You are on page 1of 5

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TIN HỌC 6 - GIỮA HỌC KÌ II

YÊU CẦU 100% HỌC SINH LÀM ĐỀ CƯƠNG VÀ NỘP ĐIỂM


TRƯỚC GIỜ THI ĐỂ CÔ GIÁO CHẤM ĐIỂM
HỌ VÀ TÊN...................................... LỚP 6.....

Phần I. TNKQ
Câu 1: Hãy sắp xếp các bước tạo sơ đồ tư duy:
1. Viết chủ đề chính ở giữa tờ giấy. Dùng hình chữ nhật, elip hay bất cứ hình gì em
muốn bao xung quanh chủ đề chính.
2. Phát triển thông tin chi tiết cho mỗi chủ đề nhánh, lưu ý sử dụng từ khoá hoặc hình
ảnh.
3. Từ chủ đề chính, vẽ các chủ đề nhánh.
4. Có thể tạo thêm nhánh con khi bổ sung thông tin vì sơ đồ tư duy có thể mở rộng về
mọi phía.
A. 4 – 3 – 1 – 2 B. 4 – 1 – 2 – 3 C. 1 – 2 – 3 – 4 D. 1 – 3 – 2 –
4
Câu 2: Theo em, sử dụng sơ đồ tư duy là hữu ích trong trường hợp nào sau đây?
A. Viết một lá thư cho người thân B. Soạn một bài hát
C. Tóm tắt ý chính của một bài học D. Gửi một tin nhắn cho bạn

Câu 3: Người ta thường dùng sơ đồ tư duy để:


A. Học các kiến thức mới
B. Ghi nhớ tốt hơn
C. Không cần phải suy nghĩ gì thêm khi học tập
D. Bảo vệ thông tin cá nhân
Câu 4: Sơ đồ tư duy là gì?
A. Một sơ đồ trình bày thông tin trực quan bằng cách sử dụng từ ngữ ngắn gọn,
hình ảnh, các đường nối để thể hiện các khái niệm và ý tưởng.
B. Văn bản của một vở kịch, bộ phim hoặc chương trình phát sóng,
C. Bản vẽ kiến trúc một ngôi nhà.
D. Một sơ đồ hướng dẫn đường đi.

Câu 5: Thông tin trong sơ đồ tư duy thường được tổ chức thành:


A. tiêu đề, đoạn văn. B. mở bài, thân bài, kết luận.
C. chủ đề chính, chủ đề nhánh D. chương, bài, mục.

Câu 6: Sơ đồ tư duy gồm các thành phần:


A. Bút, giấy, mực.
B. Phần mềm máy tính.
C. Con người, đồ vật, khung cảnh,...
D. Từ ngữ ngắn gọn, hình ảnh, đường nối, màu sắc,...

Câu 7: Phát biểu nào không phải là ưu điểm của việc tạo sơ đồ tư duy bằng phần
mềm máy tính?
A. Có thể làm ở bất cứ đâu, không cần công cụ hỗ trợ.
B. Có thể chia sẻ được cho nhiều người.
Trang 1/5 - Mã đề thi 001
C. Có thể sắp xếp, bố trí với không gian mở rộng, dễ dàng sửa chữa, thêm bớt nội dung.
D. Có thể kết hợp và chia sẻ để sử dụng cho các phần mềm máy tính khác.

Câu 8: Ưu điểm của việc tạo sơ đồ tư duy thủ công trên giấy là gì?
A. Dễ sắp xếp, bố trí, thay đổi, thêm bớt nội dung
B. Sản phẩm tạo ra dễ dàng sử dụng cho các mục đích khác nhau
C. Sản phẩm tạo ra nhanh chóng, dễ dàng chia sẻ cho nhiều người ở các địa điểm
khác nhau
D. Có thể thực hiện ở bất cứ đâu, chỉ cần giấy và bút. Thể hiện được phong cách
riêng của người tạo
Quan sát sơ đồ tư duy dưới dây và trả lời các câu hỏi từ câu 9 đến câu 12

-
Câu 9: Tên của chủ đề chính là gì?
A. Tài nguyên thiên nhiên gồm những gì? B. Khoảng sản
C. Rừng D. Đất nông nghiệp

Câu 10: Tên của các chủ đề nhánh là gì?


A. Khoảng sản, biển, than, quặng.
B. Rừng, Đất, Gió, Biển, Khoảng sản, Nước ngọt.
C. Thực vật, động vật
D. Gỗ, dược liệu.

Câu 11: Nhánh con nào không nằm trong chủ đề nhánh Khoáng sản?
A. Than B. Dầu
C. Quặng D. Đất trồng lúa.

Câu 12: Các ý chi tiết của chủ đề nhánh Biển là gì?
A. Khoáng sản, Than
B. Nước, Thủy sản
C. Hải sản, Muối, Thực vật thủy sinh, du lịch.
D. Muối, Nước.

Câu 13: Để định dạng màu chữ em chọn lệnh nào trong các lệnh sau đây:
A. B. C. D.

Câu 14: In văn bản em thực hiện:


A. File/Save B. File/Print C. Home/Print D.
Insert/Table

Câu 15: Cách di chuyển con trỏ soạn thảo trong bảng là:
A. Chỉ sử dụng các phím mũi tên trên bàn phím.
B. Có thể sử dụng chuột, phim Tab hoặc các phim mũi tên trên bàn phím.
C. Sử dụng thanh cuộn ngang, dọc.
D. Chỉ sử dụng chuột.

Câu 16: Các phần văn bản được phân cách nhau bởi dấu ngắt đoạn được gọi là:
A. Dòng. B. Trang. C. Đoạn. D. Câu.

Câu 18: Ghép tác dụng của lệnh ở cột bên trái với môi nút lệnh tương ứng ở cột
bên phải cho phù hợp.

A. 1 – b, 2 – a, 3 – d, 4 – c B. 1 – a, 2 – b, 3 – d, 4 – c
C. 1 – b, 2 – c, 3 – d, 4 – a D. 1 – a, 2 – c, 3 – d, 4 – b

Câu 18: Thao tác nào không phải là thao tác định dạng văn bản?
A. Thay đổi kiểu chữ thành chữ nghiêng. B. Chọn chữ màu xanh.
C. Căn giữa đoạn văn bản. D. Thêm hình ảnh vào văn bản.

Câu 19: Bạn Nam đã nhập số hàng, số cột như hình dưới để tạo bảng. Bảng tạo
được sẽ có:

A. 5 cột, 10 hàng B. 10 cột, 5 hàng C. 5 cột, 5 hàng D. 10 cột, 10


hàng
Câu 20: Để thực hiện thao tác tìm kiếm trong phần mềm soạn thảo văn bản em
nháy chọn thẻ Home và chọn lệnh nào trong các lệnh sau đây?

A. B. C. D.

Câu 21: Bạn An đang viết về đặc sản cốm Làng Vồng để giới thiệu Ầm thực Hà
Nội cho các bạn ở Tuyên Quang. Tuy nhiên, bạn muốn sửa lại văn bản, thay thế tất
cả các từ “món ngon” bằng từ “đặc sản”. Bạn sẽ sử dụng lệnh nào trong hộp thoại
“Find and Replace"?
A. Replace B. Replace All. C. Find Next. D. Cancel.
Câu 22: Muốn xóa một số hàng trong bảng, sau khi chọn các hàng cần xóa em
thực hiện lệnh nao sau đây?
A. Delete Columns B. Delete Table C. Delete Rows D. Insert
Rows

Câu 23: Để đặt hướng cho trang văn bản, trên thẻ Page Layout vào nhóm lệnh
Page Setup sử dụng lệnh:
A. Orientation. B. Size. C. Margins. D. Columns.

Câu 24: Lưu văn bản em chọn lệnh nào trong các lệnh sau:
A. File/Save B. File/Print C. Home/Save D.
Insert/Table

Câu 25: Mục đích của định dạng văn bản là:
A. Người đọc dễ ghi nhớ các nội dung cần thiết.
B. Trang văn bản có bố cục đẹp.
C. Văn bản dễ đọc hơn.
D. Tất cả ý trên.

Câu 30: Phát biểu sai là tìm kiếm, thay thế?


A. Để thay thế lần lượt từng từ hoặc cụm từ được tìm kiếm em sử dụng nút
“Replace”.
B. Công cụ “Find” giúp tìm thấy tất cả các từ cần tìm trong văn bản.
C. Nên cẩn trọng trong khi sử dụng lệnh “Replace All” vì việc thay thế tất cả các
từ có thể làm nội dung văn bản không chính xác.
D. Để thực hiện chức năng tìm kiếm văn bản, em chọn lênh Find trong thẻ View.

Câu 31: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô thích hợp của bảng sau:
Phát biểu Đúng (Đ)/Sai (S)
a) Công cụ “Find” giúp tìm thấy tất cả các từ cần tìm
trong văn bản
b) Nên cẩn trọng trong khi sử dụng lệnh “Replace
All” vì việc thay thế tất cả các từ có thể làm nội dung
văn bản không chính xác
c) Để thay thế lần lượt từng từ hoặc cụm từ được tìm
kiếm em sử dụng nút “Replace”
d) Để thực hiện chức năng tìm kiếm văn bản, em
chọn lênh Find trong thẻ View

Phần II. Tự luận (THỰC HÀNH Ở NHÀ VÀ GỬI BÀI CHO CÔ)

Câu 32 (1 điểm). Em hãy soạn thảo nội dung sau:


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN XIN PHÉP NGHỈ HỌC

Kính gửi: Cô giáo chủ nhiệm lớp ..., Trường THCS Hồng Thái
Tên em là: ........................., học sinh lớp ..........
Em viết đơn này xin phép cô cho em nghỉ học ngày hôm nay. Lí do em xin
phép nghỉ học là em bị ốm.
Em xin hứa sẽ chép bài, học bài và làm bài tập đầy đủ.
Em xin chân thành cảm ơn cô.
Phan Thiết, ngày.... tháng.... năm 2024
Học sinh viết đơn
(Họ và tên học sinh)

...................................
* Yêu cầu:
1. Để được văn bản đẹp và hợp lí, em hãy tuỳ chọn thuộc tính cho các định dạng:
định dạng trang, định dạng kí tự, định dạng đoạn.
2. Lưu tệp với tên là “KTTH-Tên HS” vào ổ đĩa D. (Ví dụ: KTGK-Nam 6A)

Câu 33 (3 điểm): Tạo bảng theo mẫu sau.


THỜI KHOÁ BIỂU

Tiết Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu Thứ bảy
1
2
3
4
5
Yêu cầu:
1. Nhập nội dung thời khóa biểu lớp em cho bảng
2. Thay đổi độ rộng cột, độ cao hàng cho phù hợp.
3. Định dạng bảng và căn biên giữa cho các nội dung tất cả các ô.
Hết

You might also like