You are on page 1of 3

BÀI TẬP ỨNG DỤNG THỰC TẾ

PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN

Bài 1 (K191-Ca1) Trong thùng thể tích 1000 lít có chứa 800 lít nước đã hòa tan 2kg muối.
Người ta cho nước muối có chứa 0.03kg muối/ 1 lít nước vào thùng với vận tốc 12 lít / phút,
khuấy đều liên tục và cho nước chảy ra với tốc độ 8 lit/phut. Gọi y(t) là lượng muối (kg)
trong thùng sau t phút.

a. Thành lập phương trình vi phân với điều kiện đầu theo dữ liệu đề bài

b. Tìm nghiệm của phương trình a

c. Tìm lượng muối trong thùng khi nước đầy thùng.

Bài 2 (K191-Ca2) Dân số thành phố A tính từ đầu năm 2009 là một hàm số P(t), đơn vị
triệu người, trong đó t tính bằng năm. Biết rằng tốc độ gia tăng dân số phụ thuộc vào tốc
độ tăng tự nhiên là k%/năm và số dân thay đổi do nhập cư - di cư là I ngàn người mỗi năm.
Giả sử dân số thành phố A vào đầu năm 2009 là P0 (triệu người).

a. Tính P (t) theo P0 , k và t

b. Đầu năm 2009, thành phố Hồ Chí Minh có 7.1 (triệu người), tốc độ gia tăng dân số tự
nhiên là 1.1%/năm, số dân tăng do nhập-di cư là 126 ngàn người mỗi năm. Áp dụng mô
hình trên để ước tính thành phố vào đầu năm 2021.

Bài 3 (K191-Ca3) Số lượng muỗi trong một khu vực gia tăng theo mô hình tăng trưởng
Gompertz. Theo mô hình này, nếu ta gọi P(t) là số lượng muỗi
 ở thời điểm t (tính theo tuần)
2000
thì tốc độ thay đổi của P luôn tỉ lệ với hàm P ln P . Tại thời điểm ban đầu (t=0),
người ta quan sát thấy có khoảng 400 con muỗi trong khu vực. Sau 3 tuần, số lượng muỗi
xấp xỉ 1000 con. Hãy ước lượng số muỗi trong khu vực 5 tuần.

Bài 4 (K192-DT) Nước do một nhà máy nước cung cấp có nồng độ Flo là 1mg/lit. Một
thùng đựng nước cho một gia đình có thể tích 1000 lít đang chứa 700 lít nước do nhà máy
này cung cấp. Người ta bơm đồng thời vào thùng mỗi phút 5 lít nước do nhà máy cung cấp
và 4 lít nước không chứa Flo.Nước sau khi được khuấy đều sẽ thoát ra ngoài với tốc độ 7 lít
nước mỗi phút.

a. Viết phương trình vi phân biểu diễn sự thay đổi của khối lượng Flo trong thùng.

b. GIải phương trình để tìm lượng Flo (mg) ở trong thùng theo thời gian t (phút)

c. Hỏi bao lâu thì thùng đầy và khi thùng đầy thì nồng độ Flo trong thùng bằng bao nhiêu
mg/lit?

1
Bài 5 (K193-DT) Một quần thể vi khuẩn có tốc độ thay đổi số lượng tuân theo mô hình
Logistic. Theo mô hình này, nếu ta gọi P (t) là số lượng vi khuẩn ở thời điểm t (phút), và
L là số lượng vi khuẩn tối đa có thể sống sót trong môi trường này, thì tốc độ thay đổi số
lượng được biểu diễn bởi phương trình vi phân sau:
 
dP P (t)
dt
= kP (t) 1 − L

Nếu biết rằng số lượng tối đa là 100000 con. Hơn thế nữa, người ta quan sát được rằng
ban đầu (t = 0) quần thể này có 5000 con, và số lượng đang gia tăng với tỉ lệ 400 con/phút.

a. Quần thể này sẽ có bao nhiêu con sau 30 phút?

b. Tìm thời điểm mà quần thể này đạt số lượng 80000 con.

Bài 6 (K183-DT) Trong 1 thùng dung tích 500 lít đang chứa 400 lít bia có pha 4% cồn
(tính theo thể tích). Người ta bơm bia chứa 6% cồn vào thùng với tốc độ 10 lit/phút, hòa
tan và cho chảy ra khỏi thùng với tốc độ 8 lit/phút. Gọi lượng cồn trong thùng sau t phút
là y(t).

a. Lập phương trình vi phân biểu diễn sự thay đổi lượng cồn trong thùng.

b. GIải phương trình trên để tìm y(t)

c. Khi bia đầy thùng thì tỉ lệ cồn trong thùng là bao nhiêu?

Bài 7 (K182-DT) Trong một thành phố, một mô hình lan truyền tin đồn được cho bởi mô
tả như sau: Tốc độ lan truyển của tin đồn tỉ lệ thuận với tích của phần trăm số người đã
nghe tin đồn và phần trăm số người chưa nghe tin đồn.

1. Lập phương trình vi phân biểu diễn sự thay đổi số người , biết y(t) là phần trăm số
người đã nghe tin đồn trong thành phố. và giải ptvp đó

2. Trong thành phố có 1000 cư dân. Tại thời điểm t = 0 có 50 người đã nghe tin đồn. Tại
t = 3 giờ có nửa số dẫn đã nghe tin đồn. Tìm thời điểm t mà 95% số người đã nghe
tin đồn.

Bài 8 (ĐỀ 1 - DT201) Giá trị bán lại R(t) của một máy may sau t năm sản xuất sẽ giảm
với tốc độ tỷ lệ với hiệu giữa giá trị hiện tại và giá trị phế liệu của nó. Tức là, nếu S là giá
dR
trị phế liệu của máy thì R(t) thỏa mãn phương trình = −k(R − S), với k = const, k > 0
dt
là hằng số tỷ lệ giữa R và S. Biết giá trị mới mua của máy là 30,000 USD, giá trị sau 3 năm
là 15,000 USD và giá trị phế liệu của máy là 250 USD.

1. Xác định hằng số k với các điều kiện trên.

2. Tính giá trị và tốc độ thay đổi giá trị của máy may này sau 4 năm sản xuất.

2
Bài 9 (ĐỀ 2 - DT201) Một quần thể cua có tốc độ thay đổi số lượng theo mô hình tăng
trưởng theo mùa. Theo mô hình này nếu ta đặt số lượng cua ở thời điểm t tháng là P (t)
(con). Tốc độ thay đổi số lượng được biểu diễn bởi phương trình vi phân sau:
dP
= kP (t) sin2 (0.1t − π)
dt
Hơn thế nữa, người ta quan sát thấy ban đầu số cua trong quần thể là 500 con, số lượng
cua tại thời điểm t = 10π là 1500 con.

1. Ước lượng số cua sau t = 9π kể từ khi quan sát ban đầu.

2. Xác định tốc độ thay đổi số cua tại thời điểm t = 9π

Bài 10 (ĐỀ 3 - DT201) Theo mô hình Fitzhugh-Nagumo về xung điện neuron thần kinh
của con người thì trong trạng thái nghỉ ngơi, tốc độ thay đổi điện thế của các neuron thần
kinh V (mV) theo thời gian (phút) tuân thủ theo phương trình vi phân:
 
dV 2 3 1
= −V V − V +
dt 2 2

Biết tại thời điểm bắt đầu nghỉ ngơi (t = 0) điện thế của các neuron thần kinh là V = 2mV .

1. Giải phương trình vi phân trên với các điều kiện cho trước.

2. Sau t = ln(81) phút thì điện thế của các neuron thần kinh giảm bao nhiêu lần so với
thời điểm ban đầu.

Bài 11 (ĐỀ 4 - DT201) Một quần thể tôm có tốc độ thay đổi số lượng theo mô hình tăng
trưởng Logistic. Theo mô hình này nếu ta đặt số lượng tôm ở thời điểm t tháng là P (t)
(con) và L là số con tôm tối đa có thể sống sót được trong quần thể. Tốc độ thay đổi số
lượng được biểu diễn bởi phương trình vi phân sau:
 
dP P (t)
= kP (t) 1 −
dt 2L

Hơn thế nữa, người ta quan sát thấy ban đầu số tôm trong quần thể là 30000 con, số
lượng tôm tối đa là 200000 con và tại thời điểm này quần thể tôm đang tăng với tỷ lệ 400
con/tháng.

1. Sau 2 năm thì số lượng tôm trong quần thể là bao nhiêu con.

2. Sau bao lâu thì số lượng tôm trong quần thể là 150000 con.

Bài 12 (CK - DT201) Giả sử một sinh viên mang virus cúm quay trở lại một trường đại
học biệt lập gồm 2000 sinh viên. Biết rằng tốc độ lây lan của virus không chỉ tỷ lệ thuận
với số sinh viên bị nhiễm mà còn với số sinh viên không bị nhiễm. Gọi P (t) là số sinh viên
bị nhiễm sau t ngày thì P 0 (t) = kP (t)(2000 − P (t)). Xác định số sinh viên bị nhiễm sau 1
tuần, biết rằng sau 5 ngày thì có 60 em bị nhiễm.

You might also like