You are on page 1of 6

HCMUT-CNCP

ỨNG DỤNG PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN CẤP 1

Câu 1: Dung dịch glucose được truyền theo đường tĩnh mạch vào máu với vận
tốc không đổi r. Khi glucose được đưa vào, nó chuyển thành các chất khác và
bị đẩy khỏi máu với vận tốc tỷ lệ thuận với nồng độ tại thời điểm đó. Như vậy,
mô hình biểu diễn nồng độ C = C (t ) của dung dịch glucose trong máu là
dC
= r − kC , trong đó k là hằng số dương.Giả sử nồng độ tại thời điểm t = 0 là
dt
C0 .
a) Nồng độ glucose trong máu sau 1 giờ là:
r r r
A. C0 + C. + (C0 − )e − k
k k k
r r r
C
B. 0 − D.+ (C0 + )e − k
k k k
b) Giả sử rằng nồng độ glucose luôn không âm. Khi t →  , nồng độ
glucose là:
r
A. 0 C.
k
k
B. D. Đáp án khác
r

Câu 2: Lượng cá bơn halibut Thái bình dương được mô hình hoá bởi PTVP
dy  y
= ky 1 −  trong đó y = y(t ) là khỗi lượng của tất cả các cá thể trong quần
dt  k
thể (tính bằng kilogram) tại thời điểm t (năm). Biết rằng K = 8 107 kg , k = 0,71
và tại thời điểm khảo sát, tổng sinh khối là 2 107 kg
a) Sau một năm, lượng sinh khối là:
A. 3, 21107 C. 3, 23 107
B. 3, 22 107 D. 3, 24 107
b) Sau bao lâu thì sinh khối tăng gấp đôi:
A. 1.413 C. 1.547
B. 1.625 D. 1.723

Câu 3: Một vật khối lượng m rơi xuống từ trạng thái nghỉ và chúng ta giả sử
rằng sức cản không khí tỷ lệ thuận với vận tốc của vật. Nếu S(t) là khoảng cách
rơi được sau t giây thì vận tốc là v = S(t) và gia tốc là a = v(t) . Nếu g là gia
tốc trọng trường thì lực hướng xuống dưới tác động lên vật là mg − cv , trong đó
dv
c là hằng số dương, Định luật Newton thứ hai dần đến m = mg − cv .
dt
Giả sử m = 1kg , g = 9.81m / s và hệ số cản của không khí là 0,05
2

a) Vận tốc của vật sau 2s là:


A. 17,68m / s B. 19, 21m / s
C. 18,67m / s D. 20, 23m / s
b) Vận tốc tối đa vật có thể đạt được là:
A. 200 C. 196, 2
B. 192,6 D. 169, 2
c) Quãng đường vật rơi được sau 3s là:
A. 41 B. 42
C. 43 D. 44

Câu 4: Một bể chứa 100 lít nước tinh khiết. Người ta đổ dung dịch nước muối
có nồng độ 0,1kg/lít với tốc độ 10 lít/phút. Dung dịch được khuấy đều và chảy
ra ngoài với tốc độ bằng với tốc độ chảy vào. Lượng muối trong bể sau 6 phút
là:
A. 4,51 C. 4,63
B. 4,42 D. 4,74

Câu 5: Tốc độ lây lan của một dịch bệnh tỷ lệ với số người nhiễm bệnh và số
người không nhiễm bệnh. Ở một thị trấn có 5000 người, vào lúc đầu tuần thì có
160 người mắc bệnh, đến cuối tuần thì con số đã đạt 1200 người. Sau bao lâu thì
80% dân cư nhiễm bệnh. (gợi ý: x tỷ lệ với u và v tức là x=kuv)
A. 14,5 ngày C. 15,5 ngày
B. 14,9 ngày D. 15,9 ngày

Câu 6: Một mô hình của Con Bertalanffy được sử dụn để đo chiều dài L(t ) của
một con cá theo thời gian. Nếu chiều dài Lm là chiều dài lớn nhất mà loài cá
này có thể đạt được thì tốc độ tăng trưởng chiều dài tỷ lệ với chiều dài chưa
đạt đến ( Lm − L(t )) . Áp dụng mô hình này đối với loài cá tuyết, người ta xác
định được Lm = 53cm , L(0) = 10cm và tỷ lệ tăng trưởng là 0,2. Khi nào một con cá
đạt chiều dài 30cm.
A. 2,31 năm C. 3,21 năm
B. 3,13 năm D. 3,42 năm

Câu 7: Dân số thế giới vào năm 1990 là 5,28 tỷ người, vào năm 2000 là 6,07 tỷ
người. Giả sử tốc độ tăng trưởng tỷ lệ với quy mô dân số.
a) Khi nào thì dân số vượt qua 10 tỷ người
A. Năm 2033 C. Năm 2035
B. Năm 2034 D. Năm 2036

b) Giả sử tốc độ tăng trưởng sẽ giảm khi tổng số dân vượt quá khả năng chịu
đựng M (số dân tối đa môi trường có thể chịu được trong thời gian dài).
Khi đó, tốc độ tăng trưởng ngoài tỷ lệ với quy mô dân số còn tỷ lệ với tỷ
lệ giữa phần dân số còn có thể chấp nhận được với dân số tối đa (xem
biểu thức dưới)
dP M −P P
= kP = kP(1 − )
dt M M
Giả sử mức chịu đựng của môi trường là 100 tỷ người. Dự đoán dân số
vào năm 2025:
A. 8,45 tỷ C. 8,65 tỷ
B. 8,55 tỷ D. 8,75 tỷ
Câu 1 2 3 4 5 6 7
Đáp án C C CC CCB A B B DB
MỘT SỐ CÂU TRONG ĐỀ THI

You might also like