You are on page 1of 2

Câu hỏi ôn tập

Câu 1. Hãy giải thích ý kiến: “Văn hoá là cái còn lại khi người ta đã quên đi tất
cả, là cái vẫn còn thiếu khi người ta đã học tất cả” (Edouard Herriot).
Câu 2. Từ bản chất, đặc trưng và chức năng của văn hoá, hãy lý giải vì sao văn
hoá được coi là nền tảng, là nội lực của sự phát triển?
Câu 3. Phân tích sự khác nhau giữa loại hình văn hoá gốc chăn nuôi du mục và
văn hoá gốc nông nghiệp trồng trọt. Lý giải nguyên nhân của sự khác nhau đó.
Câu 4. Hãy chứng minh rằng văn hoá Việt Nam thuộc loại hình văn hoá gốc nông nghiệp
trồng trọt điển hình.
Câu 5. Hãy nêu khái quát đặc điểm chính của các giai đoạn văn hoá và vai trò của mỗi
giai đoạn trong tiến trình văn hoá Việt Nam.
Câu 6. Hãy chỉ ra sự tận dụng , thích nghi và ứng phó với môi trường tự nhiên của
người Việt thể hiện ở lĩnh vực văn hoá vật chất.
Câu 7. Hãy phân tích sự ứng xử văn hoá của người Việt với môi trường xã hội thể
hiện ở lĩnh vực văn hoá vật chất.
Câu 8. Hãy chỉ ra mối liên hệ giữa thuyết Âm dương – Ngũ hành với sự hình thành
các triết lý sống của người Việt.
Câu 9. Trình bày những hiểu biết của anh/chị về Phật giáo ở Việt Nam và vai trò
của Phật giáo đối với đời sống văn hoá tinh thần của người Việt xưa và nay.
Câu 10. Trình bày những hiểu biết của anh/chị về Nho giáo ở Việt Nam và vai trò
của Nho giáo đối với đời sống văn hoá tinh thần của người Việt xưa và nay.
Câu 11. Nêu các đặc điểm của nền giáo dục Nho giáo và chỉ ra sự ảnh hưởng của
nền giáo dục Nho giáo đối với giáo dục Việt Nam hiện nay.
Câu 12. Hãy chỉ ra sự chi phối của văn hoá nông nghiệp thể hiện trong các lĩnh vực
văn hoá tinh thần của người Việt (tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng, nghệ thuật, giao
tiếp ứng xử). Sưu tầm những câu thành ngữ, tục ngữ nói về điều này.
Câu 13. Hãy chỉ ra cơ sở hình thành, biểu hiện của tính cộng đồng và tác động hai
mặt của tính cộng đồng đến thói quen, lối sống, cách tư duy, ứng xử của người
Việt. Sưu tầm những câu thành ngữ, tục ngữ nói về tính cộng đồng của người Việt.
Câu 14. Hãy chỉ ra cơ sở hình thành, biểu hiện của tính tự trị và tác động hai mặt
của tính tự trị đến thói quen, lối sống, cách tư duy, ứng xử của người Việt. Sưu tầm
những câu thành ngữ, tục ngữ nói về tính tự trị của người Việt.
Câu 15. Hãy phân tích cơ sở hình thành tính trọng tình, biểu hiện và tác động 2 mặt
của nó đến cách tư duy, ứng xử của người Việt. Sưu tầm những câu thành ngữ, tục
ngữ nói về tính trọng tình của người Việt.
Câu 16. Phân tích mối quan hệ giữa Nhà – Làng – Nước trong văn hoá tổ chức xã
hội của người Việt.
Câu 17. Hãy phân tích những đặc trưng của văn hoá truyền thống đã chi phối đến
văn hoá ứng xử với Pháp luật của người Việt xưa và nay. Sưu tầm những câu thành
ngữ, tục ngữ nói về thái độ ứng xử với pháp luật của người Việt.
Câu 18. Hãy phân tích những nguyên nhân dẫn đến sự chuyển đổi cấu trúc văn hoá
Việt Nam từ truyền thống sang hiện đại.
Câu 19. Hãy chỉ ra mối quan hệ tác động qua lại giữa văn hoá truyền thống với
công cuộc công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước.
Câu 20. Hãy chỉ ra tác động hai mặt của toàn cầu hoá đối với văn hoá truyền thống
Việt Nam.
Câu 21. Theo anh/chị, cần phải làm gì để xây dựng nền văn hoá Việt Nam “tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hoá hiện nay.
Câu 22. Hãy chỉ ra cơ sở phân vùng văn hoá Việt Nam và nêu khái quát đặc trưng
bản sắc của mỗi vùng văn hoá.
Câu 23. So sánh sự khác nhau giữa vùng văn hoá Bắc Bộ và vùng văn hoá Nam
Bộ. Lý giải nguyên nhân của sự khác nhau đó.

You might also like