You are on page 1of 15

Nội dung

I. Đối tượng của hợp đồng là tài sản công......................................................................................2

II. Mua sắm tài sản công...................................................................................................................3

1. Các hình thức mua sắm tài sản công........................................................................................3

2. Quy định về phương thức mua sắm tài sản công....................................................................4

3. Mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước...........................................5

4. Thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công.................................................................................7

5. Quy trình thực hiện mua sắm tài sản nhà nước theo phương thức tập trung.......................7

6. Nguyên tắc mua sắm tài sản công tại cơ quan Nhà nước........................................................9

7. Quy trình mua sắm tài sản công tại cơ quan Nhà nước.........................................................11

III. Hợp đồng mua sắm tài sản công............................................................................................13

1. Mẫu hợp đồng........................................................................................................................13

1
HỢP ĐỒNG MUA SẮM TÀI SẢN CÔNG
I. Đối tượng của hợp đồng là tài sản công

1. Tài sản công là gì?

Luật quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 đã thay khái niệm tài sản nhà nước bằng khái niệm tài
sản công. Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 về giải thích
từ ngữ đã định nghĩa tài sản công với nội dung như sau:

“Tài sản công là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản
lý, bao gồm: tài sản công phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng,
an ninh tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công
cộng; tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân; tài sản công tại doanh nghiệp; tiền thuộc ngân
sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, dự trữ ngoại hối nhà nước; đất đai và
các loại tài nguyên khác.”

2. Để nhằm mục đích giúp cho việc quản lý, sử dụng có hiệu quả tài sản công cần tuân thủ một số
nguyên tắc sau đây:

- Thứ nhất: Mọi tài sản công đều phải được Nhà nước giao quyền quản lý, quyền sử dụng và các hình
thức trao quyền khác cho cơ quan, tổ chức, đơn vị và đối tượng khác theo quy định của Luật và pháp
luật có liên quan. Nguyên tắc này thể thể hiện sự bình đẳng giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị và các
đối tượng khác trong việc sử dụng tài sản công.

- Thứ hai: Tài sản công do Nhà nước đầu tư phải được quản lý, khai thác, duy tu, bảo dưỡng, sửa
chữa, được thống kê, kế toán đầy đủ về hiện vật và giá trị, những tài sản có nguy cơ chịu rủi ro cao
do thiên tai, hoả hoạn và nguyên nhân bất khả kháng khác được quản lý rủi ro về tài chính thông qua
bảo hiểm hoặc công cụ khác theo quy định của pháp luật.

- Thứ ba: Tài sản công là tài nguyên phải được kiểm kê, thống kê về hiện vật, ghi nhận thông tin phù
hợp với tính chất, đặc điểm của tài sản; được quản lý, bảo vệ, khai thác theo quy hoạch, kế hoạch,
bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, đúng pháp luật.

2
- Thứ tư: Tài sản công phục vụ công tác quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh
của cơ quan, tổ chức, đơn vị phải được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, đúng mục đích, công năng, đối
tượng, tiêu chuẩn, định mức, chế độ theo quy định của pháp luật.

- Thứ năm: Việc khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công phải tuân theo cơ chế thị trường, có
hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng pháp luật.

- Thứ sáu: Việc quản lý, sử dụng tài sản công phải được thực hiện công khai, minh bạch, bảo đảm
thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng.

- Thứ bảy: Một nguyên tắc nữa cũng rất quan trọng đó là việc quản lý, sử dụng tài sản công được
giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; mọi hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản
công phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

II. Mua sắm tài sản công

1. Các hình thức mua sắm tài sản công

Khoản 2 Điều 5 Luật Đầu tư công về đối tượng đầu tư công có quy định: “Đầu tư phục vụ hoạt động
của cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội”.

Điểm b Khoản 1 Điều 6 Luật Đầu tư công quy định về phân loại dự án đầu tư công.

Khoản 1, Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 58/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về sử dụng vốn Nhà
nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan Nhà nước, đơn vị thuộc lực
lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ
chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

Nghiên cứu các quy định nêu trên và nhận thấy, về nguyên tắc, việc mua sắm tài sản phục vụ cơ
quan Nhà nước (thiết bị, phương tiện theo định mức, thiết bị phục vụ công tác chuyên môn,...) có
thể thực hiện theo 2 hình thức mua sắm thường xuyên và lập dự án đầu tư công. Tuy nhiên, quy
trình, thủ tục và trình tự thực hiện theo hai hình thức này rất khác nhau.

Việc mua sắm tài sản phục vụ cơ quan Nhà nước (thiết bị, phương tiện theo định mức, thiết bị phục
vụ công tác chuyên môn,..) khi nào nên thực hiện theo hình thức mua sắm thường xuyên và khi nào

3
nên thực hiện theo hình thức lập dự án đầu tư công? Đặc biệt là khi sử dụng “nguồn vốn từ nguồn
thu hợp pháp của các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập” (loại nguồn vốn có quy định cả
trong Luật Đầu tư công và Thông tư số 58/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính).

Theo Khoản 2 Điều 5 Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 thì đối tượng đầu tư công gồm có đầu tư
phục vụ hoạt động của cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính
trị - xã hội.

Tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016 của Bộ Tài chính quy định chi tiết
việc sử dụng vốn Nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan Nhà
nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

2. Quy định về phương thức mua sắm tài sản công

2.1. Mua sắm tập trung;

- Cơ quan được giao quản lý, sử dụng tài sản thực hiện mua sắm.

- Phương thức mua sắm tập trung được áp dụng đối với các loại tài sản có số lượng mua sắm nhiều,
tổng giá trị mua sắm lớn và có yêu cầu được trang bị đồng bộ, hiện đại. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ
quan ngang Bộ, người đứng đầu cơ quan khác ở Trung ương (sau đây gọi chung là Bộ trưởng, Thủ
trưởng cơ quan Trung ương), Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định danh mục tài sản mua
sắm theo phương thức tập trung, thuộc phạm vi quản lý.

2.2. Đơn vị mua sắm tập trung

1. Đơn vị mua sắm tập trung quốc gia: là đơn vị mua sắm tập trung thuộc Bộ Tài chính để thực hiện
nhiệm vụ mua sắm tài sản thuộc danh mục mua sắm tài sản tập trung cấp quốc gia (trừ thuốc).

2. Đơn vị mua sắm tập trung thuốc quốc gia: là đơn vị thuộc Bộ Y tế hoặc đơn vị khác được Thủ
tướng Chính phủ giao thực hiện nhiệm vụ mua sắm tập trung thuốc thuộc danh mục thuốc mua sắm
tập trung cấp quốc gia.

3. Đơn vị mua sắm tập trung của Bộ Tài nguyên và Môi trường: là đơn vị được Bộ trưởng giao thực
hiện nhiệm vụ mua sắm tài sản thuộc danh mục mua sắm tài sản tập trung cấp bộ.

4
2.3. Nguồn kinh phí mua sắm tập trung

1. Kinh phí được cơ quan, người có thẩm quyền giao trong dự toán ngân sách hàng năm của cơ
quan, tổ chức, đơn vị;

2. Nguồn công trái quốc gia, trái phiếu Chính phủ;

3. Nguồn vốn thuộc các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA; nguồn viện trợ, tài trợ của các tổ
chức, cá nhân trong và ngoài nước thuộc nguồn ngân sách nhà nước mà nhà tài trợ không có yêu
cầu mua sắm khác với quy định tại Nghị định này;

4. Nguồn kinh phí từ quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách theo quy định của Luật ngân sách nhà
nước;

5. Nguồn kinh phí từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước
bảo đảm chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên.

3. Mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước

3.1. Thẩm quyền:

Thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định mua sắm tài sản công trong trường hợp phải lập thành dự
án đầu tư được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công và pháp luật có liên quan.

Thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công trong trường hợp không thuộc phạm vi quy định tại
khoản 1 Điều này được thực hiện như sau:

a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương
(sau đây gọi là Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương) quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền
quyết định mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý
của bộ, cơ quan trung ương;

b) Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản
công phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương.

5
Căn cứ tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công, cơ quan nhà nước có nhu cầu mua sắm tài sản lập
01 bộ hồ sơ gửi cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) để xem xét, đề nghị cơ quan, người có thẩm
quyền quy định tại khoản 2 Điều này xem xét, quyết định.

3.2. Hồ sơ đề nghị mua sắm tài sản gồm:

a) Văn bản đề nghị của cơ quan nhà nước có nhu cầu mua sắm tài sản: 01 bản chính;

b) Văn bản đề nghị của cơ quan quản lý cấp trên (nếu có): 01 bản chính;

c) Danh mục tài sản đề nghị mua sắm (chủng loại, số lượng, giá dự toán, nguồn kinh phí): 01 bản
chính;

d) Các hồ sơ khác có liên quan đến đề nghị mua sắm tài sản (nếu có): 01 bản sao.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan, người có thẩm quyền
quy định tại khoản 2 Điều này xem xét, quyết định việc mua sắm tài sản hoặc có văn bản hồi đáp
trong trường hợp đề nghị mua sắm tài sản không phù hợp. Cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ
quản lý tài sản công quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 19 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công có
trách nhiệm có ý kiến bằng văn bản về sự cần thiết mua sắm, sự phù hợp của đề nghị mua sắm với
tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công trước khi cơ quan, người có thẩm quyền quyết định trong
trường hợp việc mua sắm tài sản do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định.

3.3. Nội dung chủ yếu của Quyết định mua sắm tài sản gồm:

a) Tên cơ quan nhà nước được mua sắm tài sản;

b) Danh mục tài sản được mua sắm (chủng loại, số lượng, giá dự toán, nguồn kinh phí);

c) Phương thức mua sắm;

d) Trách nhiệm tổ chức thực hiện.

Việc bố trí dự toán ngân sách nhà nước và tổ chức thực hiện mua sắm tài sản được thực hiện theo
quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về đấu thầu và pháp luật có liên quan. Việc

6
tổ chức thực hiện mua sắm tài sản theo phương thức tập trung được thực hiện theo quy định tại
Chương VI Nghị định này.

4. Thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công

Bộ trưởng Bộ Tài chính giao cơ quan quản lý tài sản công thuộc Bộ giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính:

a) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về tài sản công quy định tại Điều 15 của Luật
này;

b) Trực tiếp quản lý, xử lý đối với một số loại tài sản công theo quy định tại Luật này và pháp luật có
liên quan.

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương giao một cơ quan, đơn vị đang thuộc quyền quản lý của
Bộ, cơ quan trung ương làm đầu mối giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương:

a) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước đối với tài sản công quy định tại Điều 16 của
Luật này;

b) Trực tiếp quản lý, xử lý đối với một số loại tài sản công theo quy định tại Luật này và pháp luật có
liên quan.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện giao cơ quan tài chính cùng cấp giúp Ủy ban
nhân dân:

a) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước đối với tài sản công quy định tại Điều 18 của
Luật này;

b) Trực tiếp quản lý, xử lý đối với một số loại tài sản công theo quy định tại Luật này và pháp luật có
liên quan.

Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện giúp Ủy ban
nhân dân cùng cấp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với tài sản công theo quy định của pháp
luật.

7
5. Quy trình thực hiện mua sắm tài sản nhà nước theo phương thức tập trung

Danh mục tài sản thực hiện mua sắm tập trung bao gồm:

- Mua sắm tập trung cấp Quốc gia như: xe ô tô phục vụ công tác chung, chức danh, xe chuyên dùng

- Mua sắm tập trung cấp tỉnh như: Máy photocopy; máy vi tính để bàn, máy xách tay, máy tính bảng;
máy in (trừ máy in chuyên dùng như: máy in giấy phép lái xe, máy in ấn chỉ, máy in màu, máy in kim
khổ A3); Trang thiết bị ngành giáo dục kể cả trang thiết bị giảng dạy như: thiết bị thí nghiệm Lý, Hóa,
Sinh, công nghệ, phòng máy vi tính phục vụ học tập, phòng Lab, bàn ghế học sinh.

Cách thức và thời gian thực hiện

- Mua sắm tập trung quốc gia (xe ô tô): Cơ quan, tổ chức, đơn vị, tổng hợp nhu cầu mua sắm theo
Mẫu số 01b/TH/MSTT Thông tư số 35/2016/TT-BTC ngày 26/2/2016 của Bộ Tài chính gửi Sở Tài
chính trước ngày 20 tháng 2 hàng năm để Sở Tài chính tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và gửi Bộ Tài
chính trước ngày 28 tháng 02 hàng năm.

- Mua sắm tập trung theo phương thức ký thỏa thuận khung :

+ Trung tâm Thông tin tư vấn và Dịch vụ tài chính là đơn vị tổng hợp tổng hợp nhu cầu mua sắm, tiến
hành lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về đầu thầu, ký thỏa thuận khung với nhà thầu
được lựa chọn. Trung tâm thông tin tư vấn và dịch vụ tài chính có trách nhiệm thông báo nội dung
thỏa thuận khung đến các cơ quan, tổ chức, đơn vị đầu mối (cơ quan chủ quản). Các cơ quan, đơn vị,
tổ chức sử dụng tài sản trực tiếp ký kết hợp đồng và thanh toán tiền mua tài sản với nhà thầu được
lựa chọn, tiếp nhận tài sản, hồ sơ về tài sản và thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng, chế độ bảo hành,
bảo trì tài sản từ nhà thầu được lựa chọn.

+ Thời gian thực hiện mua sắm tập trung tài sản theo cách thức thỏa thuận khung được thực hiện 2
đợt trong năm (đợt 1 vào quý I, đợt 2 vào quý III), trừ trường hợp đột xuất theo chỉ đạo của UBND
tỉnh.

- Mua sắm tập trung theo phương thức ký hợp đồng trực tiếp: chỉ áp dụng cho cơ quan, tổ chức,
đơn vị có nhu cầu mua sắm tài sản để phục vụ hoạt động các chương trình, dự án sử dụng vốn nước
ngoài mà nhà tài trợ có yêu cầu áp dụng theo phương thức ký hợp đồng trực tiếp.

8
Ngoài ra, Sở Tài chính còn hướng dẫn cụ thể quy trình, thủ tục mua sắm tập trung theo phương thức
thỏa thuận khung về nội dung, thời gian thực hiện và trách nhiệm của từng đơn vị có liên quan với
trình tự:

1. Lập và phê duyệt dự toán mua sắm tài sản

2.Tổng hợp nhu cầu mua sắm tập trung

3. Lập thẩm định và phê duyệt dự toán mua sắm, kế hoạch lựa chọn nhà thầu

4. Ký kết thỏa thuận khung

5. Ký hợp đồng mua sắm tài sản

6. Thanh toán, bàn giao tiếp nhận và bảo hành tài sản

6. Nguyên tắc mua sắm tài sản công tại cơ quan Nhà nước

Căn cứ theo quy định tại Điều 31: Mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước
Luật quản lý sử dụng tài sản công quy định cụ thể như sau:

1. Việc mua sắm trụ sở làm việc và tài sản công khác được áp dụng trong trường hợp cơ quan nhà
nước chưa có tài sản hoặc còn thiếu tài sản so với tiêu chuẩn, định mức nhưng Nhà nước không có
tài sản để giao và không thuộc trường hợp được thuê, khoán kinh phí sử dụng tài sản công.

2. Việc mua sắm tài sản công được thực hiện theo phương thức mua sắm tập trung hoặc mua sắm
phân tán.

3. Phương thức mua sắm tập trung được áp dụng bắt buộc đối với tài sản thuộc danh mục tài sản
mua sắm tập trung theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

Đối với tài sản không thuộc danh mục tài sản mua sắm tập trung nhưng nhiều cơ quan, tổ chức, đơn
vị có nhu cầu mua sắm tài sản cùng loại thì có thể thống nhất gộp thành một gói thầu để giao cho
một trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị mua sắm hoặc giao cho đơn vị mua sắm tập trung thực hiện
việc mua sắm.

4. Việc lựa chọn nhà thầu cung cấp tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

9
Như vậy theo quy định được đề ra thì việc mua sắm tài sản công được thực hiện theo quy định của
pháp luật căn cứ dựa trên ngoài tuân thủ theo các nguyên tắc thực hiện như trên để tiếp tục phát
huy hiệu quả của phương thức mua sắm tài sản tập trung, Chính phủ sẽ chỉ đạo tổng kết, đánh giá
việc thực hiện thí điểm và mở rộng triển khai trên phạm vi cả nước. Bên cạnh đó cũng cần thực hiện
các kế hoạch và giải pháp để hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản, hàng hoá
của các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước.

Bên cạnh đó thiết lập và hình thành tổ chức chuyên trách mua sắm tài sản công cũng là vấn đề rất
cần thiết, hàng hoá theo phương thức tập trung ở các bộ, ngành, địa phương. Để tránh vi phạm
pháp luật và những trường hợp lợi dụng việc mua sắm tài sản công để chuộc lợi thì các cơ quan có
thểm quyền cần phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm toán việc mua sắm
công của các bộ, ngành, địa phương và xử lý nghiêm minh đối với các hành vi vi phạm.

Đối với mỗi quốc gia thì tài sản công được đánh giá là một trong các nguồn lực quan trọng, có phạm
vi rộng, chiếm giữ tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của mỗi quốc gia và tài sản công cũng được xem là
nguồn lực nội sinh, tài chính để phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của mỗi
quốc gia vậy nên việc mua sắm tài sản công phải được thực hiện chặt chẽ và tuân thủ theo quy định
của pháp luật về nguyên tắc mua sắm. Theo quy định thì Nhà nước là chủ sở hữu (hoặc đại diện chủ
sở hữu) và thống nhất quản lý đối với tài sản công nên vấn đề hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản
lý, sử dụng tài sản công để tránh các hành vi tham nhũng cũng cần thiết được đặt ra.

Việc mua sắm tài sản công hiện nay như đã biết thì hệ thống này đã hình thành được hệ thống pháp
luật tương đối đầy đủ và đồng bộ để thực hiện công tác quản lý, sử dụng tài sản công được hợp lý và
tuân thủ đúng quy định khi mua sắm. Pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công đã xác lập rõ đối
tượng được giao quản lý, sử dụng đối với mỗi loại tài sản công gắn với quyền và nghĩa vụ của tập thể
và cá nhân, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong quản lý, sử dụng tài sản công và xây dựng
hệ thống tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công đồng bộ gắn với trách nhiệm kiểm tra việc tuân
thủ tiêu chuẩn định mức trong toàn bộ quá trình quản lý tài sản công và từ đó có thể thiết lập cơ chế
thanh tra, giám sát, kiểm tra, kiểm toán đối với tài sản công; nâng cao tính công khai trong quản lý,
sử dụng tài sản công và thực hiện xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu để từng bước nắm chắc, nắm đầy
đủ hiện trạng và tình hình biến động của tài sản công…

10
7. Quy trình mua sắm tài sản công tại cơ quan Nhà nước

7.1. Hồ sơ đề nghị mua sắm tài sản gồm:

+ Văn bản đề nghị của cơ quan nhà nước có nhu cầu mua sắm tài sản: 01 bản chính;

+ Văn bản đề nghị của cơ quan quản lý cấp trên (nếu có): 01 bản chính;

+ Danh mục tài sản đề nghị mua sắm (chủng loại, số lượng, giá dự toán, nguồn kinh phí): 01 bản
chính;

+ Các hồ sơ khác có liên quan đến đề nghị mua sắm tài sản (nếu có): 01 bản sao

Bước 1. Tiếp nhận văn bản

Tất cả văn bản của các cơ quan và các đơn vị có liên quan đến việc thực hiện mua sắm tài sản nhà
nước theo phương thức tập trung phải được chuyển sang cho cán bộ văn thư làm các thủ tục theo
quy trình về xử lý công văn đến và Sau khi tiếp nhận văn bản về mua sắm tài sản nhà nước theo
phương thức tập trung do Giám đốc phân công hoặc Trưởng phòng phân công cán bộ thực hiện

Bước 2. Giải quyết công việc

1.Tổng hợp nhu cầu mua sắm

Tất cả tài sản thuộc danh mục mua sắm tài sản tập trung cấp tỉnh do các cơ quan, đơn vị trên địa bàn
tỉnh đề nghị mua sắm theo phương thức tập trung nộp đúng thời hạn quy định đều phải được tổng
hợp vào Bảng tổng hợp nhu cầu mua sắm tập trung theo mẫu số 03/TSC-MSTT ban hành kèm theo
Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 để lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

7.2. Số lượng bộ hồ sơ:

Theo quy định của Luật đấu thầu.

7.3. Lệ phí

Theo quy định của Luật đấu thầu.

11
Như vậy dựa trên các quy định về nguyên tắc và quy trình mua sắm tài sản công cần được thực hiện
theo đúng quy định được đề ra, theo đó để hoàn thiện các thủ tục theo quy định thì cần hoàn thiện
hơn nữa các hệ thống văn bản phá luật vì hiện nay hệ thống văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng
tài sản công còn chưa đầy đủ. Một số loại tài sản hoặc lĩnh vực còn thiếu các văn bản để điều chỉnh
làm cơ sở tổ chức thực hiện cụ thể các văn bản quy định cụ thể về việc quản lý, sử dụng và khai thác
đối với một số loại tài sản kết cấu hạ tầng như đối với các cơ sở hạ tầng cấp nước sạch, hạ tầng văn
hóa, thể thao, du lịch, hạ tầng kỹ thuật… Một số nội dung về khai thác tài sản công để lắp đặt máy
ATM, trạm thu phát tín hiệu BTS, đặt tấm pin năng lượng mặt trời… chưa được quy định cụ thể.

Hiện nay các loại tài sản công thuộc sở hữu của nhà nước, tập thể, nói rộng ra là thuộc sở hữu của
toàn dân. Theo đó nên việc giữ gìn, bảo quản tài sản công phải tuân thủ những quy định chặt chẽ
của pháp luật. Bên cạnh đó thực tế hiện nay cho thấy, việc lãng phí, thất thoát trong việc sử dụng tài
sản nhà nước đang diễn ra khá nghiêm trọng, mức độ lãng phí có xu hướng ngày càng gia tăng trên
nhiều phương diện. Từ xây dựng cơ bản, quản lý và sử dụng đất, xây dựng trụ sở, sử dụng ô tô, xe
máy đến thiết bị văn phòng;… gây bức xúc trong dư luận xã hội vì thế nên để có thể thực hiện đúng
quy định về mua sắm tài sản công cần có hướng dẫn và kiểm tra cũng như rà soát kĩ càng hơn.

Để giải quyết tốt hơn các vấn đề mua sắm tài sản công chúng tôi cho rằng cần phải ban hành hướng
dẫn về tiêu chuẩn kỹ thuật và mức giá dự toán của tài sản thuộc danh mục mua sắm tập trung của
bộ, cơ quan trung ương, địa phương phù hợp với tiêu chuẩn, định mức sử dụng và nhu cầu sử dụng
của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý. Kết hợp với các hoạt động tổ chức thanh tra,
kiểm tra, không những vậy cần phải giám sát chặt chẽ việc tuân thủ quy định của pháp luật trong
việc mua sắm tập trung, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật trong mua sắm
tập trung và liên quan tới tài sản công của nhà nước của các chủ đầu tư, đơn vị mua sắm tập trung,
các nhà thầu và đơn vị quản lý, sử dụng hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật hiện hành. Hi
vọng thông qua các nội dung này sẽ góp phần nâng cao hiểu biết về bảo vệ tài sản công cung như
việc mua sắm đúng quy định.

12
III. Hợp đồng mua sắm tài sản công

1. Mẫu hợp đồng

13
14

You might also like