You are on page 1of 2

PHẦN I.

ĐỌC HIỂU( 3 điểm)


Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Cuộc sống luôn có nhiều áp lực nên không phải lúc nào ta cũng có đủ vững chãi để
làm chủ hết bản thân, nhất là khi có những biến động bất ngờ. Trong những lúc tâm tư rối bời
hoảng loạn hay chán chường lạc lõng, ta luôn ước ao có một người thân bên cạnh để được chia
sẻ. Dù người ấy chẳng giúp ta giải quyết được vấn đề, thậm chí chẳng khuyên được một điều gì
bổ ích, nhưng chỉ cần thái độ lắng nghe hết lòng cũng đủ khiến ta vơi đi rất nhiều phiền muộn
rồi.Cho nên, được lắng nghe là nhu cầu không thể thiếu của con người.Thế nhưng, điều nghịch
lý là ai cũng muốn người khác lắng nghe mình, còn mình lại không chịu lắng nghe ai cả.
(….) Nếu ta thực sự muốn giúp người kia vơi đi những nỗi khổ niềm đau đang đè nặng trong
lòng, thì việc trước tiên là ta phải biết lắng nghe họ. Cũng như vị thầy thuốc trước khi chẩn mạch
kê toa thì phải luôn quan sát thần sắc của bệnh nhân. Sau đó, lắng nghe thật kĩ càng những báo
cáo hay những lời than thở về bệnh trạng.Khi ta quyết định lắng nghe một người đang khổ, tức là
ta đang đóng vai thầy thuốc để chữa trị bệnh cho họ. Dù ta không phải nhà tâm lý trị liệu, nhưng
với lòng chân thành và thái độ lắng nghe đúng đắn, chắc chắn ta sẽ giúp được người kia ít nhiều.
Vì vậy mỗi khi chúng ta chuẩn bị lắng nghe, ta phải hỏi kỹ lại mình đã thật sự vào vai của một
người cứu giúp chưa?
( Theo Minh Niệm, Hiểu về trái tim, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2017, tr.160-162)
Câu1.Đoạn văn bản trên sử dụng thao tác lập luận nào?
Câu 2.Theo tác giả, khi chúng ta lắng nghe cần có thái độ như thế nào?
Câu 3. Vì sao tác giả cho rằng: « khi ta quyết định lắng nghe một người đang khổ, tức là ta đang
đóng vai thầy thuốc để chữa trị bệnh cho họ,»?
Câu 4.Theo anh/chị, chúng ta cần lưu ý điều gì khi lắng nghe ai đó?
PHẦN II. LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1. (2 điểm): NLXH
Được lắng nghe là nhu cầu không thể thiếu của con người. Anh/chị hãy viết một đoạn văn
( khoảng 200 chữ) bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên.

– Tác giả cho rằng: « khi ta quyết định lắng nghe một người đang khổ, tức là ta đang đóng vai thầy thuốc để
chữa trị bệnh cho họ» vì khi được lắng nghe, người đang khổ sẽ cảm thấy được đồng điệu, được cảm thông,
được san sẻ. Lúc ấy tâm trạng của họ sẽ khá hơn, do đó tác giả cho rằng người lắng nghe đóng vai trò là người
Câu 3 thầy thuốc. 1.0
-hành động lắng nghe một người đang đau khổ giúp ta nhận ra được điều gì đang khiến họ bị tổn thương từ đó
cho họ những lời động viên khích lệ chữa lành giống như một bác sĩ kê đơn thuốc cho bệnh nhân của mình sau
khi tìm ra nguồn cơn của căn bênh
– Ngừng trò chuyện, hãy lắng nghe, đừng làm phiền, đừng cắt ngang câu chuyện của họ.
– Cổ vũ người nói để họ được tự nhiên, thoải mái bày tỏ nổi niềm.
Câu 4 – Hãy lắng nghe một cách chân thành và cảm thông với điều người khác chia sẻ.
-khi lắng nghe ai đó bạn không nên đưa ra những phán xét quá bộc trực thẳng thắng khi điều đó có thể dễ khiến
họ bị tổn thương
Kẻ thành công phải biết lắng nghe” của tác giả Mark Goulston đang là một trong những
cuốn sách bán chạy trên thị trường. Ngay chính tựa đề tiếng việt của quyển sách đã ẩn
chứa một ý nghĩa đúng đắn: Lắng nghe chính là kim chỉ nam dẫn lối ta vươn lên thành
những người cự phách
Shakespeare từng nói :”Cái đáng sợ nhất là căn bệnh không chịu lắng nghe, đó là một
tệ nạn hết sức phổ biến”.
Trong cuộc sống:
+ Lắng nghe giúp nâng cao kỹ năng giao tiếp của bạn đối với những người xung quanh, xây dựng
và phát triển quan hệ
+ Lắng nghe giúp con người hiểu nhau để thân thiết, gắn bó và tin tưởng hơn.
* Mục đích của lắng nghe: nắm bắt được nội dung vấn đề, thu thập được nhiều thông tin, đánh
giá nội dung thông tin và tương tác qua lại trong quá trình diễn đạt.
c) Luận điểm 3: Ý nghĩa của sự lắng nghe
- Nhờ lắng nghe, con người có thể khiến cuộc sống tốt đẹp hơn.
- Lắng nghe nghĩa là yêu thương chia sẻ
- Lắng nghe tạo ra sự liên kết về xúc cảm, từ đó tạo được thiện cảm với đối phương.
Cô nữ sinh Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội đã chuyên tâm lắng và nghe rất nhiều.
Cô lắng nghe những lời giảng dạy của thầy cô nơi giảng đường, lắng nghe những góp ý của gia
đình và bạn bè. Từ ấy, cô nàng dành thời gian để suy ngẫm đủ điều, và bắt đầu hành động sáng
suốt, sửa chữa những khuyết điểm của bản thân. Một doanh nghiệp lớn như Viettel cũng luôn
hăng hái trên chuyến đi tìm kiếm, thu thập ý kiến khách hàng qua chương trình “Lắng nghe để
phát triển” được tổ chức suốt 5 năm liền. Để từ đó cải thiện chất lượng dịch vụ, đưa ra những sản
phẩm mới, ưu việt hơn và đáp ứng yêu cầu khách hàng tốt hơn.
Nhận ra ý nghĩa sáng ngời đằng sau hai chữ “lắng nghe”, tôi thiết nghĩ bản thân nên
sống chậm lại, dành thời gian để ghé qua quán nhỏ bên đại lộ cuộc đời, cho cõi lòng
những khoảnh khắc lắng đọng, để nghe thật trọn vẹn, đắm chìm trong những rung cảm
trước thanh âm của người, của đời và của chính mình.

You might also like