You are on page 1of 3

IT3421 – Điện tử cho CNTT (phần thực hành) DCE-SOICT-HUST

BÀI 2: KHẢO SÁT ĐẶC TUYẾN V-A CỦA DIODE VÀ TRANSISTOR

1. Mục tiêu
• Hiểu nguyên lý hoạt động của diode và transistor lưỡng cực – BJT.
• Xây dựng mạch để kiểm tra đặc tuyến vôn-ampe (V-A) của diode và transistor.
• Sử dụng BJT để xây dựng mạch công tắc.

3. Bài thực hành


Bài 1. Khảo sát đặc tuyến V-A của diode và BJT sử dụng các mạch ở Hình 1.

RD ID
IC
C
RB + +
+ B
+ vD D + VCE V
– CC
– – VBB
+
IB VBE E –
– –

(a) (b)
Hình 1. Mạch khảo sát đặc tuyến V-A của diode (a) và transistor (b).
Yêu cầu:

Vẽ đặc tuyến V-A của diode:


• Lắp mạch theo sơ đồ ở Hình 1 (a) với RD = 1 kΩ, diode 1N4007. Sử dụng dụng máy
tạo nguồn để cấp nguồn VS có giá trị trong khoảng -15 V đến +15V.
• Thay đổi từ từ giá trị của VS từ -15V đến +15V. Ứng với mỗi giá trị của VS, sử dụng
đồng hồ đa năng để đo giá trị điện áp rơi trên diode D (vD) và dòng điện qua diode
D (ID) theo chiều như trong sơ đồ. Ghi lại kết quả đo được.
• Sử dụng kết quả đo được để vẽ đặc tuyến V-A của diode, với trục hoành là vD và trục
tung là ID. Đưa ra nhận xét về kết quả thu được và so sánh với lý thuyết.

Vẽ đặc tuyến V-A của transistor:


• Lắp mạch theo sơ đồ pử Hình 1 (b) với RB = 94 kΩ, transistor 2N2222. Sử dụng máy
tạo nguồn để cấp nguồn VBB = 3V, VCC = 10V.
• Sử dụng đồng hồ đa năng để đo giá trị dòng điện qua cực Base (IB) và giá trị dòng
điện qua cực Collector (IC) của transistor. Từ các giá trị đo được, hãy tính toán tỉ lệ
𝐼𝐶
.
𝐼𝐵
• Giữ VBB = 3V (và dòng IB không đổi), sau đó giảm giá trị VCC lần lượt xuống các
mức: 9V, 8V, …, 1V, 0.9V, 0.7V, 0.5V, 0.3V, 0.1V, 0V, đồng thời sử dụng đồng hồ

1
IT3421 – Điện tử cho CNTT (phần thực hành) DCE-SOICT-HUST

đa năng để đo giá trị các dòng IB và IC ứng với mỗi giá trị của VCC. Ghi lại kết quả
𝐼
đo được và tính toán tỉ lệ 𝐶 .
𝐼𝐵
𝐼𝐶
• Trong các tỷ lệ vừa tính được, hãy giải thích tỷ lệ nào có thể được coi là gần với
𝐼𝐵
hệ số khuếch đại dòng điện β của transistor nhất.
• Lặp lại bước trên lần lượt với VBB = 5V, VBB = 4V, VBB = 2V, VBB = 1V.
• Sử dụng kết quả đo được để vẽ đặc tuyến V-A của transistor ứng với các giá trị khác
nhau của IB, với trục hoành là vCE và trục tung là IC. Đưa ra nhận xét về kết quả thu
được và so sánh với lý thuyết.

Bài 2. Xây dựng mạch công tắc sử dụng BJT theo sơ đồ ở Hình 2.
Trong sơ đồ mạch này:
- Khi không có dòng điện đi qua cực Base của transistor (thiết lập VIN = 0) thì cực
Collector và Emitter bị ngăn cách về mặt điện với nhau (transistor hoạt động như
một công tắc mở) và đèn LED tối.
- Khi có một dòng nhỏ qua cực Base (tăng VIN > VBE (on)) thì cực Collector và Emitter
sẽ được kết nối về mặt điện (transistor hoạt động như một công tắc đóng) và đèn
LED sáng.

VCC = 5V
IC

RC = 330 Ω

LED
RB = 94 kΩ C
VIN
IB B E

Hình 2. Mạch công tắc sử dụng transistor BJT.


Yêu cầu:
• Lắp mạch theo sơ đồ với RB = 94 kΩ và RB = 330 Ω. Sử dụng máy tạo nguồn để cấp
nguồn VIN = 0-10V, VCC = 5V.
• Thiết lập VIN = 0V để đèn LED ở trạng thái tối, sau đó tăng dần giá trị VIN cho đến
khi đèn LED bắt đầu sáng. Ghi lại giá trị VIN và giải thích hiện tượng.
• Tăng dần giá trị của VIN từ lúc đèn LED bắt đầu sáng đến 10V (bước tăng 1V) đồng
thời quan sát độ sáng của LED. Giải thích hiện tượng.
• Sử dụng đồng hồ đa năng để đo dòng điện IC (qua điện trở RC và LED) ứng với các
giá trị VIN = 1V, VIN = 3V, VIN = 5V, VIN = 7V, VIN = 9V. Ghi lại và giải thích kết
quả đo được.

2
IT3421 – Điện tử cho CNTT (phần thực hành) DCE-SOICT-HUST

Các linh kiện, thiết bị sử dụng trong bài thực hành:

Linh kiện Mô tả Số lượng


Diode 1N4007 1
BJT 2N2222, 50V-1A 1
Điện trở 330Ω / 47kΩ (có thể dùng điện trở có giá trị 50kΩ hoặc 100kΩ) Tùy chọn
Máy tạo nguồn Aditeg, 0-12V 1
Bo mạch 1
Dây kết nối Tùy chọn
Đồng hồ vạn năng 1

You might also like