ chia sẻ thư mục và tệp cho nhau không?
A. Có
B. Không
C. Chỉ có thể bán cho nhau
D. Cả A, B và C đều sai
Câu 11: Các không gian lưu trữ trên internet có giới hạn dung lượng hay không?
A. Không, nó là vô hạn
B. Có
C. Không kết luận được
D. Không, vì không gian thì không có dung lượng
Câu 12: Để có không gian lưu trữ trên internet người dùng cần phải có?
A. Tài khoản nơi lưu trữ đó
B. Bộ xử lý thuật toán đám mây
C. Bộ xuất tài liệu ra ổ cứng
D. A và C đúng
Câu 13: Đây là nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ nào?
FireFox
iMay+
iCloud+
Google
Câu 14: Đây là nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ nào?
Google One
Google dox
Google chrome
Google team
Câu 15: Đây là nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ nào?
A. P
B. POST
C. pUp
D. pCloud
Câu 16: Đây là nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ nào?
A. MediaFile
B. MediaFire
C. MediaMine
D. MediaWhy
Câu 17: Đây là nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ nào?
A. UC Brown
B. OPERA
C. Microsoft 365
D. MiLine
Câu 18: Đây là nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ nào?
A. GAMA.nz
B. META.nz
C. BETA.nz
D. MEGA.nz
Câu 19: Chỗ chấm số (7) là?
A. Từ bỏ
B. Thay đổi
C. Hoàn thành.
D. Chiến đấu
Câu 20: Đây là nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ nào?
A. Google Drive
B. Google Chrome
C. FireFox
D. DTDS
Câu 1: Trường em chuẩn bị thực nghiệm học tập theo mô hình giáo dục STEM. Cô giáo chủ nhiệm yêu
cầu các bạn tìm hiểu về phương pháp học tập và những trang thiết bị cần thiết. Em hãy tìm kiếm thông tin và
cho biết phương pháp học tập theo mô hình giáo dục STEM là gì?
A. Phương pháp học tập kiến thức tích hợp (liên môn), lý thuyết kết hợp với thực hành.
B. Đặt tri thức vào bối cảnh thực tế.
C. Xóa nhòa ranh giới giữa trường học và xã hội.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 2: Trang thiết bị cần thiết cho mô hình giáo dục STEM phần lớn là gì?
A. Robot
B. Tivi
C. Điện thoại
D. Tất cả đáp án trên.
Câu 3: Để kết nối với Internet, máy tính phải được cài đặt và cung cấp dịch vụ bởi
A. Một máy tính khác.
B. Người quản trị mạng xã hội.
C. Nhà cung cấp dịch vụ Internet.
D. Người quản trị mạng máy tính.
Câu 4: Phát biểu nào không đúng khi nói về Internet?
A. Một mạng lưới rộng lớn kết nối hàng triệu máy tính trên khắp thế giới.
B. Một mạng kết nối các hệ thống máy tính và các thiết bị với nhau giúp người sử dụng có thể xem, tìm
kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin, …
C. Một mạng công cộng không thuộc sở hữu hay do bất kì một tổ chức hoặc cá nhân nào điều hành.
D. Một mạng kết nối các máy tính với nhau được tổ chức và giám sát bởi một cơ quan quản lí.
Câu 5: Ý kiến nào sau đây là sai?
A. Kho thông tin trên Internet là khổng lồ.
B. Chúng ta có thể sử dụng bất kì thông tin nào trên Internet mà không cần xin phép.
C. Internet cung cấp môi trường làm việc trực tuyến, giải trí từ xa.
D. Người sử dụng có thể tìm kiếm, trao đổi thông tin trên Internet.
Câu 6: Khi sử dụng lại các thông tin trên mạng cần lưu ý đến vấn đề là:
A. Bản quyền.
B. Các từ khóa liên quan đến trang web.
C. Địa chỉ của trang web.
D. Các từ khóa liên quan đến thông tin cần tìm.
Câu 7: Phần mềm được sử dụng để truy cập các trang web và khai thác tài nguyên trên internet được
gọi là:
A. Trình soạn thảo web.
B. Trình lướt web.
C. Trình thiết kế web.
D. Trình duyệt web.
Câu 8: Cho biết thông tin trên Internet được tổ chức như thế nào?
A. Tương tự như thông tin trong cuốn sách
B. Thành từng văn bản rời rạc
C. Thành các trang siêu văn bản nối với nhau bởi các liên kết
D. Một cách tùy ý.
Câu 9: Cần làm thế nào để kết nối Internet?
A. Người dùng đăng kí với một nhà cung cấp dịch vụ Internet để được hỗ trợ cài đặt Internet.
B. Người dùng đăng kí với một nhà cung cấp dịch vụ Internet để được cấp quyền truy cập Internet.
C. Người dùng đăng kí với một nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) để được hỗ trợ cài đặt và cấp
quyền truy cập Internet.
D. Wi-Fi.
Câu 10: Để truy cập các trang Web ta cần sử dụng:
A. Trình duyệt Web.
B. Con trỏ chuột.
C. Cả hai đáp án trên đều đúng.
D. Cả hai đáp án trên đều sai.
Câu 11: Cách nhanh nhất để tìm thông tin trên WWW mà không biết địa chỉ là:
A. Nhờ người khác tìm hộ.
B. Sử dụng máy tìm kiếm để tìm kiếm với từ khoá.
C. Di chuyển lần theo đường liên kết của các trang web.
D. Hỏi địa chỉ người khác rồi ghi ra giấy, sau đó nhập địa chỉ vào thanh địa chỉ.
Câu 12: Tên nào sau đây là tên của máy tìm kiếm?
A. Word.
B. Google.
C. Wndows Explorer.
D. Excel.
Câu 13: Để tìm kiếm thông tin về Tết âm lịch, em sử dụng từ khoá nào sau đây để thu hẹp phạm vi
tìm kiếm nhất?
A. Tết âm lịch.
B. Tết.
C. "Tết âm lịch…".
D. “Tết”+ “ âm lịch”.
Câu 14: Cho biết tên nào sau đây là tên của máy tìm kiếm?
A. Google.
B. Word.
C. Windows Explorer.
D. Excel.
Câu 15: Điền vào chỗ chấm:
Máy tìm kiếm là công cụ hỗ trợ….. trên Internet theo yêu cầu của người sử dụng
A. Tìm kiếm thông tin.
B. Liên kết.
C. Từ khoá.
D. Danh sách liên kết.
Câu 16: Cách nhanh nhất để tìm thông tin trên WWW mà không biết địa chỉ là:
A. Nhờ người khác tìm hộ.
B. Sử dụng máy tìm kiếm để tìm kiếm với từ khoá.
C. Di chuyển lần theo đường liên kết của các trang web.
D. Hỏi địa chỉ người khác rồi ghi ra giấy, sau đó nhập địa chỉ vào thanh địa chì.
Câu 17: Máy tìm kiếm là gì?
A. Một động cơ cung cấp sức mạnh cho Internet.
B. Một chương trình bảo vệ máy tính khỏi virus.
C. Một chương trình sắp xếp dữ liệu trên máy tính của bạn.
D. Một website đặc biệt hỗ trợ người sử dụng tìm kiếm thông tin trên Internet.
Câu 18: Từ khoá là gì?
A. Là từ mô tả chiếc chìa khoá.
B. Là một biểu tượng trong máy tìm kiếm.
C. Là tập hợp các từ mà máy tìm kiếm quy định trước.
D. Là một từ hoặc cụm từ liên quan đến nội dung cần tìm kiếm do người sử dụng cung cấp.
Câu 19: Tên nào sau đây là tên của máy tìm kiếm?
A. Word.
B. Google.
C. Wndows Explorer.
D. Excel.
Câu 20: Để tìm kiếm thông tin về virus Corona, em sử dụng từ khoá nào sau đây để thu hẹp phạm vi
tìm kiếm nhất?
A. Corona.
B. Virus Corona.
C. "Virus Corona".
D. “Virus”+“Corona”.
Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về thư điện tử?
A. Nhìn vào hộp thư điện tử, người gửi có thể biết được bức thư mình đã gửi đi người nhận đã đọc hay
chưa
B. Chỉ có người nhận thư mới mở được tệp đính lèm theo thư, còn người gửi sẽ không mở được tệp
đính kèm khi đã gửi thư
C. Trong hộp thư đến chỉ chứa thư của những người quen biết
D. Nhìn vào hộp thư điện tử có thể biết thư đã đọc hay chưa
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là sai:
A. Cần đăng xuất ra khỏi hộp thư điện tử sau khi sử dụng xong.
B. Thời gian gửi thư điện tử rất ngắn gần như ngay lập tức
C. Cần mở tất cả các tệp đính kèm được gửi cho bạn
D. Chỉ mở tệp đình kèm từ những người bạn biết và tin tưởng.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng:
A. Thư điện tử không thể gửi cho nhiều người cùng lúc
B. Cần mở tất cả các tệp đính kèm được gửi cho bạn.
C. Hộp thư của bạn tuyệt đối riêng tư, không ai có thể xâm phạm được
D. Thư điện tử có dòng tiêu đề mà thư tay không có
Câu 4: Với thư điện tử, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Một người có thể gửi thư cho chính mình ở cùng địa chỉ thư điện tử
B. Tệp tin đính kèm theo thư có thể chứa virus, vậy nên cần kiểm tra độ tin cậy trước khi tải về
C. Hai người có thể có địa chỉ thư điện tử giống hệt nhau
D. Có thể gửi một thư cho nhiều người cùng lúc
Câu 5: Cách đăng nhập, đăng xuất thư điện tử:
Truy cập vào trang mail.google.com
Hộp thư mở ra với danh sách các thư trong hộp thư đến
Nháy chuột vào tên người gửi hoặc tiêu đề thư để mở thư
Đăng nhập vào hộp thư
Nháy chuột vào nút đăng xuất để ra khỏi hộp thư điện tử
Trình tự sắp xếp đúng là:
A. (1) -> (2) -> (3) -> (4) -> (5)
B. (1) -> (4) -> (2) -> (3) -> (5)
C. (1) -> (2) -> (3) -> (5) -> (4)
D. (1) -> (5) -> (4) -> (2) -> (3)
Câu 6: Địa chỉ nào sau đây là địa chỉ thư điện tử?
A. www.nxbgd.vn
B. thu_hoai.432@yahoo.com
C. Hoangth&hotmail.com
D. Hoa675439@gf@gmail.com
Câu 7: Theo quy định của google, trẻ vị thành niên muốn đăng kí tài khoản thư điện tử thì:
A. không được phép sử dụng gmail
B. chỉ được sử dụng tài khoản của người thân
C. cần có sự đồng ý, trợ giúp và quản lí của bố mẹ
D. cần phải cung cấp đầy đủ các thông tin về gia đình, trường học
Câu 8: Thư điện tử có lợi ích gì trong việc giải quyết các công việc của em?
A. Sửa tài liệu
B. Trao đổi thông tin qua lại với bạn bè
C. Tiết kiệm thời gian và tiền bạc
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 9: Để có thể bảo vệ máy tính của mình khỏi virus, em không nên làm theo lời khuyên nào?
A. Không bao giờ nháy chuột vào liên kết trong hộp thư điện tử từ những người em không biết.
B. Nên xoá tất cả các thư trong hộp thư đến.
C. Luôn nhớ đăng xuất khỏi hộp thư điện tử khi sử dụng xong.
D. Đừng bao giờ mở tệp đính kèm từ những thư lạ.
Câu 10: Em và bạn em đã trao đổi thư điện tử với nhau thì cách nào sau đây là tốt nhất để biết địa
chỉ thư điện tử cua bạn em
A. thử một địa chỉ thư điện tử bất kì nào đó
B. tìm trong danh bạ địa chỉ của hệ thống thư điện tử
C. sử dụng máy tìm kiếm google để tìm trên internet
D. Gọi điện thoại cho bạn để hỏi
Câu 11: Khi em nhận được thư điện tử có tệp đính kèm nghi ngờ là virus từ người quen, em nên xử lí
như thế nào?
A. Mở tệp đính kèm và lưu tệp đó vào máy tính của mình
B. Trước khi mở tệp đính kèm, em tìm cách nhắn tin hoặc gửi một thư điện tử khác cho người đã gửi
thư để kiểm tra có đúng người đó gửi tệp đó cho em hay không
C. Mở tệp đính kèm và xóa tệp đó ngay nếu nhận thấy tệp bị nhiễm virus
D. Trước khi mở tệp đính kèm, em chuyển sang máy tính khác để ở lại thư điện tử đó.
Câu 12: Một số mạng xã hội quy định độ tuổi tối thiểu được phép tham gia tối thiểu là bao nhiêu?
A. Từ 13 tuổi trở lên.
B. Từ 15 tuổi trở lên
C. Từ 18 tuổi trở lên
D. Từ 10 tuổi trở lên
Câu 13: Ý kiến nào sau đây không phải là đặc điểm của mạng xã hội?
A. Mạng xã hội có sự tham gia trực tiếp của nhiều người trên cùng một web
B. Mạng xã hội là một website kín
C. Mạng xã hội là một website mở
D. Mạng xã hội có nội dung của website được xây dựng bởi thành viên tham gia
Câu 14: Là một học sinh, chúng ta nên làm gì trên mạng xã hội?
A. Xúc phạm, miệt thị người khác.
B. Kết nối với bạn bè thân thiết 1 cách an toàn.
C. Bản hàng kém chất lượng để kiếm lời.
D. Khoe mẽ sự giàu có của bản thân.
Câu 15: Mục đích của mạng xã hội là gì?
A. Chia sẻ, học tập.
B. Chia sẻ, học tập, tương tác.
C. Chia sẻ, học tập, tiếp thị.
D. Chia sẻ, học tập, tương tác, tiếp thị.
Câu 16: Cách để giữ an toàn trên mạng xã hội?
A. Chia sẻ mọi thông tin cá nhân.
B. Dùng nhiều tài khoản.
C. Kết bạn không chọn lọc.
D. Không cung cấp thông tin cho người lạ.
Câu 17: Không nên dùng mạng xã hội cho mục đích nào sau đây?
A. Giao lưu với bạn bè.
B. Học hỏi kiến thức.
C. Bình luận xấu về người khác.
D. Chia sẻ các hình ảnh phù hợp của mình.
Câu 18: Một ứng dụng giúp kết nối mọi người ở bất cứ đâu, là bất kỳ ai thông qua dịch vụ internet,
giúp người dùng có thể chia sẻ những sở thích và trao đổi những thông tin cần thiết với nhau là nội dung của
khái niệm nào sau đây?
A. Mạng xã hội
B. Hệ điều hành windows.
C. Phần mềm Zoom.
D. Tất cả các ứng dụng trên web.
Câu 19: Học sinh chỉ nên chia sẻ những gì trên mạng xã hội?
A. Quan điểm, ý kiến cá nhân về 1 vấn đề nào đó.
B. Thông tin cá nhân.
C. Những lời lẽ miệt thị, xúc phạm người khác.
D. Điều bức xúc, khó chịu về người này người kia hay 1 hiện tượng nào đó.
Câu 20: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Tất cả các website đều là mạng xã hội.
B. Bất cứ tuổi nào cũng có thể tham gia mạng xã hội.
C. Mạng xã hội được tạo ra để trao đổi thông tin, tương tác,... do đó nó luôn tốt.
D. Mạng xã hội giúp mọi người tương tác với nhau mà không cần gặp mặt
Câu 1: Đâu không phải là quy tắc sử dụng Internet an toàn là:
A. giữ an toàn
B. gặp gỡ thường xuyên
C. kiểm tra độ tin cậy
D. đừng chấp nhận
Câu 2: Khi sử dụng lại các thông tin trên mạng cần lưu ý đến vấn đề là:
A. Các từ khóa liên quan đến thông tin cần tìm
B. Các từ khóa liên quan đến trang web
C. Địa chỉ của trang web
D. Bản quyền
Câu 3: Việc làm nào được khuyến khích sử dụng các dịch vụ internet.
A. Mở thư điện tử do người lạ gửi
B. Tải các phần mềm miễn phí không được kiểm duyệt
C. Liên tục vào các trang mạng xã hội để cập nhập thông tin
D. Vào trang web để tìm bài tập về nhà
Câu 4: Để bảo vệ dữ liệu trên máy tính khi dùng internet, em cần làm gì?
A. cài đặt và cập nhật phần mềm chống virus
B. tải các phần mềm ứng dụng không rõ nguồn gốc về máy tính
C. cung cấp thông tin cá nhân trên mạng xã hội
D. truy cập vào các liên kết lạ
Câu 5: Để bảo vệ thông tin cá nhân, em hãy cho biết không nên làm những việc nào:
A. Thay đổi mật khẩu hằng ngày.
B. Cài đặt phần mềm diệt virus.
C. Hạn chế đăng nhập ở nơi công cộng (quán cà phê, nhà ga, sân bay,...).
D. Từ chối cung cấp thông tin cá nhân chỉ để đọc tin tức, tải tệp, mua hàng qua mạng,...
Câu 6: Em nên làm gì với các mật khẩu dùng trên mạng của mình?
A. Cho bạn bè biết mật khẩu nếu quên còn hỏi bạn
B. Sử dụng cùng một mật khẩu cho mọi thứ
C. Thay mật khẩu thường xuyên và không cho bất cứ ai biết
D. Đặt mật khẩu dễ đoán cho khỏi quên
Câu 7: Hành động nào sau đây là đúng?
A. luôn chấp nhận lời mời kết bạn của người lạ
B. nói với bố mẹ và thầy cô về việc em bị đe dọa qua mạng
C. chia sẻ cho các bạn những video bạo lực
D. đăng thông tin không đúng về một người bạn cùng lớp lên mạng xã hội
Câu 8: Chọn phương án sai. Khi sử dụng internet, có thể:
A. tin tưởng mọi nguồn thông tin trên mạng
B. bị lôi kéo vào các hoạt động không lành mạnh
C. máy tính bị nhiễm virus hay mã độc
D. bạn lừa đảo hoặc lợi dụng
Câu 9: Mật khẩu nào sau đây của bạn Nguyễn Văn An là chưa đủ mạnh?
A. Nguyen_Van_An_2020
B. nguyenvanan1234
C. an123456
D. Nguyen_Van_An
Câu 10: Em nên sử dụng webcam khi nào?
A. Không bao giờ sử dụng webcam
B. Khi nói chuyện với những người em biết trong thế giới thực như bạn học, người thân,…
C. Khi nói chuyện với những người em chỉ biết qua mạng
D. Khi nói chuyện với bất kì ai
Câu 11: Phương án nào sau đây không phải là quy tắc an toàn khi sử dụng Internet?
A. giữ an toàn thông tin cá nhân và gia đình
B. không được một mình gặp gỡ người mà em chỉ mới quen qua mạng
C. im lặng, không chia sẻ với gia đình khi bị đe dọa, bắt nạt qua mạng
D. đừng chấp nhận các lời mời vào các nhóm trên mạng mà em không biết.
Câu 12: Em nên làm gì với các mật khẩu dùng trên mạng của mình?
A. Cho bạn bè biết mật khẩu để nếu quên còn hỏi bạn
B. Sử dụng cùng một mật khẩu cho mọi thứ
C. Thay đổi mật khẩu thường xuyên và không cho ai biết.
D. Đặt mật khẩu dễ đoán cho khỏi quên
Câu 13: Lời khuyên nào sai khi em muốn bảo vệ máy tính và thông tin trên máy tính của mình?
A. Đừng bao giờ mở thư điện tử và mở tệp đính kèm thư từ những người không quen biết
B. Luôn nhớ đăng xuất khi sử dụng xong máy tính, thư điện tử
C. Chẳng cần làm gì vì máy tính đã được cài đặt sắn các thiết bị bảo vệ từ nhà sản xuất
D. Nên cài đặt phần mềm bảo vệ máy tính khỏi virus và thường xuyên cập nhật phần mềm bảo vệ
Câu 14: Khi đăng nhập vào tài khoản cá nhân trên các máy tính công cộng, việc nên làm là:
A. để chế độ tự động đăng nhập
B. để chế độ ghi nhớ mật khẩu
C. không cần phải thoát tài khoản sau khi sử dụng
D. không để chế độ ghi nhớ mật khẩu và đăng xuất tài khoản sau khi sử dụng
Câu 15: Bạn của em nói cho em biết một số thông tin riêng tư không tốt về một bạn khác cùng lớp. Em
nên làm gì?
A. Đăng thông tin đó lên mạng để mọi người đều đọc được
B. Đăng thông tin đó lên mạng nhưng giới hạn chỉ để bạn bè đọc được
C. Đi hỏi thêm thông tin, nếu đúng thì sẽ đăng lên mạng cho mọi người biết
D. Bỏ qua không để ý vì thông tin đó có thể không đúng, nếu đúng thì cũng không nên xâm phạm vào
những thông tin riêng tư của bạn
Câu 16: Em truy cập trang mạng để xem tin tức thì ngẫu nhiên xem được một video có hình ảnh bạo
lực mà em rất sợ. Em nên làm gì?
A. Đóng video lại và tiếp tục xem tin tức coi như không có chuyện gì
B. Chia sẻ cho bạn bè để dọa các bạn
C. Thông báo cho cha mẹ và thầy cô giáo về điều đó
D. Mở video đó và xem
Câu 17: Nếu bạn thân của em muốn mượn tên đăng nhập và mật khẩu tài khoản trên mạng của em để
sử dụng trong một thời gian, em sẽ làm gì?
A. Cho mượn ngay không cần điều kiện gì
B.Cho mượn nhưng yêu cầy bạn phải hứa là không được dùng để làm việc gì không đúng
C. Cho mượn một ngày thôi rồi lấy lại, chắc không có vấn đề gì
D. Không cho mượn, bảo bạn tự tạo một tài khoản riêng, nếu cần em có thể hướng dẫn
Câu 18: Em thường xuyên nhận được các tin nhắn trên mạng có nội dung như: “mày là một đứa ngu
ngốc, béo ú”, “mày là một đứa xấu xa, không đáng làm bạn”,… từ một người lớn mà em quen. Em nên làm gì?
A. Bỏ qua, chắc họ chỉ trêu thôi
B. Nhắn tin lại cho người đó các nội dung tương tự
C. Gặp thẳng người đó hỏi tại sao lại làm thế và yêu cầu dừng ngay
D. Nói chuyện với thầy cô giáo, bố mẹ về sự việc để xin ý kiến giải quyết
Câu 19: Trong một buổi họp mặt gia đình, một người chú là họ hàng của em đã quay một đoạn phim
về em và nói rằng sẽ đưa lên mạng cho mọi người xem. Em không thích hình ảnh của mình bị đưa lên mạng,
em có thể làm gì để ngăn cản việc đó?
A. Không làm được gì, đoạn phim là của chú ấy quay và chú ấy có quyền sử dụng
B. Cứ để chú ấy đưa lên mạng, nếu có việc gì thì sẽ yêu cầu chú ấy xóa
C. Tức giận và to tiếng yêu cầu chú ấy xóa ngay đoạn phim trong máy quay
D. Nói với bố mẹ về sự việc, nhờ bố mẹ nói với chú ấy không được đưa lên mạng mà chỉ để xem lại
mỗi khi họp gia đình.
Câu 20: Em nhận được tin nhắn và lời mời kết bạn trên Facebook từ một người mà em không biết. Em
sẽ làm gì?
A. Chấp nhận yêu cầu kết bạn và trả lời tin nhắn ngay
B. Nhắn tin hỏi người đó là ai, để xem mình có quen không, nếu quen mới kết bạn
C. Vào Facebook của họ đọc thông tin, xem ảnh xem có phải người quen không, nếu phải thì chấp
nhận kết bạn, không phải thì thôi
D. Không chấp nhận kết bạn và không trả lời tin nhắn.

You might also like