You are on page 1of 7

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG SƯ PHẠM – TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1


BÀI 47: OM - OP

Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Xuân Mai


MSSV: 215714020210081
Môn: Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm

NGHỆ AN, 2023


Bài 46: om – op
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Phát triển các năng lực đặc thù – năng lực ngôn ngữ:

- Nhận biết các vần om, op; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần om, op. .

- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần om, vần op.

- Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Lừa và ngựa.

- Viết đúng các vần om, op; các tiếng đom đóm, họp (tổ) (trên bảng con).

2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất:

- Bước đầu biết cách học, biết cách phát biểu ý kiến trong nhóm, trong lớp.

- Khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Máy tính, bài giảng pp chiếu nội dung bài học.

- Bảng con, phấn (bút dạ) để HS tập viết

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS


1. HĐ mở đầu
- Tổ chức trò chơi: Vượt chướng ngại - HS chơi trò chơi
vật
- GV nhận xét.
2. HĐ hình thành kiến thức mới:
- Giới thiệu bài: Vần om, op
- Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen)
2.1. Dạy vần om:
- GV đọc vần mới: “om” cả lớp đọc: om - HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp
- GV viết bảng giới thiệu chữ in và chữ
viết thường đọc cá nhân, cả lớp
- Vần om có mấy âm đó là những âm - Vần om gồm 2 âm, âm o đứng trước,
nào? âm m đứng sau. HS phân tích cá nhân,
cả lớp.
- GV chiếu mô hình vần om. HDHS đánh - HS (cá nhân, tổ, cả lớp): o - mờ - om
vần. / om.
- GV chiếu tranh, hỏi: Đây là con gì? - HS quan sát, trả lời: đom đóm
- GV viết bảng: đom đóm và đọc mẫu. - Cả lớp nhắc lại: đom đóm
- Từ đom đóm có mấy tiếng? - Có hai tiếng, tiếng đom đứng trước,
tiếng đóm đứng sau.
- Mời HS phân tích tiếng đom - Tiếng đom có âm đ đứng trước, vần
om đứng sau.
- GV chiếu mô hình tiếng đom. HDHS - HS (cá nhân, tổ, cả lớp): đờ - om –
đánh vần, đọc trơn. đom / đom.
- Làm tương tự với tiếng đóm. - HS: o - mờ - om/ đờ - om - đom/ đờ -
- Chỉ cho HS đánh vần, đọc trơn vần. om - đom - sắc - đóm/ đom đóm

2.2. Dạy vần op:


Tiếp theo cô giới thiệu với các con làm
quen với vần thứ hai đó là vần op
- GV đọc vần mới: “op” cả lớp đọc: op - HS đọc cá nhân, nhóm, lớp.
- GV viết bảng giới thiệu chữ in và chữ
viết thường đọc cá nhân, cả lớp
- Vần op có mấy âm đó là những âm nào? - Vần op gồm 2 âm, âm o đứng trước,
âm p đứng sau. HS phân tích cá nhân,
cả lớp.
- GV chiếu mô hình vần op. HDHS đánh - HS (cá nhân, tổ, cả lớp): o - pờ - op /
vần. op.
- GV chiếu tranh, hỏi: Bức tranh này vẽ - HS quan sát, trả lời: họp tổ
các bạn học sinh đang làm gì?
- GV viết bảng: họp tổ và đọc mẫu. - Cả lớp nhắc lại: họp tổ
- Từ họp tổ tiếng nào có vần op? - HS trả lời: tiếng họp
- Mời HS phân tích tiếng họp - Tiếng họp có âm h đứng trước, vần
op đứng sau, thanh nặng ở dưới chữ o
- GV chiếu mô hình tiếng họp. HDHS - HS (cá nhân, tổ, cả lớp): hờ - op –
đánh vần, đọc trơn. hop/ nặng / họp.
- Chỉ cho HS đánh vần, đọc trơn vần. - HS: o - pờ - op / op; hờ - op - hop -
nặng - họp / họp/ họp tổ.
* Củng cố: Các em vừa học 2 vần mới, 2 - Vần mới om, op; tiếng mới: đom,
tiếng mới nào? họp
- Chỉ cho HS đọc lại các vần, tiếng mới - Cả lớp đánh vần, đọc trơn.
So sánh: Vần om và vần op có gì giống - HS so sánh 2 vần:
và khác nhau? - Vần om giống vần op: đều bắt đầu
bằng âm o.
- Khác: vần om có âm cuối là m, vần
op có âm cuối là p.
- Y/c HS cài bảng: om, op, đom, họp - HS cài chữ lên bảng gài.

3. HĐ luyện tập thực hành


3.1. Mở rộng vốn từ: (BT2)
- Xác định y/c: GV chiếu 6 hình minh - HS quan sát
hoạ; nêu y/c của BT.
- GV chỉ từng từ theo STT, mời HS đọc. - HS lần lượt đọc: cọp (hổ), khóm tre,
- GV giải nghĩa: chỏm mũ (phần nhô lên chỏm mũ, lom khom, xóm quê, gom
trên cùng của cái mũ); lom khom (tư thế góp.
còng lưng xuống); gom góp (tập hợp dần - Cả lớp đọc lại các tiếng.
dần).
- Y/c HS thảo luận theo cặp, tìm nhanh - HS thảo luận theo cặp.
tiếng có vần om, vần op. - 2 - 3 nhóm báo cáo:
- Mời một số nhóm báo cáo. + HS1: Mời bạn nói tiếng có vần om
- Mời các nhóm khác nhận xét. + HS2: Mời bạn nói tiếng có vần op
- GV chỉ từng từ (in đậm), mời cả lớp nói.
- Cả lớp: Tiếng cọp có vần op. Tiếng
khóm có vần om; Tiếng khóm có vần
om; Tiếng chỏm có vần om; Tiếng
lom, khom có vần om; Tiếng xóm có
vần om; Tiếng gom có vần om; Tiếng
góp có vần op
- GV đố HS tìm 3 - 4 tiếng ngoài bài có - HS thi đua tìm. VD: bom, còm, hòm,
vần om, op. GV nhận xét, khen ngợi. tóm,...; bóp, chóp, ngóp, tóp,...
- GV ghi một số tiếng HS liệt kê - Cả lớp đọc lại các tiếng trên bảng
- HS đọc lại các vần, tiếng vừa học:
om, op, đom đóm, họp (tổ).
Tiết 2
3.3. Tập đọc: (BT4)
a) GV chiếu hình minh hoạ, giới thiệu
truyện Lừa và ngựa. Câu chuyện nói về - HS lắng nghe.
mối quan hệ giữa con người với nhau
trong cuộc sống.
b) GV đọc mẫu. - HS lắng nghe.
c) Luyện đọc từ ngữ: còm nhom, lắm đồ,
chả nghe, thở hí hóp, xếp đồ - HS luyện đọc từ ngữ (cá nhân, cả lớp
d) Luyện đọc câu
- GV: Bài có mấy câu? (GV chỉ từng câu) - HS đếm: 6 câu
- GV chỉ từng câu cho cả lớp đọc vỡ - 1 HS đọc, cả lớp đọc.
- Cho HS đọc tiếp nối từng câu. GV phát - Đọc tiếp nối từng câu (CN, từng
hiện và sửa lỗi phát âm cho HS. cặp).
e) Thi đọc tiếp nối 2 đoạn (4 câu / 2 câu);
thi đọc cả bài.
- Cho HS thi đọc cả bài theo cặp, tổ. - HS luyện đọc theo cặp.
- GV theo dõi nhận xét. - Các cặp, tổ thi đọc đoạn.
- GV khen HS, nhóm đọc tốt. - Các cặp, tổ thi đọc cả bài.
- Lớp nhận xét các bạn đọc.
- Bình chọn bạn / nhóm đọc hay
- Mời 1HS đọc cả bài / Cả lớp đọc lại. - 1 HS đọc cả bài / Cả lớp đọc lại.
h) Tìm hiểu bài đọc ( Nói tiếp )
- GV nêu y/c, chỉ từng ý cho HS đọc. - Cả lớp đọc.
- Cho HS thảo luận nhóm bàn, nói thêm ý - HS thảo luận nhóm.
còn thiếu để có câu hoàn chỉnh.
- Mời các nhóm báo cáo kết quả. - Các nhóm nêu kết quả. VD:
a) Lừa nhờ ngựa chở đỡ đồ, ngựa chả
thèm nghe lừa …
- GV cùng lớp nhận xét. b) Lừa ngã, thở hí hóp, thế là bà chủ
xếp hết đồ từ lừa qua ngựa…
- GV: Qua câu chuyện, em hiểu điều gì? - HS trả lời: VD:
Ngựa không giúp lừa./ Ngựa không
thương bạn./ Ngựa không giúp lừa nên
khi lừa ngã, ngựa phải chở cả đồ của
lừa. / Vì không chở giúp lừa một ít đồ
nên ngựa đã phải chở tất cả đồ đạc của
lừa. /....
- GV: Ngựa phải chịu hậu quả từ việc
không giúp đỡ lừa. Nếu ngựa chịu giúp
lừa một chút thì lừa đã không ngã ra bờ
cỏ và ngựa đã không phải chở tất cả đồ
của lừa. Giúp đỡ người khác nhiều khi
cũng là giúp mình. Chắc là chú ngựa
trong câu chuyện này đã hiểu ra điều đó.
* Cho cả lớp đọc lại 2 trang. - Cả lớp đọc đồng thanh 2 trang

3.2. Tập viết (BT4 - bảng con)


a) GV chỉ cho cả lớp đọc các chữ, tiếng
vừa học. - Cả lớp đọc.
b) Viết vần om, op
- GV mở video viết mẫu và hướng dẫn: - HS theo dõi, quan sát.
- Vần om: o và m đều cao 2 li, viết o - HS viết om, op lên không trung.
trước, m sau, chú ý nét nối từ o sang m.
- Vần op: cao 2 li, p cao 4 li. - HS viết bảng con: om, op (2 lần).
c) Viết: đom đóm, họp (tổ).
- GV viết mẫu và hướng dẫn: đom (viết - HS theo dõi, quan sát.
chữ đ cao 4 li, tiếp đến vần om); đóm có
dấu sắc trên o; họp (viết chữ h cao 5 li, p - HS viết: đom đóm, họp (2 lần)
4 li, dấu nặng đặt dưới o).
- Y/c HS viết bảng con. - HS giơ bảng để kiểm tra.
- GV cùng HS nhận xét. - HS quan sát, lắng nghe

4. HĐ vận dụng, trải nghiệm:


- Nhận xét, đánh giá tiết học; khen ngợi
biểu dương HS.
- Đọc lại cho người thân nghe bài Lừa và
ngựa, kể cho người thân nghe điều em đã
hiểu ra từ câu chuyện.
Chữ kí người soạn Chữ kí và nhận xét của GVCN

................................................................................................

................................................................................................

...............................................................................................

...............................................................................................

...............................................................................................

...............................................................................................

You might also like