You are on page 1of 2

Tình huống 2 (dành cho các nhóm chẵn): Giám đốc của bạn muốn bạn thiết kế bao bì

sản phẩm nhái một sản phẩm tương tự của một công ty có thương hiệu. Giám đốc yêu cầu
bạn thiết kế sao cho không vi phạm quyền sỡ hữu thương mại. Bạn là người cư xử có đạo
đức.

1. Mối liên hệ giữa “Khuôn khổ cho việc tạo ra quyết định có đạo đức” với
“Tiến trình (Process)” trong ví dụ mô hình 3P.
 “Khuôn khổ cho việc ra quyết định có đạo đức” đóng vai trò nền tảng cho việc
tạo dựng “tiến trình” trong mô hình 3P cho thấy giữa chúng có mối liên hệ chặt
chẽ và mật thiết để xây dựng một tiến trình hiệu quả và mang tính đạo đức cao.
 Dựa vào đặc điểm và tính chất của tình huống lựa chọn câu hỏi phù hợp để đưa
ra quyết định mang tính tích cực cho thông điệp.
 Bên cạnh các quyết định mang tính đạo đức, chúng ta phải đối mặt với những
giao tiếp đòi hỏi chúng ta chịu trách nhiệm và đảm bảo sự phù hợp cho vấn đề.
2. Xây dựng mô hình 3P
 Mục đích:

Thiết kế bao bì sản phẩm nhái của một sản phẩm tương tự của một công ty có thương
hiệu sao cho không vi phạm quyền sở hữu thương mại.

 Tiến trình:

● Bước 1: Kiểm tra yếu tố luật pháp

Yêu cầu thiết kế sao cho không vi phạm quyền sở hữu thương mại.

 Không vi phạm pháp luật về việc thiết kế bao bì giống với công ty có thương hiệu.

● Bước 2: Quyết định giao tiếp của tôi ảnh hưởng đến ai và ảnh hưởng như thế nào?

 Ảnh hưởng đến các khách hàng đang sử dụng sản phẩm và công ty sản phẩm đã có
thương hiệu. Vì việc làm nhái bao bì giống với công ty khác sẽ khiến cho công ty bị tổn
hại thương hiệu nếu chất lượng sản phẩm không tốt, đồng thời làm giảm doanh thu và
mất đi lượng lớn khách hàng đối với công ty đối thủ.

● Bước 3: Quyết định giao tiếp có ảnh hưởng đến giá trị của tôi hay không?

 Tôi đang đi ngược lại với điều tôi cho là đúng, với lương tâm của mình và đã không
tôn trọng ý tưởng của người đã sáng tạo ra bao bì đó.

● Bước 4: Tôi cảm thấy như thế nào sau quyết định của sếp?

 Tôi cảm thấy rất buồn, lo lắng và bất an khi phải thiết kế bao bì đạo nhái với sản phẩm
của một công ty khác.

 Sản phẩm:

Không đồng quan điểm với yêu cầu của Sếp, vì thế:

 Tôi thuyết phục Sếp bỏ ý định đạo nhái ý tưởng từ công ty khác và thay vào đó tự
sáng tạo ra một ý tưởng bao bì mới lạ và ấn tượng theo cách riêng của công ty
mình.
 Phương tiện có thể giao tiếp: Email, lời nói, báo cáo.

You might also like